Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG
3.3. Thực trạng PTBV khu công nghiệp Sông Công
3.3.3. Thực trạng tác động lan tỏa của khu công nghiệp Sông Công theo hướng bền vững
Trong những năm quan, tuy chƣa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, chƣa thực sự có nhiều mối liên kết kinh tế với bên ngoài nhƣng KCN Sông Công đã có những tác động lan toả tích cực đối với quá trình phát triển kih tế - xã hội của địa phương, nhất là địa phương có KCN. Tạo nên sự chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Kích thích phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Bước đầu có những đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế. Tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn.
3.3.3.1. Thực trạng tác động lan toả về kinh tế - kỹ thuật
- Về GTSXCN: Qua bảng 3.9 cho thấy KCN đạt được tốc độ tăng trưởng cao về GTSXCN, tổng doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu và thu nộp ngân sách địa phương trong giai đoạn 2006-2011, tác động tích cực trong việc nâng cao thu nhập của người dân; tạo sự chuyển dịch cơ cấu nền KT theo hướng CNH, HĐH; tăng thu ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế; nâng cao kim ngạch xuất khẩu và hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội của Thị xã. Năm 2008 tỷ trọng GTSXCN của KCN Sông Công chiếm 11,6%, đến năm 2009, tỷ trọng GTSXCN của KCN là 13,45%, đến năm 2011 tỷ trọng GTSX CN của KCN giảm so với các năm trước và đạt 8,89%.
Bảng 3.15: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011
GTSXCN Tỷ đồng 20,694.2 25,206.0 29,685.4 37,362.6 GTSXCN KCN Tỷ đồng 2.400 3.390,3 3.626,5 3.320,7
Tỷ trọng % 11,60 13,45 12,22 8,89
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011
- Về thu nhập bình quân:
Ngoài việc tạo ra các sản phẩm, mặt hàng mới, quá trình phát triển công nghiệp của thị xã đã thu hút thêm lực lƣợng lao động góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo và thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người của thị xã tăng dần theo các năm góp phần cải thiện đời sống của người dân (hình 3).
0 200 400 600 800 1000 1200
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thu nhập bình quân đầu người (1000đ/người/tháng)
Biểu đồ 3.1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở Thị xã Sông Công Từ khi có KCN Sông Công đến nay đã thu hút đƣợc 5.856 lao động trong đó lao động trong các doanh nghịêp nhà nước là 467 lao động chiếm 7,97%, doanh nghiệp dân doanh là 5.137 lao động chiếm 87,72%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 3.050.000 đồng.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Với tốc độ tăng trưởng nhanh về GTSXCN, KCN Sông Công đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã cũng nhƣ của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng CN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp, thực sự trở thành nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Cơ cấu của thị xã đã có bước chuyển biến rõ rệt, bước đầu trở thành thị xã phát triển Công nghiệp. Ngành CN và xây dựng cơ bản đã thay thế ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chiến tỷ trọng lớn trong CCKT, tỷ trọng ngành nông,
lâm, ngư nghiệp giảm, ngành DV có xu hướng giảm dần. Đến năm 2010, trong cơ cấu nền kinh tế thị xã Sông Công, tỷ trọng CN và xây dựng chiếm 78,3%; ngành dịch vụ chiếm 17,3%. Tỷ trọng CN và xây dựng chiếm gần 80% cơ cấu nền kinh tế cho thấy thị xã Sông Công đã cơ bản trở thành thị xã Công nghiệp.
- Về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Với cơ chế chính sách và chủ trương phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước đặc biệt từ khi thực hiện luật doanh nghiệp, khu vực kinh tế dân doanh phát triển với tốc độ khá nhanh. Bên cạnh đó, khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp của thị xã đã và đang tạo ra những sản phẩm mới, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển. Đến tháng 12/2011, KCN Sông Công đã thu hút đƣợc 63 dự án đầu tƣ, trong đó có 03 dự án nước ngoài, 60 dự án trong nước (chủ yếu thuộc TPKT tư nhân). Cùng với việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, KCN Sông Công cũng đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thị xã Sông Công theo sự chuyển dịch giá trị tổng sản phẩm giữa các thành phần kinh tế.
3.3.3.2. Thực trạng tác động lan toả về mặt xã hội
Thị xã Sông Công là địa bàn chung sống của 12 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm 96,73%, các dân tộc khác chiếm 3,27% gồm có Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa, H‟Mông, Sán Cháy, Ngái,...
Trong những năm qua dân số của Thị xã gia tăng ở mức trung bình (1,0%/năm). Năm 2005 tổng số dân của thị xã là 47.537% người, đến năm 2010 dân số của thị xã là 49.840 người.
Theo Bảng 3.1, dân số trong độ tuổi lao động có 30.800 người chiếm 61,8% dân số, trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 28.980 người chiếm 98%, lao động chưa có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân lao động nông, lâm nghiệp chiếm 56,3%; lao động công nghiệp,
xây dựng, vận tải chiếm 28,4% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 15,3%.
Riêng khu vực nội thị, cơ cấu lao động phân theo ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao hơn so với lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cụ thể là tỷ lệ lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 51,1%, trong các ngành dịch vụ là 31,5%;
trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 17,4%. Trong đó tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp của khu vực nội thị là 82,6%.
Hiện nay số người cần giải quyết việc làm hàng năm khoảng trên 1.200 người. Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lực lƣợng lao động khu vực.
Bảng 3.16: Quy mô, cơ cấu lao động trong KCN Sông Công
Đơn vị tính: Người
TT Nội dung Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng số lao động 1728 3634 5279 5137 5730 5856 2 LĐ làm việc trong DN nhà nước 722 775 793 508 498 467 3 LĐ làm việc trong DN dân doanh 729 2782 4314 4428 4983 5137 4 LĐ làm việc trong HTX 130 187 95 137 201 204 5 LĐ làm việc trong DNFDI 147 77 77 64 48 48
Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý KCN Thái Nguyên.
Tính đến tháng 12/2011, KCN Sông Công đã thu hút đƣợc 5.856 lao động, tăng gấp 3,4 lần năm 2006, tốc độ tăng lao động sử dụng trong KCN Sông Công bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 33,3%. Số lƣợng lao động tập trung vào các DN dân doanh chiếm 87,27% năm 2011. Số lao động làm việc trong DN nhà nước giảm dần, năm 2006 là 722 người đến năm 2011 chỉ còn 407 người.
Phần lớn số lao động trong khu công nghiệp hiện nay là người địa phương trong tỉnh, do vậy hết giờ làm việc họ về nhà sinh hoạt cùng gia đình, một số ở xa không về đƣợc (chiếm 30% số công nhân trong KCN ) thì thuê nhà dân gần doanh nghiệp để ở. Với mức lương thu nhập như hiện nay chỉ đảm bảo cho sinh hoạt cá nhân ở mức trung bình, chƣa có tích luỹ.
Đặc biệt, những tháng cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 do tình hình khủng hoảng, suy giảm kinh tế thế giới đã làm cho giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao; lãi suất ngân hàng và tỷ giá đồng ngoại tệ liên tục tăng… dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, làm ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động. Nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; trong đó nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khoá thắt chặt tác động rất lớn tới các doanh nghiệp. Theo đó, việc cắt giảm đầu tƣ công đã làm cho nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn, sản phẩm không bán đƣợc, tồn đọng lớn. Mặt khác, do sức ép của chi phí giá thành nên đơn giá tiền công không tăng, thu nhập của người lao động thấp, công nhân bỏ việc và dẫn tới thiếu lao động. Việc tuyển mới lao động của một số ngành nghề cũng vì thế gặp nhiều khó khăn.
Năm 2011, thu nhập bình quân của người lao động trong KCN Sông Công đạt 3.050.000đ/1người/1tháng; trong đó thu nhập của khối doanh nghiệp Trung ương cao hơn (bình quân là 3.800.000đ/1người/1tháng). Nhìn chung, với mức thu nhập bình quân như hiện nay, người lao động mới chỉ đảm bảo trang trải cho sinh hoạt cá nhân, gia đình ở mức trung bình, chƣa có tích luỹ.
Trong các khu công nghiệp tập trung số lượng lớn người lao động, chủ yếu là lao động từ nông thôn và các huyện khác trong tỉnh đến. Tuy nhiên,
hiện nay tại các khu công nghiệp chƣa có dự án nào đầu tƣ xây dựng nhà ở cho người lao động, nên việc ăn ở tập trung và đi lại của công nhân lao động gặp nhiều khó khăn. Một số đơn vị đã phải tự bỏ vốn xây dựng nhà ở cho công nhân, điển hình như Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (doanh nghiệp may xuất khẩu). Một số khu tập thể cao tầng (chủ yếu là nhà 5 tầng) đƣợc xây dựng từ những năm 1970 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công sử dụng chung cho công nhân của các nhà máy đến nay đã xuống cấp trầm trọng nhƣng chƣa có kinh phí để đầu tƣ cải tạo.
3.3.3.3.Thực trạng tác động lan toả về môi trường
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, từ năm 2001, Thái Nguyên đã có Dự án quản lý môi trường đƣợc tiến hành theo Hiệp định giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch. Tiếp đến, năm 2005, Thái Nguyên là một trong 5 đơn vị đƣợc lựa chọn tham gia Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Để triển khai dự án hiệu quả, ngày ngày 24/1/2007, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 185/QĐ-UBND về “Đề án BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” trong đó nêu rõ “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ; khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải sản xuất, sản xuất và tái sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch, thực hiện mô hình thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn, sản xuất sạch hơn, từng bước áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000”.
* Chất lượng môi trường tại KCN Sông Công như sau:
Khu công nghiệp Sông Công I đi vào hoạt động từ năm 2000 nhƣng đến tháng 11/2010 hệ thống xử lý nước thải tập trung toàn khu công nghiệp mới
được đưa vào hoạt động. Trong khoảng 10 năm đó, nước thải chưa được xử lý chảy thẳng ra suối Văn Dương (xóm Cầu Sắt - xã Tân Quang), cụ thể như sau:
- Nước thải: Tổng lượng nước thải của KCN Sông Công I là 30.000 m3/tháng. Lượng nước thải trung bình khoảng 1000m3/ngày, lưu lượng xả lớn nhất là 1200 m3/ngày, thấp nhất là 800 m3/ngày. Toàn bộ nước thải đã được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý tập trung của KCN.
- Chất thải rắn:
+ Chất thải rắn sản xuất: Tổng lƣợng chất thải rắn của KCN Sông Công khoảng 500 tấn/tháng, gồm các loại chính là xỉ than, xỉ lò luyên thép, gạch vỡ. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tự xử lý bằng các hình thức: tái sử dụng, bán và dùng làm giải cấp phối giao thông nội bộ.
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt KCN Sông Công khoảng 5 tấn/tháng. Hiện Công ty phát triển hạ tầng đã thu gom theo hợp đồng và vận chuyển đến bãi rác của huyện Phổ Yên để xử lý.
- Khí thải: Các doanh nghiệp trong KCN Sông Công có phát sinh khí thải đã xây dựng lắp đặt các hệ thống thu gom và xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Các công nghệ xử lý bụi và khí thải chủ yếu là: Hệ thống lọc bụi cyclon kết hợp lọc bụi túi vải; Hệ thống lọc bụi và hấp thụ khí thải bằng tháp nước.
- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại của các doanh nghiệp chủ yếu là rẻ lau dính dầu, dầu mỡ thải, bóng đèn hỏng. Lƣợng chất thải nguy hại nhỏ, được các doanh nghiệp tự thu gom và lưu giữ.
- Về công trình xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước thải tập trung đã đƣợc đầu tƣ và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2011. Công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải là 2000 m3/ ngày.đêm. Hiện tại, hệ thống đang vận hành đạt 50 % công suất. Tỷ lệ diện tích đã giao cho nhà đầu tƣ/
diện tích đất quy hoạch là 37,7 %.
- Về công trình xử lý chất thải rắn: Hiện tại KCN không có khu vực chôn lấp và xử lý chất thải rắn trong khu, chất thải sinh hoạt của các doanh nghiệp đƣợc Công ty phát triển hạ tầng KCN đã thực hiện thu gom và thuê đơn vị xử lý. Chất thải rắn công nghiệp của các đơn vị trong KCN do tự các đơn vị tái sử dụng hoặc bán cho các đơn vị có nhu cầu tái sử dụng.
Hiện tại công trình xử lý nước thải của KCN Sông Công I chưa xử lý được các chỉ tiêu kim loại trong nước thải đạt quy chuẩn QCVN 40: 2011/
BTNMT (cột B) khi thải ra môi trường. Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Sông Công quý II năm 2012 và so sánh với QCVN 40: 2011/BTNMT (cột B) cho thấy:
có 03 thông số kim loại nặng là không đạt quy chuẩn, cụ thể là: thông số Cd vƣợt 9,25 lần, thông số Mn vƣợt 21,8 lần và thông số Zn vƣợt 27,2 lần.
Để xử lý được các chỉ tiêu kim loại trong nước thải đạt quy chuẩn cho phép, Ban quản lý các KCN đã có văn bản số 362/BQL-QH&MT ngày 16/7/2012 xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép lập dự án đầu tư xây dựng modun xử lý hóa lý.
Toàn bộ các doanh nghiệp trong KCN Sông Công I đã thực hiện xả nước thải vào hệ thống xử lý trung của KCN, tuy nhiên chỉ có 03 doanh nghiệp thực hiện xả thải có hợp đồng xử lý, có thiết kế điểm đấu nối, có đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Các doanh nghiệp còn lại xả thải vào hệ thống xử lý còn thiếu đồng hồ đo lưu lượng và hợp đồng xử lý. Để khắc phục tồn tại trên, Ban quản lý các KCN đã có kế hoạch kiểm tra và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đấu nối theo đúng quy định trong năm 2012.
- Hiện trạng hoạt động của các công trinh xử lý chất chưa hiệu quả:
Hiện tại công trình xử lý nước thải của KCN Sông Công I chưa xử lý được các chỉ tiêu kim loại trong nước thải đạt quy chuẩn QCVN 40: 2011/
BTNMT (cột B) khi thải ra môi trường. Theo kết quả phân tích chất lượng
nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Sông Công quý II năm 2012 và so sánh với QCVN 40: 2011/BTNMT (cột B) cho thấy:
có 03 thông số kim loại nặng là không đạt quy chuẩn, cụ thể là: thông số Cd vƣợt 9,25 lần, thông số Mn vƣợt 21,8 lần và thông số Zn vƣợt 27,2 lần.
Để xử lý được các chỉ tiêu kim loại trong nước thải đạt quy chuẩn cho phép, Ban quản lý các KCN đã có văn bản số 362/BQL-QH&MT ngày 16/7/2012 xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép lập dự án đầu tư xây dựng modun xử lý hóa lý.
- Diễn biến chất lượng môi trường:
0 500 1000 1500 2000 2500
Bụi Ồn CO SO2 N02
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Biểu đồ 3.2: Diễn biến chất lượng môi trường không khí KCN Sông Công Ghi chú:
+ Vị trí quan trắc ở trung tâm KCN Sông Công I.
Qua biểu đồ 1 ta thấy diễn biến chất lượng môi trường không khí ổn định, không có xu hướng tăng lên. So sánh với QCVN 05: 2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh cho thấy không có chỉ tiêu nào vƣợt so với quy định [Báo cáo của Ban quản lý các KCN,2012].
Bảng 3.17. Chất lượng môi trường không khí KCN Sông Công
ĐVT: mg/m3 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 QCVN
05:2009/BTNMT
Bụi 100 66 360 94 300
Ôn 83,2 56,8 63,2 66,4
CO 2000 472 321 1786 30000
SO2 26 25 144 120 350
N02 50 13 33 27 200
Nguồn: Ban quản lý KCN Thái Nguyên
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
COD BOD5 Cd Zn As
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Biểu đồ 3.3: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt
Ghi chú: Vị trí quan trắc: Trên suối Văn Dương, phía dưới hạ lưu điểm nước thải của Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Sông Công xả vào.