Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 42 - 46)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Thị xã Sông công hiện nay có 2 khu công nghiệp.

- Khu Công nghiệp Sông Công I: Với quy mô và diện tích là 220 ha, với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại Xã Tân Quang thị xã Sông Công.

- Khu công nghiệp Sông Công II: Đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các Khu Công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với quy mô diện tích là 250 ha, tính chất và chức năng

Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử...

Hiện có trên 60 Doanh nghiệp đang hoạt động trong khu Công nghiệp I của thị xã Sông Công.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; Bộ Công nghiệp;

của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Công thương Thái Nguyên, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh, các phòng chức năng của Thị xã Sông Công.

- Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững khu công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên trong một số năm gần đây.

- Các văn bản, quy định liên quan Khu Công nghiệp của Chính phủ và của Tỉnh.

- Cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ vào Khu Công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương,....

Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo):

- Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 - UBND tỉnh Thái Nguyên.

Định hướng PTBV ở Việt nam và PTBV ngành công nghiệp.

Báo cáo tổng thể quy hoạch các khu công nghiệp tập trung tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra là người dân xung quanh Khu Công nghiệp; các Doanh nghiệp trong KCN; các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban

quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trước và in sẵn.

* Mục tiêu của hoạt động điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực hiện nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của chất thải ra xung quanh Khu Công nghiệp, quy mô phát triển của các Doanh nghiệp; đời sống của cán bộ công nhân viên, người lao động trong KCN, chính sách và thủ tục hành chính để thu hút các Doanh nghiệp vào Khu Công nghiệp; vấn đề gây ô nhiễm môi trường nước, đất đai và không khí; làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhiên liệu và năng lượng, chiếm dụng diện tích đất của địa phương.... Từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp người dân xung quanh các khu công nghiệp, cán bộ công nhân viên người lao động trong các khu công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các Doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp... Đề tài đánh giá đƣợc thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp ở thị xã Sông Công và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững khu Công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công.

* Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số Doanh nghiệp về tình hình chính sách thu hút đầu tƣ. Điều này đảm bảo lƣợng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử 20 Doanh nghiệp theo bộ mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước.

* Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra, phỏng vấn, thông qua ghi chép lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Dự kiến phỏng vấn trực tiếp 5 nhà quản lý và hoạch định chính sách của thị xã và của tỉnh. Thông qua phương pháp này sẽ giải quyết phân tích vấn đề dựa trên các đánh giá, nhận xét hay các ý kiến của các chuyên gia.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu.... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2003 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán.

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.5.1. Phương pháp đồ thị

Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin....

2.2.5.2. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng phát triển bền vững các Khu Công nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công trong thời gian tới.

Lý thuyết về mô hình SWOT nhƣ sau:

Ma trận SWOT

O (Opportunities) T (Threats)

S

Strengths

Có thế mạnh, có cơ hội:

Chiến lƣợc phát triển, phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội

Có thế mạnh, nhiều thách thức: Khai thác thế mạnh, giảm thiểu rủi do, vƣợt qua thách thức

W Weaknesses

Không thế mạnh, có cơ hội: Khắc phục điểm yếu bằng cách huy động nguồn lực bên ngoài để tận dụng cơ hội

Không có thế mạnh, không có cơ hội: Thận trọng, tránh nóng vội trong phát triển, đề phòng chủ quan duy ý chí

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)