Q uan điểm của người viết

Một phần của tài liệu cấu trúc và ngữ nghĩa của câu hỏi (câu nghi vấn) tiếng việt (Trang 22 - 38)

1T5.l. 1T35TKhi bắt tay vào thực hiện luận văn này, chúng tôi được nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Thuận lợi đầu tiên và lớn nhất của chúng tôi là tham khảo được nhiều công trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học có uy tín, tiếp theo là chúng tôi có trực giác cảm nhận của người bản ngữ. Nhờ đó, chúng tôi có thế tiếp cận và khảo sát đối tượng một cách khách quan và tương đối dễ dàng. Nhưng khó khăn của chúng tôi cũng xuất phát từ đó. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu, song quan điểm của các tác giả đôi lúc khác nhau, thậm chí đối lập nhau, và do hạn chế về hoàn cảnh lịch sử, nhiều tác giả có nhận định không đúng với thực tế sử dụng tiếng Việt, thêm vào đó, vì trình độ người viết hạn chế, nguồn tài liệu có hạn, quỹ thời gian không nhiều nên khi khảo sát và rút ra kết luận cho các vấn đề, chúng tôi chắc chắn có nhiều sai sót.

35T5.2. Đối tượng mà người viết xem xét và phân tích ở đây là hai bình diện 23T35Thình thức - cấu trúc 23T35Tvà 23T35Tnội dung - mục đích (ngữ nghĩa) 23T35Tcủa câu hỏi tiếng Việt. Như 23T35TCao Xuân Hạo đã

23T35T

nói, câu hỏi là câu 23T35T"ngoài cái giá trị hỏi (yêu cầu thông báo) là giá trị ngôn trung trực tiếp của nó, còn có thể có một (những) giá trị ngôn trung phái sinh (phủ định, khẳng định, tỏ ý ngờ vực, thách thức, tranh luận...) và trong nhiều trường hợp, cái giá trị ngôn trung phái sinh này lại là công cụ và mục đích duy nhất của câu nói, trong khi tính chất nghi vấn chỉ còn là mội hình thức thuần túy, may ra chỉ góp một sắc thái tu từ (hùng biện) nào đó cho câu nói". 23T35TChính vì thế, câu hỏi mới có những hiện tượng sau:1.23T35T) 23T35Tcùng một cấu trúc nhưng câu hỏi có thể thực hiện được nhiều mục đích khác nhau. Một câu hỏi như 23T35T"cậu có mệt không 23T35T?" là câu hỏi chính danh, song một câu, cũng cùng khuôn 23T35T"có... không" 23T35Tnhư nó, là

23T35T

"cậu có điên không ? 23T35Tthì hoàn toàn không phải là câu hỏi chính danh. 2) Một phát ngôn nhưng nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau thì sẽ trở thành hai câu mang hình thức khác nhau, một hình thức là hỏi và một hình thức không phải hỏi.

35TThí dụ như câu sau:

23THọ giàu gì mà giàu thế ?

23T Họ giàu gì mà giàu thế ?

35T3) Tương tự như thế, nghĩa một câu hỏi có thể phụ thuộc vào điểm được nhấn giọng.

Tuy cùng một 23T35Tcâu 23T35Tnhưng nếu khi phát âm ta nhấn giọng 23T35Tở 23T35Tnhững điểmPPkhác nhau thì ta sẽ có hai câu mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn cùng một câu hỏi: 23T35T"Mẹ bệnh sao? 23T35T"

nếu từ 23T35T"sao" 23T35Tphát âm không có trọng âm thì "sao" là tiểu từ tình thái cuối câu, còn phát âm có trọng âm thì "sao" là một yếu tố nghi vấn (đại từ nghi vấn) làm bổ ngữ cho vị từ đứng trước.

35T5.3."Hỏi" là một vị từ ngôn hành, nhưng phát ngôn mang lực ngôn trung hỏi (trực tiếp và gián tiếp) không chứa vị từ 23T35T"hỏi". 23T35TNếu vị từ 23T35T"hỏi" 23T35Txuất hiện trong câu thì câu phải có từ hai mệnh đề trở lên trong đó mệnh đề chứa vị từ 23T35T"hỏi" 23T35Tđứng độc lập với mệnh đề chứa thông tin hỏi. Và như thế trong trường hợp này, câu hỏi luôn luôn có cấu trúc của một câu ghép.Thí dụ :

35TĐêm trăng thanh anh mới hỏi nàng :

35T Tre non đủ là đan sàng nên chăng ?

35Thay : Bây giờ mận mới hỏi đào :

35T Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?

35T và : Anh cho tôi hỏi, đường nào đến Nhà văn hóa Thanh Niên?

35T Xin hỏi anh : Anh làm thế là đúng hay sai ?

35TThông thường câu hỏi không chứa vị từ 23T35T"hỏi". 23T35TViệc câu không chứa vị từ hỏi nhưng vẫn làm cho người nghe nhận ra câu hỏi đã quy định câu hỏi phải có những dấu hiệu, hình thức và cấu trúc riêng nhất định. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ trình bày các dấu hiệu, hình thức và cấu trúc đó :

23T1.Câu có tiểu từ tình thái (tiểu từ nghi vấn) cuối câu

23T 2.Câu chứa các từ và cụm từ mang nghĩa nghi vấn

23T 3.Câu có từ nối "hay"

23T 4.Câu chứa các yếu tố nghi vấn

35TNgoài ra, chúng tôi còn cố gắng trình bày một số khuôn câu hỏi trong tiếng Việt, thí dụ

như 23T35T: “có... không ?”,“đã... chưa”.... cả về cấu trúc lẫn nghĩa hiển ngôn của chúng.

35T5.3.1. Đối với câu có tiểu từ tình thái đứng cuối, chúng tôi dựa vào từ điển tiếng Việt để xác định danh sách tiểu từ tình thái cuối câu và căn cứ vào chức năng của tiểu từ tình thái đối với cấu trúc câu hỏi, chúng tôi chia ra làm hai loại : 23T35Ttiểu từ tình thái chuyên biệt cho câu

hỏi 23T35T(tiểu từ nghi vấn) và 23T35Ttiểu lừ tình thái không chuyên biệt cho câu hỏi. 23T35TBên cạnh đó, chúng

tôi trình bày một vài đặc điểm của tiểu từ tình thái, thí dụ như tiểu từ tình thái có thể giúp ta xác định nghĩa của câu hỏi khi câu hỏi xuất hiện dưới dạng viết và bị tách ra khỏi ngữ cảnh.

Chẳng hạn, với câu mơ hồ về nghĩa sai:

35T"Anh hứa sao?

35T(Nghĩa của nó là 23T35T"Anh hứa ư 23T35T?" hoặc 23T35T"Anh đã hứa như thế nào 23T35T?" hay 23T35T"Anh đã hứa là sẽ làm gì ?") 23T35Tta có thể dùng tiểu từ tình thái cuối câu để xác định, thí dụ :

35T"Anh hứa sao đấy 23T35T?

35T "Anh hứa sao à ?"

35T "Anh hứa sao đây ?"

1T5.3.2. 1T35TĐối với cấu trúc có từ nối 23T35T"hay" / “hay là” 23T35Tchúng tôi xét vị trí của từ nối này trong câu hỏi. Và chúng tôi thấy rằng từ 23T35T"hay" 23T35Tcó hai vị trí là 23T35Tđầu và giữa câu. 23T35TNgoài ra, còn có thể hợp 23T35T"hay sao" 23T35Tđứng ở cuối câu. Tổ hợp này có hai đặc điểm:

35T1. 23T35TThứ nhất: "hay sao" 23T35Tlà tổ hợp có giá trị tương đương với tiểu từ tình thái cuối câu .

Thí dụ :

35TMẹ không đến 23T35Thay sao ? 35TAnh không nói 23T35Thay sao ? ...

35T2. 23T35TThứ hai: "hay sao" 23T35Tlà một tổ hợp trong đó 23T35T"hay" 23T35Tlà từ nối còn 23T35T"sao" 23T35Tlà yếu tố nghi vấn. Trong trường hợp này, từ 23T35T"hay" 23T35Tcũng là một dấu hiệu đánh dấu hình thức hỏi và đứng ở giữa câu, Một câu như :

35TMẹ bị bệnh 23T35Thay sao ?

35Tsẽ có nghĩa tương đương với câu :

35T Mẹ bị bệnh hay 23T35Tbị làm sao?

35T(dĩ nhiên yếu tố nghi vấn 23T35T“saoPP23T35Tđược phát âm với chỉ số trọng âm là 1)

35T5.3.3. Đối với câu có chứa yếu tố nghi vấn, chúng tôi cố gắng làm những việc sau đây:

1. 23TXác lập danh sách yếu tố nghi vấn

2. 23TXác định vị trí của chúng trong câu hỏi (căn cứ vào câu trả lời)

3. 23TTìm số lượng các yếu tố nghi vấn có thể xuất hiện trong một câu hỏi (dựa vào tham tố (chu tố và diễn tố) của sự tình)

35TThí dụ : yếu tố nghi vấn 23T35T"sao" 23T35Tnếu đứng ở những vị trí khác nhau trong một câu thì từ loại và nghĩa của nó sẽ khác nhau. Nghĩa của câu hỏi :

23TSao 23T35Tanh làm thế ?

35Tsẽ khác với câu :

35T Anh làm 23T35Tsao 23T35Tthế ?

35Tvà hoàn toàn khác với câu :

35T Anh làm thế là 23T35Tsao ?

1T51T35T.3.4. Bên cạnh những vấn đề trên, chúng tôi còn trình bày một số khuôn (mẫu) và một

số kiểu cấu trúc câu hỏi, trong đó có phân biệt các câu giống nhau về từ, ngữ nhưng khác nhau hoàn toàn về cấu trúc và ngữ nghĩa. Thí dụ như ba cấu trúc :

23TA sao ?

23TA là sao ?

23TA thì sao ?

35Ttrong những câu :

35TAnh ấy không đi sao ?

35TAnh ấy không đi là sao ?

35TAnh ấy không đi thì sao ?

35TChúng ta thấy cấu trúc và ngữ nghĩa của chung hoàn toàn khác 31T35Tnhau.

1T5.3.5. 1T35TNhư chúng ta đã biết, câu hỏi là loại câu hướng tới người nghe một cách trực tiếp nhất vì thường xuất hiện trong những cuộc giao tiếp trực tiếp có từ hai nhân vật trở lên, nếu không thì người nói cũng tưởng tượng một cách cụ thể nhân vật đối điện (người nghe) của mình. Câu hỏi hướng tới người nghe với mong mỏi người nghe hồi đáp lại hoặc cung cấp thông tin theo hướng cần thiết hoặc thực thi cái hiệu lực ngôn trung gián tiếp một cách vui vẻ, thoải mái và hiệu quả nhất. Chính vì thế, cuối câu hỏi thường có tiểu từ tình thái và

tên 31T35Tnhân 31T35Tvật đối thoại để gây sự chú ý cho đối tượng giao tiếp. Thí dụ:

35TNgày mai cậu đi Vũng Tàu không 23T35Tvậy Nam ?

35T Họ đi đâu, làm gì 23T35Tđó Dung ?

35T Họ thích gì 23T35THải nhỉ ?

1T5.3.6. 1T35TNgoài ra, ngữ cảnh hỗ trợ rất nhiều cho hình thức câu. Trong một ngữ cảnh nhất định, đặc biệt trong các văn bản viết, nếu câu đầu mang hình thức hỏi thì các câu sau có cùng vai trò, chức năng như nó cũng mang hình thức hỏi, cho dù không có dấu hiệu gì của cấu trúc câu hỏi. Đọc thí dụ sau đây ta sẽ thấy điều đó.

35T"Đang đi đường, Xã Xệ bỗng cảm thấy bụng đói cồn cào nên vừa đi bác vừa nhìn quanh để tìm quán ăn. Đi được một lúc, bác thấy trước mặt có một quán ăn rộng rãi, sang trọng. Bác vội rảo bước đi vào. Người phục vụ thay bác đến vội vã mang thực đơn ra và lịch sự nói :

- 35TThưa ông, ông dùng món gì ạ ?

35TNhìn qua thực đơn, Xã Xệ kêu :

- 35TCho tôi món mì xào mềm !

35TNgười phục vụ vẫn với cung cách lịch sự, nói:

- 35TThưa ông không còn nữa !

35TNhìn lại thực đơn, Xã xệ hỏi:

- 35T Món súp cua còn không ?

35TNgười phụ vụ nhẹ nhàng nói:

- 35TThưa ông không còn nữa.

35TXã Xệ hỏi tiếp :

- 35TMón cà ri dê ?

35TNgười phục vụ trả lời:

- 35TThưa ông không còn nữa.

- 23TLẩu thập cẩm ?

- 35TThưa ông không còn nữa

35TXã Xệ bực mình, đứng dậy định đi. Nhưng khi ra tới cửa, không thấy cay dù của mình đâu, bác hốt hoảng hỏi người phục vụ :

- 35TCòn cây dù của tôi đâu ?

35TNgười phục vụ cúi đầu chậm rãi nói:

- 35TThưa ông, không còn nữa !".

35T5.3.7. Có một số tác giả cho rằng tiếng Việt có một kiểu câu hỏi có hình thức hoàn toàn đồng nhất với câu kể (nó vốn là câu kể), trừ ngữ điệu : ở cuối câu giọng có nâng cao

lên, và trong văn bản ngữ điệu này được biểu thị bằng dấu chấm hỏi (Bùi Đức Tịnh, Diệp Quang Ban, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Văn Thung và Lê A). Quả nhiên, trong các văn bản ta thường gặp những câu hỏi được viết như thế :

- 35TAnh đi họp ? - 35TNó mệt?

- 35THọ về rồi ?

- 35TChúng nó đi học chưa về ?

35TTuy nhiên, qua quá trình quan sát chúng tôi nhận thấy trong tiếng nói hàng ngày rất ít khi nghe thấy những câu như thế mà không có những tiểu tố tình thái cuối câu 23T35Tnhư à, đây à, sao, hay sao ...

35TVốn là một ngôn ngữ có thanh điệu, nghĩa là một thứ tiếng sử dụng độ cao của giọng (âm vực của thanh cơ bản) và cách lên xuống giọng (đường nét âm điệu) như những phương tiện phân biệt nghĩa của từ, tiếng việt rất ít khi sử dụng hai thông số này như những phương tiện phân biệt ý nghĩa hay giọng điệu của câu, vì làm như thế có thể gây khó khăn cho việc nhận diện từ. Thay vào đó, tiếng Việt sử dụng rất nhiều đến các từ tình thái cuối câu cho những kiểu câu hỏi như trên (nơi mà các thứ tiếng không có thanh điệu thường dùng ngữ điệu).

35TCòn việc chuyển hình thức câu từ "kể" hay "hỏi" sang "cảm" thì khác. Lúc ấy chỉ yêu cầu người bản ngữ phát âm bằng giọng thấp và kéo dài. Riêng trong văn viết chúng ta có thể có câu hỏi mang cấu trúc câu kể được thêm dấu chấm hỏi vào cuối câu nhưng với điều kiện câu phải được đặt trong những ngôn cảnh cụ thể và câu đứng trước nó, có cùng chức năng với nó là câu hỏi.

35TNhân đây chúng tôi cũng xin đươc nói về vấn đề mà Diệp Quang Ban gọi là vấn 1T35Tđề bị

1T35T

cắt xén, tức là câu hỏi có một bộ phận nào đó bị tĩnh lược. Trường hợp ông đưa ra (mà ông gọi là biến dạng rõ nhất) là các khuôn câu hỏi lựa chọn:

35T“Có ... không?”

35T“Có phải ... không?”

35T“Đã .... chưa?”

35T“Đã xong .... chưa?”

35Tmà ông cho là "dạng rút gọn" của câu hỏi:

35T“Có...hay không?”

35T“Có...phải hay không?”

35T“Đã...hay chưa...?”

35T“Xong rồi...hay chưa?”

35TThực ra hai khuôn câu hỏi này rất khác nhau.

35TTheo chỗ chúng tôi biết (qua bốn cuốn từ điển và dăm chục sách giáo khoa và bài viết), không có thứ tiếng nào không phân biệt câu hỏi "có/ không?" với câu hỏi "lựa chọn".

Thoạt nhìn, câu hỏi "có/ không" có vẻ là một thứ câu hỏi yêu cầu người nghe "lựa chọn"

giữa hai cách trả lời "có" hay "không", cũng như lựa chọn giữa "đi hay ở", "đi Huế hay đi Vinh", "ăn cơm hay ăn cháo". Nhưng đối với tư duy (lô-gích) và đối với ngôn ngữ, lưa chọn giữa "có" và "không", tức giữa Ukhẳng địnhU và Uphủ địnhU, hoàn toàn khác với lựa chọn giữa hai sự khẳng định (hay nói cho chính xác hơn, giữa hai việc đều tích cực như nhau). Một bên là yêu cầu nói rõ thực cách (modus) : hiện thực hay không hiện thực, một bên lại không hề đặt vấn đề “thực cách” ví ở đây chỉ có một thực cách - hiện thực. Sự phân biệt quan trọng này được phản ánh rất rõ giữa cách đánh trọng âm trong các câu hỏi “có không” và các câu hỏi "lựa chọn".

35TKhi phát âm câu hỏi "có X.... hay không 23T35T(X) 23T35T?”, hai từ “có 23T35TX” 23T35T (hai)từ "không 23T35T(X)"

23T35T

bao giờ cũng có trọng âm [11+11]. Trong khi đó, trong câu hỏi "có....không", mô hình trọng âm khác hẳn : [010} (xem thí dụ 2..b. dưới đây, so với thí dụ 2.a.).

1. 35Ta. anh đi Huế hay đi Vinh ?

35T 0 0 1 0 0 1

35T b. anh ăn cháo hay ăn cơm ?

35T 0 0 1 0 0 1

35T c. anh đi hay ở ?

35T 0 1 0 1

2. 35Ta. anh có đi hay không (đi)?

35T 0 1 1 0 1 (1)

35T b. anh có đi không ?

35T 0 0 1 0

35Tc. *anh có đi ở ?

35T * 0 0 1 0

35TTrong một câu hỏi lựa chọn, hai vế được đưa ra cho người nghe chọn đều phải mang trọng âm như nhau để nêu rõ sự bình đẳng về nghĩa và chức năng ngữ pháp, còn trong câu hỏi "có...không" không có sự bình đẳng ấy, vì từ 23T35Tkhông 23T35Tcuối câu không phải là một trong hai

"vế lựa chọn" : nó là một Utiểu từ tình thái của câuU, và công thức "có...không" gồm hai từ không có trọng âm thuần túy là một công cụ đánh dấu sự nghi vấn. Cho nên nếu một câu như 2.a: "anh (có) đi hay không (đi) ?" - dù có bỏ chữ 23T35Tcố 23T35Thay không bỏ, 23T35T23T35Tcó bỏ chữ 23T35Tđi 23T35Tcuối câu hay không bỏ, cũng chỉ có thể nói với các mô hình trọng âm như sau :

35T3. a.. "anh có đi hay không đi ?"

35T 0 1 1 0 1 1

35T b. "anh đi hay không đi ?"

35T 0 1 0 0 1

35Tc. "anh có đi hay không ?"

35T 0 0 1 0 1

35Tchứ không thể phát âm theo mô hình của câu hỏi "có / không" (2.b.) được.

35TNghĩa cửa ba câu trên đây là một, và hoàn toàn giống như nghĩa của câu 4 sau đây :

35T4. "anh đi hay 23T35T23T35T(lại) ?"

35TCâu này, nếu nói thành một câu hỏi "có/không" (chứ không phải là một câu hỏi lựa chọn) sẽ phải được thay bằng câu 2.b.("anh có đi không ?"), chứ không phải câu 222T35T.C. 22T35T("anh có đi ở") được.

11T5.4. 11T35TSau khi đã khảo sát cấu trúc của câu hỏi tiếng Việt, chúng tôi sẽ xem xét đến ngữ nghĩa của nó. về nghĩa, chúng tôi cũng chia câu hỏi thành hai loại: 23T35Tcâu hỏi có lực ngôn trung trực tiếp 23T35T(câu hỏi chính danh) và câu hỏi có 23T35Tlực ngôn trung gián tiếp 23T35T(câu hỏi không chính danh).

11T5.4.1. 11T23TCâu hỏi chính danh có ba tiểu loại:

35T1. 23T35TCâu hỏi tổng quát

35T2. 23T35TCâu hỏi chuyên biệt

35T3. 23T35TCâu hỏi hạn định

12T5.4.2. 12T23TCâu hỏi không chính danh (tức là câu hỏi nhưng có mục đích khác hỏi): 23T35TQua xem xét, chúng tôi nhận thấy rằng câu hỏi không chính danh có thể thực hiện được hầu hết các mục đích giao tiếp như yêu cầu, mời mọc, chào hỏi, khen chê... thậm chí cả báo tin, kể lể mà thường được thực hiện bằng những câu khác hỏi.

11T5.4.3. 11T35TTrở lại với ý kiến của Bùi Đức Tịnh, Hoàng Văn Thung và Lê A cho rằng câu hỏi là loại câu có nội dung là hỏi và mục đích là nhằm được đối tượng giải đáp một vấn đề nào đó, chúng tôi thấy rằng chưa hoàn toàn chính xác. Nếu quan niệm như vậy thì những câu sau đây ( có cả câu mà tác giả dùng để minh họa cho cấu trúc câu hỏi) không phải là câu hỏi:

35TPhải rồi nắng quán đèn lòa

35TRõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?

35TAi bày trò bãi bể nương dâu?

35THoa hồng nào chẳng có gai?

35TTôi có tiền đâu?

35TCon có muốn ăn đòn không?

35TBởi vì tất cả những câu hỏi này không đòi hỏi bất kỳ sự hồi đáp nào.Thực ra, đây đều là câu hỏi nhưng là câu hỏi mang lực ngôn trung gián tiếp, nhằm mục đích không phải hỏi.

35TChúng tôi cũng không theo cách gọi tên câu hỏi theo mục đích (đích thực và giả) của Diệp Quang Ban. Theo chúng tôi, mục đích của một phát ngôn không thể quan niệm là đích thực hay là giả được bởi vì mục đích cuối cùng của nó bao giờ cũng là giao tiếp, là truyền đạt một nhận định nào đó đến người nghe, chỉ có giữa hình thức và nội dung được truyền đạt khi thì có một môi quan hệ trực tiếp (lực ngôn trang trực tiếp ), khi thì có mối quan hệ gián tiếp ( lực ngôn trung gián tiếp ) .

35TTương tự như vậy, trường hợp câu hỏi "Anh có đi đâu không?" Nguyễn Kim Thản gọi là câu hỏi rộng vừa có tính chất bộ phận, vừa có tính chất lựa chọn, theo chúng tôi, cũng là một cách phân tích không đúng. Thứ nhất, câu hỏi này không phải là câu hỏi bộ phận vì từ

"đâu" không phải là đại từ nghi vấn mà là đại từ bất định. Bằng chứng là nếu đem so sánh câu hỏi này với câu hỏi "Anh đi đâu?", chúng ta sẽ thấy chúng khác xa nhau. Trả lời cho câu hỏi "Anh đi đâu?" bao giờ người ta cũng hồi đáp bằng một hướng đích nhát định, trong khi trả lời cho câu hỏi "Anh có đi đâu không?", người ta thường phải dùng "có** hoặc "không"

để xác định thực cách sự tình đã, rồi sau đó, nêu trả lời "có", mới nói rõ thêm là đi đâu (nhưng điều này hoàn toàn không bắt buộc). Thứ hai, đây cũng không phải là câu hỏi lựa chọn.Tác giả đã từng nói, câu hỏi lựa chọn là câu hỏi trong đó có sấn ít nhất hai điều để người nghe chọn lấy mà trá lời nhưng tác giả lại quên rằng cách lựa chọn yếu tố để trả lời trong câu hỏi "Anh đi hay tôi đi?", "Anh đi hay ở nhà ?" khác rất xa với cách lựa chọn yếu tố để trả lời cho câu hỏi "Anh có đi không?"... Tóm lại, câu hỏi "Anh có đi đâu không?" là một câu hỏi "có/ không" rất tiêu biểu (tức loại mà NKT gọi là "câu hỏi tổng quát"), chẳng qua bổ ngữ chỉ đích là một từ "đâu" phiếm định (có nghĩa là "một nơi nào đó" : "Anh UcóUđi đến một nơi nào đó UkhôngU ?")

35T5.4.4. Một vấn đề nữa cần phải quan tâm ở đây là tại sao khi nghe một câu như::

35T1. a) Anh có đi Hà Nội không ?

Một phần của tài liệu cấu trúc và ngữ nghĩa của câu hỏi (câu nghi vấn) tiếng việt (Trang 22 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)