1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật tự sự trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư

88 2K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 703,85 KB

Nội dung

Từ đó liên tục, đều đặn tác giả đã cho ra đời nhiều tác phẩm khác như: Ông ngoại, Giao thừa, Biển người mênh mông, Nước chảy mây trôi, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, v.v… đặc biệt là tập t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÂM THỊ CHÂN MSSV: 6095837

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TẬP TRUYỆN

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths LÊ THỊ NHIÊN

Cần Thơ, 2012

Trang 2

1.2.2.1 Giới thiệu tập truyện Cánh đồng bất tận

1.2.2.2 Tóm tắt mười bốn tác phẩm trong tập truyện Cánh đồng bất tận

Trang 3

Chương 2 KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

2.3.2 Kết cấu trần thuật giàu tính đối thoại

Chương 3 ĐIỂM NHÌN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG

TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

3.1 Điểm nhìn trần thuật

3.1.1 Điểm nhìn bên ngoài

3.1.2 Điểm nhìn bên trong

3.1.3 Điểm nhìn di chuyển

3.2 Giọng điệu trần thuật

3.2.1 Giọng tâm tình

3.2.2 Giọng giễu cợt, phê phán, lạnh lùng

3.2.3 Giọng triết lí suy ngẫm

KẾT LUẬN

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nghệ thuật tự sự là đối tượng nghiên cứu đặc thù của tự sự học Trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại, nghệ thuật tự sự ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Nghệ thuật tự sự có nội hàm rất rộng bao gồm nhiều vấn đề như: văn bản tự sự, các phương tiện, các thủ pháp được sử dụng mà trong đó mỗi văn bản tự sự là một sản phẩm của một chủ thể sáng tạo nhất định Do vậy, xuất phát từ đặc trưng thể loại để tìm hiểu tác phẩm là một trong những biện pháp tối ưu nhằm đánh giá khách quan và toàn diện về đóng góp của một nhà văn trong giai đoạn văn học

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới đã có những bước chuyển biến đáng ghi nhận Thành tựu mà văn xuôi giai đoạn này đã gặt hái được trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật là rất quan trọng Chọn một tác giả tiêu biểu có đóng góp không nhỏ cho văn xuôi Việt Nam thời kỳ này, xem xét sáng tác của một nhà văn dưới góc độ nghệ thuật tự sự cũng góp phần nhận diện đánh giá những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới

Trong số các nhà văn trẻ những năm gần đây, Nguyễn Ngọc Tư là gương mặt đáng chú

ý Là nhà văn với tuổi đời còn rất trẻ nhưng chị sớm khẳng định được mình và gặt hái được nhiều thành công bằng nhiều tập truyện ngắn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật với nhiều

giải thưởng văn học Lần đầu tiên Nguyễn Ngọc Tư được biết đến với tác phẩm Ngọn đèn

không tắt - tác phẩm đạt giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ 2 năm

2000 của Hội nhà văn Tp HCM và Báo Tuổi Trẻ Từ đó liên tục, đều đặn tác giả đã cho ra

đời nhiều tác phẩm khác như: Ông ngoại, Giao thừa, Biển người mênh mông, Nước chảy

mây trôi, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, v.v… đặc biệt là tập truyện Cánh đồng bất tận vào

năm 2005, Cánh đồng bất tận ra đời thực sự gây được tiếng vang, trở thành sự kiện văn học

tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang khuynh hướng hiện đại, bám sát nhịp sống hiện đại và mang đậm hơi thở của đời sống ấy Về phương diện nghệ thuật tự sự, tìm hiểu cấu trúc sự kiện, cấu trúc lời văn của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng ta sẽ lý giải được sự hấp dẫn, độc đáo và mới lạ trong truyện ngắn của chị

Xuất phát từ sự trân trọng, ngưỡng vọng về một tác giả văn học, trong quá trình tiếp xúc, nghiên cứu tác phẩm - đặc biệt là nghiên cứu về phương diện nghệ thuật trong sáng tác

Trang 5

của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy hầu hết những tác phẩm của chị đều gây nhiều chú ý trên văn đàn và được giới lí luận, phê bình quan tâm tìm hiểu và khám phá Song nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện chưa lâu nên cho đến nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm của chị còn rất ít, những bài nghiên cứu chủ yếu nằm rãi rác trên các báo, chưa được tập hợp thành sách Tất cả mới chỉ dừng lại ở những bài viết có tính chất khảo sát, nhận diện Nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư, khám phá nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của chị, người viết muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc khắc phục tình trạng trên Đồng thời đây cũng là dịp để chúng ta thấy rõ hơn tài năng sáng tạo cùng đóng góp của tác giả cho văn học đương đại nói riêng, và văn học Việt Nam nói chung Đó cũng chính là lý

do thôi thúc người viết chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tập truyện Cánh đồng bất tận

của Nguyễn Ngọc Tư”

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, đến nay chỉ có 36 năm tuổi đời, nhưng có nhiều đóng góp đặc sắc cho nền văn học Việt Nam đương đại Truyện ngắn là mảng sáng tác khá thành công với phong cách riêng Từ năm 2000 với nhiều giải thưởng có giá trị, cho đến nay nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra đời với hơn 10 tập truyện ngắn, cùng với tạp văn, tản văn Tuy chưa phải là đỉnh cao của văn học, số lượng tác phẩm chưa thật đồ sộ sánh ngang với những nhà văn có tên tuổi nhưng văn của chị đạt đến một chất lượng, chị đã khẳng định được mình và có một vị trí nhất định trên văn đàn Chị trở thành một hiện tượng của văn học trong nước, gây dư luận xôn xao trong năm 2005-2006 và đã có không ít ý kiến cảm nhận, đánh giá, nghiên cứu Phần nhiều là các ý kiến trên internet như các bài đăng trên báo Tuổi Trẻ, Thanh niên, Văn nghệ, Tạp chí nghiên cứu Văn học, Văn nghệ Đồng bằng Sông Cửu Long và các trang Web,…

Thông qua thư điện tử trên trang http://www.viet.studies.info/NNTu/index.htm, phóng

viên H.T.P phỏng vấn một Việt Kiều Mỹ là giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng, ông nói về nhà

văn Nguyễn Ngọc Tư: “Trước hết cô là nhà văn có biệt tài, trong văn phong cũng như

trong nhận xét vô cùng tinh tế của cô, ai đọc cô cũng thấy điều đó Thứ nữa là sự chân thật, đôn hậu, trong sáng tỏa ra từ những gì cô viết (cả truyện lẫn bút ký) Nhưng có thể điều làm cho người miền Nam như tôi xúc động nhất là những phương ngữ, phương ngôn mà cô dùng Tôi chưa bao giờ sống gần như trọn vẹn lại thời thơ ấu, ở quê hương tôi, như khi tôi

Trang 6

đọc văn Nguyễn Ngọc Tư” [25;] Đây là một độc giả nếu như căn cứ vào công việc thì

không ai nghĩ rằng ông lại có những nhận xét về văn chương một cách tinh tế sâu sắc như thế? Trong lời nhận xét này, điều mà ta lưu ý đó là những phương ngữ, phương ngôn mà Nguyễn Ngọc Tư dùng khiến ông nhớ tới tuổi thơ, nhớ quê hương da diết Đây cũng là một biệt tài trong việc dùng ngôn ngữ địa phương của chị

Một lần nữa với bài “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản Miền Nam”, Trần Hữu Dũng, đã

không ngớt lời khen ngợi dành cho truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Ấn tượng sâu sắc nhất của Giáo sư khi đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là chất Nam bộ sâu đậm, đặc biệt ở phương ngữ Nam bộ, giáo sư đã khẳng định rất nhiều những chi tiết nghệ thuật trong sáng

tác của Nguyễn Ngọc Tư: “…Phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền

Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác,…sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật “miền Nam”…Trong cách chọn lựa tình tiết, cốt truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã trung thành (một cách khó giải thích) với cái ‘tình tự” Nam bộ của quê hương cô…Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc Nhiều câu trong trẻo và buồn (nhưng không nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang…cách dẫn chuyện gọn gàng, sự cắt cảnh chuyển lớp chính xác của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng chưa thấy ai nói đến cấu trúc câu của

cô Mới và độc đáo Lối bắt đầu với chữ Mà, rồi một dấu phẩy Hoặc lối chen vào giữa câu một chi tiết trong ngoặc đơn…” [25;] Ý kiến này có lẽ tác giả đề cập đến rất nhiều những

chi tiết nghệ thuật Từ phương ngữ, tình tiết, cốt truyện…được Nguyễn Ngọc Tư trung thành một cách khó giải thích với Nam bộ quê hương cô Ngoài ra tác giả còn cho rằng văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc, rồi biệt tài dẫn chuyện, cắt cảnh,…cho đến việc sáng tạo những câu văn Điểm qua tất cả những chi tiết nghệ thuật trên tác giả khẳng định ,

“Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” miền Nam”

Tác giả Đoàn Ánh Dương với bài “Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn

ngữ trần thuật” ở Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2/2007, cho rằng: Nguyễn Ngọc Tư là

nhà văn trẻ gây ấn tượng nhiều nhất bởi giọng văn đậm chất Nam bộ Với lối viết hồn nhiên,

chân chất, Cánh đồng bất tận khiến người đọc ngỡ ngàng trước tài năng bứt phá của nữ văn

sĩ còn quá trẻ này Phải chăng đây là tín hiệu đáng mừng cho nền văn học đương đại Cánh

đồng bất tận xứng đáng có một chổ ngồi trang trọng bên cạnh các nhà văn có tên tuổi Theo

Đoàn Ánh Dương, chiều sâu nhân bản của Cánh đồng bất tận đó là nhà văn Nguyễn Ngọc

Trang 7

Tư đã làm mờ nhòe ranh giới giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, mặt trái và mặt phải

của vấn đề, “Biểu tượng của tác phẩm không trực tiếp mà ẩn sâu trong tâm trạng, giằng xé

trước cuộc sống bộn bề Nỗi niềm khao khát lương thiện càng mãnh liệt cháy bỏng bao nhiêu thì càng bị cự tuyệt, nhứt nhối bấy nhiêu” Đoàn Ánh Dương cho rằng, Cánh đồng bất tận mang đầy chất tiểu thuyết, trong khuôn khổ một truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã

rất khéo léo xử lý từ sự lựa chọn mô hình tự sự đến ngôn ngữ trần thuật “Đó là tài năng

cũng là tấm lòng Nguyễn Ngọc Tư, tác giả đã xử lý thành công sự lồng ghép của hai hệ thống tự sự trên nền cảm xúc và suy tưởng của nhân vật chính Nhà văn đã gia giảm đến mức tối đa cốt truyện sự kiện và gia tăng thật thành công cốt truyện tâm lý Từ đó nhìn nhân vật triết luận nhân sinh được đưa ra không mang tính khiên cưỡng mà thật cụ thể sinh động,

đa diện, theo dòng cảm xúc nội tâm”

Bên cạnh sự lựa chọn mô hình tự sự, lối viết theo “chính cách nói tiếng An Nam ròng”

một thứ ngôn ngữ đời sống đích thực lại là một phương diện thành công khác của tác phẩm – có thể nói chưa bao giờ phương ngữ Nam bộ đi vào văn Nguyễn Ngọc Tư lại tự nhiên phong phú đến vậy Nguyễn Ngọc Tư có sự kế thừa và tiếp thu truyền thống văn học Nam

bộ để cống hiến cho người đọc những trang văn chân chất đầy sinh động

Khi khai thác nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, ở trang Web http://

www-viet-studies.info, Nguyễn Trọng Bình còn có bài viết Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, tác giả khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn của chị,

cụ thể là: hệ thống từ ngữ địa phương Nam bộ Lớp từ gợi ấn tượng về văn hóa sông nước Sáng tạo và biến ngôn ngữ đời thường của người bình dân thành ngôn ngữ văn học Cách phân tích này, tác giả đã chỉ ra được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Nam bộ rất độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư

Nói về một khía cạnh khác của nghệ thuật, Nguyễn Thị Hoa, có bài “Giọng điệu trần

thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận”, cho rằng đó là “giọng dân

dã mộc mạc trong những trang văn tả thiên nhiên, tả cảnh cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam bộ, giọng điệu đôn hậu, ấm áp, chân tình, giọng điệu trữ tình sâu lắng…” [26;]

Cách tìm hiểu này có hàm ý khẳng định một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Cánh đồng

bất tận nói riêng, trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói chung, đó là cách sử dụng giọng

điệu trong tác phẩm Nổi bật là giọng điệu trữ tình sâu lắng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Trang 8

Bài “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận” của Hoàng Thiên Nga đăng trên

Báo văn nghệ số 39, ngày 24/9/2005 cho rằng: “Điều đáng nói là truyện quá hay và độc giả nào cũng thèm, cũng tha thiết cần cái sự hay ấy” Hoàng Thiên Nga đánh giá cao tài năng

và phẩm chất nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Ngòi bút của nhà văn dường như có một ma lực mạnh mẽ vô cùng, câu văn ngắn gọn, không gian rộng, cách chuyển cảnh dứt khoát, lạnh lùng,…Để lại phía sau tầng lớp ngữ nghĩa ẩn đầy dư vị Hoàng Thiên Nga khẳng định

“Truyện Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn từ đầu đến tới dấu chấm hết vẫn thấy ngòi bút tác giả bình thản như đôi chân vàng chưa đuối sức sau cuộc chạy maratong Tôi tin với tư chất thông minh, văn tài thiên phú, Nguyễn Ngọc Tư đủ bản lĩnh, tỉnh táo đi trên quãng đường dài văn nghiệp vốn không hiếm cạm bẫy danh vọng và vô số khen chê luôn khiến người đọc ngộ nhận và đánh giá mất mình”

Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài “Còn có rất nhiều người cầm bút có tư cách” trên trang web: http://www.vnexpress.net, ngày 02/1/2005 đã đưa ra rất nhiều lời khen cho Nguyễn Ngọc Tư: “Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư Cô ấy như một

cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế và chân chất”, đặc biệt Nam bộ một

cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam bộ đi trước

Tác giả Đăng Vũ với bài “Cổ tích trên Cánh đồng bất tận”, đăng trên Tạp chí Nhà văn

số 12/2006 cho rằng: thực sự sửng sốt khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư “cứ như là

những câu chuyện cổ tích có sức hút lạ kỳ Nhà văn có lối viết truyện thật hay, không theo khuôn phép nào cũng chẳng theo chủ nghĩa này nọ, không gò bó mà trái lại rất tự nhiên, thoải mái, viết như chơi” Phải là nhà văn thật sự có tài, nhiều công lực mới có thể viết hay

như vậy Nguyễn Ngọc Tư tài tình khi hóa thân vào các nhân vật để kể lại cuộc đời Thế giới nhân vật trong truyện của nhà văn đều là những con người bất hạnh, không có ai được

sống cho ra sống Đúng là “một thế giới của cổ tích, của huyền thoại mà ở đó những con

người rất đổi bình dị, rất đổi nhân văn nhưng thật cô đơn, cô đơn đến tận cùng giống như những con người cô đơn trong thế giới “Trăm năm cô đơn” của Marquez”

Nguyễn Tiến Hưng với bài “Ngồi ở nhà Nguyễn Ngọc Tư”, đăng trên Báo Tiền phong

xuân 2007 đã có những nhận xét rất tinh tế: Ở ngoài đời Nguyễn Ngọc Tư hiền lành chân chất giống hệt hơi văn của tác giả, cuộc sống gia đình cũng chẳng khấm khá gì, tuổi thơ vất

vả, học hành dang dở,… Tác giả tỏ ra “kính nể” nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, ngồi viết trong

Trang 9

nhà chật, giữa phố chợ đông người ồn ào,… ấy vậy mà Nguyễn Ngọc Tư vẫn viết được một cách ngon lành Số lượng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ngày càng lớn, điều đó đồng nghĩa với không gian Nam bộ càng được mở rộng thêm, sâu thêm, hiện thực hơn và sôi động hơn Nguyễn Tiến Hưng còn nhấn mạnh, điều lạ ở Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn viết không theo một kế hoạch cụ thể nào, chỉ khi nào tác giả thấy đầy cảm hứng là viết và tác giả mong cái nhẹ nhàng, tự do cho ngòi bút được thoải mái tung hoành

Trên trang Web http:// www-viet-studies.info, Nguyễn Trọng Bình có bài: “Những

dạng tình huống thường gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”, có phân tích những

dạng tình huống cụ thể là: Tình huống một sự cố, một biến cố bất ngờ (xảy đến với nhân vật chính) Tình huống cảm thông chia sẻ Tình huống yêu đương trắc trở…cũng là một trong những cách tiếp cận về nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc

Tư Trên cơ sở cách tiếp cận này, người viết sẽ tiếp tục khai thác những dạng tình huống khác trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Ngoài những bài viết khá chuyên sâu về một vài khía cạnh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, còn có công trình là luận văn Thạc sĩ, cũng có đề cặp ít nhiều những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của chị Đáng chú ý có:

Tiền Văn Triệu “Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư”, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Đà

Lạt Đối tượng mà luận văn này khảo sát là truyện ngắn, tản văn, tạp văn của Nguyễn Ngọc

Tư, nên người nghiên cứu không tập trung sâu vào một thể loại nào Riêng đối với lĩnh vực truyện ngắn, luận văn này cũng tập trung phân tích, thẩm định một vài khía cạnh về nội dung và nghệ thuật Phần nội dung thì chủ yếu khai thác đặc trưng về văn hóa Nam bộ, con người Nam bộ Phần nghệ thuật thì là các chi tiết, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,…trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Tất cả những ý kiến trên phần nhiều là tập trung ca ngợi sự thành công trong thể loại

truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt là tác phẩm Cánh đồng bất tận Tuy chưa có

một bài nghiên cứu nào đi sâu vào nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, song các bài nghiên cứu đều chỉ ra và có phát hiện về phong cách, ngôn ngữ, giọng điệu, cách kết cấu riêng trong truyện ngắn của chị

Dựa vào những ý kiến, cũng như các công trình nghiên cứu trên làm gợi ý đắc lực cho người viết tham khảo, lấy kết cấu tự sự, cốt truyện tự sự, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu

Trang 10

tác phẩm truyện ngắn trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư để đem lại cái nhìn mới về nghệ thuật tự sự của chị

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này đặt ra mục đích yêu cầu sau:

Một là tìm hiểu để thấy rõ hơn về nghệ thuật tự sự trong tập truyện Cánh đồng bất tận

của Nguyễn Ngọc Tư, qua đó có thể hiểu sâu sắc hơn về hiện thực xã hội đương thời đồng thời cũng nhằm rút ra phong cách tự sự độc đáo của nhà văn

Hai là có thể thấy được quan niệm về cuộc sống và những vấn đề còn suy ngẫm của tác giả qua việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự ở các khía cạnh: Kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật

Ba là qua việc nghiên cứu đề tài trên giúp người viết nắm vững hơn kiến thức về lí luận văn học

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi tư liệu nghiên cứu dùng cho luận văn này là mười bốn truyện ngắn trong tập

Cánh đồng bất tận Bên cạnh đó người viết cũng khảo sát thêm các tác phẩm khác của chị,

và một số tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn của một số nhà văn khác, để có những nhận xét, phát hiện ra cái mới, cái hay, cái đặc sắc của cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư cũng như đóng góp của chị cho nền văn học Việt Nan hiện đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, người sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

Phương pháp hệ thống: để hệ thống các chi tiết, sự kiện, tình huống xảy ra với từng

nhân vật trong cốt truyện để thấy rõ sự đa dạng của nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật

và tính cách nhân vật nhằm làm bật nổi vấn đề tự sự trong tập truyện

Phương pháp thống kê so sánh: thống kê, so sánh đối chiếu với một số tác giả khác để

có cái nhìn toàn diện hơn về nghệ thuật tự sự trong tập truyện Cánh đồng bất tận, để có thể

nhìn thấy sự khác biệt, cái mới, lạ so với các truyện ngắn khác

Phương pháp phân tích chứng minh: trên cơ sở hệ thống một số vấn đề lí luận và tác

phẩm cụ thể, người viết đi vào tìm hiểu, phân tích, lập luận, lí luận và chứng minh bằng dẫn

chứng, tài liệu cụ thể…làm rõ nghệ thuật tự sự của truyện ngắn mà tác giả thể hiện

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 1.1 Một số vấn đề lí luận về nghệ thuật tự sự

1.1.1 Khái niệm tự sự

Văn chương vốn đa dạng về loại thể, mỗi loại thể có phương pháp phản ánh khác nhau

và có những đặc trưng về thủ pháp nghệ thuật cũng như nội dung Có nhiều cách phân chia văn học ra thành loại thể khác nhau, nhưng ý kiến được đồng tình ủng hộ nhiều nhất từ các nhà lí luận là văn học có thể chia văn học làm ba loại hình cơ bản: tự sự, trữ tình và kịch

Riêng về lại hình tự sự, theo Đặng Anh Đào, tự sự là “là một khái niệm rất rộng, có thể xét

ở hai phương diện”: thứ nhất là “Đồng nghĩa với câu chuyện kể, đối lập với miêu tả”; thứ

hai là “được xem xét theo hành động kể chuyện”, tức bao hàm vấn đề người kể chuyện

(điểm nhìn, giọng điệu)”[17;tr.170] Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học, tự sự là “phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ

sở để phân loại tác phẩm văn học” [5;tr.385]

Đặc điểm của tác phẩm tự sự là phản ánh hiện thực thông qua các yếu tố sự kiện, biến

cố và hành vi con người; thường có cốt truyện gắn với hệ thống nhân vật Tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực mang đậm màu sắc chủ quan, chú ý nhiều đến tâm trạng của chủ thể trữ tình Khác hơn, loại hình tự sự thể hiện tâm trạng, tư tưởng tình cảm của chủ thể thông qua phản ánh hiện thực khách quan Tức cái chủ quan trong tác phẩm tự sự ẩn đi hoặc hòa vào cái khách quan, đánh lừa độc giả bằng thế giới hiện thực được phản ánh bên trong tác phẩm nằm ngoài tính chủ quan của nhà văn Để phản ánh hiện thực, nhà văn phải dùng đến các yếu tố như sự kiện, nhân vật trong một thời gian và không gian nghệ thuật nhất định Chính

vì thế, truyện phải có chuyện, tức có cốt truyện gắn liền với hệ thống nhân vật Và để chuyển tải tác phẩm nghệ thuật của mình đến độc giả, nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người kể chuyện, các yếu tố nghệ thuật khác như điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu,…làm nên những đặc trưng riêng cho loại hình tự sự

Với đặc điểm và phương thức phản ánh trên, tự sự trở thành loại hình có khả năng phản ánh hiện thực sâu rộng nhất so với trữ tình và kịch Chức năng phản ánh cũng như nội

Trang 12

dung, tư tưởng của tác phẩm đều được thể hiện qua các phương thức nghệ thuật, cốt truyện, kết cấu, hình tượng người trần thuật, điểm nhìn, lời văn, giọng điệu…

1.1.2 Kết cấu tự sự

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là một chỉnh thể nghệ thuật được cấu tạo bởi nhiều yếu tố, bộ phận,…Và những yếu tố, bộ phận phải được sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nhất định Vì thế, khi đề cập đến tác phẩm văn học nói chung hay tác phẩm tự sự nói riêng, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố kết cấu

Bùi Việt Thắng định nghĩa: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức của văn bản nghệ thuật vừa

thể hiện thế giới nghệ thuật vừa biểu đạt tư tưởng tình cảm” [2;tr.113]

Theo Lại Nguyên Ân, kết cấu “là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ

thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài (…) là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại”[1;tr.167]; hay nói cách khác: kết cấu

“là toàn bộ tổ chức nghệ thuật phức tạp và sinh động của tác phẩm văn học”[5;tr.156] Từ

điển thuật ngữ văn học đã đi vào chi tiết, cụ thể hóa về bản chất hình thức của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Điều này phù hợp với xu hướng vận động mang tính tất yếu của khoa học nghiên cứu văn học Như thế, mọi định nghĩa đều thừa nhận kết cấu là một yếu tố tất yếu của tác phẩm tự sự Nếu không có yếu tố kết cấu thì không thể có một tác phẩm văn học

mà nó chỉ là khối những sự kiện, nhân vật chắp vá một cách vô hồn về cả hình thức và nội dung

Một tác phẩm nghệ thuật hay, có giá trị đích thực là ở đó người đọc không thể tự ý tách rời, hay cắt xén đi một yếu tố nào vì chúng đã được kết cấu theo ý đồ nghệ thuật nhất định của nhà văn Kết cấu có vai trò tổ chức và liên kết các yếu tố nghệ thuật khác nhau như: sắp xếp các sự kiện, biến cố, hành động của các nhân vật, tổ chức hệ thống các hình tượng, lựa

chọn về không gian, thời gian hay tổ chức ngôn ngữ, câu văn,…Kết cấu “bộc lộ tốt chủ đề

và tư tưởng của tác phẩm: triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như

là một hiện tượng thẫm mĩ” [5;tr.157] Có thể nói kết cấu là kĩ thuật, kĩ xảo của nghệ thuật

Kết cấu tạo nên một kiến trúc đa tầng chứa đựng nội dung của tác phẩm Mỗi nhà văn sẽ có

sở trường, sự sáng tạo, dụng ý riêng về mặt kết cấu để chuyển tải được thông điệp về nghệ

Trang 13

thuật trong tác phẩm Vì thế, kết cấu thể hiện nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn

Bên cạnh các yếu tố nghệ thuật khác, kết cấu cũng có những biến chuyển trải qua các thời kì văn học, đi cùng với bước tiến của nền văn học thế giới nói chung và nền văn học Việt Nam nói riêng Kết cấu trong tác phẩm văn học truyền thống thường theo trật tự thời gian trần thuật, tổ chức hệ thống nhân vật cũng theo cái nhìn nhị nguyên; truyện có mở đầu

và kết thúc rõ ràng Trong truyện ngắn hiện đại, kết cấu ngày càng phức tạp hơn và thường được xây dựng ở dạng kết cấu mở, kết cấu tương phản – đối lập, kết cấu theo đảo tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lí, kết cấu truyện lồng trong truyện, kết cấu phân mảnh,…Đó là các hình thức kết cấu thường gặp trong truyện ngắn của Thạch Lam, Nam Cao, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư…Các hình thức kết cấu này chứa đựng, dồn nén được nhiều sự kiện, nhân vật, tình tiết hơn để phát huy tối đa khả năng phản ánh hiện thực và tầng bậc ý nghĩa ở các hình thức và nội dung Và đặc biệt, chúng mở ra trường đối thoại giữa độc giả và người kể chuyện, khiến câu chuyện kể sinh động, khách quan hơn

1.1.2.1 Lời đề từ

Đề từ là “thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc

sau tiêu đề mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm” [6;tr.112]

Về hình thức, đề từ có thể là một câu hay một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm mà tác giả lựa chọn Cũng có thể được dẫn dắt một cách dài dòng, như là một câu chuyện bổ sung, tồn tại song song bên cạnh tác phẩm Cũng có khi lấy từ bên ngoài tác phẩm: có thể

là một danh ngôn, một đoạn trích từ kinh Phật, một câu thơ một câu hát dân gian một lời nói, một câu tục ngữ….Tất cả đều có thể vận dụng vào, mục đích là nhằm để bộc lộ chiều sâu của tư tưởng - chủ đề của tác phẩm, là một phần bổ sung không thể thiếu cho văn bản tác phẩm, góp phần tạo nên sự toàn vẹn của chỉnh thể, cũng như khơi nguồn cảm hứng cho tác giả trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Đề từ có thể xem như là một đoạn trữ tình ngoại đề thổi vào không gian tâm tưởng những day dứt và tạo một dấu ấn sâu đậm khắc ghi trong lòng người đọc

Trang 14

Về tần số xuất hiện của đề từ: Không phải tất cả tác phẩm văn học cũng đều có lời đề

từ, mà lời đề từ xuất hiện còn phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật cũng như tài năng của nhà văn Trong các tác phẩm nghiên cứu phê bình, thường sử dụng lời đề từ cho mỗi chương

như Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh, Chân trời có người bay của Đỗ Lai

Thuý hay tản văn, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng sử dụng lời đề từ cho văn xuôi tự sự với tần số cao

Chúng ta cần phải hiểu rõ, đề từ không phải là tên của tác phẩm, tên tác phẩm ngắn gọn, súc tích hơn, còn đề từ nó như là một ẩn dụ của nội dung câu chuyện Vì thế, chúng

ta cần phải lưu ý xem xét, nếu bỏ qua, hoặc bỏ sót sẽ không khám phá hết giá trị nội dung của tác phẩm

1.1.2.2 Cốt truyện

Cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách có nghệ thuật Qua đó, các tính cách hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng tác phẩm Chính vì vậy, nhiều nhà văn khi cầm bút sáng tác rất coi trọng cốt truyện

Môôm- nhà văn chuyên viết truyện ngắn thời hiện đại khẳng định sự cần thiết của cốt

truyện: “nhà văn sống bằng cốt truyện, y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy”

[11;tr.94]

Tương tự, A.Tônxtôi cho rằng: “cần tìm cho được cốt truyện Đôi khi chỉ xảy ra chốc

lát vài giây thôi, nhưng giống như một thứ thuốc thử đậm đặc, những cốt truyện hay có khả năng khiến cho tư tưởng, những quan sát và những hiểu biết đang chồng chất hỗn loạn bỗng hiện ra thành lớp lang rành mạch Những cốt truyện kiểu đó là cả một tìm tòi, một phát hiện” [11;tr.194] Sáng tạo truyện ngắn đồng nghĩa với sáng tạo cốt truyện Cốt truyện

đôi khi có sẵn trong cuộc sống, nhưng khai thác thế nào là công việc của nhà văn

Xoay quanh vấn đề cốt truyện trong tác phẩm tự sự, có rất nhiều ý kiến bàn luận và

định nghĩa khác nhau Theo Bal: “cốt truyện là lược đồ tối giản của các sự kiện trần thuật

không đưa ra những nét riêng biệt để cá thể hóa các tác nhân hay hành động thành tính cách và các sự kiện cụ thể” [18;tr.26] Với quan niệm này Bal đã xem cốt truyện là một

lược đồ hành động; nó là một quá trình trừu tượng hóa tổng hợp chứ không phải là hành động cụ thể, nở rộ mà chúng ta xây dựng khi đọc hoặc xem trần thuật Còn theo Lê Huy

Trang 15

Bắc: “cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể trong văn bản tự sự (và văn bản

kịch) mà người đọc có thể kể lại (…) Cốt truyện là cái khung để đở cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững” [24;tr.45] Nhà nghiên cứu này cũng lưu ý việc phân định

giữa truyện (story) và cốt truyện (plot) So với Lê Huy Bắc thì Trần Đình Sử nhìn nhận cốt

truyện ở phạm vi rộng hơn Ông cho rằng “cốt truyện là hệ thống những biến cố, sự kiện

được hình thành từ các hành động nhân vật, hay nói cách khác là sự vận động không gian, thời gian của cái được miêu tả” [5;tr.118] Cùng nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự kiện,

Trần Thiện Khanh quan niệm: cốt truyện trong tác phẩm tự sự bao “gồm một hệ thống sự

kiện, hành động mà trong quá trình vận động tạo nghĩa của chúng hình thành nên cái khung của sự kể” Với định nghĩa này, Trần Thiện Khanh nhấn mạnh điều kiện hình thành nên cốt

truyện tự sự là người kể, hành động kể và câu chuyện kể Khác với các tác giả trên, Đinh Thị Khang khi nghiên cứu về yếu tố không gian, thời gian trong cấu trúc văn bản tự sự đã

cho rằng: “Đối với tác phẩm tự sự, cốt truyện là nội dung hiện thực mà tác phẩm chiếm

lĩnh, và phản ánh” [17;tr.256] Đây là một khái niệm chung, chưa đi sâu, cụ thể vào những

yếu tố cấu thành cốt truyện

Trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể

được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm… hoặc có thể là toàn bộ các biến cố, sự kiện được nhà văn kể ra và cái mà người đọc có thể đem kể lại” [7;tr.130]

Nhìn chung, các định nghĩa về cốt truyện tự sự đều thừa nhận: chất liệu cơ bản tạo nên cốt truyện là hệ thống các sự kiện Cốt truyện là tiến trình các sự kiện diễn biến theo những nguyên tắc nhất định dẫn đến một kết cục chung, thể hiện những mối quan hệ giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nào đó nhằm hướng đến chủ đề của câu chuyện được kể trong tác phẩm tự sự Khái niệm cốt truyện chỉ dùng chủ yếu cho tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Có thể nói, cốt truyện là yếu tố đầu tiên, yếu tố quan trọng bậc nhất của tác phẩm tự sự

Nó là phương tiện đắc lực để nhà văn tái hiện các xung đột trong nội tại tính cách của con người, gần với việc tổ chức tình huống Từ đó, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm được soi sáng Điều đó cho thấy cốt truyện biểu thị năng lực hư cấu và thế giới quan của chủ thể thẩm mĩ Mọi cốt truyện đều là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan Cốt truyện chi phối các

Trang 16

yếu tố tự sự như điểm nhìn, ngôi kể,… Một khi đã có chuyện kể chắc chắn phải có cốt

truyện Cốt truyện “tuân thủ nguyên tắc: “có truyện để kể””

Cốt truyện bao gồm các thành phần: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút Các thành phần này có ý nghĩa tương đối và cần được nhận thức một cách linh hoạt khi đi vào tìm hiểu

và phân tích tác phẩm, tuy rằng mỗi thành phần của cốt truyện có một vị trí và chức năng riêng Thắt nút là sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của một mối quan hệ tất yếu sẽ phát triển trong tác phẩm Trong một tác phẩm có nhiều thắt nút Phát triển là phần quan trọng của cốt truyện, là những sự kiện, sự triển khai và sự vận động của các mối quan hệ, các mối quan hệ được nảy sinh từ phần thắt nút Cao trào là sự kiện phát triển đến đỉnh điểm là bước ngoặt đối với sự phát triển của cốt truyện Mở nút là sự kiện hoặc chuỗi sự kiện sau cùng đánh dấu

sự kết thúc của các mối quan hệ, chấm dứt một quá trình vận động và giải quyết các xung đột trong tác phẩm Ở một số tác phẩm lớn còn có phần trình bày ở đầu tác phẩm và vĩ thanh ở cuối tác phẩm Ngoài những thành phần trên còn có các yếu tố ngoài cốt truyện và các tình huống giữa các sự kiện Đó là kể một cách đầy đủ, theo trình tự thông thường Tuy nhiên, không phải bất cứ cốt truyện nào cũng nhất thiết phải bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy mà cấu trúc của cốt truyện có sự biến hóa sinh động như cuộc sống muôn màu tùy thuộc vào quan hệ thẩm mĩ của tác giả đối với hiện thực và ý đồ nghệ thuật mà nhà văn muốn thể hiện Hiểu được cốt truyện là bước đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức tranh đời sống

và hiểu ý nghĩa của tác phẩm

1.1.2.2.1 Chi tiết nghệ thuật

Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng Chi tiết là một yếu tố quan trọng trong các sáng tác văn học, là phương tiện cơ bản để thể hiện nhân vật và tính cách sao cho sinh động, hấp dẫn Chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của

tư tưởng tác phẩm, đóng vai trò như một vật liệu xây dựng tạo nên tình huống truyện và làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí Những chi tiết đắt giá càng làm bậc lên cốt truyện

Trong Thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử đã viết rằng “Hình tượng nghệ thuật được

dệt nên từ những chi tiết nhỏ” [15;tr.82] Và Trần Đình Sử định nghĩa chi tiết như sau: “chi tiết là những yếu tố nhỏ tự nó không có ý nghĩa độc lập nhưng lại biểu hiện đựơc ý nghĩa

Trang 17

của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào” [15;tr.82] Chi tiết có giá trị rất lớn để biểu hiện tính

cách phẩm chất nhân vật Nhiều khi chỉ một chi tiết đắt mà làm toát lên được cả thần thái của nhân vật

Chi tiết và chủ đề tạo nên một mối quan hệ mật thiết với nhau Chi tiết dù hay đến đâu

mà “không phục vụ chủ đề thì cũng trở nên vô ích” Trong truyện ngắn, tìm được chi tiết hay đã khó nhưng muốn làm cho nó phát lộ hết các nội dung, ý nghĩa thì phải đặt nó trong một “mắt xích” nghĩa là đặt chi tiết trong mối liên hệ với nhau Tác phẩm được soi rọi, làm sáng tỏ ý nghĩa là nhờ vào những chi tiết

Chủ đề tác phẩm được thể hiện tràn đầy, sâu sắc cần thiết phải chọn tìm được những chi tiết phát sáng, những chi tiết không thể thay thế, chi tiết đắt, nhiều ẩn ý, thể hiện chiều sâu Một chi tiết đắt giá phải là một chi tiết chân thực còn cần phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn của tác giả, năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống

và con người

Hệ thống chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự phong phú đa dạng hơn so với hai loại kịch và trữ tình Chi tiết trong tác phẩm trữ tình thường gắn với chất thơ còn chi tiết trong tác phẩm tự sự thì mang chất văn xuôi và nhiều loại Chi tiết là những nét cụ thể được nhà văn sử dụng để miêu tả về ngoại hình, tâm lí, sinh lí, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói, phong cảnh, phong tục, đồ vật, binh khí, lịch sử, đời sống văn hóa, sản xuất,…bao gồm cả những chi tiết tưởng tượng, liên tưởng, hoang đường mà không nghệ thuật nào khác trình diễn được Tóm lại, đó là mọi chi tiết về sự tồn tại con người Đan dệt hàng loạt chi tiết với nhau mới có được một bức tranh bằng ngôn ngữ có thể tạo nên ấn tượng tương đối xác định

Do đặc điểm của truyện ngắn là miêu tả cuộc sống không thi vị hóa, không lãng mạn

hóa, cũng không lí tưởng hóa mà miêu tả cuộc sống gần với đời thực Truyện ngắn có khả năng phản ánh cuộc sống ở góc độ đời tư Nhân vật trong truyện ngắn là con người “nếm trải”, trong truyện ngắn tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra như trong hiện thực Cho nên

Trang 18

không giống như truyện cổ tích có kết thúc có hậu, truyện ngắn chấp nhận cả kết thúc không

có hậu vì cuộc sống thực sự không giống như mong đợi của con người mà có rất nhiều biến

cố xảy ra, con người phải tự giải quyết những vấn đề của mình và có khi con người thua cuộc Và cũng có thể là kết thúc mở còn bỏ ngỏ nhà văn chỉ miêu tả đến một lúc nào đó rồi dừng lại nhưng cuộc sống của nhân vật thì không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục diễn biến và thay đổi không ngừng, để cho người đọc tự nghĩ ra kết thúc bằng những suy tư về cuộc sống của chính bản thân Mỗi kết thúc đều thể hiện một quan điểm của tác giả về cuộc sống, một chân lí trong cuộc sống

1.1.2.3 Kết cấu truyện

1.1.2.3.1 Tình huống truyện

Tình huống (còn gọi là tình thế, cảnh huống, trường hợp) Theo nhà văn Nguyễn Minh

Châu: “Đó là sự tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh Những nhà văn có tài tạo

ra những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến, hoặc tượng trưng

Có những nhà văn lại cố tình đưa nhân vật của mình vào những va chạm bình thường hằng ngày Những tình huống giao tiếp bình thường hằng ngày ai cũng đã nhiều lần trải qua và cái tình thế xảy ra lại nằm trong tâm trạng tính cách của con người” [20;tr.43]

Trong một tác phẩm tự sự có rất nhiều tình huống nhưng trong đó sẽ có rất nhiều tình huống mà ở đó sẽ làm bật lên câu chuyện Tình huống truyện là một yếu tố không thể thiếu khi sáng tạo ra một tác phẩm Tình huống truyện tạo nên một hiện tượng xã hội, và tạo nên vấn đề trong câu truyện Nó giúp người đọc nhận biết được nhân vật, phát hiện ra tính cách, cuộc sống, hoàn cảnh xã hội nơi mà nhân vật đang hiện hữu Tình huống truyện là đầu mối quan trọng trong từng câu chuyện, không có tình huống thì không có câu chuyện Chúng ta

có thể hiểu bản chất của tình huống qua một số dạng thức tóm tắt của tác giả Bùi Việt Thắng [21;tr.44-49] như sau:

Tình huống truyện là thời khắc tiêu biểu (có người gọi là khoảnh khắc, chốc lát, ) có ý nghĩa cực kì quan trọng trong cuộc sống con người

Tại thời khắc đó các nhân vật có cơ hội châu tuần lại, gắn kết với nhau (mà trước đó họ vốn xa lạ với nhau hoặc gắn mà chưa có điều kiện hiểu biết lẫn nhau)

Tại thời khắc đó đã bộc lộ cái bản chất trong quan hệ giữa các tính cách nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh

Trang 19

Tình huống là sự thể hiện sâu sắc các chủ đề tác phẩm

Một số tình huống truyện ngắn:

- Tình huống - kịch: bao hàm các xung đột mang tính kịch cao, trong đó sự va chạm

giữa các nhân vật là trở nên gay gắt bị dồn nén trong một không gian, thời gian và hành động theo quy tắc “tam nhất” của kịch

- Tình huống - luận đề: là cách tạo dựng tình huống truyện theo những luận đề, những

tư tưởng có sẵn để tạo ra những truyện ngắn - luận đề

- Tình huống - tâm trạng (còn gọi là tình huống - tâm lí): là loại tình thế xảy ra trong

tâm trạng, tính cách của nhân vật khi va chạm vào cuộc sống Loại tình huống này thường

có trong truyện tâm tình, truyện không có cốt truyện tiêu biểu nhưng sâu sắc về tâm lí

- Tình huống - tượng trưng: là kiểu tình huống trong đó cái ý nghĩa của hình tượng, sự

bộc lộ chủ đề rất kín đáo, thậm chí có khi bị phủ bởi một lớp sương mờ huyền hoặc Theo nghĩa rộng, tượng trưng chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó Kiểu tình huống này thường phản ánh mối quan hệ giữa cái ảo và cái thực trong đời sống, cần phải nhận thức cái này thông qua cái kia

Bên cạnh đó, còn có một số tình huống truyện như tình huống tương phản, tình huống thắt nút

Như vậy, việc phân chia các dạng tình huống khác nhau là thao tác cần thiết để tìm hiểu các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn trong việc tiếp cận và thể hiện hiện thực đời sống Trong tác phẩm tự sự, tình huống gắn liền với những biến cố của sự kiện, của nhân vật Tình huống truyện càng sinh động thì càng hứng thú người đọc Do đó, tạo tình huống là phần lao động quan trọng nhất của qui trình sáng tạo một truyện ngắn Người viết có được một tình huống đặc sắc là đã có một tiền đề khá chắc chắn cho thành công của cả truyện ngắn Còn người đọc, nắm được tình huống thì xem như đã có một chìa khoá tin cậy để mở vào thế giới bí ẩn của tác phẩm Và khi phân tích truyện theo tình huống cần chú ý đảm bảo các bước: Xác định tình huống; nhận diện loại tình huống; diễn biến tình huống và ý nghĩa của tình huống

Trang 20

1.1.2.3.2 Tính đối thoại

Tính đối thoại là một đặc trưng của tác phẩm tự sự, chứa đựng nhiều tiếng nói khác nhau, được tạo nên bởi đối thoại giữa các nhân vật với những tình cảm, suy tư khác nhau, đối lập nhau, đứng cạnh nhau, trao đổi, tranh luận với nhau

Theo Từ điển văn học đối thoại là “sự giao tiếp bằng lời nói giữa hai người (hoặc

nhiều hơn) với nhau; một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng

là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật;…trong đó tư tưởng của tác giả được khai triển dưới dạng trò chuyện, tranh cãi giữa hai người (hoặc nhiều người)” [8;tr.448]

Ngôn từ đối thoại là nhân tố tổ chức văn bản ngôn từ, hiện diện với tư cách là đối tượng của sự miêu tả, nên nó mang màu sắc chủ quan và bộc lộ đặc tính của những chủ thể phát ngôn Các lời phát ngôn tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các quá trình giao tiếp và thực hiện giao tiếp đều có tính chất đối thoại

Đặc trưng của đối thoại là sự luân phiên của các phát ngôn ngắn, của những người phát ngôn khác nhau Yếu tố đối thoại đã có mặt ở lời nói của một người, được kích thích bởi nét mặt và cử chỉ của người cùng trò chuyện Ở thế kỷ XIX-XX ngôn từ mang tính chất đối thoại được sử dụng đa diện và rộng rãi hơn các giai đoạn trước, do nhà văn chú trọng đến đời sống riêng tư của con người, chú trọng đến việc khắc họa ngôn ngữ cá nhân và ngôn ngữ xã hội Đối thoại được xem như là bản chất quan trọng nhất của hoạt động lời nói, một

phương tiện của tồn tại con người, nên ngôn từ đối thoại “là các kiểu xúc tiếp không mang

tính quang phương, tính công cộng; là kiểu trò chuyện giản dị, xuề xòa, nói bằng khẩu ngữ;

là không khí bình đẳng về tinh thần – đạo đức giữa những người phát ngôn” [8;tr.448]

1.1.3 Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật

1.1.3.1 Điểm nhìn trần thuật

Trong văn bản trần thuật, điểm nhìn là một tiêu điểm quan trọng của nghiên cứu văn học, là một vấn đề then chốt của kết cấu văn bản trần thuật Và là vấn đề quan hệ giữa người sáng tạo và cái được sáng tạo Điểm nhìn được xem như là một yếu tố quan trọng hàng đầu của nghệ thuật tự sự

vấn đề quan trọng trong tác phẩm tự sự Ông nhấn mạnh: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan

trọng là điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [3;tr.90]

Trang 21

Trong Lý luận văn học, các nhà lý luận cho rằng: “Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần

thuật các sự kiện về đời sống được, nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với các

sự vật hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hoặc gần, cao hay thấp, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật” [13;tr.310]

Với nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hoà, điểm nhìn “không phải là lập trường chính trị

xã hội mà là toạ độ thời gian được lựa chọn cho hoạt động kể chuyện, phát triển nội dung, sắp xếp bố cục, hư cấu thành truyện” [9;tr.122]

Đề xuất một khái niệm điểm nhìn toàn diện, Trần Đình Sử định nghĩa: điểm nhìn trần

thuật “không chỉ là điểm nhìn thuần tuý quang học như khái niệm tiêu cự, tụ điểm mà nó

còn mang nội dung, quan điểm, lập trường tư tưởng, tâm lý của con người” [16;tr.182]

Như vậy, cơ bản các ý kiến của các nhà nghiên cứu đều chỉ ra một đặc điểm mang tính chất chức năng của điểm nhìn là nó thể hiện vị trí và quan điểm, thái độ của chủ thể trần thuật đối với việc trần thuật Nói cách khác, điểm nhìn là phương thức miêu tả, trình bày, là cách nhìn, cách cảm thụ của người trần thuật về câu chuyện được kể

Để nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu thì khái niệm điểm nhìn phải gắn với ngôi kể (hay ngôi trần thuật) của người kể chuyện (hay người trần thuật) Điểm nhìn trần thuật chia thành hai loại: Điểm nhìn trần thuật bên ngoài (điểm nhìn khách quan ở ngôi thứ ba của người kể chuyện hàm ẩn) và điểm nhìn bên trong (điểm nhìn chủ quan của người kể chuyện xưng “tôi”) Loại điểm nhìn thứ nhất là điểm nhìn sử dụng trong các truyện kể truyền thống với người kể chuyện là người biết tất và kể lại câu chuyện theo ý kiến khách quan của mình Người kể chuyện này luôn luôn đứng cao hơn nhân vật Còn kiểu điểm nhìn thứ hai là điểm nhìn trong các truyện kể hiện đại với người kể chuyện được lộ diện ở ngôi thứ nhất đồng thời là nhân vật Tuy nhiên, trong thực tế sáng tác, đặc biệt là các sáng tác hậu hiện đại, các nhà văn không chỉ sử dụng một điểm nhìn cố định từ đầu đến cuối tác phẩm mà có sự di chuyển linh hoạt các điểm nhìn để tạo nên tính chất đa thanh, phức điệu cho tác phẩm Với loại điểm nhìn này, nhà văn bắt buộc phải sử dụng đến nhiều ngôi kể (có khi là ngôi thứ nhất, có khi là ngôi thứ ba hoặc có thể cả ngôi thứ hai) Và như vậy, vị trí của tác giả (người

kể chuyện) không còn cao hơn nhân vật nữa mà bằng hoặc thấp hơn nhân vật

Trang 22

Như vậy, điểm nhìn trần thuật là một phương thức quan trọng trong nghệ thuật tự sự, giúp người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn trong quá trình thể hiện tư tưởng nghệ thuật trong tác phẩm của mình

1.1.3.2 Giọng điệu trần thuật

Trong nghệ thuật tự sự, giọng điệu là một yếu tố quan trọng bên cạnh điểm nhìn Mỗi một tác phẩm tự sự, tác giả đều có những giọng điệu đặc trưng riêng Nếu thiếu giọng điệu

ấy thì tác giả cũng như tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt và thiếu bản sắc

Trong đời sống hằng ngày, giọng điệu là giọng nói, lối nói biểu thị thái độ của người phát ngôn Giọng điệu trong văn học là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ học” được thể hiện ở ngôn ngữ và điểm nhìn của chủ thể đối với hiện thực và đối tượng được đề cập tới

Có rất nhiều định nghĩa về giọng điệu, theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là

“thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu

tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…” [7;tr.134]

Bên cạnh đó, giọng điệu còn “có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và

tác dụng truyền cảm cho người đọc Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết

ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [7;tr.134]

Nguyễn Thái Hoà trong Những vấn đề thi pháp của truyện đã khẳng định: “Giọng

điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể” [9;tr.154] Nhà lí luận này cũng nhấn mạnh rằng: “Giọng kể trong truyện là hiệu quả của giọng văn đem sử dụng vào việc kể chuyện, định hướng bởi loại thể (kể, tả, lập luận, đưa đẩy), bởi đối tượng và nội dung được kể nó là biến thiên của giọng trong trường hợp bị khúc xạ vào hoàn cảnh cụ thể, tuy vậy mỗi truyện cũng có một cấu trúc giọng kể riêng và người kể phải giữ nhất quán” [9;tr.160]

Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, N Pospelov còn coi giọng điệu là “các kiểu cách

dùng để kể câu chuyện” của nhà văn [3;tr.89]

Như vậy, không thể xét một văn bản tự sự mà không đề cập đến giọng điệu trong tác phẩm đó Nếu như trong đời sống, giọng điệu giúp ta nhận ra con người cụ thể thì trong văn học giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả Nên đòi hỏi người trần thuật phải có khẩu khí, có

Trang 23

giọng điệu phù hợp với đối tượng và mang nội dung khái quát nghệ thuật Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn khi sáng tạo tác phẩm Tuy nhiên, khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, sắc thái khác nhau trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo để tạo nên tiếng nói đa thanh, phức điệu cho tác phẩm tự sự chứ không đơn điệu Giọng điệu là một hiện tượng nghệ thuật, thống nhất với toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm với tư cách là một yếu tố của sinh thể nghệ thuật toàn vẹn Giọng điệu vừa mang nội dung vừa khái quát nghệ thuật và phối hợp với đối tượng mà nó thể hiện Bởi vậy

để xác định giọng điệu của một nhà văn, chúng ta căn cứ vào đối tượng thể hiện, vào sự lặp lại của các yếu tố hình thức Khi bàn về vấn đề giọng điệu trong văn chương, Khrapchenko

nhận định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong môi trường và giọng điệu

nhất định Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách

là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [10;tr.167,168]

Có thể nói, giọng điệu giữ vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo của nhà văn Một nhà văn thành công không thể không có một giọng điệu cho riêng mình để gọi là bản sắc, phong cách độc đáo của nhà văn đó Giọng điệu trần thuật đi cùng với điểm nhìn được đặt vào hình tượng người kể chuyện mà nhà văn gửi gắm thái độ, quan điểm của mình về hiện thực và nhân sinh trong tác phẩm tự sự

Tạp chí văn học và nghệ thuật Cà Mau Sau khi tạp chí đăng truyện ngắn của chị, chị chính

thức theo đuổi sự nghiệp sáng tác Chính những hoài bảo ước mơ đó đã giúp Nguyễn Ngọc

Tư trở thành một cây bút chuyên nghiệp - một nhà văn với những tác phẩm có giá trị

Trang 24

Với sự vươn lên và có được thành công Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, trung ương Đoàn Đặc biệt, chị nhận được giải thưởng ASEAN

Nguyễn Ngọc Tư vừa là nhà báo, vừa là nhà văn Chị là một trong những hội viên trẻ nhất của Hội nhà văn Việt Nam Các tác phẩm chính được xuất bản là:

Ngọn đèn không tắt (Tập truyện - Nxb Trẻ - 2000)

Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi - Nxb Trẻ - 2001)

Giao thừa (Tập truyện - Nxb Trẻ - 2003)

Biển người mênh mông (Truyện ngắn – Nxb Kim Đồng - 2003)

Nước chảy mây trôi (Truyện ngắn – Ký - Nxb Văn nghệ TPHCM - 2004)

Sầu trên đỉnh Puvan (2007)

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Văn hóa Sài Gòn - 2005)

Cánh đồng bất tận (Tập truyện ngắn – Nxb Trẻ - 2005)

Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)

Ngày mai của những ngày mai (2007)

Gió lẻ và chín câu chuyện khác (Tập truyện – Nxb Trẻ - 2008)

Biển của mỗi người (2008)

Yêu người ngóng núi (tái bản 2010)

Khói trời lộng lẫy (Tập truyện – Nxb Trẻ - 2010)

Sông (Tiểu thuyết – Nxb Trẻ - 2012)

1.2.2 Tác phẩm

1.2.2.1 Giới thiệu tập truyện “Cánh đồng bất tận”

Tập truyện Cánh đồng bất tận gồm có 14 tác phẩm: “Cải ơi”, “Thương quá rau răm”,

“Hiu hiu gió bấc”, “Huệ lấy chồng”, “Cái nhìn khắc khoải”, “Nhà cổ”, “Mối tình năm cũ”,

“Cuối mùa nhan sắc”, “Biển người mênh mông”, “Nhớ sông”, “Dòng nhớ”, “Duyên phận so le”, “Một trái tim khô”, “Cánh đồng bất tận”

Tập truyện Cánh đồng bất tận viết về hiện thực xã hội của một bộ phận người dân

nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long, với những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, đang tồn tại trong xã hội Việt Nam Tập truyện được thể hiện với bút pháp tự sự tự nhiên, chân chất, nhẹ nhàng đậm chất Nam Bộ, nhưng lại ẩn chứa nội

Trang 25

dung tư tưởng sâu sắc Bên cạnh việc thể hiện những suy tư trăn trở về số phận của những người nông dân, Nguyễn Ngọc Tư còn thể hiện thái độ phê phán một cách nhẹ nhàng, kín đáo những mặt trái của hiện thực cuộc sống, những tiêu cực đang hiện diện trong xã hội, đồng thời tác giả đã thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống, bộc lộ một cái nhìn hướng thiện và bao dung rộng lượng vị tha đối với con người

1.2.2.2 Tóm tắt mười bốn tác phẩm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận”

Cải ơi, truyện kể về cuộc đời lưu lạc thăng trầm nơi xứ lạ quê người của ông Năm

Nhỏ Đứa con riêng của vợ tên là Cải, bỏ nhà đi vì làm mất đôi trâu Vợ ông và mọi người

nghĩ rằng ông đã giết Cải nên luôn trách ông Ông rất khổ sở vì chịu nổi oan “giết chết con riêng” của vợ Và để giải nỗi oan ấy ông phải bôn ba hơn mười năm trời, làm sai vặt trong

đoàn hát để nhắn tìm con, rồi đi bán kẹo kéo Ông càng già đi trong niềm mong mỏi đi tìm

con bé nhưng vẫn bặt vô âm tính

Thương quá rau răm truyện kể về nhân vật Văn – một bác sĩ trẻ ở thành phố về công

tác ở trạm xá cù lao Mút Cà Tha Năm người bác sĩ đến đây rồi cũng lại ra đi Trưởng ấp Tư Mốt ngay lần gặp đầu tiên, ngó Văn cũng hiền, nên ông rất quý và luôn đối xử tử tế với anh Ông hay đến trạm xá nói chuyện với Văn để mong giữ anh ở lại lâu dài Nga- con gái ông

Tư Mốt luôn chăm sóc và đem lòng yêu Văn Nhưng cuộc sống ở đất cù lao thiếu thốn và buồn đã khiến Văn không thể gắn bó lâu dài Cuối cùng Văn đã bỏ ra đi không lời từ biệt

Hiu hiu gió bấc truyện xoay quanh nhân vật Hết Anh là người hiền lành, giỏi giang

lại rất hiếu thảo, nhưng chỉ tội cái tật mê cờ Anh và chị Hoài rất yêu nhau nhưng đành dang

dở vì mẹ chị Hoài chê anh Hết nghèo Ngày chị Hoài lấy chồng, anh ngồi đánh cờ tỉnh bơ,

nhưng nước mắt anh rớt trên con tướng bởi “thương con chốt Qua sông là không mong

về” Còn Hảo, yêu đơn phương anh, chờ đợi anh đến thành gái lỡ thì, trong khi anh luôn

thầm lặng chôn chặt tình yêu trong lòng Đã bốn mùa gió bấc và thêm một mùa gió bấc nữa

nhưng chị Hảo vẫn chưa lấy chồng Bởi “chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông”

Và kết thúc tác phẩm là hình ảnh “gió bấc hiu hiu lại về”

Huệ lấy chồng truyện mở đầu là cuộc nói chuyện của Huệ và một cô bạn thân tên

Điềm trong một đêm vu quy của Huệ Thi và Huệ từng học và chơi chung từ nhỏ Lớn lên hai người yêu nhau Thi là giáo viên dạy cấp II, tiền lương không bao nhiêu nhà lại nghèo nên Thi xin lên trường huyện dạy thêm để kiếm tiền cưới Huệ Biến cố xảy xa từ đây, Thi

Trang 26

bất ngờ cưới con gái trưởng phòng giáo dục, rồi Huệ cũng quyết định lấy Thuấn - một gia đình khá giả

Cái nhìn khắc khoải truyện bắt đầu từ việc Khoa gọi điện cho nhân vật “tôi” nói về

bức hình của một ông già có khuôn mặt đầy thần thái Đó là Ông Hai, làm nghề nuôi vịt chạy đồng Lúc trước từng tham gia chiến tranh, khi trở về vợ đã bị chết vì đạn pháo Ông sống một mình giữa bầy vịt, lang bạc hết đồng này tới đồng khác Trên đường về nhà ông gặp và cưu mang một người phụ nữ bị chồng bỏ rơi (vì trốn nợ) Người phụ nữ này sống nhờ trong căn nhà lá cũ mềm của ông Hai Sau đó ông còn dò la tin tức để tìm nơi chồng cô

ở để chỉ đường cho cô tìm đến Còn mình chỉ ngoái nhìn theo với cái nhìn khắc khoải

Nhà cổ truyện do nhân vật “tôi” kể về hai anh em của Tứ Hải và Tứ Phương Tứ Hải

và Tứ Phương sống trong một ngôi nhà cổ ở Phương Điền Hai anh em rất yêu thương và hy sinh cho nhau, đặc biệt là đều đem lòng thương chị Thể - một người đẹp người, đẹp nết Tốt nghiệp trung học Tứ Phương đi bộ đội, khi ra quân anh làm bảo vệ cơ quan tòa án thành phố Còn Tứ Hải cưới chị Thể Cô bạn láng giềng Út Nhỏ, luôn cảm thông và chia sẻ với Tứ Phương Anh Tứ Hải luôn nghĩ rằng Út nhỏ và em mình yêu nhau Truyện kết thúc ở chi tiết

Tứ Hải nói em mình sắp cưới vợ, ai cũng buồn cho Út Nhỏ, còn Út Nhỏ thì không buồn vì

Phương lấy vợ mà buồn “vì chiều nay “Nhân Phủ” đã sụp đổ trong lòng”

Mối tình năm cũ truyện bắt đầu từ việc đạo diễn Trần Hưng làm phim tài liệu về liệt sĩ

Nguyễn Thọ Anh xin được quay chân dung dì Thấm - mối tình năm cũ của liệt sĩ, nhưng ông Mười không đồng ý Ông Mười là chồng của dì Thấm, ông luôn hết lòng hết dạ yêu thương vợ Mọi người nghĩ ông ghen với Nguyễn Thọ, nhưng thực chất ông không muốn khơi lại những kỉ niệm đau lòng trong quá khứ Ông đã đem đốt tất cả thư của Nguyễn Thọ

vì không chịu được cảnh đau lòng khi thấy đôi mắt sưng húp của dì Thấm Cũng vì chuyện này mà Thảo - con trai của Nguyễn Thọ và dì Thấm giận ông và bỏ nhà đi Lần thứ hai Trần Hưng đến nhà xin được ông chấp thuận nhưng ông vẫn không đồng ý Lần thứ ba, vì Trần Hưng đã thực sự hiểu nổi đau của mình nên ông Mười đã chở vợ đến Gò Cây Quao - nơi dì Thấm và Nguyễn Thọ từng hẹn hò và cũng là nơi Nguyễn Thọ hy sinh để quay phim Tại đây dì Thấm đã run rẩy không mở lời được và chỉ biết khóc Ông Mười cầm chiếc khăn rằn lau nước mắt cho dì mà đau xót Truyện kết thúc khi phim được chiếu trên truyền hình Phim rất hay, rất chân thực và xúc động về mối tình năm cũ Dù không có cảnh ông Mười

Trang 27

lau nước mắt cho vợ nhưng mọi người luôn nhớ hình ảnh “một chiếc khăn rằn, một bàn tay,

một tấm lưng rộng Và họ suy nghĩ…”

Cuối mùa nhan sắc kể về cuộc đời ông Chín Vũ, vốn xuất thân là “công tử Bạc Liêu”,

mê cô đào Hồng, bỏ nhà đi theo gánh hát làm chân kéo màn Đào Hồng có thai với kép Thường Khanh Để cứu danh dự cho đào Hồng, ông Chín đã đứng ra nhận là cha đứa bé Mười ngày sau khi bị bắt vì nghi là Việt cộng, ông trở về thì không còn gặp đào Hồng nữa Ông Chín đi tìm, đến khi gặp thì nhan sắc của cô đã tàn phai Ông đưa cô về nhà dưỡng lão

“Buổi chiều” do ông sáng lập ra Ông đi bán vé số, còn đào Hồng đi bán chè Thường Khanh đến nhà tìm đào Hồng nhưng nhan sắc tàn phai không còn là đào Hồng mà ông từng thương nhớ Thường Khanh từ đó không còn đến nữa Tác phẩm kết thúc là cảnh người đàn

bà mà ông Chín suốt đời yêu thương bệnh nặng và qua đời

Biển người mênh mông Truyện xoay quanh nhân vật Phi và Ông Sáu Đèo Phi là một

nghệ sĩ, sống với bà ngoại, nên rất thiếu thốn tình cảm của cha mẹ Lúc ngoại còn sống hay nhắc Phi cắt tóc Đến khi ngoại mất, Phi trở nên rất cô đơn Phi gặp được ông Sáu Đèo - bôn

ba gần bốn mươi năm để tìm vợ Ông cũng hay nhắc Phi cắt tóc, rồi cùng Phi uống rượu Hai người một già một trẻ nhưng lại xem nhau như “tri âm tri kỷ” trong cái “biển người mênh mông” Trước khi tiếp tục cuộc hành trình tìm vợ, ông Sáu để lại con bìm bịp mà đã theo ông từ lâu, nhờ Phi chăm sóc Từ đó ông Sáu chưa một lần trở lại Và giữa biển người mênh mông dù gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười, cùng hát cho họ nghe, cùng chạm

ly uống đến say…nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc nữa

Nhớ sông viết về ông Chín và hai cô con gái tên Giang và Thủy Giang là con gái lớn

Lúc Giang ba tuổi, bị bệnh sởi, nhà nghèo, ông Chín chỉ có hai công đất cũng đành bán lấy tiền chữa bệnh cho con Sau đó mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bông Lúc Giang mười tuổi

mẹ Giang chết trên sông trong một lần mưa và gió lớn Từ đó ba cha con suốt năm này qua năm khác luôn gắn bó với sông - nơi có xương thịt của người đàn bà xấu số (má Giang) Vì không muốn con có cuộc sống giống mình nên ông cho đứa lớn lấy chồng lên bờ Còn lại con Thủy đi với ông Nhưng vì nhớ ghe, nhớ sông nên Giang cũng trở về với ông Chín Thương con ông đã quyết định bán chiếc ghe để lên bờ sống, vì không muốn hai đứa con rồi những đứa cháu mình phải sống cuộc đời lênh đênh

Dòng nhớ truyện do nhân vật “tôi” kể về chuyện tình của má, ba nhân vật và người

Trang 28

của bà nội, vì Hai Giang đã có một đời chồng Hai người quyết định sống kiếp thương hồ cùng nhau Có với nhau một đứa con nhưng chết đuối, đau khổ, ông trở về nhà, chấm dứt cuộc sống trên sông, rồi cưới vợ Hằng ngày ông luôn nhớ về người xưa, rồi ra nhìn dòng sông một cách tha thiết Vợ ông tìm gặp người phụ nữ đó Sau khi đã gặp và nói chuyện, bà

đã quyết định dọn nhà ra chợ sống để chồng phải xa sông Sau đó thì ba nhân vật chết Kết

thúc truyện là sự nổ lực tìm kiếm Hai Giang của mẹ nhân vật để “cho dì hay và nói với dì,

nếu sống mà không gần được, chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi” Bà mong

muốn chấm dứt cái cảnh: chồng nằm bên mình mà hồn vẫn hướng về những dòng sông

miên man chảy

Duyên phận so le truyện bắt đầu bằng chi tiết một nhóm tiếp viên ở khu du lịch văn

hóa So Le kể về cuộc đời của mình Xuyến là nhân vật chính của truyện, có một cuộc đời buồn nhất Xuyến yêu Khởi và bỏ cha mẹ theo người yêu, nhưng bị Khởi phụ bạc, phải bỏ đứa con mình đứt ruột sinh ra bên một gốc cây ven đường Sau đó Xuyến làm “tiếp viên” ở mũi So Le Nơi đây diễn ra mối tình giữa Xuyến và những người đàn ông đến mua vui Xuyến gặp được anh Năm rất thương Xuyến, bảo Xuyến đi theo cùng, nhưng gì không quên được Khởi và nơi đây có đứa con của mình Cuối cùng Xuyến quyết định tiếp tục những duyên phận chợt đến chợt đi của mình ở So Le

Một trái tim khô truyện kể về nhân vật Hậu Cô vốn là Tổng giám đốc công ty Mặt

Trời, yêu và lấy Thường Thường muốn chiếm gia sản nên thuê người giết Hậu Hậu không chết, nhưng lại rất đau, không đau ở vết thương da thịt mà Hậu đau vì vết thương trong

lòng Bởi Hậu nghe cái câu của người giết Hậu “Đừng oán tôi nghen, có oán thì oán chồng

bà” Hậu bị trầm uất, hoang tưởng, rối loạn tâm thần Trong lúc nằm viện người chồng cũng

tới lui chăm sóc vài lần, nhưng khi tiếp nhận chức vụ của Hậu thì cũng không đến nữa sau

đó cũng cưới người khác, bỏ lại Hậu với nhỏ Thỏ - đứa con gái của hai người Hậu thuê một căn nhà nhỏ để ở và xin quét dọn ở bệnh viện Ở căn nhà thuê này Hậu đã gặp người đàn ông tên Nhâm - người được thuê giết Hậu lúc trước Nhâm đem lòng yêu Hậu Hậu cũng thương Nhâm nhưng không thể đến được với nhau, bởi sẽ không biết phải đối mặt với nhau

như thế nào khi “đã gặp gỡ nhau một lần, ở cua Bún Bò, trong một tối đèn u ám vàng vọt

mà cái vệt sắc lạnh của con dao lại lóe lên…”

Cánh đồng bất tận truyện xoay quanh gia đình ba cha con ông Út Vũ Út Vũ làm nghề

thợ mộc Ông kết duyên cùng một cô gái xinh đẹp và có với nhau hai đứa con: Nương và

Trang 29

Điền Người vợ ngoại tình, sau đó bỏ nhà ra đi Hận vợ phụ tình, ông Vũ đốt nhà, dắt hai con đi phiêu bạt Nỗi hận trong lòng khiến ông ngày càng trở nên cộc cằn và cáu gắt Và Nương lớn lên càng xinh đẹp giống mẹ Vì thế, bao nhiêu căm hận ông trút hết lên hai đứa con và lên những người đàn bà ông đã gặp Ông hận tất cả đàn bà Ông để họ yêu mình và rồi lại bỏ rơi họ

Nương và Điền cứu cô gái điếm tên Sương, đang bị đánh ghen Và Sương đã mang lại chút không khí đầm ấm cho hai đứa bé thiếu tình thương của mẹ Còn ông Vũ, vết thương thêm phần nhức nhối bởi sự có mặt của Sương Sương đem lòng yêu ông Vũ Nhưng được đáp lại bằng sự chua chát và thái độ thù hận của Út Vũ Sương quyết định bỏ đi Sau đó, Điền cũng bỏ nhà đi tìm Sương Nương và ông Vũ, tiếp tục cuộc hành trình cô độc trên những cánh đồng bất tận Khi trái tim của Út Vũ dần nguôi ngoai, tình thương của người

cha quay về thế chỗ cho những hận thù thì một biến cố lớn ập đến Trên “Cánh đồng bất

tận”, Nương bị bọn côn đồ cưỡng hiếp Truyện kết thúc bằng chi tiết Nương nghĩ mình sẽ

sinh con và “Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến,

Hường Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”

Trang 30

Chương 2 KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1 Lời đề từ

Ở hầu hết truyện ngắn trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (11/14

truyện) đều có phần đề từ Đây là những lời thao thiết, là dòng cảm xúc của nhà văn trước

cuộc đời và tình người; là lời “giới thiệu hấp dẫn” tạo tâm thế chờ đợi cho độc giả bước

vào câu chuyện Lời đề từ ở đây là dấu ấn sâu đậm khắc ghi trong lòng độc giả và đó dường như cũng là nỗi day dứt lớn nhất trong chị

Trong tập truyện Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư thể hiện lời đề từ ở ba nội dung

chính: lời đề từ có tính triết lý, đúc kết; bổ sung cho câu chuyện chính và nội dung ẩn một câu chuyện nhằm bộc lộ cảm xúc

Truyện Cải ơi! có lời đề từ sau: “Mỗi lần nghe câu hát “Gió đưa cây cải về trời Rau

răm ở lại ”, tôi hơi quạu, ông bà mình quá hiền lành đi, thí dụ có bị phụ phàng, thì cũng

có chanh chua, hằn học một tí “Gió đưa thằng quỷ sứ về thành Để tôi ở lại chành ành đắng cay” Đau, tức vậy mà trách cứ nhẹ hều Dường như người ta vẫn yêu, đến mức không thể giận dỗi, nặng lời Và mình thì chưa bao giờ yêu ai đến như vậy ?!!!”.[22;tr.6]

Thực chất lời đề từ này được dùng chung cho hai tác phẩm: Cải ơi và Thương quá rau răm

Ở Cải ơi là nỗi oan của ông già Năm Nhỏ, bỏ nhà đi tìm đứa con riêng của vợ, tên là Cải

Từ năm mười ba tuổi, khi đi chăn trâu, vì ham chơi đôi trâu lạc mất, Cải sợ bị đòn không dám về nhà, ông già Năm bị vợ và bà con lối xóm nghi là đã xua đuổi, thậm chí đánh chết Cải rồi vùi xác ở đâu đó Hơn mười hai năm ông đi tìm, ông xin làm chân sai vặt cho đoàn

ca múa nhạc, để trước giờ biểu diễn, ông lên thông báo tìm con: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè

con”; rồi ông đẩy xe kẹo kéo đi bán, cố tình vi phạm pháp luật như lấn chiếm lòng lề đường

để bị phạt, ăn trộm trâu để bị bắt, được đưa lên ti vi, cũng chỉ để được gọi hai tiếng “Cải

ơi ” Từ sự hiểu lầm, không tin tưởng đã khiến xui ông già Năm Nhỏ rơi vào một bi kịch

không lối thoát Và ông, vợ ông, đứa con gái bỏ nhà, tất cả đều cô đơn, bế tắc, không lối thoát Đâu đó nghe những lời gọi con thảm thiết của ông người ta vẫn xúc động, vẫn rơi nước mắt Qua câu chuyện này, thiết nghĩ nếu như con người bao giờ cũng tin tưởng nhau

thì đâu đến nỗi phải làm khổ nhau như thế Còn ở truyện Thương quá rau răm, ông Tư Mốt

Trang 31

tận tụy, hết lòng hết dạ tạo mọi điều kiện tốt nhất mong giữ chân một bác sĩ trẻ ở lại chăm sóc cho người dân ở cù lao Mút Cà Tha Thậm chí ông còn để cho con gái mình là Nga tới lui chăm sóc để mong tình cảm đó sẽ giữ chân một con người Nhưng cuối cùng rồi Văn cũng ra đi khỏi vùng đất cù lao mà không một lời từ biệt, để lại cho ông Tư Mốt một sự thất vọng và sự ngóng chờ trong niềm tuyệt vọng của Nga Qua lời đề từ ta thấy được một sự cô đơn, trống trải của những con người nơi vùng quê nghèo, dù đau tức trước sự ra đi của Văn, nhưng họ không hề trách móc nặng lời Đã thể hiện được tình cảm yêu thương cảm thông của những con người thôn quê chân chất

Truyện xuất sắc nhất trong tập là truyện ngắn có dung lượng tiểu thuyết Cánh đồng bất

tận, vốn ít nhiều thể hiện tư tưởng nhân quả của nhà Phật, chị dẫn ngay kinh Phật làm đề từ:

“Tôi hiểu biết về Phật giáo không nhiều, vớ được quyển sách nào thì đọc cái ấy Cũng có điều hiểu được, học được, làm được, nhưng nhiều điều buộc phải “bó tay” Ví dụ như mấy lời này: “Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ” (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương - Tỳ kheo VISUDDHÀCÀRAZ) Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê? Đạt được đạo mới khó làm sao ” [22;tr.154]

Lời đề từ như một ẩn dụ của nội dung câu chuyện Ở truyện Mối tình năm cũ, có lời đề

từ ngắn gọn mà sâu sắc: “Chiến tranh, theo tôi hiểu, có nhiều người nhói đau khi nhắc về

nó Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đau khuất ở một góc lòng, có

kẻ nhìn thấy, có người không” [22;tr.72] Đó là câu chuyện của ông Mười, yêu và lấy dì

Thấm là vợ liệt sĩ Nguyễn Thọ nổi tiếng trong chiến tranh, vì muốn vợ dứt ra khỏi mối tình năm cũ, ông đã đem bốn mươi chín bức thư tình ra đốt, làm cho đứa con riêng của vợ giận

bỏ về nhà ngoại ở, khi đoàn làm phim về liệt sĩ Nguyễn Thọ đến nhà ông không cho vợ tiếp,

vì sợ khơi lại chuyện cũ vợ buồn, thế mà mọi người không hiểu, ai cũng trách cứ ông

Cũng viết về những số phận sau chiến tranh, trong Biển người mênh mông mỗi người

mỗi cảnh ngộ trớ trêu: cha Phi tham gia kháng chiến, mẹ ở nhà bị giặc làm nhục sinh ra Phi, khi cha mẹ đoàn tụ anh trở thành kẻ lạc loài, bỏ học theo đoàn hát, gặp già Sáu Đèo, gần bốn mươi năm đi bán vé số khắp các hang cùng ngõ hẻm, để cố tìm lại người vợ đã bỏ nhà

Trang 32

diết, riết róng của phận người: “Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con

đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rời Lúc ấy, tôi có một cảm giác kỳ lạ, chỉ mình trên đời này, chỉ một mình Chẳng ai là tri âm, chẳng ai cả ” [22;tr.98] Khác với những truyện trước, lời

đề từ truyện này như phần mở đầu cho câu chuyện, là một bộ phận của truyện, nếu thiếu nó, truyện mất đi phần mở đầu trong phương thức tự sự của tác giả

Tương tự, ở Cái nhìn khắc khoải, được mở đầu bằng lời đề từ: “Một ngày khác thường

của tuổi hai mươi - tuổi bè bạn, tuổi vui chơi, tôi lùa mười sáu con vịt - một trong những gia tài của má tôi - ra đồng, mưa đầm đìa vào mùa Tôi thường ngồi ở bờ ruộng, mắt trông chừng bầy vịt, không cho chúng lân la đến những đám mạ muốt xanh, và da diết thèm người, thèm được nói chuyện Bây giờ, quay quanh tôi bao nhiêu là người, tôi lại thèm cảnh đồng nước vắng tanh ” [22;tr.48] Những số phận trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư, là

những con người sống giữa mọi người, không cô đơn nhưng lại cô độc, con người cá thể với những ý thức cá nhân không được đầy đủ Một ông lão chăn vịt, trước đã từng tham gia chiến tranh, khi trở về vợ đã bị chết vì đạn pháo, sống một mình giữa bầy vịt, nhặt được một người phụ nữ bị chồng bỏ rơi đưa về chăm sóc, rồi tìm nơi chồng cô ta ở để chỉ đường cho

cô ta tìm đến, còn mình chỉ ngoái nhìn theo với cái nhìn khắc khoải Hầu hết những con người trong truyện đều có đời sống nội tâm phong phú, có lương tâm, có nhân phẩm, sống lặng lẽ, không phô bày tâm trạng

Cũng là những mối tình thầm lặng, kín đáo, nhưng ở Nhà cổ được diễn đạt theo một hướng khác: “Tôi thích những mối tình câm, tình thầm Tôi tưởng tượng đó là những mối

tình da diết, sâu sắc Mãi mãi chẳng dám nói thật lòng, cho đến cuối đời, tình ấy vẫn bàng bạc, rập rờn, và mỗi khi có dịp (như đi qua chỗ ngồi cũ, con đường cũ, gương mặt cũ ), ta bỗng thấy nhói ran Chắc là khó chịu lắm, khi yêu mà giả bộ không yêu, khi buồn cố diễn mặt vui, khi đau tình phải tỏ ra vô tình ” [22;tr.62] Đó là mối tình giữa anh em Tứ Hải, Tứ

Phương với Thể Phương nhường Thể cho anh, để suốt đời đau khổ, mà không hề hay biết

cô hàng xóm Út Nhỏ cũng thầm yêu

Nhiều truyện, lời đề từ được dẫn dắt một cách dài dòng, như là một câu chuyện bổ sung, tồn tại song song bên cạnh tác phẩm, vừa góp phần làm nổi bật tư tưởng - chủ đề của tác phẩm, vừa như một đoạn trữ tình ngoại đề thổi vào không gian tâm tưởng của người đọc

những day dứt khôn nguôi Trong 22 chương của tiểu thuyêt Paris 11 tháng 8 của Thuận,

Trang 33

tác giả người Việt sống tại Pháp, không có chương nào là không sử dụng lời đề từ, cái ngắn nhất là gần một trang sách, có cái dài hơn ba trang sách, nó tạo nên sự dồn nén thông tin, lần giở từng trang sách, người đọc cảm nhận được cái sức nặng của đời sống hiện đại Nguyễn Ngọc Tư cũng đã làm được điều ấy trên cái nền của đời sống đồng bằng Nam bộ

Ở truyện Một trái tim khô, lại được mở đầu dòng tự sự bằng những câu hát sướt mướt

để đối lập với hành động phi nhân thuê người giết vợ: “Dạo trước, hồi chưa có phong trào

nhạc “Sáng sáng anh uống cà phê Tối tối anh uống cà phê ” hay “ở bên người ấy xin đừng nhớ đến tôi, ở bên cạnh tôi xin đừng làm khổ tôi ”, mấy chiếc xe kẹo kéo, khoai mì luộc hay mở bản nhạc như vầy “Một trái tim khô, một trái tim mùa đông Trái tim đã nhiều lần, nhiều lần chạy trốn tình yêu Suốt đời tôi mãi mãi là người đến sau ”, nghe cũng hay hay Mà hơi mắc cười, tình yêu, ai cũng khoái, sao cha nội nầy đòi chạy trốn ?!”

[22;tr.144] Đây là truyện có nhiều tình tiết éo le, hấp dẫn như truyện hình sự

Cuối mùa nhan sắc kể về cuộc đời ông Chín Vũ, xuất thân là “công tử Bạc Liêu”, mê

cô đào Hồng, bỏ nhà đi theo gánh hát làm chân kéo màn, giờ về già tập trung về nhà dưỡng

lão “Buổi chiều”, đi bán vé số kiếm sống vẫn yêu tha thiết đào Hồng – nay đã trở thành bà

lão Trong khi đó đào Hồng lại yêu và có con với một người khác Truyện có lời đề từ dài

kín cả trang sách, là những ý nghĩ hết sức ngộ nghĩnh buộc người ta phải quan tâm: “Hồi

nhỏ tôi có nhiều mơ ước kỳ cục lắm Thí dụ như lớn lên tôi sẽ làm chủ tịch nước, hay lấy một ông già làm chồng Già như ông ngoại tôi vậy Lúc nào cũng chậm rãi, cũng hiền hiền, cũng trầm lặng, cũng tràn đầy bao dung (một ông chồng giống như vậy đáng mong chờ lắm chớ bộ) “Ảnh hưởng” lớn nhất có lẽ vì ông luôn nhặt mấy cây sậy giập để đánh khi tôi phạm lỗi, và dành cho tôi những con tép, con cua lớn nhất, trong chén luôn đầy ắp phần nạc của thịt, cá Tôi nhớ, cứ đôi ba ngày, ông ngoại lại cứ nhấp nhổm cồng cồng trên chiếc xe đạp cũ hiện ra chỗ rẽ vào hàng dâm bụt trước nhà tôi Ông hiện ra với dáng vẻ của một ông tiên không có phép thuật thần kỳ, nghèo, mắc đọa Mồ hôi chảy nhễ nhại trên gương mặt già nua, mồ hôi đầm đìa lưng áo, ông phèo phào vừa thở vừa cười nhìn đám cháu xúm xít lục lọi mớ đồ ăn trong giỏ ra Những trái vú sữa, khế, mãng cầu không khi nào còn nguyên vẹn do bị dằn xóc trên đoạn đường gần mười cây số nhưng với đám cháu nghèo, đó là tất cả nỗi vui Những ước mơ ngày xưa như bong bóng lên trời nhiều khi vì lý

do lãng xẹt Lớn lên tôi nhận ra người già quá nhăn nheo, không được đẹp (trong khi có

Trang 34

tình đằm thắm, sâu lắng của những người già Hay là tôi thi vị hoá cuộc sống của họ, lo chiến đấu với tuổi tác, bệnh tật mệt muốn bứt gân, hơi đâu mà yêu iếc ?!” [22;tr.84] Nhớ sông viết về ba bố con ông Chín Vợ chết đuối ở một đoạn sông, ba cha con suốt

năm này qua năm khác gắn bó với sông, thương con ông cho đứa lớn lấy chồng lên bờ, nhưng vẫn cứ nhớ sông, đêm không ngủ được, lời đề từ dàn trải như một câu chuyện thứ

hai: “Tôi thường đứng trên Gành Hào, nhìn về chợ nổi, ở đó có thể trông thấy một dãy ghe

rập rờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới mặt trời Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ, ngang hai mét, dài năm bảy mét Nhỏ bé, chật hẹp Nhưng có một cái gì đó thật khác thường, thế giới đó hẹp đến nỗi chỉ vừa để xoay lưng, để nằm co, để cúi người mà cũng dài cũng rộng vô phương bởi cuộc sống rày đây mai đó, lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh Những chiều tà, chợ nổi đìu hiu bập bềnh đâu hết một vạt áo nắng vàng hoe hoe, đỏ hoe hoe Những người đàn bà cúi đầu ngó chăm chăm xới nồi cơm dào dạt khói, những người đàn ông xếp bằng ngồi trên mui ghe vấn những điếu thuốc to đùng bằng đầu những ngón chân cái, phì phà nhả khói lên trời Những đứa trẻ con ngồi tênh hênh trên mũi ghe câu cá chốt, cá mè Những cô con gái sau một ngày bán hàng mệt mỏi soi mình xuống sông, chải tóc Họ chắc cũng từng yêu từng vui từng đau, từng nghe phảng phất niềm thương nhớ đất” [22;tr.112] Có thể coi đây là một tự sự mà Nguyễn Ngọc

Tư miêu tả đầy đủ nhất về sinh hoạt đời sống của người dân buôn bán trên chợ nổi ở Cà Mau

Duyên phận so le viết về nhóm tiếp viên nhà hàng một khu du lịch ở đất Mũi, trong đó

diễn ra mối tình giữa cô Xuyến và những người đàn ông chợt đến, chợt đi, tác giả đã có

dòng tự sự bổ sung: “Tôi mới gặp lại thằng bạn cũ, cái thằng mỗi khi cười làm tim tôi thút

thít thòm thèm Tốn tới bốn năm, ủa, vậy thì bốn năm đó, chúng tôi chẳng rời xa cái thành phố chật chội này, cớ sao không gặp nhau? Tôi ngồi ngẫm nghĩ mấy giả thuyết (tất nhiên

là trong lúc rảnh), có thể, khi tôi tất tả trên con đường này thì thằng bạn lại đi trên con đường khác; tôi đi chợ mua cá nấu cơm, bạn đang nhậu; tôi thức gần trắng đêm để viết lách kiếm cơm, bạn phải ngủ; khi tôi ngược về vùng sâu vùng xa công tác, bạn được sếp cử

đi Sài Gòn Kẻ xuôi người ngược Nhưng tôi nghĩ, cũng không loại trừ chúng tôi từng bị mắc trong một vụ kẹt xe, có cách nhau chừng năm ba thước cũng vô phương đối mặt Hay chúng tôi cùng học, ở, thí dụ như học nghị quyết, chắc là tôi ngồi đằng cuối còn thằng bạn ngồi dãy đầu, tôi lên cầu thang bên này bạn xuống cầu thang bên kia Về cái sự chúng tôi

Trang 35

không gặp (dù thi thoảng cũng nhớ nhau), có quá nhiều giả thuyết Nhưng, nếu quyết lòng, thì có khó khăn gì để gặp nhau, hở trời?!” [22;tr.134]

Hiu hiu gió bấc tả mối tình của anh Hết và chị Hoài yêu nhau dữ dội mà không lấy

được nhau, do mẹ chị Hoài chê anh Hết nghèo Anh thầm lặng chôn chặt tình yêu trong lòng Anh có biết đâu bên cạnh anh còn có chị Hảo, thương anh, chờ đợi anh đến thành gái

lỡ thì, tác giả đã có lời đề từ: “Tôi thường đón gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn,

ngổn ngang Mừng đó rồi bực đó Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn Trời ơi, gió này là hết năm đây, già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay mình vẫn trắng như vầy Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống Cuối mùa gió chướng, trời bỗng lạnh hơn, thêm vào một chút buồn, nó kia, gió bấc! Những đám cưới được tôi cho xuất hiện trên cái nền gió nầy, nhưng chỉ là cái cớ cho buồn thấm hơn, sắc lại trên những mối tình dang dở Chắc tại gió quá dịu dàng, nên có cảm giác gờn gợn buồn, có cảm giác như gió mồ côi, cúi đầu hiu hắt đi giữa đời Hay tại tôi đã già, đã nhận ra không mùa vui nào là vui trọn Đến đám cưới vốn là hỷ sự, tôi cũng “gây sự” để nó phải buồn chút chút Chỉ có đám trẻ con là không biết, nên mới sướng rơn vỗ tay cười hát

“Cô dâu chú rể Làm bể bình bông Đổ thừa con nít ” Hà hà, thấy vậy mà không phải vậy đâu, mấy cưng ” [22;tr.26]

Những lời đề từ mà người viết đã dẫn trên, tuy có nhiều lời dài cả gần trang sách, nhưng người viết vẫn phải dẫn nguyên văn, không lược bỏ một câu chữ nào Bởi vì mỗi nội dung có một chỉnh thể riêng không thể chia cắt Nó có tính tự đầy đủ để tạo thành một chỉnh

thể toàn vẹn, thống nhất Trong lời đề từ Nhà cổ có câu mở đầu đáng chú ý: “Tôi thích

những mối tình câm, tình thầm” Đó chính là cảm hứng chủ đạo chi phối toàn bộ cốt truyện,

tình huống, xây dựng đời sống nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Tình

yêu thầm lặng là tình yêu giữa Phương và Thể, Út Nhỏ và Phương (Nhà cổ) giữa ông Hai và

cô Út (Cái nhìn khắc khoải), giữa Huệ và Thi (Huệ lấy chồng), giữa Hảo và Hết (Hiu hiu

gió bấc), giữa Nga và Văn (Thương quá rau răm), giữa ông Chín Vũ và đào Hồng (Cuối mùa nhan sắc), giữa Năm Già và Xuyến (Duyên phận so le) và có ít nhiều bản năng theo

kiểu hiện sinh như giữa Điền và chị Sương (Cánh đồng bất tận) Yêu lặng lẽ Không cần

Trang 36

cuối cùng Yêu để mà yêu Đó mới thật sự là tình yêu đích thực, bền vững ở cõi nhân gian tạm bợ, lắm đổi thay này

Phương thức biểu hiện sinh động các yếu tố thi pháp hình thức của Nguyễn Ngọc Tư còn thể hiện ở việc miêu tả thiên nhiên, thời tiết như nắng, mưa, bụi, khói mà nhất là gió,

ở ngay chính các lời đề từ Trong Cánh đồng bất tận không dưới hai mươi lần chị miêu tả

các loại gió: gió bấc, gió chướng, gió thốc, gió lùa, gió cười, gió hiu hiu, gió dịu dàng, gió

mồ côi, gió đầm đìa, Thật ít có tác giả nào phổ vào gió nhiều cung bậc đến như vậy Ngay

trong lời đề từ của truyện mở đầu Cải ơi!, chị cũng mở đầu bằng câu hát cửa miệng của người dân Nam bộ: “Gió đưa cây cải về trời” ; mở đầu cho lời đề từ Hiu hiu gió bấc, chị thổ lộ: “Tôi thường đón gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang” Gió thổi

xuyên suốt tập sách dày mấy trăm trang của chị (ở các trang 6, 26, 36, 61, 71, 120, 136, 158,

191, 198, 202, 208 ) Cái không gian đủ các kiểu gió trên vùng sông nước kênh rạch, đồng ruộng ấy, đậm đặc chất liệu của đời sống đồng bằng Nam bộ, nó thổi vào tâm trạng, vào đời sống nội tâm của những con người có tâm hồn trong như ngọc, chất phác, thánh thiện nhưng cũng hết sức bản năng Những gì hiện ra trên văn bản, trên ngôn từ mà ta thường gọi là hiển ngôn hữu hạn hơn rất nhiều so với sự hàm ngôn, ở tầng sâu hơn, chị có khả năng mở ra những ngóc ngách tận đáy tâm hồn của con người, trong sự đồng hiện, đồng cảm giữa người đọc và thế giới nhân vật Một trong những thủ pháp nghệ thuật tạo cho chị thành công, đó chính là việc sử dụng nhuần nhuyễn các lời đề từ

Và, trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư không hề có cốt truyện

theo kiểu kịch tính năm thành phần, tất cả những gì là trật tự hợp lí, những quy định có tính chất bắt buộc của một tác phẩm văn xuôi, một thiên truyện ngắn như các trình tự thắt nút,

mở nút, các mâu thuẫn, xung đột…đều không được tuân thủ như lẽ chúng phải được tuân

Trang 37

thủ Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều có một mạch phát triển riêng, đầy sáng tạo,

là kiểu kết cấu đồng hiện nhiều mảnh đời, nhiều cảnh ngộ tương ứng Nhà văn đã phá vỡ, vượt ra ngoài những kết cấu cũ Điều này được thấy rõ nhất trong cách tổ chức cốt truyện

mà nổi bật là cốt truyện tâm lý Nhân vật trong tập truyện Cánh đồng bất tận dường như

miên man những suy tư về mối quan hệ giữa con người với con người chỉ qua một biến cố Biến cố này thường xảy ra ở một thời điểm có ý nghĩa quyết định đối với số phận nhân vật Hơn thế nữa, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không thiên về cốt truyện sự kiện mà có biểu hiện của lối viết dựa vào dòng ý thức rất rõ như: sự không hoàn chỉnh của cốt truyện, đảo ngược thời gian, sự miên man của tâm trạng nhân vật Vì vậy, nếu tóm lược các sự kiện chính thì cốt truyện của chị lỏng lẻo và chẳng có gì đáng nói Ta thấy ở chị có lối viết thật

lạ, cái mà ta cứ ngỡ không có gì lại được dựng thành truyện, nhà văn gọi tên một hoặc nhiều trạng thái tâm lý hoặc đánh thức mọi buồn vui, được mất của con người trong mảnh hình hài nhất định Chị viết cứ “như chơi” mà lột tả thật chính xác nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu tâm trạng của vô số hạng người và của nhiều lứa tuổi Đằng sau lối kể chuyện tự nhiên,

bằng tự sự “đứt nối, lộn xộn, bột phát” là những quan niệm và lối sống của cá nhân

2.1.1 Chi tiết nghệ thuật

Chi tiết là phần rất quan trọng trong tác phẩm, được nhà văn sử dụng nhằm tạo ra các

sự kiện, thể hiện nhân vật Tác phẩm thành công, độc đáo là nhờ phần lớn vào các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Chỉ cần đôi chi tiết độc đáo, gây ấn tượng sẽ tạo được tính hấp dẫn cho người đọc

Là nhà văn của dòng sông, cánh đồng, miệt vườn Đời sống thiên nhiên và con người Nam bộ dường như in đậm dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Điều nổi bật trong sáng tác của chị là chú ý đến cuộc sống đời thường của con người Từ cách đặt tên, hành vi, đến cách ứng xử Nghĩa là tất cả những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của nhà văn, từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất đều được chị đưa vào tác phẩm một cách tinh tế và sâu sắc Chi tiết nghệ thuật được nhà văn đưa vào tác phẩm bao giờ cũng xuất phát từ nhiều dụng ý với nhiều giá trị khác nhau Trước tiên, qua chi tiết nghệ thuật, tác giả có điều kiện khai thác trọn vẹn mọi ngõ ngách chiều sâu tâm hồn cũng như tính cách nhân vật Điều này

nó không cần tác giả phải trực tiếp lên tiếng Trong tập truyện Cánh đồng bất tận có nhiều

chi tiết thể hiện tâm trạng được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, tất

Trang 38

nhiên đó là những chi tiết rất “đắt” để chuyển tải thông điệp của nhà văn về thân phận con

người Truyện ngắn Cánh đồng bất tận, tác giả miêu tả nhiều nhân vật và mỗi nhân vật đều

được thể hiện bằng nhiều chi tiết khác nhau Chú ý hơn cả là nhân vật Sương- người phụ nữ làm nghề bán thân, bị đánh ghen và các chi tiết miêu tả sự việc đánh ghen này rất ấn tượng

vì sự khủng khiếp của nó: “Họ giằng ném, họ quăng quật chị trên cái nền vương vãi

trấu…Họ dùng dao phay chặt mái tóc dày kia, dục dặc, hì hục như phạt một nắm cỏ cứng

và khô” [22;tr.156] Không những thế, còn có những chi tiết rất dã man hơn thế nữa:

“Người ta đã đổ keo dán sắt vào cửa mình của chị” [22;tr.158] Tất cả những chi tiết này

nói lên tính chất dã man, thú tính còn tồn tại trong con người Đồng thời, qua đó tác giả cho

ta thấy được thân phận hẩm hiu, đen tối, của những cô gái trót lầm đường, lỡ bước, tương

lai phía trước mờ mịt tối tăm Không những thế, trong tác phẩm Cánh đồng bất tận, còn có

những chi tiết nghệ thuật khác cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa từ những thông điệp mà nhà văn gửi đến cuộc đời trong thời đại ngày hôm nay Đó là chi tiết mà Nương bị bọn ăn cắp

vịt cưỡng hiếp trước mặt Út Vũ ở gần cuối tác phẩm: “Ba người họ ập tới phía sau, quay

lấy tôi, quần áo vẫn đẫm bùn, mặt mũi sưng sỉa…và món hàng bị ghì ngửa trên mặt đất ruộng bì bõm nước” [22;tr.210] Còn đối với cha thì: “Không đánh trả, nó có cách trừng phạt khác, nó đè nghiến, giữ cho mặt ông hướng về phía tôi Và bọn chúng thay phiên nhau, giữ cho cha chỉ một tư thế đó” [22;tr.211] Đây là hai chi tiết nghệ thuật độc đáo hàm chứa

trong đó nhiều ý nghĩa sâu xa Một điều mà Nguyễn Ngọc Tư muốn nói với tất cả chúng ta qua chi tiết này và những biểu hiện cụ thể của các chi tiết, là chúng ta hãy lấy ân mà báo oán, đừng để hận thù chất chứa trong lòng, dẫn đến nhiều hậu quả không hay trong cuộc sống Nếu Út Vũ không ôm hận vì sự việc ngoại tình của vợ, đặc biệt là không nên vì lòng thù hận ấy mà bắt hai đứa con theo mình sống trôi nổi tha phương thì làm gì có cái cảnh đứa

con gái bị trừng phạt một cách đau lòng như vậy? Cũng trong tác phẩm này chi tiết: “mặt

trời le lói ánh sáng trở lại khi trên đồng chỉ còn hai thân thể nhàu nhừ Ai đó vãi từng chùm chim én lên cao, chúng chao liệng để khỏi phải rơi như lá” [22;tr.212], được xem là chi tiết

mang tính nhân văn sâu sắc Ánh sáng của mặt trời, dù chỉ là le lói, chim én chao liệng trong một không gian khoáng đãng mênh mông Hình ảnh thiên nhiên đó nó như ngụ ý nói lên một chiều hướng tích cực trong suy nghĩ của cô gái Và quả thật đó là những suy nghĩ lạc quan cho cuộc sống sau này khi mà cô nghĩ mình sẽ có con trong tình cảnh bị cưỡng hiếp

Trang 39

Kể về câu chuyện của nhân vật người cha trong Dòng nhớ, có một chi tiết kỳ hoặc, có

phần khó hiểu ở nhân vật Ông có hành động rất lạ, nếu như không đi sâu vào câu chuyện thì ta sẽ không hiểu tại sao ông già lại có hành động kỳ hoặc như thế, và hành động ấy nó

mang ý nghĩa gì?: “Đó là lúc “ổng”, tức ba tôi chống cây gậy khật khừng lang thang xuống

bến Ông dừng lại chỗ mấy cây tra, lấy tay rờ rẫm, săm soi từng cái lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu năm mới gặp… Chỉ vậy thôi rồi khật khừng quay lên, cái chân trái yếu ớt như tựa hẳn vô cây gậy, cứ mỗi lần chân bước, đầu gậy lại xoáy sâu vô đất một lỗ tròn tròn” [22;tr.123] Chi tiết này biểu lộ một thái độ ăn năn của ông đối với người vợ

trước, người mà đã có một thời là vợ ông, có con với ông và chẳng mai nó mất, ông vì chữ hiếu mà bỏ rơi người ấy để cưới vợ khác, bỏ bà ở lại một mình hẩm hiu chờ đợi trong mỏi mòn vô vọng Đời một con người ai mà không có lỗi, nhưng cái quan trọng là mình phải đối diện với những lỗi lầm của mình như thế nào? Người đàn ông này đã đối diện với lỗi lầm bằng sự ân hận và cầu mong được gặp gỡ người vợ cũ một lần để mà chuộc lỗi, nhưng ông không gặp được bà cho nên ông day dứt triền miên Chỉ với chi tiết kỳ hoặc này, Nguyễn Ngọc Tư đã rất xuất sắc khi thể hiện được tâm trạng đầy ngổn ngang của ông

Ngoài ra hành động lặn lội nhiều nơi, bất chấp thời gian, tuổi tác để tìm kiếm nhằm chứng minh, hay giải oan một điều gì đó cũng là một chi tiết nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Tác giả đã miêu tả thật cảm động về hành động tìm vợ của ông Sáu Đèo:

“Qua đã tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy” [22;tr.153] Cuộc tìm kiếm thật gian nan vất vả, vậy mà ông vẫn không tìm được

vợ, ông vẫn sống một mình một bóng, có con bìm bịp là bạn an ủi với ông Chi tiết trên cho

ta thấy được sự ân hận, hối lỗi và lòng chung thủy tuyệt đối trong tình nghĩa vợ chồng của ông Sáu Đèo nói riêng, của người dân Nam bộ nói chung

Hành động của ông năm Nhỏ trong Cải ơi , lặn lội hơn mười hai năm trời, qua nhiều

nơi, làm nhiều việc, chỉ với mục đích tìm gặp đứa con riêng của vợ để chứng minh ông

không hề giết con bé Hay người đàn bà trong Cái nhìn khắc khoải, bị chồng bỏ rơi không

biết quê chồng ở đâu mà tìm, đành ra bờ sông ngồi khóc…là những ví dụ khác về tấm lòng cũng như tình cảm yêu thương mà nhà văn muốn gửi gắm

Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn không phải chỉ xuất hiện một lần mà có những tác phẩm nó xuất hiện nhiều lần, và mỗi lần xuất hiện nó lại mang những ý nghĩa khác nhau

Trang 40

ông Út Vũ nghe Nương kể người ta đã hại chị Sương bằng keo dán sắt, Út Vũ “lặng đi,

tiếng đũa tre khua vào miệng chén ngưng bặt…tôi đọc được sự ghê sợ, kinh tởm cồn lên trong mắt cha” Lúc này vẻ cứng rắn, thậm chí tàn nhẫn, khinh bạc mà Út Vũ cố gắng tạo

nên đã không che khuất được con người thật bên trong nhạy cảm, yếu đuối Rồi khi đẩy người đàn bà xóm Bàu Sen lên bờ, phản ứng của ông không phải sự đắc thắng, hả hê mà pha trộn những phức cảm, đau và hận, xót thương và tiếc nuối, cho người và cho mình - cái cười

của ông vật vã mà ngấn lệ: “Người vừa khuất trong tiệm tạp hóa, cha cười Chị em chúng

tôi mãi mãi không quên cái cười đó, nó vừa dữ dội, đau đớn, hoang dã, cay đắng, nghiệt ngã Cái cười thật dài, riết lấy khuôn mặt cha, làm mắt cha hơi lồi ra, ánh lên như có nước” [22;tr.186-187]

Nhưng cũng với đôi mắt ấy, ở một hoàn cảnh khác sắc thái cảm xúc mà nó biểu hiện

lại khác Sau khi quyến rũ được người cha chung chạ qua đêm với chị “cha tôi chỉ lạt lẽo

nhếch cười Cha đưa cho chị một ít tiền ngay trong bữa ăn cơm khi nhà đủ mặt,“tôi trả tiền hồi hôm ” rồi điềm nhiên phủi đít đủng đỉnh đứng lên, sự khinh miệt và đắc thắng no nê trong mắt” [22;tr.165] Rõ ràng với cách thể hiện như vậy, người đọc chỉ có thể nhận xét

rằng đó đích thị là đôi mắt của kẻ tàn nhẫn, bạc bẽo đến vô lương tâm

Những tưởng người cha trong truyện sẽ càng ngày càng tàn nhẫn hơn Nhưng không, sau khi Sương rồi Điền ra đi, ông đã thức tỉnh, yêu thương chăm sóc con gái như thể muốn

bù đắp lỗi lầm, và chi tiết đôi mắt “ầng ậc nước” khi chứng kiến con gái mình bị cưỡng hiếp mà ông không làm gì được, rồi hành động “cởi áo trên người để đắp cho đứa con gái

Ông ta bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể nó dưới mặt trời” [22;tr.212] Có

thể nói một hành động chăm sóc yêu thương mà ông đã bỏ quên từ lâu lắm, đã trở thành dấu hiệu của tình thương và sự trở về của con người thật trong ông Chi tiết này có một giá trị nghệ thuật rất lớn, Nguyễn Ngọc Tư đã muốn cho chúng ta thấy sự tàn nhẫn, lạnh lùng đến

chai sạn và vô cảm của người cha, đã dần nhòa đi bởi chi tiết đôi mắt “ầng ậc nước” Chị

đã có một sự miêu tả rất độc đáo thể hiện một tấm lòng cảm thông, khoan dung và tha thứ,

sự trở về của một con người hướng thiện mà Út Vũ đã đánh mất Chính điều đó làm cho câu chuyện có lối thoát

Cũng hình ảnh đôi mắt cứ chảy nước ròng ròng của Điền từ khi lên chín tuổi chứng kiến cảnh người mẹ oằn oại dưới lão bán vải lưng đầy những nốt ruồi, tâm hồn đứa trẻ đã bị

Ngày đăng: 18/11/2015, 12:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Hoa Bằng, giáo trình Lí luận văn học, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
3. G.N.Pospelov (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Tác giả: G.N.Pospelov
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 1998
4. G.N. Pôxpêlôp (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Tác giả: G.N. Pôxpêlôp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
6. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
8. Đổ Đức Hiểu (chủ biên), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb Thế giới
9. Nguyễn Thái Hoà (1999), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
10. M.Khrapchenko (1978 ), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
11. Vương Trí Nhàn (biên soạn), (2003), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay truyện ngắn
Tác giả: Vương Trí Nhàn (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2003
12. Trần Thị Mai Nhân, Tìm hiểu phương thức “Huyền thoại hóa” trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, www.vienvanhoc.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phương thức “Huyền thoại hóa” trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
13. Nhiều tác giả (2000), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
14. Nhiều tác giả (1989), Nguyễn Huy Thiệp - tác phẩm và dư luận, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Huy Thiệp - tác phẩm và dư luận
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1989
15. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học hiện đại
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
16. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Trần Đình Sử (1997), Lí luận văn học (tập 1,2), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
18. Trần Đình Sử (2003), Tự sự học- Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học- Một số vấn đề lí luận và lịch sử
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
19. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2004), Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học
Tác giả: Trần Đình Sử (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
20. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận truyện ngắn
Tác giả: Bùi Việt Thắng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
5. Nguyễn Mạnh Hà, Sự thức nhận về vai trò, vị trí của nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, http://www.vanchuongviet.org/vietnamese Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w