Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Chị xuất thân trong một gia đình nghèo phải rời ghế nhà trường năm 13 tuổi. Dù vậy, ý chí và nghị lực của chị không ngừng vươn lên, nên sau đó chị quyết định đi học lại. Trong hoàn cảnh khó khăn này Nguyễn Ngọc Tư đã tập tành viết nhật kí, từ đó viết với chị là lẽ sống. Năm 1995 chị gửi tập truyện ngắn đầu tiên, dựa trên một phần nhật kí của mình đến Tạp chí văn học và nghệ thuật Cà Mau. Sau khi tạp chí đăng truyện ngắn của chị, chị chính thức theo đuổi sự nghiệp sáng tác. Chính những hoài bảo ước mơ đó đã giúp Nguyễn Ngọc Tư trở thành một cây bút chuyên nghiệp - một nhà văn với những tác phẩm có giá trị.
Nghệ thuật tự sự trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư
Với sự vươn lên và có được thành công Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, trung ương Đoàn. Đặc biệt, chị nhận được giải thưởng ASEAN.
Nguyễn Ngọc Tư vừa là nhà báo, vừa là nhà văn. Chị là một trong những hội viên trẻ nhất của Hội nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm chính được xuất bản là:
Ngọn đèn không tắt (Tập truyện - Nxb Trẻ - 2000) Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi - Nxb Trẻ - 2001) Giao thừa (Tập truyện - Nxb Trẻ - 2003)
Biển người mênh mông (Truyện ngắn – Nxb Kim Đồng - 2003)
Nước chảy mây trôi (Truyện ngắn – Ký - Nxb Văn nghệ TPHCM - 2004) Sầu trên đỉnh Puvan (2007)
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Văn hóa Sài Gòn - 2005) Cánh đồng bất tận (Tập truyện ngắn – Nxb Trẻ - 2005) Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
Ngày mai của những ngày mai (2007)
Gió lẻ và chín câu chuyện khác (Tập truyện – Nxb Trẻ - 2008) Biển của mỗi người (2008)
Yêu người ngóng núi (tái bản 2010)
Khói trời lộng lẫy (Tập truyện – Nxb Trẻ - 2010) Sông (Tiểu thuyết – Nxb Trẻ - 2012).
1.2.2. Tác phẩm
1.2.2.1. Giới thiệu tập truyện “Cánh đồng bất tận”
Tập truyện Cánh đồng bất tận gồm có 14 tác phẩm: “Cải ơi”, “Thương quá rau răm”,
“Hiu hiu gió bấc”, “Huệ lấy chồng”, “Cái nhìn khắc khoải”, “Nhà cổ”, “Mối tình năm cũ”,
“Cuối mùa nhan sắc”, “Biển người mênh mông”, “Nhớ sông”, “Dòng nhớ”, “Duyên phận so le”, “Một trái tim khô”, “Cánh đồng bất tận”.
Tập truyện Cánh đồng bất tận viết về hiện thực xã hội của một bộ phận người dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long, với những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội,...đang tồn tại trong xã hội Việt Nam. Tập truyện được thể hiện với bút pháp tự sự tự nhiên, chân chất, nhẹ nhàng đậm chất Nam Bộ, nhưng lại ẩn chứa nội
Nghệ thuật tự sự trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư
dung tư tưởng sâu sắc. Bên cạnh việc thể hiện những suy tư trăn trở về số phận của những người nông dân, Nguyễn Ngọc Tư còn thể hiện thái độ phê phán một cách nhẹ nhàng, kín đáo những mặt trái của hiện thực cuộc sống, những tiêu cực đang hiện diện trong xã hội, đồng thời tác giả đã thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống, bộc lộ một cái nhìn hướng thiện và bao dung rộng lượng vị tha đối với con người.
1.2.2.2. Tóm tắt mười bốn tác phẩm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận”
Cải ơi, truyện kể về cuộc đời lưu lạc thăng trầm nơi xứ lạ quê người của ông Năm Nhỏ. Đứa con riêng của vợ tên là Cải, bỏ nhà đi vì làm mất đôi trâu. Vợ ông và mọi người nghĩ rằng ông đã giết Cải nên luôn trách ông. Ông rất khổ sở vì chịu nổi oan “giết chết con riêng” của vợ. Và để giải nỗi oan ấy ông phải bôn ba hơn mười năm trời, làm sai vặt trong đoàn hát để nhắn tìm con, rồi đi bán kẹo kéo. Ông càng già đi trong niềm mong mỏi đi tìm con bé nhưng vẫn bặt vô âm tính.
Thương quá rau răm truyện kể về nhân vật Văn – một bác sĩ trẻ ở thành phố về công tác ở trạm xá cù lao Mút Cà Tha. Năm người bác sĩ đến đây rồi cũng lại ra đi. Trưởng ấp Tư Mốt ngay lần gặp đầu tiên, ngó Văn cũng hiền, nên ông rất quý và luôn đối xử tử tế với anh.
Ông hay đến trạm xá nói chuyện với Văn để mong giữ anh ở lại lâu dài. Nga- con gái ông Tư Mốt luôn chăm sóc và đem lòng yêu Văn. Nhưng cuộc sống ở đất cù lao thiếu thốn và buồn đã khiến Văn không thể gắn bó lâu dài. Cuối cùng Văn đã bỏ ra đi không lời từ biệt.
Hiu hiu gió bấc truyện xoay quanh nhân vật Hết. Anh là người hiền lành, giỏi giang lại rất hiếu thảo, nhưng chỉ tội cái tật mê cờ. Anh và chị Hoài rất yêu nhau nhưng đành dang dở vì mẹ chị Hoài chê anh Hết nghèo. Ngày chị Hoài lấy chồng, anh ngồi đánh cờ tỉnh bơ, nhưng nước mắt anh rớt trên con tướng bởi “thương con chốt. Qua sông là không mong về”. Còn Hảo, yêu đơn phương anh, chờ đợi anh đến thành gái lỡ thì, trong khi anh luôn thầm lặng chôn chặt tình yêu trong lòng. Đã bốn mùa gió bấc và thêm một mùa gió bấc nữa nhưng chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Bởi “chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông”.
Và kết thúc tác phẩm là hình ảnh “gió bấc hiu hiu lại về”.
Huệ lấy chồng truyện mở đầu là cuộc nói chuyện của Huệ và một cô bạn thân tên Điềm trong một đêm vu quy của Huệ. Thi và Huệ từng học và chơi chung từ nhỏ. Lớn lên hai người yêu nhau. Thi là giáo viên dạy cấp II, tiền lương không bao nhiêu nhà lại nghèo nên Thi xin lên trường huyện dạy thêm để kiếm tiền cưới Huệ. Biến cố xảy xa từ đây, Thi
Nghệ thuật tự sự trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư
bất ngờ cưới con gái trưởng phòng giáo dục, rồi Huệ cũng quyết định lấy Thuấn - một gia đình khá giả.
Cái nhìn khắc khoải truyện bắt đầu từ việc Khoa gọi điện cho nhân vật “tôi” nói về bức hình của một ông già có khuôn mặt đầy thần thái. Đó là Ông Hai, làm nghề nuôi vịt chạy đồng. Lúc trước từng tham gia chiến tranh, khi trở về vợ đã bị chết vì đạn pháo. Ông sống một mình giữa bầy vịt, lang bạc hết đồng này tới đồng khác. Trên đường về nhà ông gặp và cưu mang một người phụ nữ bị chồng bỏ rơi (vì trốn nợ). Người phụ nữ này sống nhờ trong căn nhà lá cũ mềm của ông Hai. Sau đó ông còn dò la tin tức để tìm nơi chồng cô ở để chỉ đường cho cô tìm đến. Còn mình chỉ ngoái nhìn theo với cái nhìn khắc khoải.
Nhà cổ truyện do nhân vật “tôi” kể về hai anh em của Tứ Hải và Tứ Phương. Tứ Hải và Tứ Phương sống trong một ngôi nhà cổ ở Phương Điền. Hai anh em rất yêu thương và hy sinh cho nhau, đặc biệt là đều đem lòng thương chị Thể - một người đẹp người, đẹp nết. Tốt nghiệp trung học Tứ Phương đi bộ đội, khi ra quân anh làm bảo vệ cơ quan tòa án thành phố. Còn Tứ Hải cưới chị Thể. Cô bạn láng giềng Út Nhỏ, luôn cảm thông và chia sẻ với Tứ Phương. Anh Tứ Hải luôn nghĩ rằng Út nhỏ và em mình yêu nhau. Truyện kết thúc ở chi tiết Tứ Hải nói em mình sắp cưới vợ, ai cũng buồn cho Út Nhỏ, còn Út Nhỏ thì không buồn vì Phương lấy vợ mà buồn “vì chiều nay “Nhân Phủ” đã sụp đổ trong lòng”.
Mối tình năm cũ truyện bắt đầu từ việc đạo diễn Trần Hưng làm phim tài liệu về liệt sĩ Nguyễn Thọ. Anh xin được quay chân dung dì Thấm - mối tình năm cũ của liệt sĩ, nhưng ông Mười không đồng ý. Ông Mười là chồng của dì Thấm, ông luôn hết lòng hết dạ yêu thương vợ. Mọi người nghĩ ông ghen với Nguyễn Thọ, nhưng thực chất ông không muốn khơi lại những kỉ niệm đau lòng trong quá khứ. Ông đã đem đốt tất cả thư của Nguyễn Thọ vì không chịu được cảnh đau lòng khi thấy đôi mắt sưng húp của dì Thấm. Cũng vì chuyện này mà Thảo - con trai của Nguyễn Thọ và dì Thấm giận ông và bỏ nhà đi. Lần thứ hai Trần Hưng đến nhà xin được ông chấp thuận nhưng ông vẫn không đồng ý. Lần thứ ba, vì Trần Hưng đã thực sự hiểu nổi đau của mình nên ông Mười đã chở vợ đến Gò Cây Quao - nơi dì Thấm và Nguyễn Thọ từng hẹn hò và cũng là nơi Nguyễn Thọ hy sinh để quay phim. Tại đây dì Thấm đã run rẩy không mở lời được và chỉ biết khóc. Ông Mười cầm chiếc khăn rằn lau nước mắt cho dì mà đau xót. Truyện kết thúc khi phim được chiếu trên truyền hình.
Phim rất hay, rất chân thực và xúc động về mối tình năm cũ. Dù không có cảnh ông Mười
Nghệ thuật tự sự trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư
lau nước mắt cho vợ nhưng mọi người luôn nhớ hình ảnh “một chiếc khăn rằn, một bàn tay, một tấm lưng rộng. Và họ suy nghĩ…”
Cuối mùa nhan sắc kể về cuộc đời ông Chín Vũ, vốn xuất thân là “công tử Bạc Liêu”, mê cô đào Hồng, bỏ nhà đi theo gánh hát làm chân kéo màn. Đào Hồng có thai với kép Thường Khanh. Để cứu danh dự cho đào Hồng, ông Chín đã đứng ra nhận là cha đứa bé.
Mười ngày sau khi bị bắt vì nghi là Việt cộng, ông trở về thì không còn gặp đào Hồng nữa.
Ông Chín đi tìm, đến khi gặp thì nhan sắc của cô đã tàn phai. Ông đưa cô về nhà dưỡng lão
“Buổi chiều” do ông sáng lập ra. Ông đi bán vé số, còn đào Hồng đi bán chè. Thường Khanh đến nhà tìm đào Hồng nhưng nhan sắc tàn phai không còn là đào Hồng mà ông từng thương nhớ. Thường Khanh từ đó không còn đến nữa. Tác phẩm kết thúc là cảnh người đàn bà mà ông Chín suốt đời yêu thương bệnh nặng và qua đời.
Biển người mênh mông Truyện xoay quanh nhân vật Phi và Ông Sáu Đèo. Phi là một nghệ sĩ, sống với bà ngoại, nên rất thiếu thốn tình cảm của cha mẹ. Lúc ngoại còn sống hay nhắc Phi cắt tóc. Đến khi ngoại mất, Phi trở nên rất cô đơn. Phi gặp được ông Sáu Đèo - bôn ba gần bốn mươi năm để tìm vợ. Ông cũng hay nhắc Phi cắt tóc, rồi cùng Phi uống rượu.
Hai người một già một trẻ nhưng lại xem nhau như “tri âm tri kỷ” trong cái “biển người mênh mông”. Trước khi tiếp tục cuộc hành trình tìm vợ, ông Sáu để lại con bìm bịp mà đã theo ông từ lâu, nhờ Phi chăm sóc. Từ đó ông Sáu chưa một lần trở lại. Và giữa biển người mênh mông dù gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười, cùng hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến say…nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc nữa.
Nhớ sông viết về ông Chín và hai cô con gái tên Giang và Thủy. Giang là con gái lớn.
Lúc Giang ba tuổi, bị bệnh sởi, nhà nghèo, ông Chín chỉ có hai công đất cũng đành bán lấy tiền chữa bệnh cho con. Sau đó mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bông. Lúc Giang mười tuổi mẹ Giang chết trên sông trong một lần mưa và gió lớn. Từ đó ba cha con suốt năm này qua năm khác luôn gắn bó với sông - nơi có xương thịt của người đàn bà xấu số (má Giang). Vì không muốn con có cuộc sống giống mình nên ông cho đứa lớn lấy chồng lên bờ. Còn lại con Thủy đi với ông. Nhưng vì nhớ ghe, nhớ sông nên Giang cũng trở về với ông Chín.
Thương con ông đã quyết định bán chiếc ghe để lên bờ sống, vì không muốn hai đứa con rồi những đứa cháu mình phải sống cuộc đời lênh đênh.
Dòng nhớ truyện do nhân vật “tôi” kể về chuyện tình của má, ba nhân vật và người
Nghệ thuật tự sự trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư
của bà nội, vì Hai Giang đã có một đời chồng. Hai người quyết định sống kiếp thương hồ cùng nhau. Có với nhau một đứa con nhưng chết đuối, đau khổ, ông trở về nhà, chấm dứt cuộc sống trên sông, rồi cưới vợ. Hằng ngày ông luôn nhớ về người xưa, rồi ra nhìn dòng sông một cách tha thiết. Vợ ông tìm gặp người phụ nữ đó. Sau khi đã gặp và nói chuyện, bà đã quyết định dọn nhà ra chợ sống để chồng phải xa sông. Sau đó thì ba nhân vật chết. Kết thúc truyện là sự nổ lực tìm kiếm Hai Giang của mẹ nhân vật để “cho dì hay và nói với dì, nếu sống mà không gần được, chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi”. Bà mong muốn chấm dứt cái cảnh: chồng nằm bên mình mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy.
Duyên phận so le truyện bắt đầu bằng chi tiết một nhóm tiếp viên ở khu du lịch văn hóa So Le kể về cuộc đời của mình. Xuyến là nhân vật chính của truyện, có một cuộc đời buồn nhất. Xuyến yêu Khởi và bỏ cha mẹ theo người yêu, nhưng bị Khởi phụ bạc, phải bỏ đứa con mình đứt ruột sinh ra bên một gốc cây ven đường. Sau đó Xuyến làm “tiếp viên” ở mũi So Le. Nơi đây diễn ra mối tình giữa Xuyến và những người đàn ông đến mua vui.
Xuyến gặp được anh Năm rất thương Xuyến, bảo Xuyến đi theo cùng, nhưng gì không quên được Khởi và nơi đây có đứa con của mình. Cuối cùng Xuyến quyết định tiếp tục những duyên phận chợt đến chợt đi của mình ở So Le.
Một trái tim khô truyện kể về nhân vật Hậu. Cô vốn là Tổng giám đốc công ty Mặt Trời, yêu và lấy Thường. Thường muốn chiếm gia sản nên thuê người giết Hậu. Hậu không chết, nhưng lại rất đau, không đau ở vết thương da thịt mà Hậu đau vì vết thương trong lòng. Bởi Hậu nghe cái câu của người giết Hậu “Đừng oán tôi nghen, có oán thì oán chồng bà”. Hậu bị trầm uất, hoang tưởng, rối loạn tâm thần. Trong lúc nằm viện người chồng cũng tới lui chăm sóc vài lần, nhưng khi tiếp nhận chức vụ của Hậu thì cũng không đến nữa sau đó cũng cưới người khác, bỏ lại Hậu với nhỏ Thỏ - đứa con gái của hai người. Hậu thuê một căn nhà nhỏ để ở và xin quét dọn ở bệnh viện. Ở căn nhà thuê này Hậu đã gặp người đàn ông tên Nhâm - người được thuê giết Hậu lúc trước. Nhâm đem lòng yêu Hậu. Hậu cũng thương Nhâm nhưng không thể đến được với nhau, bởi sẽ không biết phải đối mặt với nhau như thế nào khi “đã gặp gỡ nhau một lần, ở cua Bún Bò, trong một tối đèn u ám vàng vọt mà cái vệt sắc lạnh của con dao lại lóe lên…”
Cánh đồng bất tận truyện xoay quanh gia đình ba cha con ông Út Vũ. Út Vũ làm nghề
Nghệ thuật tự sự trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư
Điền. Người vợ ngoại tình, sau đó bỏ nhà ra đi. Hận vợ phụ tình, ông Vũ đốt nhà, dắt hai con đi phiêu bạt. Nỗi hận trong lòng khiến ông ngày càng trở nên cộc cằn và cáu gắt. Và Nương lớn lên càng xinh đẹp giống mẹ. Vì thế, bao nhiêu căm hận ông trút hết lên hai đứa con và lên những người đàn bà ông đã gặp. Ông hận tất cả đàn bà. Ông để họ yêu mình và rồi lại bỏ rơi họ.
Nương và Điền cứu cô gái điếm tên Sương, đang bị đánh ghen. Và Sương đã mang lại chút không khí đầm ấm cho hai đứa bé thiếu tình thương của mẹ. Còn ông Vũ, vết thương thêm phần nhức nhối bởi sự có mặt của Sương. Sương đem lòng yêu ông Vũ. Nhưng được đáp lại bằng sự chua chát và thái độ thù hận của Út Vũ. Sương quyết định bỏ đi. Sau đó, Điền cũng bỏ nhà đi tìm Sương. Nương và ông Vũ, tiếp tục cuộc hành trình cô độc trên những cánh đồng bất tận. Khi trái tim của Út Vũ dần nguôi ngoai, tình thương của người cha quay về thế chỗ cho những hận thù thì một biến cố lớn ập đến. Trên “Cánh đồng bất tận”, Nương bị bọn côn đồ cưỡng hiếp. Truyện kết thúc bằng chi tiết Nương nghĩ mình sẽ sinh con và “Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường... Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”.