Khi đến với các DTLS – VH, lễ hội văn hóa du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về những điểm du lịch gắn liền với giá trị lịch sử lâu đời, danh nhân văn hóa nơi du khách đặt chân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN,
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH
Cần Thơ, tháng 5/2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN,
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là mốc son quan trọng của sinh viên khi tốt nghiệp Cũng như
sinh viên khác để hoàn thành khóa luận của mình ngoài sự nổ lực của bản thân, em còn
nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các ban ngành, quý thầy, cô và các bạn sinh viên cùng
khóa
Người đầu tiên em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất là cô Cao Mỹ Khanh, người trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em, góp ý về các nội dung nghiên cứu, cảm thông những sai
sót, khó khăn và động viên tinh thần trong suốt quá trình làm luận văn
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến toàn thể quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ nói
chung và thầy, cô bộ môn Lịch Sử - Địa Lí – Du Lịch nói riêng những người đã truyền
đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt 4 năm trên giảng đường đại học
Ngoài ra, em xin gửi lời cám ơn đến các cô, chú, anh, chị ở Sở Văn Hóa Thể Thao
và Du Lịch tỉnh Kiên Giang, Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch, Ban quản
lí di tích ở thị xã Hà Tiên đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ em trong quá trình thu tập
thông tin, số liệu cho đề tài của mình
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành luận văn nhưng cũng không thể tránh khỏi
những thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô để đề tài luận
văn này được hoàn thiện tốt hơn
Cuối lời, em xin gửi lời chúc quý thầy, cô và các bạn dồi dào sức khỏe và thành công
trong cuộc sống
Cần Thơ, ngày 23, tháng 05, năm 2014 Sinh viên
Nguyễn Thị Mỹ Trang
Trang 5DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng Trang
Bảng 1.Tổng số lượt khách tham quan TXHT giai đoạn 2009 – 2013 34
Bảng 2 Doanh thu du lịch TXHT giai đoạn 2009 – 2013 35
Bảng 3 Sự đánh giá của du khách về cơ sở hạ tầng ở DTLS – VH 37
Bảng 4 Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2013 38
Hình Hình 1 Bản đồ hành chính TXHT 20
Hình 2 Biểu đồ thể hiện tổng lượng khách tham quan TXHT giai đoạn 2009 – 2013 34
Hình 3 Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch TXHT giai đoạn 2009 – 2013 36
Hình 4 Biểu đồ thể hiện thời gian lưu trú của du khách ở TXHT 38
Hình 5 Biểu đồ thể hiện mức độ hấp dẫn của DTLS – VH đối với hoạt động du lịch 40
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2
5 Quan điểm nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
1.1 Các vấn đề về du lịch 5
1.1.1 Các khái niệm về du lịch 5
1.1.2 Các loại hình du lịch 6
1.1.3 Chức năng của du lịch 8
1.1.4 Tài nguyên du lịch 9
1.2 Khái quát về du lịch văn hóa 12
1.2.1 Khái niệm về du lịch văn hóa 12
1.2.2 Phân loại du lịch văn hóa 12
1.2.3 Đặc trưng du lịch văn hóa 13
1.2.4 Các điều kiện ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch văn hóa 13
1.3 Một số vấn đề về di tích lịch sử - văn hóa 15
1.3.1 Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa 15
1.3.2 Phân loại di tích lịch sử - văn hóa 16
1.3.3 Vai trò của di tích lịch sử - văn hóa đối với hoạt động du lịch 16
1.4 Thực tiễn khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở Việt Nam 17
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN 19
2.1 Khái quát về thị xã Hà Tiên 19
2.1.1 Vị trí địa lí 19
2.1.2 Lịch sử hình thành 21
2.1.3 Ý nghĩa tên gọi 22
2.1.4 Điều kiện tự nhiên 22
2.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
2.2 Tiềm năng khai thác giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch thị xã Hà Tiên 23
2.2.1 Các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu 24
2.2.2 Đánh giá tiềm năng các giá trị di tích lịch sử - văn hóa 31
2.3 Thực trạng khai thác giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch thị xã Hà Tiên 32
2.3.1 Thực trạng khách du lịch 32
2.3.2 Thực trạng về doanh thu 34
Trang 72.3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch 35
2.3.4 Thực trạng nguồn nhân lực tại các di tích 36
2.3.5 Thực trạng bảo tồn các di tích 37
2.3.6 Thực trạng khai thác du lịch tại các di tích 38
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN 40
3.1 Định hướng khai thác giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch thị xã Hà Tiên 40
3.1.1 Định hướng chung 40
3.1.2 Định hướng về thị trường khách du lịch 40
3.1.3 Định hướng nguồn nhân lực 41
3.1.4 Định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị di tích 41
3.1.5 Định hướng quy hoạch phát triển 43
3.1.6 Định hướng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 43
3.1.7 Định hướng về công tác quảng bá, tuyên truyền các di tích 43
3.2 Giải pháp khai thác giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch thị xã Hà Tiên 43
3.2.1 Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di tích 43
3.2.2 Giải pháp về vai trò của chính quyền địa phương và người dân trong việc bảo tồn các di tích 44
3.2.3 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 44
3.2.4 Giải pháp đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 44
3.2.5 Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường tại các di tích 45
3.2.6 Giải pháp quảng bá, tuyên truyền các giá trị của di tích 45
3.2.7 Giải pháp liên kết mở rộng các tuyến du lịch với các tỉnh, huyện lân cận 45
KẾT LUẬN 1 Kết quả đạt được 47
2 Ý kiến đề xuất 47
3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM THAM KHẢO 49
PHẦN PHỤC LỤC 50
Phục lục 1: Danh sách DTLS – VH ở Hà Tiên 50
Phục lục 2: Danh sách khách sạn ở TXHT 51
Phục lục 3: Danh sách quán ăn ở TXHT 51
Phục lục 4: Hình ảnh các DTLS – VH ở Hà Tiên 52
Phục lục 5: Bảng câu hỏi phỏng vấn khách du lịch 57
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống văn hóa mọi
người Du lịch không những đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí mà còn giúp nâng cao sự
hiểu biết của mọi người về quốc gia, dân tộc góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh
thần Về mặt kinh tế du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát
triển của đất nước
Ở Việt Nam du lịch văn hóa trở nên ngày một phát triển, do cuộc sống bận rộn và
hiện đại hóa nhiều thì nhu cầu về với cội nguồn để tìm hiểu các giá trị lịch sử và những
nét đẹp truyền thống của dân tộc trở nên phổ biến Khi đến với các DTLS – VH, lễ hội
văn hóa du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về những điểm du lịch gắn liền với
giá trị lịch sử lâu đời, danh nhân văn hóa nơi du khách đặt chân đến
TXHT (thị xã Hà Tiên) là một vùng đất ở phía Tây Nam tận cùng Tổ Quốc, Hà
Tiên là một vùng đất có cả biên giới biển lẫn biên giới lục địa, cửa khẩu Hà Tiên nay
được nâng lên là cửa khẩu quốc tế, đây là cánh cửa đang mở ra để Hà Tiên, nối liền với
các nước Đông Nam Á Đồng thời, liên kết mở tuyến du lịch từ Kiên Giang (Việt Nam)
đến các tỉnh thuộc Campuchia và Thái Lan bằng đường biển và đường bộ
Vùng Hà Tiên có những trang sử rực rở về văn hoá, văn học - nghệ thuật, với những
lễ hội cổ truyền như kỷ niệm ngày thành lập Tao Đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu
Không những thế Hà Tiên còn được biết đến với nhiều DTLS – VH gắn liền với đất nước
và con người miền Nam như: Khu di tích lịch sử núi Bình San, chùa Phù Dung, chùa Tam
Bảo, các DTLS – VH đã và đang thu hút lượng khách đến tham quan hành hương tìm
hiểu về những giá trị lịch sử và kiến trúc của di tích Vì thế, từ rất sớm Hà Tiên đã trở
nên nổi tiếng và nói như “nhà Hà Tiên học” Trương Minh Đạt, thì “Hà Tiên có bề dày
lịch sử và văn hóa mà không phải địa phương nào cũng có”… Với những điều kiện thuận
lợi trên ngành du lịch TXHT đang phát triển rất nhanh trở thành nơi du lịch trọng điểm
của tỉnh Kiên Giang
Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch ở Hà Tiên vẫn còn nhiều hạn chế chưa phát
huy đúng tiềm năng của mình Hoạt động du lịch tại các khu DTLS – VH mang tính tự
phát, các dự án đầu tư nâng cấp vẫn còn hạn chế và chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp
dẫn du khách, nhiều di tích vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được đưa vào khai thác du
lịch
Với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Khai thác giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong
phát triển du lịch thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”, với mong muốn giới thiệu tới du
khách các giá trị DTLS – VH và góp ý cho việc khai thác các giá trị di tích đạt hiệu quả,
đưa ngành du lịch thị xã phát triển hơn, đóng góp vào sự phát triển du lịch của đất nước
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm đi vào tìm hiểu về giá trị DTLS – VH ở TXHT như hệ
thống lăng, đình, chùa gắn liền với những thăng trầm lịch sử của TXHT
Trang 9Qua quá trình nghiên cứu sẽ tìm ra thấy được tầm quan trọng của các di tích và đưa
ra ý kiến, đề xuất để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực, góp
phần vào việc duy trì và phát huy các giá trị DTLS – VH trong phát triển du lịch TXHT
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài những DTLS – VH tại TXHT Tìm hiểu về tiềm
năng các DTLS – VH để phát triển du lịch TXHT
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các giá trị DTLS – VH ở TXHT Thời gian nghiên
cứu từ tháng 1 đến hết tháng 5 năm 2014
4 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây đã có rất nhiều tác phẩm và các công trình nghiên cứu khoa học
viết về Hà Tiên tiêu biểu như: tác phẩm Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, Hà Tiên,
Nguyễn Đình Đầu (1994), ông đã miêu tả kỹ lưỡng, chính xác địa lí lịch sử Hà Tiên, địa
bàn từng huyện của tỉnh, thống kê diện tích điền thổ của các xã thôn Địa bạ tỉnh Hà Tiên
đã đóng góp căn bản vào việc tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tiên ở thế kỷ
XIX Một tác phẩm quan trọng khác cũng đề cập đến Hà Tiên là tác phẩm Lịch sử khai
phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa (chủ biên) Trong tác phẩm, các tác giả đã dành một
phần phân tích về vùng đất Hà Tiên trong bức tranh tổng thể lịch sử khai hoang vùng đất
Nam Bộ
Năm 2008, nhân kỷ niệm 300 trấn Hà Tiên, nhà “Hà Tiên học” Trương Minh Đạt đã
cho ra đời một tác phẩm rất đáng quan tâm, tác phẩm Nghiên cứu mới về đất Hà Tiên (tạp
chí xưa và nay, NXB Trẻ ấn hành) Đây là công trình chuyên khảo có giá trị về vùng đất
Hà Tiên với tập hợp gồm 35 bài khảo cứu – đính chính – tư liệu được viết từ năm 1990
đến nay Với tầm hiểu biết sâu rộng về đất Hà Tiên cộng với những ý kiến mang tính
phản biện, tác giả đã đưa ra nhiều kiến giải quan trọng, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn
về các sự kiện, niên đại… liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của vùng đất
Hà Tiên Ngoài ra tác giả còn giúp chúng ta xác định vị trí của nền nhà Chiêu Anh Các,
hiểu về lai lịch chùa Phù Dung Đặc biệt, ông đưa ra ý kiến Hà Tiên từng là điểm cư trú
xưa của người Việt Cổ
Bên cạnh các nhà nghiên cứu trong nước, một số tác giả nước ngoài cũng đã quan
tâm nghiên cứu về Hà Tiên Họ Mạc và chúa Nguyễn ở Hà Tiên (Văn hóa Á Châu số 7,
tháng 10 – 1958) của Trần Kinh Hòa (Chen Ching Ho) là một ví dụ Ngoài ra, còn phải kể
đến một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp nghiên cứu về Hà Tiên như Un Chinois des
Mers du Sud le Fondateur de Ha Tien (Người Trung Hoa ở biển Nam, người sáng lập Hà
Tiên) của Emile Gaspardone (Tạp chí journal Asiatique, 1952)…
Như vậy, đã có rất nhiều tác giả, tác phẩm đề cập đến vùng đất Hà Tiên Các đề tài
mang tính chất lí luận chung sơ lược, mang tính gợi ý chứ chưa có công trình nghiên cứu
riêng nào về các DTLS – VH cũng như hiện trạng, định hướng để phát triển du lịch tại các
di tích ở TXHT
5 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa phương và
của đất nước Việc dựa trên các quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát
Trang 10của toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát các hoạt động của mỗi phân hệ trong
hệ thống đó Khi nghiên cứu về DTLS – VH ở TXHT cần xem xét mối quan hệ giữa các
DTLS – VH với các vấn đề về địa lý, kinh tế - xã hội từ đó có cái nhìn tổng quan về
TXHT và đưa ra những điểm riêng biệt ở TXHT so với các vùng khác
5.2 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, phát triển bởi vậy khi nghiên cứu
về TNDL, người nghiên cứu phải liên hệ với nguồn gốc lịch sử của những sự vật, hiện
tượng để thấy được những bước phát triển khác nhau trong những hoàn cảnh địa lý, lịch
sử khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau
Quan điểm viễn cảnh giúp người nghiên cứu dự đoán được, định hướng được bước
phát triển kế tiếp của sự vật, hiện tượng ở quá khứ và hiện tại cũng như xây dựng định
hướng phát triển ở tương lai
5.3 Quan điểm phát triển bền vững
Nghiên cứu về du lịch không những nêu ra những mặt tích cực về lợi nhuận mà du
lịch đem lại cho ngành kinh tế của mỗi quốc gia và người dân địa phương, nhưng bên
cạnh đó du lịch cũng đem lại những tiêu cực về môi trường tự nhiên, các di tích văn hóa
và cộng đồng người dân địa phương…Việc dựa trên quan điểm phát triển bền vững giúp
chúng ta có thể khắc phục được những suy thoái về môi trường tự nhiên và môi trường
nhân văn và mang lại lợi nhuận cho cộng đồng địa phương
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
Để bài luận văn có được thông tin chính xác đã tham khảo thông tin từ nhiều nguồn
tài liệu và lĩnh vực khác nhau từ các bài báo cáo khoa hoc, tạp chí, sách, truyền hình,
niêm giám thống kê của phòng văn hóa thông tin TXHT và các website đáng tin cậy như:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang,
cổng thông tin điện tử TXHT…Phương pháp trên giúp tiết kiệm được thời gian, công sức,
chi phí mà vẫn có được nguồn tài liệu chính xác để có cái nhìn bao quát về vấn đề nghiên
cứu
6.2 Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Sử dụng phương pháp biểu đồ để đánh giá toàn diện sự phát triển của du lịch trong
một thời gian nhất định, kết hợp biểu đồ đánh giá sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng
khách du lịch qua từng giai đoạn để rút ra những nhận xét đưa ra những định hướng phát
triển bền vững tại các DTLS – VH ở TXHT
Bản đồ không chỉ giúp xác định được vị trí của từng điểm nghiên cứu mà còn là
phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, các luồng khách,
cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ
nghỉ ngơi du lịch (tính ổn định, tính thích hợp,…) và còn là cơ sở để nhận được những
thông tin mới và vạch ra tính quy luật hoạt động của toàn hệ thống
6.3 Phương pháp khảo sát thực tế
Đây là một trong những phương pháp truyền thống và đặc trưng của địa lý Phương
pháp này được xem là đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tích lũy tư
liệu thực tế về đặc điểm hình thành, phát triển của lãnh thổ du lịch Trong quá trình
Trang 11nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được chú trọng thực hiện để đạt được tính thực
tiễn về đặc trưng của lãnh thổ Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được qua
điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến và quan điểm của các
du khách, các nhà Quản lý du lịch một cách khách quan
6.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Sau khi thu thập thông tin, số liệu sẽ được sắp sếp lại cho phù hợp với bố cục của đề
tài Khi đã có những thông tin, dữ liệu cần thiết sẽ đưa ra những kết luận thiết thực, đúng
đắn nhất
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH
1.1.1 Các khái niệm về du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển xã hội loài người Vào
đầu thế kỉ XX, du lịch là hoạt động của những người khá giả, họ đi du lịch để giải trí Du
lịch góp phần nâng cao sự hiểu biết và làm cho cuộc sống con người thêm phong phú Du
lịch là hiện tượng cá nhân hay tập thể rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến
một nơi xa lạ với nhiều mục đích khác nhau nhưng không nhằm mục đích để kiếm tiền
hoặc kiếm việc làm mà họ đến nơi đó để tiêu tiền Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du
lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội và
hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ thành ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều quốc gia trên thế giới Mặt dù hoạt động du lịch xuất hiện từ lâu và phát triển
mạnh mẽ nhưng cho đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất Trước sự
phát triển của ngành du lịch gắn liền với kinh tế, giáo dục, việc nghiên cứu thống nhất
khái niệm cơ bản trong đó có khái niệm về du lịch là một đòi hỏi cần thiết
Thuật ngữ “tourism” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp : “ tornos” có nghĩa là đi một vòng
Thuật ngữ Latin hóa thành “ tornus”, sau đó trở thành “ tourisme” (tiếng Pháp )
Theo Berneker: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu
định nghĩa” Theo Liên Hiệp Quốc (1963): “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà
bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO,1994): “Du lịch là tập hợp các hoạt động và
dịch dụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú
thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa… và nhìn chung là vì
những lý do không phải để kiếm sống”
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Sản phẩm du lịch
Theo từ điển Tiếng Việt: Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra Cái
được tạo ra hư là một kết quả tự nhiên
Theo ISO 9000 – 2000: “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình”
Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu hình
(thông thường được gọi là hàng hóa) và vô hình (hay còn gọi lầ dịch vụ)
Sản phẩm du lịch cũng là một dạng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con
người
Theo nghĩa rộng: Sản phẩm du lịch có thể được hiểu là tất cả các hàng hóa và dịch
vụ mà khách du lịch tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của họ
Trang 13Theo nghĩa hẹp: Sản phẩm du lịch là các hàng hóa và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc
trọn gói, do các doanh nghiệp du lịch tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
Theo quan điểm Markerting: “Sản phấm du lịch là những hàng hóa và dịch vụ có thể
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị
trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch”
Theo Điều 4 chương I – Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích từ ngữ:“Sản
phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Sản phẩm vật chất: Là những sản phẩm hữu hình ( hàng hóa) được các doanh nghiệp
du lịch cung cấp cho khách du lịch
Sản phẩm phi vật chất: Là những sản phẩm du lịch tồn tại dưới dạng vô hình thể
hiện ở một sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lòng hay không hài lòng
- Các yếu tố của sản phẩm du lịch:
+ Điểm thu hút khách
+ Khả năng tiếp cận của điếm đến
+ Các tiện nghi và dịch vụ cảu điểm đến
+ Hình ảnh của điểm đến
+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ của điểm đến
- Sản phẩm du lịch chuyên biệt Việt Nam chủ yếu thuọc 3 nhóm chính là:
+ Sản phẩm du lịch văn hóa
+ Sản phẩm du lịch sinh thái
+ Sản phẩm du lịch biển đảo
Thị trường du lịch
Trong kinh tế học và kinh doanh, thị trường là nơi người mua và người bán (hay
người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao
đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm
thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông
lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ Thực
chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng có cùng một yêu cầu cụ thể nhưng
chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó Thị trường
là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhua, dẫn đến khả
năng trao đổi
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào
đó Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị
trường vốn, v.v… Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào
đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ.Với nghĩa này, có thị trường
Hà Nội, thị trường miền Trung Thị trường du lịch là nơi (quá trình) diễn ra mua bán sản
phẩm du lịch
Trang 15 Khách đến lần đầu
Khách đến lại (từ lần thứ hai trở đi)
- Theo đặc tính tinh thần của khách
Khách đi cá nhân hay tập thể
Khách đi theo quyết định cá nhân hay phụ thuộc người khác
- Phân loại tổng hợp về du lịch
Du lịch sinh thái
Du lịch văn hóa
1.1.3 Chức năng của du lịch
Du lịch có mối quan hệ rất đa dạng và phức tạp với hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội và môi trường sinh thái Vì vậy, chức năng của du lịch cũng được xét ở nhiều
góc độ khác nhau Dưới đây là 4 chức năng cơ bản của du lịch:
1.1.3.1 Chức năng kinh tế
Du lịch là ngành kinh doanh lớn nhất và có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của
nhiều nước cũng như nền kinh tế toàn cầu Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
trên thế giới với mức doanh thu ngày càng lớn
Hiện nay du lịch là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia Ở các nước đang
phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm 20% hoặc cao hơn tổng nguồn thu ngoại tệ
của cả nước Các nhu cầu hiểu biết về lịch sử, văn hóa, tham quan di tích, vãn cảnh thiên
nhiên, bơi lặn, thể thao, tắm biển… đã góp phần khai thác các giá trị văn hóa tinh thần và
tài nguyên thiên nhiên của đất nước vào phát triển kinh tế
Du lịch còn là ngành thu hút nhiều lao động, góp phần tạo việc làm nâng cao thu
nhập cho người lao động Như đã nêu trên, du lịch hiện nay có số lao động trên 200 triệu
(chiếm hơn 10 % lao động toàn thế giới) Ngoài ra, du lịch còn góp phần thúc đẩy các mối
quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường: tìm hiểu thị trường, kí kết các hợp đồng kinh tế…
1.1.3.2 Chức năng sinh thái
Du lịch tạo sự gắn bó giữa con người với môi trường, đưa con người đến với thiên
nhiên… Du lịch giúp cho con người mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên nâng cao ý thức
bảo vệ thiên nhiên
Hoạt động du lịch cũng góp phần đầu tư bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên,
môi trường sinh thái Các nguồn thu từ du lịch là cơ sở quan trọng để đầu tư cải tạo cảnh
quan, bảo vệ môi trường Việc chuyển đổi hợp lý nghề nghiệp của người dân ở những khu
vực cần bảo tồn thiên nhiên, tạo điều kiện cho họ tham gia phục vụ du lịch cũng là biện
pháp rất hữu hiệu để góp phần bảo vệ môi trường
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ Một mặt
xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi
trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ
sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối
hệ qua lại với nhau
Trang 161.1.3.3 Chức năng văn hóa – chính trị - xã hội
Du lịch góp phần thỏa mãn nhu cầu của con người, nâng cao nhận thức, mở rộng
tầm hiểu biết Du lịch là yếu tố tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội, tăng cường
thêm tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc, quốc gia…
Du lịch góp phần tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước, giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống dân
tộc
Theo chủ đề năm du lịch của WTO (1967): “ Du lịch là giấy thông hành của hòa
bình” Du lịch quốc tế giúp cho mọi người thêm gần gũi và thân thiện với nhau hơn nhờ
vậy mà nó tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới Du lịch còn góp phần
phục hồi và nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, nâng cao thể lực và khả
năng lao động
1.1.4 TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1.4.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng
và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử
dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình Tài nguyên được phân loại thành
tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền
với các nhân tố con người và xã hội
TNDL là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm TNDL gắn liền với
khái niệm du lịch TNDL được xem như tiền đề để phát triển du lịch
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “TNDL là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch
sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có
thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các
điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
Như vậy, TNDL gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn đang được khai thác và
chưa được khai thác TNDL có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở của tổ chức, cá nhân
1.1.4.2 Phân loại tài nguyên du lịch
TNDL được chia thành 2 loại TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn:
TNDL tự nhiên
TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
- Địa hình: là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt trái đất Địa hình biểu hiện bằng
các yếu tố như độ cao, độ dốc, trạng thái…Người ta chia địa hình thành 3 dạng: miền núi,
đồng bằng, biển và bờ biển
Địa hình miền núi thường rất đa dạng và thu hút rất nhiều khách du lịch Du
lịch miền núi có nhiều dạng như: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn bắn, leo núi, thể
Trang 17thao và du lịch mạo hiểm…miền núi có nhiều hướng phát triển du lịch Tuy nhiên, hạn
chế của du lịch miền núi là giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển…
Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du
lịch biển: tắm biển, nghỉ biển, du thuyền ra biển, lặn biển và các loại hình du lịch thể thao
Ngoài ra, biển có nhiều đảo và quần đảo với những đặc điểm khác nhau nên khả năng
khai thác rất đa dạng
Địa hình thường đơn điệu nên ít khả năng trực tiếp phát triển du lịch Tuy
nhiên, đồng bằng thường là nơi dân cư tập trung sinh sống, nhiều di tích lịch sử văn hóa
và các giá trị nhân văn khác nên cũng có khả năng phát triển du lịch
- Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng đến nhiều mặt đến đời sống con người Trước hết,
trạng thái của cơ thể con người gắn liền với các chỉ số sinh khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ
ẩm Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát triển du lịch nghĩ dưỡng Ví dụ
ở Việt Nam, Sa Pa và Đà Lạt…Ngoài ra, khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa du lịch
Thường thì mùa Hè là mùa du lịch của các vùng bãi biển nhiệt đới Mùa Đông lại là mùa
của các điểm du lịch thể thao ở các vùng ôn đới… Nhịp điệu mùa du lịch cũng có thể gián
tiếp hình thành do mùa sinh hoạt của con người
- Nước: Nước có vai trò rất quan trọng đối với con người Du lịch đòi hỏi phải đảm
bảo cung cấp nước cho du khách Nước còn là môi trường cho nhiều loại hình hoạt động
du lịch: tắm, bơi lặn, du thuyền, lướt ván, câu cá, tham quan đáy biển… Các hồ nước,
thác nước, sông suối…cũng là những yếu tố có giá trị nhiều mặt đối với du lịch Nguồn
nước khoáng còn là tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghĩ dưỡng
- Sinh vật: Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị du lịch to lớn Các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên… là những nơi còn tồn tại nhiều loài động – thực vật nguyên sinh rất
thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu… Các tài
nguyên sinh vật còn có thể được tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật hoang dã, bán
hoang dã hoặc nhân tạo để phục vụ cho loại hình du lịch săn bắn, câu cá…
- Các hiện tượng tự nhiên: Có nhiều hiện tượng thiên nhiên độc đáo và đặc sắc tạo
nên sự thu hút du khách Ví dụ: hiện tượng nhật thực, tuyết rơi…
TNDL nhân văn
TNDL nhân văn là nhóm TNDL có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người
sáng tạo ra Như vậy, TNDL nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên du lịch văn
hóa Tuy nhiên, không phải những sản phẩm văn hóa nào cũng đều là những TNDL nhân
văn Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là TNDL
nhân văn Hay nói cách khác những TNDL nhân văn cũng chính là những giá trị tiêu biểu
cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai
thác các TNDL nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn
hóa của dân tộc, địa phương nơi mình đến TNDL nhân văn bao gồm: truyền thống văn
hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,
các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
- Các DTLS – VH, kiến trúc: là những gì mà quá khứ để lại
Trang 18- Các lễ hội: là hình thức sinh hoạt tập thể hay cá nhân sau những ngày lao động vất
vả hay những dịp mà mọi người hướng về những sự kiện trọng đại của đất nước hay
những sinh hoạt tín ngưỡng gắn với đời sống tâm linh của nhân dân hoặc chỉ đơn thuần là
hoạt động vui chơi giải trí
- Các đối tượng gắn với dân tộc học: những tập tục lạ về nơi cư trú, thói quen ăn
uống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục, ca múa nhạc… mang những sắc thái riêng của dân
tộc trên địa bàn cư trú của mình
- Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác: các trung tâm khoa
học, trường đại học, thư viện, bảo tàng và những hoạt động mang tính sự kiện như các
giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan
phim ảnh quốc tế hay dân tộc học, các lễ hội điển hình… đều thu hút du khách đến tham
quan và nghiên cứu
1.1.4.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch
TNDL là một trong những nhân tố quyết định đối với sự phát triển du lịch Thật khó
có thể hình dung nếu không có TNDL hoặc TNDL quá nghèo nàn mà hoạt động du lịch
lại có thể phát triển tốt được
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến TNDL
Theo Pháp lệnh du lịch du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch được tạo thành do sự kết
hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các TNDL nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch” TNDL là một nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản
phẩm du lịch Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì các sản phẩm du lịch cần phải đa
dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ TNDL là yếu tố quan trọng mang tính quyết định để
tạo nên quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch
Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các nhu cầu du lịch ngày
càng đa dạng của du khách, các loại hình du lịch mới xuất hiện và phát triển không
ngừng
TNDL cũng là một cơ sở đặc biệt quan trọng cho việc phát triển các loại hình du
lịch Chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa các loại hình du
lịch Không có các hang động bí hiểm, các đỉnh núi cao hùng vĩ và hiểm trở, các khu rừng
nguyên sinh âm u huyền bí thì không thể có các loại hình du lịch thám hiểm Các loại
hình du lịch văn hóa lại luôn gắn liền với các DTLS – VH, lễ hội và nghề cổ truyền…
Tuy nhiên, không nên hiểu đơn giản rằng mỗi loại tài nguyên chỉ có thể phát triển
một loại hình du lịch Trên thực tế, TNDL chỉ là tiền đề, còn việc phát triển các loại hình
du lịch nào lại thuộc về chiến lược và nghệ thuật kinh doanh du lịch
Tài nguyên du lịch là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch
Luật du lịch Việt Nam có nêu: “TNDL… là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” Điều đó có thể hiểu rằng TNDL chính là
cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch
Trang 19Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ không gian của các yểu tố trong hoạt
động du lịch Các yếu tố đó là khách du lịch, TNDL, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ
thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và hệ thống điều hành quản lý du lịch
Trong hệ thống lãnh thổ du lịch, TNDL được coi là điều kiện hàng đầu Sự phân bố
TNDL đã tạo nên các khu du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
và vùng du lịch – tức là những biểu hiện của việc tổ chức hoạt động du lịch theo lãnh thổ
Có thể nói rằng: mọi quá trình tổ chức lãnh thổ du lịch bắt đầu và kết thúc bằng TNDL
1.2 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA
1.2.1 Khái niệm về du lịch văn hóa
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch văn hóa là hình thức dựa vào bản sắc
văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống”
Du lịch văn hóa là loại hình phổ biến trong du lịch tập trung mối quan tâm đến một
quốc gia hay một vùng đất nào đó chủ yếu dưới góc độ văn hóa Du lịch văn hóa bao gồm
các tuyến du lịch đến một đô thị có bề dày lịch sử hoặc những thành phố lớn cùng các
công trình văn hóa của nó như các viện bảo tàng, nhà hát… Hình thức này cũng bao gồm,
mặc dù không phổ biến lắm, việc đưa các du khách đến những vùng hẻo lánh để dự các lễ
hội ngoài trời, đi thăm nơi ở của các danh nhân văn hóa, những công trình kiến trúc hay
những thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chương, hội họa
Du lịch văn hóa còn là loại hình du lịch gắn liền với con người và các giá trị truyền
thống do con người sáng tạo nên Du lịch văn hóa bao hàm việc hào nhập vào cuộc sống
cộng đồng dân cư, tìm hiểu và hòa mình vào những phong tục tập quán, những truyền
thống của các dân tộc, các địa phương
1.2.2 Phân loại du lịch văn hóa
1.2.2.1 Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa
Khách đi tìm hiểu các nền văn hóa là chủ yếu Mục đích đi tìm hiểu, nghiên cứu
Đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên Đó có thể
là những chương trình du lịch dã ngoại đến các dãy phố cổ kính, các khu di tích của thành
phố, phố cổ hay làng mạc xưa để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hóa của
người dân nơi đó Khách sẽ đi bộ tham quan các công trình kiến trúc, nghệ thuật, tìm hiểu
tập quán sinh hoạt của người dân và tham gia các lễ hội đặc sắc của địa phương… Hình
thức du lịch này sẽ không thể đi một ngày để khám phá nên khách du lịch sẽ nghỉ qua
đêm hoặc ít nhất cũng phải trải nghiệm trong một ngày trọn vẹn
1.2.2.2 Du lịch tham quan văn hóa
Đây là loại hình du lịch văn hóa kết hợp tham quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hóa
trong một chuyến đi Đối tượng tham gia phong phú gồm cả khách đi để chiêm ngưỡng,
để biết và thỏa mãn sự tò mò, có thể theo trào lưu Do vậy, trong một chuyến đi du khách
thường đi đến những điểm du lịch trong đó vừa có những điểm du lịch văn hóa, vừa có
những điểm vui chơi, giải trí, các trò tiêu khiển mới lạ… Đối tượng khách là những người
vừa thích phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người trẻ tuổi
Mô hình hoạt động này hiện đang nở rộ tại đồng bằng sông Cửu Long khi các nhà du lịch
luôn kích cầu khách bằng việc luôn “khuyến mãi” thêm những giá trị cảnh quan, công
Trang 20viên, khu trò chơi, ẩm thực xung quanh hoặc phân bố rải rác dọc các đường đến điểm
tham quan văn hóa
1.2.2.3 Du lịch kết hợp tham quan văn hóa với mục đích khác
Mục đích chính của khách là đi công tác có kết hợp với tham quan văn hóa Đối
tượng là những người đi dự hội thảo, hội nghị, kỉ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển
lãm, các chính khách đến giao lưu hoặc công tác trên một đất nước khác, các nhà hoạt
động văn hóa đến tìm hiểu các công trình nghiên cứu của mình trên những đất nước có sự
khác biệt hoặc tương đồng về văn hóa, đồng thời có tham gia những buổi thảo luận tại nơi
tham quan…
1.2.3 Đặc trưng du lịch văn hóa
Ngày nay du lịch trở thành nhu cầu cần thiết và tất yếu đối với mỗi con người, con
người đi du lịch để thể hiện bản thân và khám phá thế giới
Bên cạnh những loại hình Du lịch sinh thái, Du lịch khám chữa bệnh, Du lịch mạo
hiểm… Du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm rất có lợi thế của những nước đang
phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Du lịch văn hóa phát triển trên cơ sở khai
thác những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống của dân tộc, kể cả những phong tục tín
ngưỡng… để tạo sức hút đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới Đối với khách du lịch
có cơ sở nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa
là tối ưu để thỏa mản những nhu cầu của họ
Du lịch văn hóa góp phần bảo tồn di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, tạo
ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn của các di tích khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi
Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục dần và phát triển, tạo nên các
điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ bán cho khách Nó còn
góp phần đắc lực cho việc khôi phục và lưu giữ các di sản kiến trúc đang góp phần cho sự
phát triển du lịch văn hoá như bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hóa, kể cả văn hóa ẩm
thực đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản
địa Bảo tồn các hoạt động văn hóa bằng việc khích lệ các hoạt động văn hóa dân gian,
thúc đẩy các mặt hàng truyền thống, chia sẻ lợi ích từ nguồn thu cho việc tôn tạo bảo vệ
các di tích lịch sử văn hóa
Du lịch văn hóa phát triển trên cơ sở khai thác những sản phẩm du lịch văn hoá, lễ
hội truyền thống của các dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút cho
du khách từ khắp nơi trên thế giới Phần lớn du lịch văn hóa gắn liền với địa phương, nơi
lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những
lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch ra nước ngoài Bởi thế thu hút khách
du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống người
dân địa phương
Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao
ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân
cư giữ gìn, phát triển di sản văn hóa
Trang 211.2.4 Các điều kiện ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch văn hóa
1.2.4.1 Đối tượng khách
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
Những người tham gia vào các tuyến du lịch văn hóa chủ yếu là những khách du lịch cao
tuổi và thanh niên – những người đang bước vào độ tuổi chững chạc và năng động Đối
với khách cao tuổi, họ thường có nhiều thời gian rỗi, có kinh nghiệm trong việc đi du lịch
Chính vì yếu tố tuổi cao nên họ có xu hướng trở về những thứ cổ điển, thích tìm hiểu âm
nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tính dân tộc và quan tâm đến chất lượng
phục vụ khi sử dụng các dịch vụ du lịch Ngược lại đối với thanh niên, đây là nhóm có số
lượng đông đúc, họ ưa thích khám phá tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích tự
do, thích thay đổi điểm du lịch và thường đi thành nhóm nhỏ do đó có xu hướng đòi hỏi
tính mới mẻ, đa dạng trong dịch vụ du lịch Họ có khả năng thanh toán thấp, ít có kinh
nghiệm du lịch Đối với khách hàng trung niên, là nhóm đối tượng đã gây dựng được sự
nghiệp, gia đình, thường là những người có địa vị xã hội, có khả năng thanh toán cao, có
sự tự chủ lớn trong du lịch tham quan, họ thường kết hợp giữa đi công tác và đi du lịch
1.2.4.2 TNDL văn hóa
TNDL văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di
tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, lễ hội, làng nghề cổ truyền, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch Yếu tố quan trọng để du khách xác định điểm tham quan
của mình, là TNDL ở nơi đó phải đủ mạnh để thu hút sự tò mò của khách du lịch Thực tế
thì ít du khách chịu bỏ tiền ra mua tour tham quan các cảnh quan nhân tạo mà không có
sự hiện diện của các di tích, lễ hội, các công trình mang yếu tố văn hóa
1.2.4.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác
tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy nên sự phát
triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật
chất kỹ thuật
Sự kết hợp hài hoà giữa TNDL và cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho
cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả Thực tế, một điểm du lịch cho dù rất hấp dẫn về tài
nguyên (cảnh quan đẹp, văn hóa bản địa phong phú, sự khác biệt về phong tục, tập
quán…) nhưng thiếu đi những công trình phục vụ cho du lịch thì khó phát triển được Vị
trí của TNDL là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của
đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có những chức
năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch Để đảm bảo
cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
tương ứng như trạm thông tin dành cho du khách, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, dịch vụ bưu
chính viễn thông…
Trang 221.2.4.4 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công trong sự phát triển tất cả các
ngành kinh tế, du lịch, xã hội… Trong lĩnh vực du lịch, cần phải có nguồn nhân lực luôn
luôn sẵn sàng phục vụ du khách Bởi vì, đây là ngành kinh tế đặc trưng, du khách không
thể hoặc sẽ bị hạn chế đi các nhu cầu khám phá của bản thân khi điểm du lịch không có
hướng dẫn của nhân viên phục vụ, thiếu đi các hướng dẫn viên, thuyết minh viên… làm
giảm sự sinh động của chương trình du lịch, hoạt động du lịch sẽ diễn ra một cách trật tự,
quy củ vì bản thân mỗi du khách không có được sự thống nhất trong các nhu cầu diễn ra
liên tục của mình
1.2.4.5 Chính sách phát triển
Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ cần đề ra
những chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch sao cho hợp lý
Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu
tiềm năng, thế mạnh của đất nước, bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hoá truyền
thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội Quan điểm, đường lối và chính sách đúng đắn là tiền đề cho sự phát triển
du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng
1.2.4.6 Yếu tố thời vụ và thời tiết
So với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa mang tính chất đại chúng tuy có
chịu ảnh hưởng tính thời vụ nhưng không phụ thuộc hoàn toàn Sự ảnh hưởng của yếu tố
thời tiết, khí hậu không là vấn đề mang tính chất thiết yếu, tuy nhiên người đi du lịch sẽ
ngại tham gia các hoạt động lễ hội khi thời tiết không tốt đẹp Chính vì vậy, yếu tố thời vụ
và ảnh hưởng của khí hậu cũng đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển của du lịch văn
hóa Du khách mặc dù rất mong muốn được tham quan di tích quan trọng đó nhưng cũng
cần phải có thời gian, sự quan sát và sự chịu ảnh hưởng của thời tiết tại địa điểm tham
quan
1.2.4.7 Các nhân tố khác
Sự phát triển của du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung đòi hỏi phải có
những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan cần thiết nhất định Trong đó các điều
kiện chúng ta thường thấy như: điều kiện thời gian là điều kiện bắt buộc vì một người
không có đủ thời gian để nghỉ ngơi thì sẽ không nghĩ đến chuyện dành thì giờ cho rong
ruổi du lịch Điều kiện nguồn khách, điều kiện nguồn kinh tế, cơ sở hạ tầng, điều kiện về
an toàn, ổn định chính trị trong khu vực…
Việc có TNDL văn hóa phong phú, sự sẵn sàng đón khách, môi trường văn hóa cởi
mở, tiếp xúc sẽ là những nhân tố góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển nhưng cũng
cần có sự bổ sung không thể thiếu của TNDL tự nhiên Chúng sẽ bổ trợ cho sự khô cứng
của di tích văn hóa, thêm vào đó những mảnh xanh, những khung cảnh thơ mộng để du
khách có thể dễ dàng hơn trong việc thưởng thức tour du lịch văn hóa của mình
Trang 231.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.3.1 Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa
DTLS – VH là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân
loại Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí
tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia
Theo hiến chương Vơnidơ – Italia (1996): “Di tích lịch sử - văn hóa bao gồm những
công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hoặc nông thôn, là những bằng
chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố
về lịch sử”
Theo pháp luật bảo vệ và sử dụng DTLS – VH và danh lam thắng cảnh
(04/04/1984): “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật,
tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như các giá trị văn
hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa – xã hội”
1.3.2 Phân loại di tích lịch sử - văn hóa
DTLS – VH chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau Mỗi di tích có nội dung,
giá trị văn hóa, lượng thông tin riêng biệt Có 4 loại DTLS – VH:
Di tích văn hóa khảo cổ: là những điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc
về một thời kỳ lịch sử - xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử
cổ đại Di tích văn hóa khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân thành di chỉ
cư trú và di chỉ mộ táng, ngoài ra còn có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành
phố cổ, tàu thuyền cổ bị chìm đắm
Di tích lịch sử: là những di tích ghi nhận sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử
tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình Lịch sử của mỗi quốc
gia là một quá trình lâu dài với những sự kiện được ghi dấu, do vậy những di tích nào gắn
với các sự kiện tiêu biểu mới được coi là di tích Di tích lịch sử bao gồm:
Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người
Di tích ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định
chiều hướng của đất nước, của địa phương
Di tích ghi dấu chiến công xâm lược
Di tích ghi dấu những kỷ niệm
Di tích ghi dấu sự vinh quang lao động
Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến
Di tích văn hóa – nghệ thuật đặc biệt là các DTLS – VH , bao gồm các công trình
kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác như tượng đài, các bích họa…
Những di tích này không chỉ chứa đựng giá trị kiến trúc mà chứa đựng cả những giá trị
văn hóa xã hội văn hóa tinh thần
Các danh lam thắng cảnh: loại hình này là sự tập hợp của 2 di tích: nhân tạo và di
tích thiên tạo Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có chứa đựng những công trình
do con người tạo ra, thường là những ngôi chùa, ngôi đền hay một công trình văn hóa nào
đó
Trang 241.3.3 Vai trò của di tích lịch sử - văn hóa đối với hoạt động du lịch
Các DTLS – VH được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn Nếu như TNDL tự
nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ độc đáo và hiếm hoi của nó, thì TNDL nhân văn,
đặc biệt là các DTLS – VH thu hút khách bởi những giá trị về kiến trúc, điêu khắc tôn
giáo và cả sự đa dạng phong phú, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó Các
DTLS – VH là 1 thành tố hết sức quan trọng tạo nên loại hình du lịch văn hóa Loại di
tích khảo cổ có ý nghĩa rất lớn và là động lực thúc đẩy hoạt động du lịch… Ngày nay,
khách du lịch ngoài mục đích đến các di chỉ khảo cổ để tham quan, tìm hiểu nâng cao sự
hiểu biết, họ còn có nhu cầu mua các hiện vật được tái tạo tại các di tích đó để làm lưu
niệm
DTLS – VH là một sản phẩm có giá trị gồm các đình, chùa, đền miếu là những di
sản văn hóa vật thể, chứa tiềm ẩn trong đó là các hình thức sinh hoạt văn hóa mang bản
sắc tôn giáo, tín ngưỡng riêng của từng vùng, từng miền
Các DTLS – VH đều mang trong mình thông điệp của quá khứ Nơi đây trở thành
không gian văn hóa cho nhân dân trong những sinh hoạt lễ hội truyền thống, lễ hội tôn
giáo nơi họ được quyền thể hiện các nghi thức, lễ thức bày tỏ tâm linh, tâm nguyện của
mình Khách đến với các DTLS – VH không đơn thuần là chỉ để quan tâm, thể hiện tâm
linh mà còn là để tìm hiểu, nghiên cứu khoa học Vì vậy, các DTLS – VH có vai trò quan
trọng trong hoạt động du lịch, là điều kiện giúp cho du lịch đất nước ngày một phát triển
1.4 Thực tiễn khai thác DTLS – VH trong phát triển du lịch ở Việt Nam
TNDL nhân văn trong đó nổi bật nhất là hệ thống DTLS – VH đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam, hiện nay đã có rất nhiều di tích đang được
đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch như: khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), di tích
Hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội), khu di tích Kim Liên (Nghệ An), khu di tích lịch sử
địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất (TP.Hồ Chí Minh) các DTLS – VH gắn liền với những
thời kì dựng nước, giữ nước và nguồn cội của ông cha, hoạt động du lịch tại các di tích
đang thu hút hàng triệu lượt khách và công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo ngày một hoàn
thiện hơn với mục đích bảo vệ, phát huy các giá trị của di tích và giáo dục truyền thống
uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ sau này
Trong đó nổi bật nhất là tỉnh Thừa Thiên – Huế là một địa phương tiêu biểu nơi có
nhiều di tích đang được khai thác phục vụ du lịch Ở Huế, hệ thống DTLS – VH có rất
nhiều loại hình (lăng, đền, chùa, địa điểm lịch sử, nhà lưu niệm…) với 891 di tích đã
được xếp hạng và chưa xếp hạng Các di tích đã góp phần tạo nên giá trị quan trọng làm
cho Huế trở thành điểm hấp dẫn đối với du lịch Nổi bật nhất trong hệ thống DTLS – VH
ở Huế là Quần thể di tích Cố đô Huế nơi còn lưu giữ những kiến trúc kinh đô của triều đại
phong kiến Việt Nam Ngoài ra, Huế còn nhiều di tích nổi tiếng liên quan đến nhà
Nguyễn như hệ thống các phủ, chùa…, những di tích lịch sử về hai cuộc kháng chiến
chống thực dân cùng những di tích về các nhà cách mạng lỗi lạc như Phan Bội Châu, Trần
Cao Vân… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích gắn liền với thời niên thiếu của
Chủ tịch Hồ Chí Minh Với những lợi thế trên, khách du lịch đến Thừa Thiên – Huế tham
quan các di tích ngày càng tăng, làm tăng doanh thu, góp phần thúc đẩy các hoạt động du
lịch phát triển, làm cho du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
Trang 25Với 132 di tích đã xếp hạng quốc gia và tỉnh trong tổng số 891 di tích, nhưng số
lượng di tích của Thừa Thiên – Huế đưa vào khai thác đang còn quá ít so với tiềm năng
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế trong số các DTLS – VH
đứng đầu các điểm du lịch đón khách nội địa và quốc tế là Quần thể di tích Cố đô Huế
Tuy nhiên, trong đó chỉ có Đại Nội và lăng vua là các điểm du lịch đông khách nhất, còn
hầu hết các di tích còn lại chưa được đầu tư, khai thác cho hoạt động du lịch Số di tích
cách mạng đưa vào khai thác cũng rất ít Hệ thống chùa ở Huế có trên 100 nhưng hiện tại
chỉ có vài chùa đón khách như chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Bảo Quốc
Công tác bảo tồn, tu bổ và tôn tạo các DTLS – VH trên địa bàn tỉnh luôn được quan
tâm triển khai tốt, đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, góp phần quan
trọng vào việc thu hút khách đến Huế, tạo ra sự quan tâm đối với cộng đồng địa phương
Từ năm 1996 – 2010, trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức thực hiện việc bảo
vệ, tu bổ, trùng tu, tôn tạo các công trình có giá trị tiêu biểu, quy mô lớn về hạ tầng và
cảnh quan tại các di tích góp phần làm phong phú thêm sản phẩm phục vụ khách du lịch
Bên cạnh đó, nguồn thu từ du lịch đã góp phần cho sự phát triển ngành du lịch Thừa
Thiên – Huế và đóng góp thiết thực cho công tác quản lí và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các
DTLS – VH trong thời gian qua Hoạt động khai thác giá trị của các DTLS – VH đã góp
phần tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và đời sống văn hóa cho
người dân Việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích và cảnh quan môi trường xung quanh đạt
được những kết quả tốt, góp phần bảo tồn và làm tăng giá trị di tích cho hoạt động khai
thác phục vụ du lịch
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển bên cạnh những thành tựu, hoạt động khai thác
các di tích trong những năm qua vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất hợp lí, chưa phát huy
hết giá trị và vai trò của các DTLS – VH Việc phát triển du lịch tại nơi đây vẫn còn tiềm
ẩn những dấu hiệu thiếu ổn định Doanh thu và khách du lịch tham quan các di tích, mặc
dù trong thời gian qua có sự gia tăng, trung bình năm sau cao hơn năm trước, nhưng sự
gia tăng đó lại không đều và không ổn định Do vậy, sự phát triển này chưa tạo những đột
phá về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong việc khai thác các DTLS – VH
Các DTLS – VH chưa được đầu tư khai thác hợp lí khi số lượng di tích đưa vào khai
thác phục vụ du lịch còn quá ít so với tiềm năng Sức tải của các điểm di tích hầu như
không vượt quá ngưỡng cho phép do lượng khách đến Huế tương đối đều vào các tháng
trong năm Tuy nhiên, trong các kì Festival, do tập trung trong thời gian ngắn nên một số
điểm di tích bị quá tải Vai trò của địa phương trong quản lí, nhất là trong lĩnh vực quy
hoạch phát triển du lịch hầu như không có Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành
trong công tác quản lí di tích chưa được duy trì thường xuyên Ngoài những di tích được
bảo vệ, trùng tu, hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên – Huế vẫn còn nhiều di tích đang trong
tình trạng xuống cấp, bị hư hại…
Trang 26Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.1.1 Vị trí địa lí
Hà Tiên là thị xã nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch
Giá 90km, phía Bắc là đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia, phía Đông giáp
huyện Giang Thành và phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp huyện đảo Phú
Quốc và Vịnh Thái Lan.
Sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia nối liền với kênh Vĩnh Tế tạo nên tuyến
đường thủy quan trọng nối liền thành phố Châu Đốc và TXHT, không những thế nơi đây
còn là cảng thị buôn bán sầm uất với nước bạn Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên
Với những thuận lợi về vị trí như trên TXHT được xen là cửa ngõ giao thương quan trọng
của tỉnh Kiên Giang và đồng bằng sông Cửu Long qua cả hai đường thủy và bộ
Ngày 17/09/2012, Bộ xây dựng đã ban hành Quyết định số 839/QĐ – BXD công
nhận TXHT, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại III, qua đó cho thấy tầm quan trọng về vị trí
của TXHT là trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch thứ 2 của tỉnh Kiên Giang, có vai
trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả vùng tứ giác Long Xuyên Hằng
năm, TXHT đón nhận hàng triệu lượt khách tham quan du lịch, theo quốc lộ 955A du
khách từ huyện Tri Tôn, thành phố Châu Đốc cũng có thể đến các điểm di tích tại TXHT
TXHT khu vực hoạt động du lịch sầm uất nhất của tỉnh Kiên Giang, nơi có sức hấp dẫn
cao khách du lịch Các nhà điều hành tour có thể đưa khách từ các thành phố như thành
phố Cần Thơ và Hồ Chí Minh đến tham quan TXHT qua các tuyến du lịch: Tiền Giang –
Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên hay Cần Thơ – Châu Đốc – Campuchia Ngoài ra, với sự
thuận lợi về hệ thống giao thông đường biển những năm gần đây tuyến tàu cao tốc Phú
Quốc – Hà Tiên vận chuyển cả xe và người rất nhanh và thuận lợi tạo nên tuyến tam giác
du lịch: Hà Tiên – Phú Quốc – Rạch Giá Chính vì vị trí thuận lợi đi lại dễ dàng nên số
lượng khách đến tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử ở TXHT ngày càng tăng
Trang 27
Hình 1 Bản đồ hành chính TXHT
Nguồn:http://hatien.kiengiang.gov.vn/portals/0/BAN%20DO%20HANH%20CHANH%20
HT-Model.jpg
Trang 282.1.2 Lịch sử hình thành
Hà Tiên xưa kia thuộc đất Mang Khảm, tục danh Trúc Phiên Thành, còn gọi là Đồng
Trụ Trấn Năm 1679, Mạc Cửu người Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc – vì bất
phục tùng chính sách cai trị của nhà Thanh, nên bỏ quê hương lưu lạc đến Hà Tiên chiêu
mộ lưu dân lập ra các thôn: Rạch Giá, Cà Mau, Cần Vọt, Phú Quốc, Trũng Kè, Vũng
Thơm
Năm Mậu Tý (1708) vì tình hình Chân Lạp nội loạn và muốn duy trì địa vị của mình
nên Mạc Cửu đem ngọc, lụa đến Thuận Hóa dâng biểu xưng thần, xin cho làm Hà Tiên
trưởng Chúa Hiển Tông đã chuẩn y đề nghị này, triều đình sắc phong cho Mạc Cửu chức
Tổng binh trấn Hà Tiên Năm 1735 ông mất, được nhà vua phong tặng Khai trấn Thượng
trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị Công Con trai là Mạc Thiên Tích (1718 – 1780) kế
nghiệp cha điều hành chính sự năm Túc Tông hoàng đế thứ 10
Năm 1832, vua Minh Mạng thứ 13 chia Nam kỳ thành 6 tỉnh, trấn Hà Tiên được
chia thành hai tỉnh An Giang và Hà Tiên Tỉnh Hà Tiên bao gồm tỉnh Kiên Giang, Bạc
Liêu và Cà Mau hiện nay
Năm 1867, Pháp đem quân đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây (An Giang, Vĩnh Long, Hà
Tiên) Tỉnh Hà Tiên bị Pháp chiếm ngày 24 tháng 06 năm 1867 Từ đây Hà Tiên dưới sự
cai trị của Pháp cho đến khi giành được độc lập vào năm 1945
Ngày 18 tháng 07 năm 1882, Pháp thành lập tỉnh Bạc Liêu gồm địa phận hai tổng
Thạnh Hòa và Thạnh Hưng của tỉnh An Giang cũ cùng với 3 tổng Quảng Long, Quảng
Xuyên, Long Hưng của huyện Long Xuyên thuộc tỉnh Hà Tiên cũ
Đối với chính quyền cách mạng, sau năm 1945 vẫn giữ hai tỉnh Rạch Giá và Hà
Tiên Năm 1951 sáp nhập tỉnh Hà Tiên vào Long Châu Hậu để thành lập tỉnh Long Châu
Hà Tỉnh Rạch Giá giải tán để phân chia nhập vào tỉnh Cần Thơ và Bạc Liêu Năm 1954,
thành lập lại hai tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên, cuối năm 1956 sáp nhập tỉnh Hà Tiên vào
Rạch Giá vẫn lấy tên là tỉnh Rạch Giá Hà Tiên còn là một huyện bao gồm thị xã Hà Tiên,
huyện Kiên Lương và huyện Giang Thành hiện nay Năm 1965, huyện Hà Tiên được tách
ra khỏi tỉnh Rạch Giá nhập vào tỉnh An Giang Năm 1967 trả về cho tỉnh Rạch Giá Năm
1971 lại tách ra nhập với Châu Đốc để thành lập tỉnh Châu Hà, năm 1974 gọi là tỉnh Long
Châu Hà
Từ sau năm 1975, tỉnh Kiên Giang vẫn giữ tên cũ, kể cả địa phận và ranh giới Tỉnh
Minh Hải được thành lập gồm cả tỉnh An Xuyên và phần lớn tỉnh Bạc Liêu Hà Tiên là thị
xã của tỉnh Kiên Giang
Ngày 08 tháng 07 năm 1998, tái lập lại TXHT Ngày 01 tháng 09 năm 1998, TXHT
chính thức đi vào hoạt động Năm 1999, huyện Hà Tiên đổi tên thành huyện Kiên Lương,
với huyện lị mới là thị trấn Kiên Lương Từ đây lịch sử Hà Tiên bước sang một trang sử
mới, với vai trò là một trung tâm kinh tế của tỉnh Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông
Cửu Long nói chung
Tóm lại, từ những điều trình bày như trên, chúng ta nhận thấy rằng, lịch sử vùng đất
Hà Tiên trải qua nhiều giai đoạn phát triển Mỗi bước đi của vùng đất này là sự phản ánh
sinh động quá trình mở cõi và làm chủ vùng đất phương Nam của dân tộc Việt Nam Từ
Trang 29một vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt trở nên trù phú dưới sự cai trị của dòng họ Mạc
Và quyết định nương nhờ chúa Nguyễn của Mạc Cửu đã đánh dấu bước ngoặt đối với
vùng đất Hà Tiên
2.1.3 Ý nghĩa tên gọi
Tên Hà Tiên có trong văn bản lần đầu tiên vào mùa thu năm Mậu Tý (1708) khi Mạc
Cửu xin dâng đất ấy cho chúa Nguyễn Phước Chu và xin làm Hà Tiên trưởng
Truyền thuyết cho rằng, xưa kia Mạc Cửu nhìn thấy có tiên giáng thế trên sông
(sông Giang Thành ngày nay) nên đặt là Hà Tiên, lấy làm tên gọi cho vùng dinh trấn của
mình mà thành đến ngày nay Lại có thuyết khác cho rằng, “Hà Tiên” xuất phát từ tên gọi
con rạch Tà Ten là một ấp cư dân cổ ở hướng Đông Bắc TXHT nằm bên bờ trái sông
Giang Thành Khi xưa, người Khmer gọi sông này là Tà Ten (sau là Prêk Ten) Tà có
nghĩa là sông, Ten là tên sông Về sau chữ Tà được đổi là Hà và Ten được biến thành
Tiên Sách Nghiên cứu Hà Tiên viết: Cách giải thích cũ “nơi đây xưa kia có tiên hiện
xuống đi lại trên sông, nên gọi là Hà Tiên” Có thuyết nhận định từ tên cổ của người
Khmer là Cro – tiên có nghĩa là nơi bán chiếu, đệm mà ra
2.1.4 Điều kiện tự nhiên
Hà Tiên là một trong 14 huyện, thị và thành phố của tỉnh Kiên Giang với địa hình đa
dạng bao gồm: đồi núi, đồng bằng, biển và đảo đã tạo nên sự hấp dẫn đối với khách du
lịch
Hà Tiên có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: hang Tiền, Thạch Động,
núi Bình San, núi Phù Dung, Núi Lộc Trĩ, núi Châu Nham, Hòa Đại Kim Dữ, biển Đông
Hồ,… và nhiều bãi biển tuyệt đẹp như bãi Dương, Mũi Nai… không chỉ có giá trị về mặt
phát triển du lịch mà có giá trị về văn hóa bởi những câu chuyện nửa thật, nửa hư xung
quanh các danh thắng ấy
Hà Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, do ở vĩ độ thấp và ở ven
biển nên khí hậu mang tính chất khí hậu đại dương Nhiệt độ trung bình hằng năm là
khoảng 27 – 28 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 (25 – 26 độ C), tháng nóng
nhất là tháng 4 và tháng 5 (28 – 29 độ C) Độ ẩm tương đối trung bình 81,9% Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu
vực khác ở đồng bằng sông Cửu Long Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm
Diện tích đất tự nhiên của TXHT là 8.851,5 ha, trong đó đất nông nghiệp 4386 ha (chiếm
49,55%), nhưng mức độ phèn cao, nếu ứng dựng khoa học kỹ thuật tốt để nuôi trồng thủy
sản đem lại hiệu quả kinh tế cao Ngoài ra còn quỹ đất chưa sử dụng là 2.561,8 ha
Với điều kiện khí hậu như vậy đã tạo nên những thuận lợi cơ bản để phát triển
ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, nông nghiệp và du lịch
Trên địa bàn TXHT có những con sông lớn chảy qua cung cấp nước ngọt như sông
Giang Thành và sông Hậu qua kênh Vĩnh Tế, kênh Rạch Giá – Hà Tiên Hà Tiên còn có
khoảng 22 km chiều dài bờ biển, với rất nhiều tài nguyên lâm sản, hải sản phong phú, rất
thuận lợi để phát triển thương nghiệp Trong đó, biển Đông Hồ có vị trí đặc biệt quan
trọng Biển Đông Hồ là vùng biển rộng, chia thị xã làm hai khu riêng biệt: phía đông nam
là phường Tô Châu và Thuận Yên, phía tây Bắc là phường Đông Hồ, phường Bình San,
phường Pháo Đài và xã Mỹ Đức Đây là nơi rất thuận lợi để xây dựng cảng biển Ngoài
Trang 30ra, Hà Tiên còn có xã đảo Tiên Hải (quần đảo Hải Tặc) gồm 15 đảo lớn nhỏ là ngư trường
đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đầy tiềm năng
Tài nguyên khoán sản của TXHT không nhiều, trên địa bàn thị xã có một số núi
đáng kể về số lượng khai thác xi măng phục vụ cho xây dựng Ngoài ra, còn có một số
nguồn khoáng sản đá quý như: đá xây dựng, sỏi đỏ,…
Tóm lại, vùng đất Hà Tiên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế Trong
đó, phát triển kinh tế biển, với việc khai thác nguồn từ biển, xây dựng các hải cảng làm
nơi trung chuyển, trao đổi mua bán hàng hóa và phát triển du lịch dựa trên những danh
lam thắng cảnh nối tiếng là hai ưu thế nổi bật của Hà Tiên
2.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội
TXHT gồm có 7 đơn vị hành chính gồm: phường Đông Hồ, phường Bình San,
phường Pháo Đài, phường Tô Châu, xã Thuận Yên, xã Mỹ Đức, và xã đảo Tiên Hải Dân
số 47.039 người (2011), thành thị chiếm 81%, nông thôn 19%, mật độ dân số 476
người/km2
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội TXHT phát triển khá ổn định, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 18%, GDP bình quân đầu người đạt
38.735.000đ/người/năm (tương đương 1.869 USD) Tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế hàng
đầu của thị xã là thương mại – dịch vụ - du lịch chiếm 62,45%, kế đến là công nghiệp –
xây dựng chiếm 20,94% và cuối cùng nông – lâm – ngư – nghiệp chiếm 16,61% Tình
hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tương đối ổn định
Ngoài ra, TXHT còn đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu nằm tiếp giáp với
vương quốc Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh việc mua
bán trao đổi hàng hóa với nước bạn Các dự án kêu gọi đầu tư như: Dự án khu bảo thuế,
Khu đô thị dịch vụ nghĩ dưỡng tại ấp Xà Xía, xã Mỹ Đức TXHT… Song song đó đẩy
mạnh việc phát triển khu công nghiệp Thuận Yên, cụm công nghiệp Hà Giang, chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, quy hoạch phát triển nuôi
tôm công nghiệp, nạo vét kênh mương dẫn nước từ biển vào nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nuôi tôm công nghiệp và đẩy mạnh việc phát triển kinh tế biển, chính sách hỗ trợ
ngư dân đóng tàu, thuyền mới với công suất lớn phục vụ công tac đánh bắt xa bờ
2.2 TIỀM NĂNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN
Hà Tiên được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp thơ mộng đi vào thơ ca được
xướng vị trong bài Hà Tiên Thập Cảnh dưới thời Mạc Thiên Tích người sáng lập ra Tao
Đàn Chiêu Anh Các Theo Nam Bộ Xưa và Nay (1995): “Cho dù những kiệt tác thiên
nhiên vừa lãng mạn,vừa trữ tình trong cõi thực Hà Tiên có hao hớt đi thì vẫn còn Hà Tiên
kỳ diệu trong cõi thơ Ta vẫn thong dong về với “Kim Dự Lan Đào” hòn đảo vàng chắn
sóng to gió cả với “Bình San Điệp Thúy” bức bình phong xây dựng đứng chống chở biên
thùy Ta gặp lại “Thạch Động thôn vân” mây tuôn khói tỏa trước hang sâu thăm thẳm,
“Châu nham lạc lộ”một dãy núi ngời ngời châu ngọc là trốn từng đàn cò trắng lớp lớp sà
xuống nghĩ ngơi, tìm tôm cá Rồi “Nam phố trừng ba” bãi phía Nam lặng sống Cả mùa
biển động Nam phố vẫn yên lặng như mặt nước hồ thu Một chốn thôn trại điền trang phì
Trang 31nhiêu sung túc “Lộc trỉ thôn cư” một bến đỗ thuyền chày “Lư khê ngư bạc” đang vẫy
mời Và một dòng sông rộng, êm đềm xưa kia có thành lũy, quân lính canh giữ biên thùy,
đang trôi qua Đông Hồ tìm ra biển cả Giờ đây,“thành quách đã điêu tàn, lũy sụp, hào
sông cạn nước”.Bóng người lính xưa đồn trú can trường đã chìm vào dĩ vãng, nhưng
tiếng trống canh đêm Giang Thành “Giang Thành dạ cổ” còn mãi trong thơ của thi đàn
“Chiêu Anh Các” Gợi nhớ công lao khổ nhọc người xưa xây dựng “núi” Pháo đài án
ngữ lối vào Hà Tiên từ phía Xiêm La, đào hào đắp lũy Giang Thành – phía bắc – nghiêm
canh giữ cương giới Châu Đốc – Hà Tiên.”
2.2.1 Các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu
Hiện nay, trên địa bàn TXHT có 8 DTLS – VH trong đó có 4 di tích cấp Quốc gia và
4 di tích cấp Tỉnh Có những di tích gắn liền với đời sống tinh thần của người dân địa
phương và những di tích đi cùng năm tháng với thời mở cõi của ông cha ta ngày trước,
ngoài giá trị về DTLS – VH các di tích còn là nơi tham quan của nhiều du khách khi đến
với TXHT Các di tích ở TXHT:
2.2.1.1 Di tích lịch sử - văn hóa Bình San
Núi Bình San hay còn gọi là núi Lăng Núi có độ cao 57m, trên đỉnh núi có vết tích
của nền Xuyên Sơn và nền Xã Tắc Tục truyền rằng hằng năm vào ngày 09 tháng Giêng,
Mạc Thiên Tích lên núi làm lễ tế trời, thần núi, thần sông tại nền Xuyên Sơn và tế chiến sĩ
trận vong tại nền Xã Tắc
Phía đông núi có đền thờ và lăng, mộ dòng họ Mạc Lăng Mạc Cửu còn gọi là Thái
Miếu, Miếu Lệnh, Đền Mạc Quận Công hay còn gọi là Đền thờ họ Mạc do Mạc Thiên
Tích cho xây dựng Nơi đây có 45 ngôi mộ của con cháu họ Mạc và một số chư hầu, công
tước Ngôi mộ lớn nhất là của Mạc Cửu, được xây theo lối kiến trúc lăng mộ tiểu vương
hầu, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi chỗ chôn hài cốt được đúc bằng đá vôi cát,
đường và nhựa ô dước như một hình con trâu nằm (thế ngọa ngưu), tả có thanh long, hữu
có bạch hổ Phía sau nền Xuyên Sơn, có lăng Mạc Tử Khâm và các quan chức khác Mộ
của Mạc Thiên Tích nằm ở hàng thứ 3 từ trên xuống Khu vực mộ được chia ra từng khu
nhỏ dành cho các bậc quan văn, quan võ, các vị phu nhân, con cháu lớn nhỏ của họ Mạc
Tùy theo công trạng phẩm chức mà mộ được xây to nhỏ xấu đẹp nhưng có cùng một mẫu
hình Con cháu họ Mạc được thừa hưởng bảy đời tập ấm gọi là Thất Diệp Phiên Hàn, lấy
bảy chữ Thiên, Tử, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam làm chữ lót và lấy năm chữ trong bộ ngũ
hành sinh hoá là Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ ghép vào chữ tên cuối cùng được ghép dùng
bộ ấp ghép vào chữ Họ để phân biệt với những họ Mạc đương thời nhưng không có công
đức gì trong sự nghiệp khai trấn, vì thế Mạc Thiên Tứ mới đổi tên là Mạc Thiên Tích
Ngược hẵn với kiến trúc phóng khoán hòa mình vào thiên nhiên của khu lăng mộ,
đền thờ họ Mạc lại thiết kế kiến trúc khép kín theo lối “nội tam ngoại quốc” cũng do Mạc
Thiên Tích thiết kế đồ họa và cho xây dựng cùng thời với khu lăng mộ 1735 – 1739 Chất
liệu xây dựng là đá mịn, sỏi, đường thốt nốt và nhựa cây ô dước Năm 1771, bị quân
Xiêm phá gần hết, ngôi đền được xây lại lần thứ hai vào năm 1802 – 1820 bằng cây lá sau
một thời gian lại bị hư hỏng nặng Lần xây thứ ba được hoàn thành vào năm 1895 và
được giữ nguyên đến ngày nay
Trang 32Đền thờ có 3 lớp cửa vào Lớp thứ nhất là nghi môn, hai cửa phụ đã bịt kín, trên
biển của cửa chính có ghi ba chữ “Trung Nghĩa Từ” được đắp nối, sơn đen Hai cột trụ
hai bên có khắc hai câu đối của vua Gia Long phong tặng:
Nhất môn trung nghĩa gia thịnh trọng Thất diệp phiên hà quốc lủng vinh
Qua khoản sân ta đến nấc thứ hai đó là khoản sân đình được gọi là “Lạc Thiên Hội
Quan” Bên trái và phải của khoảng sân này là 2 nhà nghỉ dành cho khách thập phương
nghỉ chân và nơi ở của người giữ đền Cuối sân là lớp cổng thứ ba để vào bái đình Vào
bái đình có 3 cổng Cổng chính nối với hai cổng phụ bằng tường vây Hai bên cột cổng
chính có hai câu đối:
Tự gia phu phát toàn trung hiếu Phù hải ba đào ngoại tử sinh
DTLS – VH Bình San hay đền thờ Mạc Cửu là một trong những điểm tham quan nổi
tiếng của Hà Tiên Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách về cảnh quan thoáng mát với
nhiều cây xanh mà còn về giá trị lịch sử, kiến trúc của nó gắn liền với dòng họ Mạc người
có công khai phá vùng đất Hà Tiên trù phú như ngày nay Hiện nay, khu di tích Bình San
đã được các công ty đưa vào khai thác du lịch Các vấn đề an ninh và an toàn cho du
khách được đảm bảo, công tác bảo tồn di tích được đầu tư ngày một khang trang hơn tạo
sự hấp dẫn của di tích đối với du khách khi đến với Hà Tiên
2.2.1.2 Di tích lịch sử - văn hóa chùa Phù Dung
Chùa Phù Dung hay còn gọi là am Phù Cừ (tên của một loài sen trắng) là một ngôi
chùa cổ của xứ Hà Tiên Tương truyền, vào khoảng năm Canh Tuất (1730) Nguyễn Nghi
tiên sinh tên thật là Nguyễn Đình Tu, hiệu là Long Thu, người tỉnh Thanh Hoá sau khi
phu nhân bị chết thảm trong một cuộc chiến thảm khốc do bọn giặc Sa Tốt (Ai Lao) gây
ra, để lại cho tiên sinh hai người con một trai tên Nguyễn Đính và một gái tên Nguyễn Thị
Xuân tự là Phù Cừ lúc ấy vừa mới lên 10 tuổi đã phải cải trang đổi phục thành một nam
nhân, theo cha và anh vượt biên vào trong Nam lánh nạn
Đầu xuân năm Bính Thìn (1736) trong đêm Nguyên Tiêu, Mạc Thiên Tích cho mở
Hội Hoa Đăng tại Đông Hồ Ấn Nguyệt và khai mạc Tao Đàn Chiêu Anh Các cho các bậc
văn hào thi bá được dịp trổ tài Trong đêm Tao Đàn khai mạc, Phù Cừ vẫn trong lớp áo
thư sinh cải dạng nam trang, trước hàng ngũ thi hào tiền bối, Phù Cừ đã xuất sắc hoàn
thành bài thơ Nôm theo đúng chủ đề của Mạc Tổng Trấn
Mạc Thiên Tích vì say mê sắc đẹp, yêu tài thơ, đã từ chỗ sủng ái mà ra thiên ái
Khiến bà chính thất Nguyễn phu nhân ghen giận, lập mưu hãm hại bà thứ cơ Một hôm
nhân lúc Thiên Tích đi duyệt binh, bà cho người bắt nàng Phù Cừ nhốt vào chậu Lúc
Thiên Tích về dinh, trời đổ mưa, thấy cái chậu to đang úp xuống ông truyền lệnh lật chậu
lên để hứng nước mưa Vô tình ông cứu được nàng ái cơ đang bị nhốt trong chậu
Sau lần biến nạn, nàng khẩn thiết thỉnh cầu Mạc Tổng Trấn hãy đoạn tuyệt hẳn mối
duyên thơ và tìm nơi xây dựng riêng cho nàng một ngôi Am Tự để nàng nương thân tu
tập Trong trấn Hà Tiên xuất hiện một ngôi Am Tự hết sức trang nghiêm Ngôi Am Tự
này được đề hiệu là Phù Cừ Am Tự, phía sau Am Tự lại có xây dựng thêm một tòa Điện
Các đề từ là Ngọc Hoàng Bửu Điện Tòa Điện Các này có kiến trúc gần giống như Điệp
Trang 33Thúy Lâu cũng gồm phần thượng các hạ Đình, thượng thực hạ dư, đặc biệt ba pho tượng:
Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu Chủ nhân ngôi Am Tự này chẳng ai khác hơn là nàng
Ái Cơ Phù Cừ của vị Tổng trấn Hà Tiên Nay nàng đã trở thành vị Sư nữ đầu tiên của xứ
Huyền Ca Văn Hiến
Biết không thể chuyển lay được ý nguyện chính đáng của nàng, Mạc Hầu đành phải
chấp thuận chiều theo cho nàng thoả nguyện Từ dạo ấy, người ta thỉnh thoảng thấy Mạc
Tổng binh thường một mình một ngựa đứng lặng im ngang sườn đồi Bát Giác Sơn dõi
mắt trông sang toà Ngọc Hoàng Bửu Điện mong bắt gặp lại bóng hình người yêu Ông
cho trồng hoa phù dung quanh chùa, thả sen trắng vào ao trước chùa Mùa hạ sen trắng
tỏa hương thơm một vùng, sen trắng cũng là biểu hiện của nàng ái cơ vì Phù Cừ là tên của
một loài sen trắng Nàng Phù Cừ tài hoa, xinh đẹp chôn vùi tuổi xanh của mình trong bốn
bức tường am tự Đêm khuya tiếng chuông, tiếng mõ theo gió gởi âm thanh như não ruột
khóc thương cho người con gái bất hạnh
Trong mùa xuân năm Tân Tỵ (1761) Ái Cơ từ trần đúng vào ngày rằm tháng hai âm lịch,
để lại trong lòng người dân trong trấn lỵ Hà Tiên biết bao niềm luyến thương tiếc nhớ
Nằm trong cụm DTLS – VH Bình San, chùa Phù Dung là một ngôi chùa cổ có từ lâu
đời gắn liền với người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Hiện nay chùa đang bị xâm hại
nghiên trọng không còn giữa nguyên được lối kiến trúc ban đầu của chùa cụ thể là: cây
sao của chùa khoảng 300 năm tuổi đã bị đốn, các tượng phật trong chùa được thay bằng
các tượng phật mới, bàn thờ bà Phù Dung cũng thay bàn thờ mới, tượng phật Quan Âm to
lớn trước cổng chùa bị dẹp bỏ… gây ảnh hưởng đến việc tham quan của du khách và làm
mất đi những giá trị lâu đời của di tích
2.2.1.3 Di tích thắng cảnh Thạch Động
Núi nằm trên quốc lộ 80 đi về hướng biên giới Việt Nam – Campuchia, cách TXHT
4km Đây là núi đá vôi nguyên khối, trên một đế đá cao 98m, hình dáng như một chiếc
mũ long của kỵ binh nước Anh nên được người Pháp gọi là “Bonnet à poll”
Lòng hang rất rộng và có nhiều ngách, đỉnh núi nứt một vết dài gần như bị xẻ đôi
nhờ đó mà ánh sáng lọt vào hang tạo nên ánh sáng mờ ảo và trong hang bao giờ cũng có
gió thổi vào rất mát Có 3 cửa hang nhỏ thông ra triền núi gọi là “đường lên trời” Vách
hang phía tây là hình phật Bồ Tát màu trắng ngà cao 30cm, vách phía tây bắc hình một
người con gái mặt trắng tóc đen xõa ngang vai, mặc áo dài màu xanh người ta thường gọi
là công chúa Quỳnh Nga Nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh bắn chim
đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí quyển V, ghi khi Mạc Thiên Tích làm tổng trấn
có cho người xuống hang tìm hiểu, người này đi mãi khi có tiếng sóng gầm gừ sợ quá
quay lại và cũng thử bằng cách đánh dấu những quả dừa khô rồi thả xuống hang, một thời
gian sau những thuyền bè qua vịnh Hà Tiên vớt được những quả dừa đó Điều này chúng
tỏ “đường xuống âm phủ” của Thạch Động có đường ăn ra biển Ngày nay miệng hang đã
được lấp lại bằng xi măng để tránh nguy hiểm Cửa chính của hang là cửa chính của chùa,
ở đây có đôi liễn lớn bằng chữ Hán:
Thạch thượng linh kỳ lưu ngọc sạ Động trung tinh địa cấp kim tiên
Trang 34Phía trên cổng chùa có ba chữ Hán lớn “Tiên Sơn Động” Chùa chia làm hai phần,
lấy vách đá làm tường, ở giữa hang xây bàn thờ bằng gạch và xi măng, những phần cấu
trúc và vật gỗ cũng được chạm trổ, mái chùa lợp ngói phù hợp với cảnh tự nhiên trong
hang
Theo mục Thư Quán ghi: “Chùa Bạch Vân ở thôn Mỹ Đức, huyện Hà Tiên, trước do
người Minh Hương, là Đoàn Tân Dự Năm Thiệu Trị thứ 7 tuần thủ Phan Tùng tu bổ”
Chùa Thạch Động được xây lần cuối vào thế kỷ XIX (1847) Đầu thế kỷ XX có hai nhà
sư là: Quý Nguyên Thọ Thượng Chách Hạ Qủa (dòng tu Lâm Tuế đời 39) và Qúy Quảng
Sĩ Thượng Thiên Hạ Học, từ miền trung đến làm trụ trì hai đời ở chùa Hai vị thiền sư này
có công thiết lập và xây chính điện như ngày hôm nay Người kế tục là bà Cam Thị Nàm
(bà Hai Nàm) Năm 1948, bà bị Pháp xử tử vì tội nuôi giấu và tiếp tế cho cán bộ cách
mạng Trong thời kháng chiến chống Pháp, quân Pháp dùng góc hang phía đông bắc để
làm xà lim tạm giam những người bị bắt Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1977
– 1978 núi Thạch Động là điểm phòng thủ quan trọng của Hà Tiên Đồn biên phòng 835
trên đỉnh Thạch Động lúc đó là trạm quan sát của ta
Khi Hà Tiên còn là một trấn thuộc Đàng Trong, quan tổng trấn Mạc Thiên Tích lập
ra hội thơ văn (năm 1736) gồm bốn mươi vị tao nhân gọi là Tao đàn Chiêu Anh Các
Nhóm Anh Các này thường hoạt động ở nhiều địa phương trong đó có Thạch Động
Di tích Thạch Động là điểm du lịch nổi tiếng của Hà Tiên đang được đầu tư khai
thác phục vụ du lịch, xung quanh di tích có rất nhiều các cửa hàng lưu niệm và cơ sở ăn
uống đáp ứng nhu cầu của du khách Tuy nhiên, tại khu di tích hiện nay vẫn còn thiếu hệ
thống nhà vệ sinh và các tệ nạn xã hội (ăn xin, chèo kéo khách) vẫn còn đang diễn ra đòi
hỏi ban quan lí khu di tích cần có những biện pháp để khắc phục những vấn đề trên
2.2.1.4 Di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên
Nhà tù Hà Tiên do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1897, trước đây được gọi là
Khám Hà Tiên Khu khám hình chữ nhật với chiều dài khoảng 30m, chiều rộng 25m, bên
trong có 3 dãy phòng kiên cố có song sắt, không cửa sổ, chỉ có khe nhỏ lấy ánh sáng
Xung quanh bao bọc bởi 4 bức tường đá dày 0,5m, cao 4m với 4 tháp canh
Nhà tù Hà Tiên là nơi giam giữa cầm tù chính trị phạm và thường phạm từ vài tháng
đến 5 năm Cho đến nay vẫn chưa có số liệu cụ thể về số tù binh vượt ngục, nhưng sau
1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì nhà tù Hà Tiên đã giải phóng khoản 500 tù binh Một số
nhân vật nổi tiếng từng bị giam giữ tại đây như Nguyễn Hòa Hiệp – Đảng viên Quốc dân
Đảng là người bị giam ở đây lâu nhất từ năm 1929 đến năm 1963, nhà cách mạng Nguyễn
An Ninh bị giam giữ vào năm 1938 trong khoản một tuần lễ rồi bị chuyển đi nơi khác,
Trần Văn Trương bị vào tù năm 1930 vì tôi rải truyền đơn, sau bị đày đi Côn Đảo Các tù
nhân mặc quần áo có hình chữ P (viết tắt của chữ Prison) Tù nhân đi làm mặc quần ngắn
và đội nón lá Các tù nhân hằng ngày phải lao động vất vả, bị bắt phục dịch khổ sai như
đổ phân (vì nhà tù không có nhà vệ sinh), đào đất, đắp đường, lấn biển (con đường Mạc
Thiên Tích rộng lớn từ trung tâm thị xã đến núi Pháo Đài hiện nay hay đường Trần Hầu,
chợ Hà Tiên cũ là do tù nhân xưa đắp) Làm việc vất vả như thế nhưng mỗi ngày các tù
nhân chỉ được ăn cơm ít ỏi với cá ươn Nếu tù nhân trốn sẽ bị xiềng chân và cạo trọc nữa
đầu, bôi dầu hắc