ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG PHÚC TOÁN NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO SU Hevea brasiliensis TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI CHUYÊN NGÀN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG PHÚC TOÁN
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG PHÚC TOÁN
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS: DƯƠNG MỘNG HÙNG
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học trực tiếp của thầy giáo PGS TS Dương Mộng Hùng
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả trình bầy trong bản luận văn là trung thực Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn có nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Dương Phúc Toán
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn góp phần công sức cho sự phát triển trồng cây Cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của cây Cao su (Hevea brasiliensis) trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài và viết bản luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS TS Dương Mộng Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo và Ban giám hiệu Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên đã tạo những điều kiện thuận lợi, cung cấp những tài liệu cần thiết cho tôi hoàn thành các nội dung và chương trình mà luận văn đặt ra
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc, các phòng chuyên môn của sở Nông nghiệp & PTNT Lào Cai; Lãnh đạo UBND, các cơ quan chuyên môn của huyện Bát Xát; cán bộ, nhân dân các xã Bản Qua, Bản Vược, Trịnh Tường huyện Bát Xát; cán bộ, công nhân viên Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (Văn phòng đại diện tại Lào Cai) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong nghiên cứu, thu thập số liệu và thừa kế các tài liệu, số liệu sẵn có Tôi xin cảm
ơn Thường trực Thành ủy, lãnh đạo UBND thành phố Lào Cai, cán bộ công chức phòng Kinh tế thành phố nơi tôi đang công tác và bạn bè, người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Lào Cai, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Dương Phúc Toán
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Giới thiệu về cây Cao su 4
1.1.1 Vị trí phân loại 4
1.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái 4
1.1.2.1 Đặc điểm hình thái 4
1.1.2.2 Đặc điểm sinh thái 4
1.1.3 Ứng dụng 5
1.2 Lịch sử phát triển cây Cao su 6
1.2.1 Trên Thế giới 6
1.2.2 Ở Việt Nam 10
1.3 Tình hình phát triển Cao su tại Việt Nam và các tỉnh vùng núi phía Bắc 11
1.4 Những tiến bộ trong sản xuất của cây Cao su và giá trị kinh tế của mủ và gỗ Cao su 14
Trang 61.4.1 Tiến bộ kỹ thuật 14
1.4.2 Giá trị kinh tế của mủ và gỗ cây Cao su 15
1.5 Tổng quan khu vực nghiên cứu 20
1.5.1 Điều kiện tự nhiên 20
1.5.1.1 Vị trí địa lý 20
1.5.1.2 Địa hình 21
1.5.1.3 Địa chất thổ nhưỡng 22
1.5.1.4 Khí hậu thời tiết 23
1.5.1.5 Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng 24
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26
1.5.2.1 Dân số, thành phân dân tộc, lao động 26
1.5.2.2 Sản xuất nông nghiệp 27
1.5.2.3 Sản xuất lâm nghiệp 27
1.5.3 Đời sống kinh tế - văn hoá xã hội 28
1.5.3.1 Đời sống kinh tế 28
1.5.3.2 Về văn hoá xã hội 28
1.5.3.3 Cơ sở hạ tầng 28
1.5.4 Nhận xét chung các điều kiện TN-KT-XH và tính phù hợp với
cây Cao su 28
1.5.4.1 Thuận lợi 28
1.5.4.2 Khó khăn 29
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 30
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 30
2.1.1 Mục tiêu chung 30
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 30
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 30
Trang 72.2.2 Phạm vi nghiên cứu 30
2.3 Nội dung nghiên cứu 30
2.4 Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1 Phương pháp luận 31
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 32
2.4.2.1 Bố trí thí nghiệm và dung lượng mẫu 32
2.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 33
2.4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Thực trạng phát triển cây Cao su tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 36
3.1.1 Thực trạng diện tích trồng Cao su tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 36
3.1.2 Biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng đối với cây Cao su tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 38
3.2 Tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại của cây Cao su tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 43
3.2.1 Sinh trưởng, phát triển của cây Cao su tại huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai 43
3.2.2 Tình hình sâu bệnh hại Cao su tại các điểm nghiên cứu 52
3.2.3 Tính chất lý hóa của đất liên quan đến sinh trưởng, phát triển và năng suất mủ Cao su 54
3.2.3.1 Ảnh hưởng của một số chỉ tiêu hóa tính của đất 55
3.2.3.2 Ảnh hưởng của một số chỉ tiêu lý tính của đất 63
3.3 Sản lượng mủ Cao su ở vườn Cao su 19 tuổi tại Bát Xát 67
3.4 Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai 70
3.4.1 Những căn cứ pháp lý để phát triển cây Cao su 70
3.4.2 Cơ sở khoa học để phát triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai 71
Trang 83.4.3 Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh
Lào Cài 72
3.4.3.1 Giải pháp về khoa học kỹ thuật 72
3.4.3.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 73
3.4.3.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện 74
3.4.3.4 Giải pháp về vốn 75
3.4.3.5 Giải pháp về nguồn nhân lực 75
3.4.3.6 Giải pháp về bảo vệ môi trường 76
3.4.3.7 Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan 78
3.4.3.8 Một số giải pháp khác 78
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
1 Kết luận 82
2 Tồn tại 84
3 Khuyến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
I Tài liệu tiếng Việt 86
II Tài liệu tiếng Anh 86
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu Cao su tự nhiên của các
nước trên thế giới giai đoạn 2002-2008 7
Bảng 3.1: Diện tích Cao su tại vùng nghiên cứu đến hết năm 2012 37
Bảng 3.2: Biện pháp kỹ thuật áp dụng đối với cây Cao su tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 42
Bảng 3.3: Sinh trưởng về D1.3 và Hvn của cây Cao su 44
Bảng 3.4: Sinh trưởng về Hdc và Dt của cây Cao su 46
Bảng 3.5: Phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản 48
Bảng 3.6: Sinh trưởng của cây Cao su 19 tuổi tại Bản Qua - Bát Xát 48
Bảng 3.7: Phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Cao su 19 tuổi 51
Bảng 3.8: Tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây Cao su 53
Bảng 3.9: Kết quả phân tích một số tính chất hóa tính của đất 58
Bảng 3.10: Kết quả phân tích một số tính chất vật lý của đất 64
Bảng 3.11: Sản lượng mủ Cao su trung bình của cây tiêu chuẩn 68
Bảng 3.12: Đặc tính sinh thái của cây Cao su với điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 71
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 21
Hình 3.1: Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính của cây Cao su 45
Hình 3.2: Tương quan giữa chiều cao dưới cành và Dt của cây Cao su 47
Hình 3.3: Tương quan giữa Hvn và Dt của cây Cao su 19 tuổi 49
Hình 3.4: Tương quan giữa Hvn và Hdc của cây Cao su 19 tuổi 50
Hình 3.5: Tương quan giữa D1.3 và Dt của cây Cao su 19 năm tuổi 51
Hình 3.6: Lượng mủ Cao su trung bình/cây/ngày của 3 cây tiêu chuẩn 69
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cao su là một loài cây công nghiệp dài ngày được đánh giá là đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái Nó được khẳng định thông qua giá trị về sản lượng mủ và lâm sản gỗ Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước mở rộng diện tích trồng Cao su nhất là các nước như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Liberia, v.v… chính vì Cao su là cây có giá trị kinh tế nên nó đã và đang được rất nhiều nước đưa vào trồng như một chiến lược để phát triển kinh tế trên vùng đồi núi
Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc có đường biên giới chung với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 638.389 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 417.754 ha chiếm 65,4% diện tích tự nhiên Tuy nhiên, giá trị kinh tế của lâm nghiệp trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh
Trong giai đoạn tới chủ trương của tỉnh Lào Cai phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, gắn với chế biến và thị trường [2] Triển khai tích cực và có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới Cây Cao su được xác định là loài cây mũi nhọn góp phần thực hiện thành công chủ trương trên
Việc phát triển cây Cao su cũng có những tác động nhất định tới môi trường: Trồng Cao su đúng kỹ thuật góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trôi, xói mòn suy thoái đất, hạn chế nguy cơ và thiệt hại do mưa lũ gây ra, nguồn tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng hợp lý, đồng thời người dân có thu nhập cao
sẽ hạn chế phá rừng làm nương [8]
Trang 13Bên cạnh đó thị trường Cao su trong nước và thế giới có xu thế phát triển nhanh, giá Cao su liên tiếp đạt mức cao khiến hiệu quả kinh tế do cây Cao su mang lại lớn, ổn định hơn so với các cây công nghiệp khác
Trong những năm gần đây, Lào Cai đã bước đầu thành công việc đưa cây Cao su vào trồng và phát triển nhiều mô hình Cao su tiểu điền, từng bước hướng tới trồng Cao su với quy mô đại điền ở nhiều vùng trong tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, gắn liền với chuyển đổi lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn Thực tế, nhiều vườn Cao su trên địa bàn huyện Bát Xát đang có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt Tuy nhiên trong bối cảnh chung hiện nay với Lào Cai, Cao
su là loài cây mới đang trong bước thử nghiệm Ngoài yếu tố chủ quan của con người còn có những thách thức khách quan về giống, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường tiêu thụ, v.v… Vì vậy cần phải có những nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, sát thực nhằm tránh những thiệt hại, rủi ro khi triển khai trồng đại trà cây Cao su trên địa bàn tỉnh
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của cây Cao su trên địa bàn
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là hết sức cần thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng về diện tích cây Cao su đã được trồng tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
- Đánh giá tổng thể về tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng của cây Cao su tại địa phương
- Nhận xét ban đầu về một số yếu tố hoàn cảnh với sự sinh trưởng của cây Cao su và hiệu quả kinh tế của các mô hình Cao su đã trồng tại Bát Xát - Lào Cai
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần phát triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Trang 143 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích và hiệu quả của chương trình phát triển cây Cao su tại địa phương Qua đó có sự đồng thuận
và ủng hộ cao, tính cực tham gia góp đất, nhận khoán khai hoang, trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây Cao su của người dân
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị về việc đánh giá sinh trưởng phát triển, sự thích nghi của cây Cao su tại địa phương, góp phần làm giàu thêm kiến thức về chương trình phát triển cây Cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài làm cơ sở cho việc ứng dụng trong việc phát triển cây Cao su tại Lào Cai Những giải pháp cụ thể cho việc phát triển nhanh và bền vững cây Cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hướng đến khai thác các tiềm năng của tự nhiên, nội lực của cộng đồng và xã hội cho phát triển kinh tế, lồng ghép các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng với các hoạt động kinh tế - xã hội ở các địa phương
Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu có giá trị cho trong việc đánh giá bước đầu
về sự thích nghi về sinh trưởng phát triển và tiềm năng cho năng suất mủ cao của cây Cao su tại địa phương Chúng sẽ trở thành những căn cứu khoa học có giá trị cho chương trình phát triển cây Cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu về cây Cao su
1.1.1 Vị trí phân loại
Cây Cao su Hevea brasiliensis thuộc [1]
Giới (regnum): Plantae;
Bộ (ordo): Malpighiales;
Họ (familia): Euphorbiaceae;
Phân họ (subfamilia): Crotonoideae;
Tông (tribus): Micrandreae;
Phân tông (subtribus): Heveinae;
Chi (genus): Hevea;
Loài (species): H Brasiliensis
1.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái
1.1.2.1 Đặc điểm hình thái
Cao su (Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ, có chiều cao trung
bình khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất dinh dưỡng và chống lại sự khô hạn [6] Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái Quả Cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn
1.1.2.2 Đặc điểm sinh thái
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm [3],có nhiệt độ trung bình từ 220
C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) [6], nhưng không chịu được sự úng nước và gió Cây Cao su có thể chịu được nắng
Trang 16Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non Khi trồng cây được 7 - 8 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong 20-30 năm [8]
Cây Cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết [6] Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng
50 cm Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ Cao su Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch
mủ đã đông lại ở vết cạo trước Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng [6]
Cây Cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó Tuổi thọ của người khai thác mủ Cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài Cây Cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng Cao su, khả năng hiếm khí rất cao
1.1.3 Ứng dụng
Sản phẩm từ cây Cao su chủ yếu là mủ Cao su với các đặc tính hơn hẳn Cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi, chống đứt, chống lạnh tốt, [1]… vì thế Cao su thiên nhiên được ứng dụng vào sản xuất các vật dụng như: vỏ, ruột
xe, ống dẫn nước, giày dép, dụng cụ y tế và gia đình, gối đệm chống sốc, các sản phẩm Cao su xốp [8]
Gỗ từ cây Cao su, gọi là gỗ Cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ [1] Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau Nó cũng được đánh giá như là loại
gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây Cao su
đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ
Trang 171.2 Lịch sử phát triển cây Cao su
1.2.1 Trên Thế giới
Cây Cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng
để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp
hội hè Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là
“Nước mắt của cây”
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 [13] đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây Cao su ra ngoài phạm
vi Brasil diễn ra vào năm 1873 Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ
để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875 Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 cây Hevea đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore [13] Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây Cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh Các cây Cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm
1883 Vào năm 1898, một đồn điền trồng Cao su đã được thành lập tại Malaysia, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng Cao su nằm tại Đông Nam
Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới Các cố gắng gieo trồng cây Cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy
* Thị trường mủ Cao su trên thế giới
Từ năm 1975 đến năm 2007, mức độ tiêu thụ Cao su thiên nhiên trên thế giới tăng đáng kể kéo theo đà phát triển dân số và mức sống của xã hội, năm 1975 mức tiêu thụ là 3,43 triệu tấn, năm 2007 mức tiêu thụ khoảng 9,73 triệu tấn, năm 2008 thịt rường Cao su thiên nhiên toàn cầu cân đối giữa cung
và cầu với sản lượng đạt 10 triệu tấn, mức tiêu thụ khoảng 9,84 triệu tấn Như
Trang 18vậy, mức tiêu thụ Cao su trên toàn thế giới tăng trung bình 2,3%/năm, nhưng đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương như Ấn Độ và Trung Quốc tăng khá nhanh (khoảng 7%/năm)
Tình hình chung của giai đoạn 2002-2008 là lượng xuất khẩu có xu hướng tăng liên tục qua các năm, còn vấn đề giảm của khối lượng xuất khẩu qua từng năm chỉ là cục bộ và không đáng kể Kể từ năm 2002 tới nay sản lượng sản xuất và xuất khẩu trên toàn cầu vẫn gia tăng không ngừng
Từ năm 2002, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thi trường tiêu thụ lớn nhất và đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu vì nhu cầu luôn tăng cao Tiếp theo sau là Nhật Bản và Ấn Độ Tóm lại, nếu nhìn xuyên suốt diễn biến của 7 năm, từ năm 2002-2008, nhận thấy rằng nhu cầu hang hóa Cao su tăng lên theo đà phát triển kinh tế xã hội
Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu Cao su tự nhiên của
các nước trên thế giới giai đoạn 2002-2008
Trang 19Từ số liệu tổng hợp trên cho thấy, thị trường chính của Cao su tự nhiên là thị trường châu Á, chiếm trên 93-94% sản lượng thế giới Châu Phi và Mỹ La Tinh cũng đang có sự vươn lên về số lượng cung nhưng tốc độ tăng rất chậm
Theo báo cáo ngành Cao su năm 2008, tình hình về các nước sản xuất Cao su chính ở Đông Nam Á có các nét chính như sau:
* Thái Lan:
Thái Lan vẫn tiếp tục dẫn đầu về sản lượng Cao su thiên nhiên, sản lượng Cao su năm 2008 đạt 3,1 triệu tấn tăng 2% so với năm 2007 (3,06 triệu tấn), chiếm thị phần thế giới là 31,6%
* Inđônêxia:
Nguồn cung ở Inđônêxia khả quan hơn cả so với Thái Lan và Malaysia với lợi thế giá rẻ hơn, thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho Inddooneexxia có cơ hội vươn lên vị trí cao hơn trong sản xuất Cao su thế giới Sản lượng Cao su Indonexia gần đây tăng trung bình 7%/ năm, song có những giai đoạn, nhiều nhà xuất khẩu không có hàng để bán, là nước đứng thứ 2 về sản xuất Cao su, sản lượng năm 2008 đạt 2,86 triệu tấn tăng nhẹ so với năm 2007 (2,76 triệu tấn), chiếm thị phần 28,8% Hiện nước này đang hướng tới tốc độ tăng trưởng sản lượng 8,12%/ năm nhắm nâng sản lượng Cao su lên 3,072 triệu tấn vào năm 2010 Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ có kế hoạch phục hồi 250.000 ha Cao su tiểu điền đã cũ và trồng mới 50.000 ha Cao su tiểu điền cho đến năm 2015
* Malaysia:
Trong những năm 2006, 2007 nước này đã mất 250.000 ha cây Cao su, mặt khác do những nguyên nhân như công nghiệp hóa mạnh mẽ, diện tích trồng cây cọ dầu được mở rộng và nhu cầu nhiên liệu sinh học ngày càng tăng cao nên đã đẩy giá mặt hàng này lên cao kỷ lục dự kiến nước này cũng sẽ tăng sản lượng Cao su thêm 17% trong vòng 5 năm tới nhờ cá đồn điền trồng mới Cao su bắt đầu cho khai thác mủ
Trang 20Malaysia bắt đầu chuyển sang tập trung vào cây cọ dầu, trong khi Thái Lan thiếu đất trồng cây Cao su trầm trọng Sản lượng Cao su của Malaysia năm 2008 đạt 1,26 triệu tấn ở mức tương đương với 1,2 triệu tấn năm 2007, thị phần chiếm 12,3%
* Myanma
Thực hiện kế hoạch tăng gấp đôi diện tích trồng cây Cao su nhằm đạt được gần 400.000 ha trong hai năm 2007-2008 Sản lượng Cao su Myanma năm 2006-2007 đạt 61.717 tấn, trên diện tích 302.053 ha, còn sản lượng năm 2005-2006 là gần 60.000 tấn, trên diện tích 226.171 ha Myanma có kế hoạch tăng diện tích đất trồng Cao su lên 405.000 ha và sản lượng 146.700 tấn vào
2020, và 607.500 ha vào năm 2030
* Lào và Campuchia
Đến nay sản xuất Cao su của vương quốc Campuchia có vị trí khá khiêm tốn trên thị trường thế giới Theo số liệu thống kê tính đến năm 2008, Campuchia có 107.901 ha Cao su bao gồm 33.673 ha Cao su khai thác với sản lượng 63.700 tấn mủ quy khô, diện tích Cao su của Campuchia tập trung chủ yếu ở tỉnh Kongpongcham, Kratie các tỉnh khác cũng có nhưng diện tích Cao su không đáng kể Hiện Campuchia có chủ trương mở rộng diện tích trồng cây Cao su nhằm đạt diện tích là 150.000 ha Cao su trước năm 2015
Cây Cao su được trồng đầu tiên tại Lào vào những năm 1930 tại Champassak Tuy nhiên đến tận năm 1994 nông trường Cao su có quy mô lớn
là 400 ha mới được hình thành ở Lang Namtha Hiện nay Lào có khoảng 28.500 ha Cao su, tập trung chủ yếu ở phía Nam Lào (Việt Nam đầu tư), (phía Bắc Trung Quốc đầu tư) và quy mô ít hơn ở Trung Lào (Thái Lan đầu tư)
Sản lượng Cao su thiên nhiên thế giới hiện nay chủ yếu do tiểu điền nắm giữ với tỷ lệ 76-78%, phần còn lại sản xuất Cao su quốc doanh Những nước có Cao su tiểu điền cao là Thái Lan (95,8%), Ấn Độ (89,7%), Indonesia (85,7%)
Trang 21Như vậy, giá Cao su thiên nhiên diễn biến khá phức tạp trong suốt thời
kì từ năm 1980 đến năm 2002, xu thế giá dầu thô biến động không lớn và mức tiêu dùng không gay gắt là nhân tố để giải thích cho vấn đề này Tuy nhiên sau năm 2003 đến nay giá Cao su thiên nhiên liên tục tăng vọt,năm
2008 sẽ là đỉnh điểm cho giá Cao su khởi sắc Theo dự báo của Ngân hang thế giới từ năm 2009 giá Cao su sẽ giảm trở lại cho đến năm 2020 sẽ đạt mức giá
Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây Cao su ở Việt Nam [8] Công ty Cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907 Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty Cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin… Một số đồn điền Cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập
Năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha, sản lượng 3.000 tấn Cây Cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 - 1962, trên những vùng đất cao 400 - 600 m [12], sau
đó ngưng vì chiến tranh
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây Cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ) Trong những năm 1958 - 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha
Trang 22Đến năm 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha
Sau năm 1975, cây Cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ Từ năm 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới Cao
su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau năm 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ năm 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng Cao su Ở miền Trung sau năm 1984, cây Cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh
Đến năm 1999, diện tích Cao su cả nước đạt 394.900 ha, Cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2 % Năm 2004, diện tích Cao su cả nước là 454.000
ha, trong đó Cao su tiểu điền chiếm 37 % [10] Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2005, giá trị kinh tế lớn và bài học thực tiễn trồng Cao su thành công trên nhiều loại đất khác nhau của Việt Nam và thế giới, đặc biệt của miền núi phía Nam Trung Quốc đã làm “bùng phát” phòng trào trồng Cao su
ở nhiều địa phương, trong đó có hàng loạt tỉnh mới trồng như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, v.v Nhiều cánh rừng tự nhiên và rừng trồng đã được phá đi để trồng Cao su
Như vậy, ở Việt Nam trồng rừng Cao su có thể là mới mẻ với nơi này nơi khác nhưng trên quy mô cả nước thì nó đã có lịch sử hàng trăm năm và ngày càng được phát triển mạnh như một hoạt động sử dụng đất truyền thống Năm 2007 diện tích Cao su được trồng ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và các tỉnh Duyên Hải miền Trung (6.500 ha)
1.3 Tình hình phát triển Cao su tại Việt Nam và các tỉnh vùng núi phía Bắc
Trước nhu cầu về Cao su thiên nhiên của thế giới ngày càng tăng và lợi ích nhiều mặt của cây Cao su mang lại (kinh tế, xã hội và môi trường), Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển Cao su đến
Trang 23năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 750/QĐ-TTg, ngày 03/06/2009), theo mục tiêu 800.000 ha vào năm 2015 và sản lượng 1,2 triệu tấn vào năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD hàng năm
Đáp ứng mục tiêu này, từ năm 2011 đến 2015, ngành Cao su sẽ phát triển thêm 60.000ha để đạt tổng diện tích 800.000ha Diện tích trồng mới chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc Diện tích tái canh ước khoảng 10.000 - 12.000ha hàng năm
Trong chiến lược phát triển của ngành Cao su thiên nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, bên cạnh mục tiêu sản lượng nguyên liệu 1,2 - 1,4 triệu tấn/năm và kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD hàng năm, Việt Nam càn tiếp tục phát triển thị trường Cao su thiên nhiên theo chiều sâu, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho ngành, một phần thong qua thị trường xuất khẩu nguyên liệu với những chủng loại đạt tiêu chuẩn chất lượng và giá trị cao, phù hợp với thị trường, đồng thời tang tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm nhập siêu và tiến đến mở rộng thị trường sản phẩm Cao su Việt Nam phục vụ xuất khẩu và tiêu dung trong nước
Năm 1993 trong chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, dự án hợp tác trồng rừng Việt Nam - Thụy Điển đã đưa một số diện tích cây Cao su vào trồng tại các huyện trong vùng dự án như huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu và huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đến nay những cây còn lại ở hai địa phương trên đang sinh trưởng và phát triển tốt [5]
Từ năm 1996, Tổng công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập Đoàn Công Nghiệp Cao su VN) đã tiến hành xây dựng vườn thử nghiệm một số giống Cao su có thể trồng ở các tỉnh phía Bắc (Phú Thọ), đến nay đã có một số giống được khai thác Tuy nhiên vẫn chưa có đủ thời gian để nghiên cứu một cách đầy đủ về khả năng sinh trưởng và phát triển, cũng như cho sản phẩm
mủ của cây Cao su
Trang 24Năm 2005 - 2008, tại một số tỉnh trong vùng đã triển khai trồng Cao su với nguồn giống nhập từ Vân Nam - Trung Quốc; giống của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam Việc trồng Cao su trong thời gian gần đây chủ yếu
là tự phát, chưa có quy hoạch
Qua thực tế đợt rét đậm, rét hại lịch sử ở miền Bắc đầu năm 2008 đã có thêm cơ sở thực tiễn bước đầu để lựa chọn những giống Cao su phù hợp với biên độ sinh thái ở một số tiểu vùng của các tỉnh Tây Bắc
Hiện nay, xã Hoang Thèn - Phong Thổ - Lai Châu vẫn còn 28 cây Cao
su giống RRIM 600 được nhập từ Kim Bình tỉnh Vân Nam - Trung Quốc được trồng thử nghiệm từ năm 1993, sinh trưởng phát triển tốt, đường vanh gốc một số cây >50cm, hiện đang tiến hành cạo mủ cho kết quả khá tốt
Năm 2006, cây Cao su đã được trồng tại huyện Phong Thổ - Lai Châu với tổng diện tích 132 ha, cây sinh trưởng tốt và chiều cao cây đạt 3 - 4 m, giống được nhập từ Trung Quốc Năm 2007 tỉnh Lai Châu đã trồng thêm được 597 ha Cao su tiểu điền
Năm 2007 Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam trồng 70 ha Cao su tại xã Ít Ong huyện Mường La tỉnh Sơn La
Tại xã Thượng Cốc huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình, Công ty ROTACO Vinh Thái (Trung Quốc) cũng tiến hành trồng 10 ha năm 2007
Đặc biệt, qua đợt rét lịch sử đầu năm 2008 nhận thấy cây Cao su vẫn chống chịu được khi trồng đúng thời vụ, được chăm sóc tốt và đặc biệt là được trồng ở các tiểu vùng có mùa đông không quá lạnh và ở độ cao phù hợp
Các cơ sở khoa học và thực tiễn cho thấy có thể phát triển được cây Cao su vùng Tây Bắc nói chung và tại tỉnh Lào Cai nói riêng Vùng Cao su của dự án được quy hoạch, thiết kế trồng dựa theo Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/09/2009 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn trồng Cao su trên đất lâm nghiệp, vùng dự án thiết kế trồng Cao su có độ cao
<600m so với mực nước biển và có độ dốc < 300
và được phân vùng theo độ cao để phù hợp với từng loại giống
Trang 251.4 Những tiến bộ trong sản xuất của cây Cao su và giá trị kinh tế của
mủ và gỗ Cao su
1.4.1 Tiến bộ kỹ thuật
Theo số liệu thống kê năm 1976, tổng diện tích Cao su của cả nước mới chỉ có 76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn Năm 2005, cả nước đã có 480.000 ha, và đạt sản lượng 468.600 tấn
mủ Riêng khối quốc doanh có khoảng 287.800 ha (chiếm 72,7%) và 380.500 tấn (81,2%) với năng suất khá cao, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống cao sản [4]
* Cơ cấu giống cây Cao su
Về giống Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có một số sơ sở cho việc đề xuất cơ cấu giống cho vùng núi phía Bắc, đó là:
+ Trong nước: Các cơ sở dữ liệu vườn giống Phú Thọ đã ghi nhận
được một số giống sinh trưởng, chống chịu lạnh và cho năng suất mủ tốt có thể bước đầu làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu bộ giống cho khu vực miền Bắc như các giống GT1, PB260, IAN 873, RRIM600, RRIM 712;
+ Ngoài nước: Giống Trung Quốc tại vùng Vân Nam, giáp với Lai
Châu và có điều kiện sinh thái vùng tương tự như ở Lai Châu và Sơn La cho thấy các giống Trung Quốc YITC 77-2 (Yunyan 77-2) và YITC 77-4 (Yunyan 77-4) là các giống đang được khuyến cáo trồng, có khả năng chống chịu lạnh
và cho năng suất khá, các giống này cũng đã được trồng ở Bắc Lào là cơ sở cho việc xem xét nhập nội
* Phương pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường cho rừng trồng Cao su
Trồng rừng Cao su là sử dụng đất cho hoạt động canh tác Các thành phần môi trường được khai thác trong rừng Cao su chủ yếu là đất và nước Các loại chất thải trong trồng rừng Cao su chủ yếu là dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chất phân hủy từ cành khô, lá rụng và nhựa Cao su, những rủi ro môi trường có thể xảy ra trong trồng rừng Cao su là việc làm
Trang 26chết thực vật và động vật trong quá trình xử lý thực bì, làm đất, phòng trừ bệnh dịch, gây xói mòn trong quá trình làm đất chăm sóc rừng trồng, gây cháy rừng, làm cạn kiệt nguồn nước do làm đất bí chặt, v.v Vì vậy, hiệu quả môi trường của rừng trồng Cao su chính là hiệu quả của nó đến các thành phần môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học
Hiệu quả môi trường của rừng trồng Cao su cũng như các loại rừng trồng khác thường phụ thuộc nhiều vào đặc điểm kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, có thể tích cực, và cũng có thể tiêu cực Vì vậy, trồng Cao su, cũng tương tự như trồng nhiều loại rừng khác phải đi đôi với bảo vệ môi trường, đặc biệt là chống xói mòn, giữ nước và bảo vệ đa dạng sinh học Những hoạt động này phải được chú ý hơn khi trồng rừng Cao su trên những vùng đất có tiềm năng xói mòn và nguy cơ khô hạn cao như phần lớn các vùng đất lâm nghiệp, vừa cao vừa dốc của Việt Nam
Vì vậy hiệu quả môi trường của rừng trồng Cao su chủ yếu phụ thuộc vào
kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, nên giải pháp bảo vệ môi trường đối với rừng trồng Cao su chủ yếu là điều chỉnh hoặc bổ sung kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng hướng đến bảo vệ đất, nước, không khí và đa dạng sinh học, hạn chế những chất thải độc hại, giảm thiểu rủi ro môi trường Đến nay, người ta áp dụng một
số phương pháp chủ yếu bảo vệ môi trường cho rừng trồng Cao su như:
- Trồng Cao su kết hợp với các loài cây trồng nông nghiệp khác trong giai đoạn đầu khi rừng trồng chưa khép tán
- Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn dưới rừng Cao su tại những vùng đất dốc tới trên 20 độ để giảm độ dốc mặt đất cục bộ khi trồng Cao su
- Trồng Cao su thành băng xen kẽ với các băng cây xanh hoặc băng cây
gỗ khác trên vùng đất dốc để chống xói mòn
1.4.2 Giá trị kinh tế của mủ và gỗ cây Cao su
Theo các chuyên gia ở Tập đoàn Cao su Việt Nam, vào năm 2013, diện tích Cao su có thể đạt mức 750.000 ha; trong đó diện tích khai thác từ
Trang 27420.000 đến 450.000 ha và cho sản lượng trên 600.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được ở mức trên 1 tỷ USD [4] Đến năm 2015, diện tích khai thác đạt 520.000 đến 530.000 ha, và sản lượng ước đạt 750.000 - 800.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 - 1,6 tỷ USD vị thế của ngành Cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất Cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên thế giới (sau các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc)
Năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5 Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4, với sản lượng tăng dần qua các năm, từ 273.400 tấn (năm 2000), lên 308.100 tấn (2001), 454.800 tấn (2002), 433.106 tấn (2003), 513.252 tấn (2004), 587.110 tấn (2005) và 690.000 tấn (năm 2006) [4]
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 bình quân đạt 17,66%/năm [4], là cao nhất vùng Đông Nam Á, trong khi đó ở Thái Lan (2,37%), Indonesia (5,27%), Malaysia (3,52%) Năm
2005, tổng kim ngạch xuất khẩu Cao su của Việt Nam đạt 804 triệu USD (xếp thứ 2 trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu sau gạo); năm 2006 đã đạt 1,27
tỷ USD
Ngoài cho thu hoạch nhựa hàng năm, Cao su còn cho thu hoạch khoảng
130 - 150m3 gỗ/ha vào cuối chu kỳ kinh doanh Đây là loại gỗ có giá trị đồ mộc và trang trí nội thất Giá bán gỗ Cao su hiện tại khoảng 4 - 5 triệu đồng một mét khối Như vậy, sau khi sản lượng nhựa giảm, lúc khai thác gỗ rừng Cao su còn cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha Nhu cầu gỗ Cao su trong những năm gần đây tăng nhanh Hiện tại sản lượng gỗ Cao su trong nước chỉ đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu, còn 2/3 vẫn phải nhập từ các nước khác, chủ yếu
từ Lào, Thái Lan và Cam Pu Chia
Theo số liệu của Hiệp hội Cao su Việt Nam thì trước năm 1975 Cao su trồng của hộ gia đình (Cao su tiểu điền) chỉ chiếm khoảng 4%, nhưng đến nay
Trang 28đã lên khoảng 30% Chỉ riêng tỉnh Thanh Hóa mặc dù mới phát triển Cao su
từ năm 1995, nhưng đến nay đã có trên 7.000ha rừng Cao su tiểu điền, đến năm 2010 con số này sẽ lên khoảng 15.000ha Với những chính sách ưu đãi vay vốn trồng rừng và mong muốn làm giàu của các hộ gia đình, diện tích Cao su tiểu điền đang được tăng lên nhanh Người ta đang tận dụng mọi địa điểm thuận lợi để phát triển Cao su
Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây Cao su còn góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông dân tiểu điền Những năm gần đây, do thị trường và giá cả thuận lợi, năng suất lại gia tăng nên thu nhập của người trồng Cao su có nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa phương đã sử dụng cây Cao su như một giải pháp xóa đói giảm nghèo
Thực tế, tại các vùng trồng cây Cao su, hệ thống giao thông vận chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây Cao su trong những năm gần đây
Hiện nay có 500.000 ha rừng Cao su khai thác nhựa, chu kỳ khai thác nhựa 25 năm Như vậy mỗi năm có khoảng 20.000 ha Cao su thanh lý sau khai thác nhựa [11] Những diện tích này đưa vào khai thác cho sản lượng bình quân 50m3 gỗ Cao su/ha, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 1 triệu
m3 gỗ để sản xuất đồ gỗ gia dụng xuất khẩu cho thu nhập khoảng 190 triệu USD/năm Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ từ cây Cao su trong tương lai sẽ còn gia tăng, ước đạt 400-500 triệu USD/năm là hoàn toàn khả thi Ngoài ra, với việc cải thiện các quy trình công nghệ chế biến sản phẩm mủ Cao su ngày càng hiện đại hơn, chắc chắn giá trị gia tăng của các ngành hàng Cao su sẽ còn cao hơn
Ở Việt Nam Cao su không chỉ là cây mang lại thu nhập cao cho các Công ty, các tổ chức và cá nhân có tiềm lực kinh tế mạnh mà hiện nay còn
Trang 29được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình vùng cao Với chính sách cấp quyền sử dụng đất lâu dài, cho vay ưu đãi, trả dần vốn vay bằng sản phẩm, v.v nhiều địa phương như Đăk Nông, Đăk Lăk, Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, v.v đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các
hộ nghèo miền núi trồng Cao su
* Thị trường mủ Cao su ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu Cao su đến hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường xuất khẩu lớn nhất là châu Á, tiếp theo là Bắc
Mỹ, EU,v.v
Đại đa số sự phát triển ở các thị trường Bắc Mỹ và EU được thực hiện bởi VGR với các thế mạnh về khối lượng, chất lượng sản phẩm và tiềm năng tài chính
Năm 2008, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 952,7 triệu USD, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu Đài Loan ở vị trí thứ 3 với thị phần đạt 2,3% với giá trị đạt gần 40 triệu USD, so với năm 2007 thì thị phần và giá trị đều giảm, năm 2007 xuất khẩu Cao su của Việt Nam sang Đài Loan đạt 67,4 triệu USD với mức thị phần chiếm 4,8% tổng lượng xuất khẩu
Malaysia là một trong ba nước sản xuất Cao su lớn nhất thế giới nhưng hàng năm vẫn nhập nguyên liệu Cao su thô từ Việt Nam Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu Cao su sang thị trường Malaysia tăng mạnh 68,5 triệu USD, chiếm 4,9% tổng thị phần xuất khẩu và đứng vị trí thứ 2, năm 2008 chỉ đạt 34,3 triệu USD, chiếm 2% tổng lượng xuất khẩu và tụt xuống đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách 10 nước có thị phần nhập Cao su lớn nhất tại Việt Nam
Theo quan sát tình hình xuất khẩu của Việt Nam tử năm 2000-2010 cho thấy:
- Thị trường xuất khẩu Cao su chính của Việt Nam vẫn là thị trường Trung Quốc với sản lượng năm 1995 đạt 108.325 tấn, năm 2004 là 303.521 tấn tăng đến 280,19% năm 2008 đạt giá trị 952,5 triệu USD và chiếm khoảng
Trang 3056% tổng thị phần xuất khẩu, nhìn tổng quát thì lượng cung sang thị trường này luôn tăng
- Thị trường ổn định và lâu dài tiếp theo là là khối ASEAN và EU Tuy nhiên, giữa hai thị trường này đang có sự lựa chọn thay thế lẫn nhau Việt Nam đang hướng tới các thị trường châu Âu trong nhứng năm gần đây do thị trường này ổn định, giá cao và cũng là một chiến lược mở rộng đa dạng hóa thị trường khách hàng
- Các thị trường khác chỉ ở mức 5% trở xuống, như Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Đức chiếm 4-5%
Hiện nay, Việt Nam có gần 10 chủng loại Cao su xuất khẩu, tính trung bình giai đoạn 2000-2008 thì Cao su khối SVR 3L vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 70% sản lượng xuất khẩu, Cao su loại khác chiếm 30%
Tuy Cao su khối SVR 3L nằm trong số chủng loại Cao su kỹ thuật Việt Nam xuất khẩu nhiều (trung bình chiếm 60%) nhưng hầu hết chỉ xuất được sang thị trường Trung Quốc, còn thị trường thế giới cần ít nên giá Cao su loại này không cao Thực tế loại Cao su ly tâm và Cao su có độ nhớt ổn định thị trường thế giới cần nhiều và có giá cao thì Việt Nam lại xuất khẩu ít, trung bình cả hai loại này chỉ chiếm trên 10%
Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đưa ra mục tiêu trồng 800.000 ha vào năm 2015 và sản lượng đạt 1,2 triệu tấn năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD hàng năm Năm 2010, tổng diện tích Cao
su đạt 720.000 ha, tăng 62.000 ha so với năm 2009, sản lượng ước đạt 754.500 tấn, tăng 6,1% so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,34 tỷ USD, diện tích khai thác chiếm khoảng 59% trên tổng diện tích; năng xuất bình quân đạt 1.721kg/ha tăng 1,3% so với năm 2009 Diện tích Cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ, kế đến là Tây Nguyên và miền Trung Cây Cao su phát triển nhanh ở vùng Tây Bắc từ năm 2006 Từ năm 1980 đến năm
Trang 312010 tốc độ phát triển Cao su gia tăng bình quân khoảng 7,7% về diện tích, 3,3% về năng xuất và 10,7% về sản lượng Trong đó Cao su nông hộ tăng mạnh vào những năm gần đây và hiện nay chiếm trên 50% tổng diện tích Phát triển Cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho trên 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 hộ nông dân Cao su tiểu điền Tuy đạt được những thành tựu ấn tượng như trên, nhưng ngành Cao su Việt Nam còn đang gặp một số vấn đề làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành so với những nước trong khu vực và giá trị ngành chưa tương
xứng với tiềm năng
1.5 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.5.1 Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1 Vị trí địa lý
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, trung tâm huyện
lỵ nằm cách Thành phố Lào Cai 12 km về phía Tây Bắc, toạ độ địa lý nằm trong khoảng 22o
- Phía Nam giáp huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai
- Phía Đông giáp sông Hồng và thị trấn Hà Khẩu, Châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
- Phía Tây giáp huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu
Là huyện nằm tiếp giáp với thành phố Lào Cai (trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh) có 88,5 km đường biên giới Quốc gia, giữa Việt Nam và Trung Quốc Phía Tây là những dải núi cao phân cắt mạnh đã tạo cho Bát Xát có một ý nghĩa quan trọng trong xây dựng khu vực phòng thủ Quốc gia
Trang 32Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
1.5.1.2 Địa hình
Toàn bộ nền địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi
bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, suối Quang Kim Địa hình cao dần theo hướng Tây Bắc, điểm cao nhất có độ cao 2.945 m, điểm thấp nhất có độ cao 88 m (so với mặt nước biển)
Ảnh hưởng của địa hình nói chung và các yếu tố kinh tế xã hội hình thành trên địa bàn huyện hai tiểu vùng địa lý- kinh tế và xã hội
- Vùng núi: Diện tích 84.689,69 ha chiếm 79,75% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã: Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ,
Trang 33Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Tòng Sành, Sàng Ma Sáo Dãy núi chính có
độ cao từ 400 m đến 3.096 m, độ dốc trung bình từ 20o đến 25o phần lớn diện tích lãnh thổ vùng có độ dốc trên 25o
- Vùng thấp: Diện tích 21.500 ha chiếm 20,25% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã: Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Bản Vược, Mường Vi, Cốc Mỳ, thị trấn Bát Xát Độ cao trung bình từ 400-500 m, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng
- Các khu vực đã, đang quy hoạch trồng Cao su đều có độ cao < 300m so với mực nước biển Cự thể: tại xã Bản Qua, khu vực trồng Cao su có độ cao từ 105m - 145m, xã Bản Vược khu vực trồng Cao su có độ cao từ 130 - 190 m, xã Mường Hum khu vực trồng Cao su có độ cao từ 160m - 230m, xã Trịnh Tường khu vực trồng Cao su có độ cao từ 160m - 260m so mực nước biển Độ dốc trong các khu vực trồng Cao su đều < 25%
1.5.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai năm 1972
và báo cáo khoa học (đất Lào Cai) do Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thuộc Viện Địa lý xây dựng năm 1996 cho thấy huyện Bát Xát
có 8 nhóm đất chính với 15 loại đất sau:
- Nhóm đất mùn thô trên núi cao: 25,39 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên, phân bố ở các đỉnh núi cao trên 2.800 m (vùng Trung Lèng Hồ, Sàng
Ma Sáo) được hình thành trong điều kiện khí hậu quanh năm rét khô, phân bố không tập trung, có nhiều đá nổi xen kẽ
- Nhóm đất mùn Alít trên núi cao: 1.513,1 ha chiếm 1,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1.800-2.800 m khu vực phía Tây và phía Bắc huyện Như khu vực Hồng Ngài (Y Tý), Mào Mù Sủi (Sàng Ma Sáo)
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: 34.956,66 ha chiếm 33,92% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 900-1.800 m gồm các loại đất sau:
Trang 34+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét (HFs); Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất (HFj) Đất mùn vàng xám trên đá Mác ma A-xít (HFa);
- Nhóm đất đỏ vàng: 64.787,94 ha chiếm 61,01% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao dưới 900 m gồm các loại đất sau:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs); Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj); Đất đỏ vàng trên đá Mác ma A- xít (Fa): ; Đất nâu vàng trên phù sa cổ và luỹ tích (Fp);
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ (DI): Diện tích 974,44 ha chiếm 0,92% Phân bố rải rác trên địa bàn huyện
- Nhóm đất lầy thụt và than bùn (J): Diện tích 12,1 ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên Phân bố ở các xã vùng thấp
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 524,54 ha chiếm 0,49% diện tích tự nhiên toàn huyện, nhóm đất này bao gồm: Phù sa sông Hồng và phù sa các suối khác Phân bố dọc 2 bên sông Hồng và các xã Cốc San, Quang Kim, Bản Vược, Cốc Mỳ
- Núi đá: Diện tích 3.395,52 ha chiếm 3,2 tổng diện tích tự nhiên Phân bố
1.5.1.4 Khí hậu thời tiết
a) Khí hậu
Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều Do ảnh hưởng của địa hình nên được chia thành hai khu vực khí hậu khác nhau:
* Vùng cao: Do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn nên khí
hậu vùng núi cao mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm Mùa đông lạnh ẩm, mùa hè mát mẻ
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1
* Vùng thấp: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng
6 và tháng 7; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1 Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,5oC, tháng thấp nhất 16,9o
C
Trang 35- Các suối chính:
Trên địa bàn huyện hệ thống suối, khe khá dày đặc Vùng cao có mật
độ trung bình từ 1-1,5 km suối/1 km2, vùng thấp mật độ thưa dần (0,3- 0,5 km/1km2) Hệ thống các khe suối chủ yếu bắt nguồn từ phía Tây chảy theo hướng Đông đổ ra sông Hồng Các suối chính bao gồm: Lũng Pô, Ngòi Phát, Ngòi Đum và suối Quang Kim đều có lưu lượng lớn, dòng chảy xiết do đó có
ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các thuỷ điện vừa và nhỏ Ngoài ra hệ thống khe suối dày đặc còn là môi trường sinh thái thuận lợi cho sản xuất và đời sống của con người
1.5.1.5 Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng
a) Hiện trạng sử dụng đất đai
Tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính của huyện Bát Xát 106.189,69 ha, Đất Lâm nghiệp đầu năm là 71.109,5 ha Trong năm thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất là 16,45 ha (trong đó đất có rừng trồng là 11,75 ha; đất trống phòng hộ: 1,28 ha; Đất trống Sản xuất 3,42 ha) Diện tích đất lâm nghiệp đến tháng 11 năm 2011 là 71.093,05 ha, chiếm 66,95% diện tích tự nhiên
b) Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng
* Theo chức năng 3 loại rừng:
Trang 36Các loại đất khác ngoài quy hoạch cho Lâm nghiệp (nông nghiệp, thổ
cư, giao thông, mỏ ) 35.096,64 ha, chiếm 33,05% diện tích tự nhiên
* Hiện trạng tài nguyên đất rừng theo chủ quản lý
- BQL Rừng phòng hộ: 28.709,15 ha, trong đó: đất có rừng 26.198,58 ha; đất chưa có rừng: 2.510,57 ha
- Các Doanh nghiệp: 4.785 ha, trong đó: đất có rừng: 2.925 ha; đất chưa có rừng: 1.860 ha
Đến nay đã trồng được 219,0 ha Cao su đại điền ( năm 2011 đã trồng
100 ha Cao su 50 ha trên đất trống; 50 ha trồng sau khai thác, thanh lý rừng)
- UBND các xã quản lý: 26.464,71 ha, trong đó: đất có rừng: 15.633,97 ha; đất chưa có rừng: 10.830,74 ha
- Đoàn kinh tế Quốc phòng 345: 400 ha, trong đó: đất có rừng trồng:
248 ha; đất chưa có rừng: 152 ha
- Đồn Biên phòng 267: 92,95 ha, trong đó:
Trang 37- Hộ gia đình: 10.641,24 ha, trong đó: đất có rừng: 6.966,34 ha; đất chưa có rừng: 3.674,9 ha
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.5.2.1 Dân số, thành phân dân tộc, lao động
a) Dân số và thành phân dân tộc
Toàn huyện Bát Xát có 22 đơn vị hành chính xã và 1 thị trấn với 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, tổng số hộ 14.051 hộ, nhân khẩu 71.847 khẩu, mật
độ dân số xấp xỉ 68 người/km2, trong đó:
- Dân tộc Kinh 13.078 nhân khẩu, chiếm 18,2%; dân tộc Dáy 13.885 nhân khẩu, chiếm 19,32%; dân tộc H’Mông 20.429 nhân khẩu, chiếm 28,43%; dân tộc Dao 19.248 nhân khẩu, chiếm 26,79; dân tộc Hà Nhì 3.906 nhân khẩu, chiếm 5,44% tổng; dân tộc khác (Nùng, Xa Phó, Phù Lá, Sán Chỉ…) 1331 nhân khẩu, chiếm 1,82% tổng số nhân khẩu toàn huyện
b) Lao động
Tổng số lao động xã hội trên địa bàn huyện là 37.765 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 52,6% dân số toàn huyện, trong đó:
Trang 38Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 32.322 người, chiếm 85,59% tổng số lao động xã hội; công nghiệp - xây dựng 1.958 người, chiếm 5,18% tổng số lao động xã hội; thương mại - dịch vụ 3485 người, chiếm 9,23% tổng số lao động xã hội
1.5.2.2 Sản xuất nông nghiệp
a) Trồng trọt
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011: 33.827,29 tấn Trong đó: + Thóc 21.218,89 tấn; Năng suất cây lúa đã được nâng lên Năm 2005 năng suất lúa chỉ đạt 43,8 tạ/ ha đến năm 2009 năng suất lúa bình quân đạt 45,7 tạ/ha
+ Cây ngô cả năm: Diện tích 3.558,12 ha năng suất đạt 35,43 tạ/ha trong đó ngô hàng hoá 3.478 ha năng suất đạt 35,6 tạ/ha
b) Chăn nuôi
Đàn gia súc gia cầm được duy trì, phát triển, tốc độ tăng hàng năm 5-7% Nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản trong huyện 227,2 ha
1.5.2.3 Sản xuất lâm nghiệp
- Diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện là: 51.983,64 ha Trong đó: Rừng tự nhiên: 37.081,99 ha; Rừng trồng: 14.901,65 ha Độ che phủ rừng năm 2010 là 48,10 %
- Sau 5 năm tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (2006 - 2010) huyện Bát Xát đã đạt được một số kết quả như sau: Diện tích rừng không ngừng được tăng lên ( từ 6.618,4 năm 2006 lên 8.784,24 ha năm 2010); ngoài chương trình trồng rừng do Ban quản lý rừng 661 còn có sự tham gia của Đoàn kinh tế Quốc phòng 345 tham gia trồng rừng biên giới, rừng phòng
hộ, rừng kinh tế, Doanh nghiệp tư nhân Phương liên và Làng thanh niên lập nghiệp tham gia trồng cây Cao su trên diện tích rừng kinh tế
Trang 39- Giá trị sản xuất lâm nghiệp không ngừng được tăng lên, từ 22.570 triệu đồng năm 2005 lên 53.269 triệu đồng năm 2011
1.5.3 Đời sống kinh tế - văn hoá xã hội
1.5.3.1 Đời sống kinh tế
Huyện Bát Xát có trên 86% dân số sống bằng nghề sản xuất nông lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 12.178.000đ/ người lương thực bình quân đầu người đạt 459 kg/năm Tỷ lệ đói nghèo 19,36 %
1.5.3.2 Về văn hoá xã hội
Toàn huyện đã có 108 thôn bản đạt làng văn hoá với 9.338 hộ Tỷ lệ số dân được xem truyền hình đạt 81 % Tỷ lệ được nghe đài tiếng nói Việt Nam
99 % Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi được huy động đến lớp đạt 99,88 %, các lớp bổ túc văn hoá và bồi dưỡng cán bộ cấp xã được quan tâm đào tạo
Về Y Tế được quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho người dân, trẻ em dưới
1 tuổi được tiêm chủng đạt 99,76%, tỷ lệ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87,5%
1.5.3.3 Cơ sở hạ tầng
Những năm qua cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm đã được quan tâm đầu tư 23/23 xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã, trên 90% thôn bản có đường xe máy, các công trình thuỷ lợi kiên cố hoá kênh mương, cấp nước sinh hoạt, điện lưới quốc gia được đầu tư xây dựng Do địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn nên việc nâng cấp đường liên xã, liên thôn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc đi lại giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các xã trong huyện, giữa xã với huyện còn gặp nhiều khó khăn
1.5.4 Nhận xét chung các điều kiện TN-KT-XH và tính phù hợp với cây Cao su
1.5.4.1 Thuận lợi
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Bát Xát; đặc biệt các chuẩn hóa về điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn; các điều kiện về cơ sở hạ
Trang 40tầng, lực lượng lao động, kinh nghiệm sản xuất - canh tác nông lâm nghiệp trên đất dốc của nhân dân các dân tộc tại địa phương, đồng thời qua đánh giá ban đầu của mộ số mô hình trồng Cao su trên địa bàn cho thấy cây Cao su có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên địa bàn huyện
Ngày 17/9/2002 Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số BNN-KHCN công bố việc xác định cây Cao su là cây đa mục đích Đồng thời theo nội dung Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT, ngày 09/9/2009 Hướng dẫn việc trồng Cao su trên đất lâm nghiệp thì việc nghiên cứu, đầu tư trồng Cao
2855/QĐ-su trên đất lâm nghiệp, thay thế những diện tích rừng sản xuất, nghèo kiệt kém hiệu quả là hoàn toàn phù hợp và có tính khả thi cao
1.5.4.2 Khó khăn
Địa hình khá phức tạp, đồi núi có độ dốc tương đối lớn (trung bình
>25o); độ cao trung bình > 200m Khí hậu phân hóa theo mùa hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… là những yếu tố làm ảnh hưởng đến việc trồng, sinh trưởng, phát triển của cây Cao su
Những mô hình, diện tích đã triển khai trồng Cao su trên địa bàn được thực hiện chủ yếu là tự phát, chưa có quy hoạch Giống Cao su đưa vào trồng với nhiều loại khác nhau như giống: GT1, PB260, IAN 873 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các giống YITC 77-2, YITC 77-4 của Trung Quốc… thời gian trồng chưa lâu, nên chưa đánh giá được giống nào có tính ưu việt, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện