1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương

56 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp khắc phục áp lực đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương
Trường học Trường THPT Đô Lương
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đô Lương
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Là đội ngũ GVCN bậc THPT sau nhiều năm công tác thấu hiểu về thực trạng nhóm tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp định hướng giáo dục học sinh.Từ đó giú

Trang 1

3 Một số giải pháp khắc phục "áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp

chủ nhiệm ở trường THPT trên địa huyện Đô Lương 21 3.1 Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền thông qua các hoạt động của nhà trường 21 3.2 Giải pháp 2: Hành trình “Một tuần tìm lại chính bản thân mình” 22 3.3 Giải pháp 3: Xử lý ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa thông qua các hoạt

3.4 Giải pháp 4: Lập Fanpage ‘‘Giải tỏa áp lực vươn tới giá trị” 32

3.5 Giải pháp 5: Xây dựng truyện tranh “Vùng trời của mỗi chúng ta” 33 3.6 Giải pháp 6: Thiết kế các móc khóa “Be yourself” 35

6 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 40

Trang 2

10 Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp UNESCO

15 Vượt quá áp lực đồng trang lứa Peer Pressure

Trang 3

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của xã hội luôn tồn tại cùng rất nhiều định kiến và chuẩn mực được đặt ra Trên hành trình tìm kiếm bản thân, bạn có từng hoài nghi về chính mình, có từng cảm thấy tự ti hoặc đem thành công của người khác làm thước đo cho con đường của riêng mình? Đứng trước sự thành công của những người bạn cùng trang lứa, ít nhất một lần trong đời mỗi chúng ta đều sẽ trải qua cảm giác lạc lối Khi “gió mưa” cứ thế xô nghiêng vào đầu, bạn có từng phủ nhận những nỗ lực của bản thân?

Trong xã hội hiện đại ngày nay, áp lực đồng trang lứa là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm và đề cập đến nhiều nhất “Áp lực đồng trang lứa” là một khái niệm không mấy xa lạ với đa số chúng ta, nói đơn giản đó chính là cảm giác

tự ti khi bản thân không đạt được điều giống với những người xung quanh Đã có rất nhiều đầu sách, podcast, cũng như là đề tài nghiên cứu trong ngành “Tâm lý học” liên quan đến chủ đề này, với hi vọng mỗi chúng ta có thể nhận diện và vượt qua nó Tuy nhiên, nói một cách thẳng thắn, áp lực đồng trang lứa sẽ luôn tồn tại trong mỗi giai đoạn phát triển của chúng ta dù ở bất kỳ độ tuổi nào Chỉ khi bạn thật sự hiểu rõ và tôn trọng giá trị bản thân, tập trung vào chính hành trình của mình, mới có thể thấy được bạn đã nỗ lực bao nhiêu và đã đi được bao xa trên con đường bạn chọn

Thế hệ trẻ ngày nay có lẽ đây chính là độ tuổi dễ gặp phải nhất, khi vừa loay hoay bỡ ngỡ bước vào hành trình trưởng thành, lại vội vàng cố gắng khẳng định giá trị của bản thân mình Sau cánh cổng lớn trường học chính là trường đời, lưng chừng bước sang độ tuổi phải vừa bắt đầu đối diện với những áp lực về tự lập kinh

tế, lại vừa phải nỗ lực không ngừng để tiếp tục phát triển bản thân, đó sẽ là một hành trình không dễ dàng Sẽ chẳng một ai hoàn toàn vững vàng trên con đường đó

mà không một chút chênh vênh “Trưởng thành” là hành trình mà một “đứa trẻ” chưa kịp lớn đã “va” vào đời, không ngừng kiếm tìm sự công nhận, để rồi mỗi một lần cố gắng lại là một lần vấp ngã, cho đến khi nhận ra sự công nhận lớn nhất mà bạn luôn tìm kiếm lại đến từ chính bạn Chuẩn mực xã hội cho mỗi người một con đường “nên đi”, từ kỳ vọng của gia đình, kỳ vọng của bản thân, đến cả thành công của những người bạn cùng trang lứa, đôi khi có thể khiến bạn bị cuốn vào guồng quay không ngừng của cuộc sống mà quên đi đáp án cho những câu hỏi “Mình là ai?”,“Mình muốn làm gì?”,“Điều mình luôn khát khao là gì?”.Trả lời được những câu hỏi đó, cũng chính là lúc bạn tìm được “ngọn hải đăng” chỉ dẫn cho bạn biết phương hướng quay về con đường thuộc về mình Đừng quên rằng trước khi muốn khẳng định giá trị bản thân, bạn cần phải hiểu rõ và chấp nhận chính mình

Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ

cần “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng

Trang 4

bào, sống tốt và làm việc hiệu quả” Giáo dục cần hướng tới con người và vì con

người, đây chính là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, tháng 4/2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam

đã cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”

Tại đây, công đoàn ngành đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng Hiện nay xây dựng trường học hạnh phúc đã trở thành mong muốn thay đổi của nhiều giáo viên, nhiều nhà trường ở khắp các địa phương trên

cả nước Hiểu thế nào về trường học hạnh phúc? Giáo viên và học sinh cần làm gì

để xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc và thoát khỏi áp lực đồng trang lứa?Sau nhiều năm gắn bó với công tác chủ nhiệm và đồng hành cùng lứa tuổi HS THPT, từ nhìn nhận thực tế chúng tôi trăn trở và quyết định nghiên cứu đề

tài: Một số giải pháp khắc phục "Áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương

2 Mục tiêu nghiên cứu

Qua nghiên cứu các vấn đề liên quan thuộc các lĩnh vực tâm lý học và xã hội học, đề tài hướng tới xác định, khẳng định những vấn đề lý luận về áp lực đồng trang lứa

Nghiên cứu hướng tới chỉ ra bức tranh thực trạng về áp lực đồng trang lứa trong học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương

Giúp HS có những tri thức cần thiết và có những định hướng, cách thức cụ thể thông qua các giải pháp được xây dựng để vượt qua được áp lực đồng trang lứa, xây dựng trường học hạnh phúc

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: "Áp lực đồng trang lứa” của học sinh

- Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp khắc phục "Áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương

4 Giả thuyết khoa học

Nếu sáng kiến được thực hiện thành công thì các giải pháp đưa ra là tài liệu tham khảo, là cuốn cẩm nang bổ ích và lí thú đem đến cho học sinh THPT một nhận thức rõ, một cái nhìn toàn diện hơn về cả hai mặt lợi và hại của áp lực đồng trang lứa Từ đó trang bị cho các em những kiến thức, tạo cho mình lối tư duy độc lập, có bản lĩnh vững vàng trước ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa Đồng thời đề tài bổ sung cho các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường những hiểu biết về áp lực đồng trang lứa, lí giải hiện tượng tâm lí ở học sinh Hệ thống các giải pháp đưa ra sẽ trở thành sự hỗ trợ hiệu quả, tin cậy để nhà trường và các bậc phụ huynh định hướng phát triển tâm lí đúng đắn cho con em mình

Trang 5

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

- Để thực hiện sáng kiến GV đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận, tổng quan những vấn đề tâm lí về “Áp lực đồng trang lứa” (peer pressure) trong học sinh hiện nay

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về vấn đề về “Áp lực đồng trang lứa”(peer pressure) trong học sinh hiện nay

Tổ chức các giải pháp, các hoạt động vượt qua áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure cho các bạn học sinh hiện nay

Thực nghiệm sáng kiến, đánh giá hiệu quả của các giải pháp khắc phục "Áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện

Đô Lương

- Phạm vi: Sáng kiến được nghiên cứu, khảo sát và áp dụng tại trường THPT

Đô Lương 2 và một số trường THPT lân cận trên địa bàn huyện Đô Lương

- Thời gian: từ tháng 09/2023 đến tháng 03/2024

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm về áp lực đồng đẳng, biểu hiện, ảnh hưởng

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những bài viết, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được báo cáo hoặc đăng tải trên các sách báo, tạp chí và website về các vấn đề liên quan đến áp lực đồng đẳng, trên cơ sở đó xây dựng các cơ sở lý thuyết để vận dụng vào khảo sát, nghiên cứu biểu hiện

6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Mục đích: Thu thập dữ liệu cho đề tài

Nội dung: Xây dựng bảng hỏi bao gồm các nội dung được đưa ra trong nghiên cứu

Phương pháp: Sử dụng bảng hỏi khảo sát trên khách thể nghiên cứu

6.3 Phương pháp nghiên cứu định tính

Mục đích: Thu thập những dữ liệu định tính nhằm bổ sung và giải thích cho

dữ liệu định lượng

Nội dung: Xây dựng bản hướng dẫn phỏng vấn

Phương pháp: Phỏng vấn sâu học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh

Trang 6

6.4 Phương pháp xử lý số liệu

Mục đích: Xử lý các dữ liệu thu được từ bảng hỏi

Nội dung: Phân tích, tập hợp dữ liệu theo từng chủ đề căn cứ theo nội dung nghiên cứu; sau đó thống kê các số liệu thu thập được Xử lý các dữ liệu theo tỷ lệ phần %, tính trung bình nhằm so sánh sự khác biệt giữa các nhóm học sinh, nhóm trường…

Phương pháp: Sử dụng phương pháp phân tích và phép tư duy biện chứng để đưa ra những đánh giá, nhận định

6.5 Phương pháp thực nghiệm

Mục đích: Đánh giá hiệu quả của đề tài

Nội dung: Xây dựng các giải pháp

Phương pháp: Áp dụng các giải pháp trên khách thể nghiên cứu

7 Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài

Dự án đã đưa ra các giải pháp, ở một mức độ phù hợp cùng với sự nhận thức

Giải pháp 4: Lập Fanpage ‘‘Giải tỏa áp lực vươn tới giá trị”

Giải pháp 5: Xây dựng truyện tranh “Vùng trời của mỗi chúng ta”

Giải pháp 6: Thiết kế các móc khóa “Be yourself”

Qua đó các bạn học sinh hiểu rằng áp lực đồng trang lứa cũng là cơ hội để con người nhìn lại bản thân, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và trở thành động lực để các bạn học sinh nói riêng phấn đấu không ngừng trong tâm trạng thoải mái nhất

8 Đóng góp mới của đề tài

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tâm lí tuổi học trò nhưng việc nghiên cứu

"Áp lực đồng trang lứa” của học sinh THPT thì còn rất ít Là đội ngũ GVCN bậc THPT sau nhiều năm công tác thấu hiểu về thực trạng nhóm tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp định hướng giáo dục học sinh.Từ đó giúp các em HS nhận thức được áp lực đồng trang lứa cũng là cơ hội để mỗi người nhìn nhận lại bản thân đồng thời tạo môi trường cạnh tranh, học hỏi lành mạnh, tạo tâm sinh lí để các em có động thái đúng hướng, phát triển năng lực của bản thân, hình thành nhân cách sống tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường , bảo vệ tổ quốc và hội nhập vơi xu thế của thời đại hiện nay

Trang 7

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lí luận

1.1 Áp lực đồng trang lứa là gì?

Áp lực đồng trang lứa hay còn gọi là “Peer Pressure”, là từ được sử dụng trong tâm lý học để chỉ những áp lực vô hình mà mỗi cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp từ bạn bè và môi trường xung quanh Áp lực đồng trang lứa được biết đến với nhiều khía cạnh và hình dáng khác nhau Nhưng nhìn chung, dù nó xuất hiện trong hình dạng như thế nào thì mục đích luôn khiến cho con người cảm thấy tự ti, thậm chí sinh ra cảm giác hoài nghi và mơ hồ về khả năng thực sự của bản thân so với bạn bè và môi trường xung quanh

Peer pressure xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, ngay từ khi chúng ta bắt đầu đi học, mở rộng mối quan hệ của mình cho tới khi ta già đi Khi chúng ta còn là những đứa học sinh, áp lực có thể xảy ra với sự so sánh điểm số ở trường học Khi chúng ta bắt đầu lao vào công việc, mức lương nhận được hàng tháng lại trở thành một tiêu chí để đánh giá sự thành công, áp lực lại càng tăng thêm

Mỗi lần đối mặt với nó, chúng ta lại tự hỏi bản thân “Tại sao mình không được như vậy?”, “Phải chăng bản thân mình quá tệ so với mọi người?” Dần dần,

những câu hỏi này như lấy đi sự tự tin, lấy đi niềm tin vào bản thân và làm chúng

ta trở nên mệt mỏi hơn Trên thực tế, hầu như ai cũng sẽ phải hoặc đã từng đối mặt với tình trạng áp lực từ bạn bè Tuy nhiên, học sinh trong độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên và những người học sinh tuổi thường bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn

1.2 Áp lực đồng trang lứa và thế hệ học sinh Gen Z

Những bạn học sinh thuộc thế hệ Gen Z lớn lên trong sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số như sự phát triển của internet, mạng xã hội và thiết bị di dộng Do đó, điều này đã tạo nên nhận thức rất rõ ràng của Gen Z về sức mạnh của thông tin, trải nghiệm ảo cũng như truyền thông đại chúng Rất nhiều người đang trăn trở rằng, liệu việc phát triển trong “thời đại số” có vô tình khiến Gen Z gặp phải những áp lực lớn hay không? Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) có sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thế hệ Gen Z

Một đặc điểm tính cách dễ thấy ở nhiều bạn học sinh Gen Z là đề cao cái tôi lớn Điều này có thể tạo thêm những áp lực vô hình Một ví dụ đơn giản như khi thấy bạn bè khoe về thành tích trên mạng xã hội thì các bạn ở thế hệ Gen Z có thể

bị áp lực nhiều hơn Nguyên nhân là do cái tôi cao nên thường sợ bị thua kém bạn

bè Những áp lực này có thể khiến Gen Z cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để chứng minh thực lực cũng như thể hiện bản thân Tuy nhiên áp lực quá lớn lại là “con dao hai lưỡi” gây ra vô vàn hệ lụy Nó khiến các bạn Gen Z rơi vào căng thẳng, lo lắng

và thậm chí dẫn tới trầm cảm

Trang 8

1.3 Biểu hiện của áp lực đồng đẳng

1.3.1 Biểu hiện chung

Chúng tôi nhận thấy, cuộc sống của mỗi người sẽ có những mối quan hệ khác nhau với những nhóm đồng đẳng không giống nhau, đồng thời, ai cũng sẽ có tiêu chuẩn riêng về hạnh phúc và thành công, do đó mỗi người sẽ chịu ảnh hưởng bởi áp lực này là không đồng nhất Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, có hai trường hợp - nhóm vấn đề nổi lên sẽ tác động đến cảm xúc, tâm lý, nhận thức, hành vi của con người trong mối quan hệ với những người xung quanh, đó là:

Trường hợp 1: Cá nhân cho rằng mình thua kém hoặc bị cho là thua kém với nhóm người đồng đẳng khi họ có được những thành tựu và giá trị (theo cá nhân bị

áp lực là tích cực) như: có thành tích cao trong học tập và công việc, được khen thưởng, vinh danh, có người yêu tốt, có đồ hiệu (quần áo, giày dép, xe đẹp, điện thoại mới…) nhà mới…

Trường hợp 2: Cá nhân có sự khác biệt với nhóm người đồng đẳng về các vấn đề đời sống (thời trang, xu thế nghề nghiệp, các vấn đề liên quan đến giải trí, quan niệm sống, lối sống…) từ đó bị tác động hữu hình bởi nhóm đồng đẳng (rủ rê, lôi kéo, cưỡng chế, hoặc tẩy chay, chê bai, mỉa mai…) sang xu hướng của nhóm

đó hoặc cá nhân tự áp lực bởi sự khác biệt của mình khi không thể hòa nhập với nhóm đồng đẳng đó

Theo nghiên cứu, khi đối diện với áp lực đồng đẳng ở cả hai trường hợp kể trên với với những nhóm đối tượng có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống của mình như: đồng nghiệp, bạn bè nói chung, bạn cùng lớp, người nổi tiếng cùng độ tuổi, con người có thể gặp phải một số biểu hiện thông thường sau:

Với trường hợp 1, trước thành công của người khác, một số học sinh bị những người xung quanh (nhà trường, gia đình, xã hội) đưa vào thế so sánh hoặc chính họ tự so sánh mình với những người mà theo họ là thành công đó và cảm thấy áp lực Phản ứng tâm lý chung của cá nhân khi bị đưa vào thế so sánh với nhóm đồng đẳng thành công là: khó chịu, chán nản, thậm chí có những phản ứng tiêu cực như: phẫn nộ, dùng lời nói hoặc vũ lực với người đưa mình ra so sánh Còn khi cá nhân tự so sánh với người khác, phản ứng tâm lý chung có thể là: khó chịu, ganh ghét, ghen tỵ, cảm thấy bất công, cảm thấy bản thân kém cỏi, vô dụng, không có giá trị hoặc có thể cảm thấy phấn khích, có động lực

Với trường hợp 2, trước sự khác biệt về xu thế, quan điểm sống của mình với những người xung quanh Có 02 trường hợp: nếu nhóm cá nhân không có áp lực trực tiếp mà cá nhân tự thấy mình khác biệt thì phản ứng chung có thể cảm thấy lạc lõng, cô đơn, băn khoăn, hoài nghi về sự khác biệt của mình Còn trong trường hợp, nhóm đồng đẳng có sự tác động trực tiếp lên cá nhân, yêu cầu cần phải thay đổi thì phản ứng của cá nhân có thể là chấp nhận thay đổi theo lối sống, phong cách, quan niệm của nhóm hoặc có người kháng cự lại trước áp lực đó

Nếu không có sự nhận thức đúng đắn và quan tâm kịp thời, áp lực này có thể

Trang 9

gây nên những ám ảnh tâm lý, những hội chứng tâm lý với những di chứng lâu dài

và có thể gây nên cả những hành động tiêu cực tăng theo thời gian

1.3.2 Áp lực đồng đẳng ở độ tuổi thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên là đối tượng gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa nhiều nhất vì còn thiếu hụt kinh nghiệm sống, tâm sinh lí chưa được phát triển toàn diện Đây cũng là độ tuổi bắt đầu nhận thức về cảm giác thuộc về và cần định hướng trong hành vi để tìm hội nhóm của mình nên rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những yếu tố bên ngoài

Chandrakant Borase - Phó giáo sư về Giáo dục trường Đại học Sư phạm Nashik, bang Maharashtra, Ấn Độ cho rằng, trong thời đại hiện nay, trẻ em có xu hướng ngày càng ít chịu ảnh hưởng từ gia đình mà dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố bên ngoài như hàng xóm, xã hội và đặc biệt là bạn bè Bạn bè hoặc những người đồng trang lứa có thể tạo ra cả áp lực hữu hình và vô hình làm thay đổi suy nghĩ, hành vi của thanh thiếu niên Hiện tượng áp lực ngang hàng này có thể gây ra những thay đổi tích cực hoặc tiêu cực trong cư xử của thanh thiếu niên

Thay đổi tích cực: tạo sự phấn khích, động lực cố gắng, học tập những điểm tích cực để thay đổi đạt được những điều mình mong muốn

Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực đó, nếu không được quan tâm đúng mức, học sinh chịu áp lực đồng trang lứa trong thời gian dài có thể chịu một

số tổn thương tâm lí, hành vi như sau:

Từ tâm lý, có thể gây ra những biểu hiện về thể lý và hành vi: Chân tay run rẩy, vã mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt, căng mỏi cơ, đau dạ dày, có hành vi tự gây tổn thương để tránh không phải làm những điều bản thân không thích hoặc trừng

Trang 10

phạt bản thân Nghiêm trọng hơn, theo một số nghiên cứu, những áp lực đến từ các mối quan hệ bạn bè hoặc các tiêu chuẩn cộng đồng về trang lứa do các cá nhân hoặc nhóm xã hội áp đặt lên, đưa ra để so sánh có thể gây ra những hệ lụy về sức khỏe tâm thần, rối nhiễu tâm trí ở học sinh THPT Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Khoa Tâm lý và Giáo dục, Đại học Sư phạm, Đại học Huế, học sinh THPT có thể mắc một số hội chứng sau khi gặp áp lực: phiền muộn, rối loạn

âu lo, trầm cảm, thậm chí có mong muốn tự tử

Ngoài ra, tổng thuật từ một số nghiên cứu khác có thể thấy, học sinh THPT khi rơi vào trạng thái không được thừa nhận hoặc chối bỏ chính mình có thể dẫn tới hệ quả là một số hội chứng tâm lí sau:

Hội chứng sợ xã hội, hay ám ảnh sợ xã hội, (tiếng Anh: social phobia, Social anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc

bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác Một số tình huống xã hội

mà người bệnh thường tránh né nhất đó là: Nói chuyện trước đám đông, làm việc khi ai đó đang nhìn mình, nói chuyện trên điện thoại, gặp người lạ, ăn ở nơi công cộng, trả lời câu hỏi trong lớp học Người mắc hội chứng này có thể sợ hãi một hoặc nhiều các tình huống xã hội thông thường nếu phải thực hiện ngoài môi trường gia đình hoặc không có sự bảo trợ của người thân Sợ hãi rằng mình sẽ làm các hành vi ngớ ngẩn để rồi phải xấu hổ vì nó Hành vi tránh né, sự sợ hãi, hoặc cảm giác đau khổ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống xã hội, học tập hoặc khả năng lao động

Nếu không được quan tâm đúng mức học sinh THPT có thể mắc rối loạn nhân cách tránh né (tiếng Anh: Avoidant personality disorder-AvPD hoặc anxious personality disorder) là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với phán xét không thuận lợi của người khác đối với mình Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách Đối với một số tác giả, AvPD là một kiểu ám ảnh sợ xã hội lan tỏa Người bệnh nghèo nàn trong các mối quan hệ, họ thường chỉ

có vài người bạn, ít tham gia vào các hoạt động chung

Thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau

và có ít nhất 4 trong các biểu hiện dưới đây

Tránh né các hoạt động xã hội nghề nghiệp phải quan hệ nhiều do sợ bị phê bình, phản đối và chối bỏ

Ngần ngại không bộc lộ tình cảm với người khác dù có nhu cầu được yêu thương

Trang 11

Dè dặt ngay cả trong quan hệ thân tình vì sợ xấu hổ và làm chuyện kỳ cục Trong các bối cảnh xã giao rất sợ bị phê bình và chối bỏ

Trong những quan hệ mới mẻ thường ức chế vì cảm giác mình không được đánh giá cao

Tự xem mình không có năng lực giao tiếp xã hội, kém thu hút và thấp kém

lý Khi cảm thấy lo âu rất nhiều mà không do nguyên nhân nào rõ rệt, không còn khả năng tự kiểm soát được bản thân, lo âu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày thì đó là bệnh lý Cần phân biệt rối loạn lo âu lan tỏa với các rối loạn lo âu khác vì chúng thường có một số điểm chung dễ gây nhầm lẫn Với những người bị rối loạn lo âu lan tỏa, mỗi ngày diễn ra họ đều phải trải qua cảm xúc lo lắng và căng thẳng quá mức, mặc dù có rất ít hoặc không có vấn đề nghiêm trọng nào Họ hay dự đoán các sự kiện bất trắc và quá quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, tiền bạc, gia đình, hoặc khó khăn trong công việc Khi mức độ lo lắng

ở tầm vừa phải, người mắc rối loạn lo âu lan tỏa có thể đảm bảo chức năng xã hội

và giữ một công việc bình thường Tuy nhiên người bệnh sẽ gặp khó khăn thậm chí trong việc thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày nếu lo lắng là nghiêm trọng

1.4 Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng lệch lạc Thực tế cho thấy,

nó có thể mang đến cả những tác động tích cực và tiêu cực

1.4.1 Những ảnh hưởng tích cực của áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa có thể là động lực giúp mỗi người nỗ lực nhiều hơn trong việc khẳng định và hoàn thiện bản thân Bởi khi ở trong một nhóm bạn ưu tú thì mỗi người sẽ rất dễ gặp phải áp lực trước thế mạnh hay thành công của bạn bè Điều này thúc đẩy bản thân phải cố gắng hơn để được như những người bạn Ở

Trang 12

bên những người bạn tốt luôn là động lực để thôi thúc ta trở nên hoàn thiện hơn

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Áp lực đồng trang lứa sẽ không xấu nếu chúng ta học cách khai thác những mặt tốt từ nó Nghiên cứu cho thấy, nếu tiếp xúc với những người tích cực, chúng ta sẽ phát triển những hành vi tương tự Lời khuyên: Bạn bè có thể sẽ là sự hỗ trợ tuyệt vời khi học sinh thử những điều mới, khám phá những ý tưởng mới hoặc cần ai đó giúp chúng vượt qua những vấn đề khó khăn

Sự khuyến khích: Các bạn đồng trang lứa có thể thúc đẩy nhau làm những điều có ích và mới mẻ Chẳng hạn như thử sức cho đội bóng đá hay những trò chơi ở trường

Tình bạn và sự hỗ trợ: Bạn bè có thể gây áp lực nhưng những người bạn tốt vẫn luôn chấp nhận con người của bạn và giúp bạn nâng cao lòng tự trọng

Nêu gương tốt: Bạn bè đồng trang lứa có thể giúp nhau trở thành những người tốt hơn Bạn bè tốt sẽ tỏ ra cau có và khó chịu trước hành vi tiêu cực và luôn khuyến khích những hành vi tích cực

Biểu hiện cụ thể như:

Áp lực tích cực từ bạn bè đồng trang lứa tức là bạn bè khuyến khích bạn làm những điều tích cực hoặc thúc đẩy bạn phát triển theo hướng có lợi Một số ví dụ bao gồm:

Thúc đẩy bạn bè học tập chăm chỉ hơn để có thể đạt điểm cao hơn

Kiếm việc làm sau giờ học, đồng thời thuyết phục bạn bè cùng đi làm

Tiết kiệm tiền cho một khoản mua sắm lớn và khuyến khích bạn bè làm điều tương tự

Không tán thành những câu chuyện chế giễu

Lên án hành vi bất hợp pháp hoặc rủi ro như uống rượu, hút thuốc lá dưới tuổi vị thành niên

1.4.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa

Tuy nhiên, áp lực từ bạn bè cũng có thể sẽ gây ra rất nhiều hệ quả tiêu cực Nhất là khi chơi chung với đám bạn không tốt, thích đua đòi và hưởng thụ nhiều hơn là học tập và lao động Tình trạng này thường có ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh vị thành niên, chưa có kinh nghiệm và hiểu biết về những khía cạnh trong cuộc sống Do đó rất dễ nhiễm phải các thói hư tật xấu

Bên cạnh tác động tích cực thì áp lực đồng trang lứa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực Một số tác động xấu bao gồm:

Lo lắng và trầm cảm: Ở cạnh những người bạn đồng trang lứa gây áp lực cho bạn khiến bạn không thoải mái khi làm mọi việc Hơn nữa còn làm tăng nguy

cơ bị lo lắng và trầm cảm

Trang 13

Tranh cãi hoặc tạo ra khoảng cách với gia đình và bạn bè: Áp lực từ bạn bè

có xu hướng khiến cho một người cảm thấy tồi tệ về bản thân Điều này khiến bạn muốn thu mình lại và rút lui khỏi gia đình, bạn bè

Phân tâm trong học tập: Áp lực từ bạn bè đôi khi sẽ khiến bạn chuyển sự tập trung khỏi các ưu tiên vào việc học tập Vì lúc này, bạn có thể tham gia vào những việc mà bình thường bạn không làm hoặc bị phân tâm bởi những suy nghĩ về áp lực bạn bè

Áp lực thực hiện hành vi nguy cơ: Bạn bè có thể gây áp lực cho nhau để thực hiện các hành vi xấu Điển hình như uống rượu bia, hút thuốc lá, thử ma túy, đua xe hay tham gia vào hoạt động tình dục từ quá sớm

Các vấn đề về lòng tự trọng và sự tự ti: Thường xuyên cảm thấy áp lực trước

sự thành công và thế mạnh của bạn bè sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân Điều này có thể dẫn đến sự tự ti và giảm lòng tự trọng

Thay đổi đột ngột trong hành vi: Cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn của bạn

bè hay đồng nghiệp khiến cho bạn bắt đầu thực hiện các hành vi không giống với chính mình

Không hài lòng về ngoại hình: Nếu bạn bè đồng trang lứa chỉ chú ý vào ngoại hình thì bạn có thể cảm thấy không hài lòng với ngoại hình của chính mình Đồng thời luôn muốn thay đổi ngoại hình để phù hợp hơn

Áp lực đồng trang lứa có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không Một số biểu hiện

áp lực đồng trang lứa một cách tiêu cực:

Không muốn đến trường, nơi làm hoặc giao tiếp với bạn bè

Để ý quá nhiều về những gì người khác nghĩ về mình

Cư xử quanh bạn bè khác với khi bạn ở một mình

Không vui, cảm thấy lạc lõng, không thể hòa đồng với mọi người

Ngại những nơi đông người, ngại nói chuyện hoặc chia sẻ vì sợ mình khác mọi người

Thử kiểu tóc hoặc quần áo mới vì chúng đang “trendy”

Tâm trạng thay đổi theo chiều hướng xấu

Khó ngủ, luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng mà không rõ nguyên do

Có cảm giác rằng bản thân không phù hợp với nơi mà mình đang sống và làm việc

Thay đổi hành vi một cách vô thức, làm những việc mà bản thân không muốn

Đặc biệt nhất là luôn đặt bản thân vào một chiếc cân, tự so sánh mình với mọi người

Trang 14

Nếu không biết cách tiết chế thì áp lực đồng trang lứa có thể đè nặng bạn trong thời gian dài Điều này sẽ dẫn đến stress, mệt mỏi, lo lắng, bi quan,… Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy tự ti và ngại gặp mặt bạn bè do bị áp lực quá mức trước sự thành công của người khác, đi đến bế tắc và tự hại bản thân

Bảng 1: Nhận thức của học sinh cả 3 trường về áp lực đồng trang lứa

Bảng 2: Nhận thức tính chất của áp lực đồng trang lứa

Trên 70% học sinh được khảo sát nhận thấy áp lực đồng trang lứa là tiêu cực Tỉ

lệ này tương đối đồng đều ở các trường

Biểu đồ 1 Thực trạng nhận thức của học sinh về tính chất

ảnh hưởng của áp lực đồng đẳng

Trang 15

Biểu đồ 2: Thực trạng nhận thức về khái niệm áp lực đồng đẳng

Qua khảo sát chúng tôi đã thu thập được bảng thực trạng chung của cả 3 trường về biểu hiện của nhóm đồng đẳng tác động lên cá nhân một cách trực tiếp

và gián tiếp Sự tác động trực tiếp của các nhóm xã hội (gia đình, nhà trường, bạn bè) lên cá nhân học sinh THPT thể hiện ở hai dạng: thứ nhất là áp lực so sánh và thứ hai là áp lực bầy đàn (đám đông) Với áp lực đồng trang lứa, không chỉ có những người cùng lứa tuổi mới tác động lên học sinh THPT mà những nhóm xã hội khác cũng có thể tác động tạo áp lực đồng đẳng lên cá nhân đó khi áp đặt những tiêu chuẩn mà họ cho là người thuộc độ tuổi ấy phải đạt được lên cá nhân

Bảng 3: Áp lực so sánh

1 Bị so sánh với những người cùng trang lứa có thành

tích cao hơn (trong hoạt động học tập và các hoạt

động khác)

3.40 CAO

2 Bị so sánh với những người cùng trang lứa có lối

sống, quan điểm sống được bố mẹ hay những người

khác cho là tích cực

3.94 CAO

3 Bị so sánh với những người cùng trang lứa có ngoại

hình được cho là đẹp hơn

3.94 CAO

4 Bị so sánh với những người cùng trang lứa có kĩ

năng sống tốt hơn (ví dụ: kỹ năng giao tiếp…)

3.12 CAO

Như vậy, có thể thấy, áp lực so sánh tác động lên các cá nhân ở nhiều phương diện Khi nhóm đồng đẳng của cá nhân đó có những người vượt trội về

Trang 16

thành tích học tập, các hoạt động văn nghệ, thể thao, thậm chí là kĩ năng sống (kĩ năng giao tiếp…) thì cá nhân dễ bị đưa ra so sánh và coi là có giá trị thấp hơn Áp lực này có thể đến từ gia đình , nhà trường và xã hội Trong đó, với lứa tuổi học sinh THPT, áp lực so sánh về học tập chiếm tỉ lệ cao nhất

Bảng 4: Áp lực đám đông – bầy đàn (tiêu cực)

1 Rủ rê, lôi kéo tham gia các hoạt động vi phạm

an toàn, trật tự xã hội: đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, gây gổ…

3.40 CAO

2 Rủ rê lôi kéo tham gia các tệ nạn xã hội: uống

rượu, hút thuốc lá điện tử, ma túy, xem phim đồi trụy

3.94 CAO

3 Rủ rê, lôi kéo tẩy chay hoặc có hành động, lời

nói tiêu cực với người khác

3.24 CAO

5 Bị đối xử tiêu cực khi không cùng quan điểm

với nhóm đồng đẳng

3.13 CAO

6 Rủ rê, lôi kéo cùng tham gia các hoạt động giải

trí mà mình không quan tâm hoặc không yêu thích

Bên cạnh những biểu hiện tiêu cực, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương có thể chịu những tác động theo hướng tích cực từ nhóm đồng trang lứa, như: được mời vào các nhóm hoạt động tích cực, sinh hoạt lành mạnh, được mời vào các nhóm học tập hiệu quả, các nhóm hướng nghiệp hoặc KNS tích cực

Trang 17

Bảng 5: Áp lực đồng trang lứa bầy đàn (tích cực)

2.1.2 Thực trạng môi trường, không gian tác động áp lực đồng đẳng lên

HS THPT ở địa bàn huyện Đô Lương

Để khảo sát về thực trạng môi trường, không gian tác động áp lực đồng đẳng lên HS THPT ở địa bàn huyện Đô Lương,chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh bằng bộ câu hỏi trao đổi bằng phiếu khảo sát Có 344 bạn học sinh tham gia khảo sát kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 6: Các đối tượng tạo áp lực đồng trang lứa lên học sinh THPT

Trang 18

2.1.3 Thực trạng biểu hiện tâm lý, thể lý của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương trước áp lực đồng đẳng

Để khảo sát về thực trạng biểu hiện tâm lý, thể lý của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương trước áp lực đồng đẳng,chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh bằng bộ câu hỏi trao đổi bằng bảng hỏi công cụ Google form Có 344 bạn học sinh tham gia khảo sát kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 7 Bảng số liệu về biểu hiện học sinh 03 trường ghen tỵ trước

Bảng 8 Tỷ lệ học sinh không bao giờ ghen tỵ

Bảng 9 Tỉ lệ học sinh thường xuyên và rất thường xuyên ghen tỵ

Học sinh trường Trường THPT Đô Lương 1 có cảm giác ghen tỵ với bạn bè đồng lứa cao hơn học sinh ở hai trường THPT còn lại là Trường THPT Đô Lương

2 và trường THPT Đô Lương 3 Trong số những học sinh đó thì học sinh học tập tại lớp chuyên của nhà trường có tỉ lệ cao hơn hẳn Điều đó cho thấy môi trường cạnh tranh có tác động quan trọng đến cảm giác của học sinh với những người đồng trang lứa

Trang 19

Bảng 10: Tâm lý khó chịu vì bị so sánh với bạn cùng trang lứa

Hiếm khi Thỉnh

thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

Đổ mồ hôi, run

rẩy

169 49.1%

108 31.4%

44 12.8

%

11 3.2%

12 3.5%

Khó thở, tim

đập nhanh

188 54.7%

79 23.0%

50 14.5

%

18 5.2%

9 2.6%

Tủi thân, khóc 131

38.1%

98 28.5%

67 19.5

%

34 9.9%

14 4.1%

Chán ăn, mất

ngủ

170 49.4%

85 24.7%

54 15.7

%

23 6.7%

12 3.5%

Thứ nhất, học sinh có nhận thức về áp lực đồng trang lứa, hơn 70% học sinh nhận thức áp lực đồng trang lứa là tiêu cực

Thứ hai, học sinh có môi trường sống khác nhau sẽ bị chi phối bởi áp lực

Trang 20

đồng trang lứa không giống nhau Học sinh có những biểu hiện tâm lý và thể lý với những mức độ khác nhau

Thứ ba, yếu tố giới tính cũng chi phối đến mức độ và kiểu loại áp lực đồng trang lứa ở học sinh THPT, khi thời gian chịu tác động và ảnh hưởng của người khác lên học sinh nữ qua khảo sát là 1-2 ngày chiếm tỉ lệ cao và cao hơn học sinh nam Tuy nhiên, học sinh nữ ở Trường THPT Đô Lương 1 có sự chênh lệch không lớn, thậm chí thấp hơn học sinh nam trong việc bị ảnh hưởng bởi áp lực này Điều đó cho thấy, yếu tố môi trường giáo dục và khả năng nhận thức có thể điều chỉnh việc chịu tác động của áp lực này

Thứ tư, học sinh chịu áp lực theo hai dạng trực tiếp và gián tiếp ở dạng áp lực được tạo ra bởi những tác nhân trực tiếp, có thể thấy tỉ lệ chủ yếu là trung bình

và cao, cho thấy đây là một thực trạng khá phổ biến, gây nhức nhối

2.1.4 Thực trạng chung về kĩ năng ứng phó với áp lực đồng trang lứa của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với tổng số mẫu phiếu điều tra là 344 phiếu, kết quả như sau:

Bảng 12: Thực trạng kỹ năng ứng phó với áp lực đồng trang lứa

1 Tham gia hội nghị Hướng nghiệp 2.55 TB

6 Dùng chất kích thích để giải tỏa áp lực 1,5 CAO

Ở mức không bao giờ sử dụng: Học sinh Trường THPT Đô Lương 2 tỉnh

có số lượng và tỉ lệ cao nhất, đồng thời cũng là trường có tỉ lệ thấp nhất ở mức thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng Như vậy, mặc dù vẫn tồn tại những

áp lực như khảo sát ở trên nhưng HS Trường THPT Đô Lương 2 do đặc thù môi trường sống và sự tự ý thức khá cao nên đạt chỉ số tương đối an toàn ở nội dung này Học sinh Trường THPT Đô Lương 3 có tỉ lệ giải tỏa áp lực bằng các chất kích thích ở mức cao nhất, chủ yếu ở lớp cơ bản cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa khả năng nhận thức hoàn cảnh và khả năng giải tỏa áp lực của học sinh THPT

Như vậy, thực trạng kĩ năng ứng phó với áp lực đồng trang lứa ở HS THPT trên địa bàn huyện Đô Lương đang ở mức thấp và trung bình HS Trường THPT

Đô Lương 1 được khảo sát có kĩ năng ứng phó với áp lực này tốt hơn khá rõ rệt

Trang 21

so với học sinh Trường THPT Đô Lương 3 Trường THPT Đô Lương 2 có kĩ năng ứng phó khá đồng đều ở các tiêu chí và học sinh Trường THPT Đô Lương

3 có kĩ năng ứng phó với áp lực này ở mức thấp, đáng chú ý là tỉ lệ học sinh có biểu hiện tiêu cực khi ứng phó với áp lực vẫn còn tương đối cao Từ thực trạng trên, giáo viên tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp

2.2 Nguyên nhân của thực trạng

2.2.1 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT

Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông nằm trong độ tuổi vị thành niên, là giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên và giai đoạn giữa của tuổi thanh niên Theo cách xác định phổ biến và được thừa nhận trong tâm lý học, tuổi thanh niên được xác định từ 15 đến 25 tuổi, với hai thời kỳ: (15 – 19 và 19 – 25) Vị thành niên trong tiếng Anh là “adolescence” có nghĩa "lớn lên" hay "phát triển" Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ phát triển Có sự thay đổi đồng loạt từ đơn giản đến phức tạp bao gồm: sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan hệ xã hội, sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác Cá nhân phải có những thay đổi để thích nghi Lứa tuổi 15 đến 19 có rất nhiều những mâu thuẫn, những sự kiện xã hội liên quan đến nhu cầu và nhiệm vụ phát triển đòi hỏi đứa trẻ phải đáp ứng như: chúng vừa muốn là trẻ con (muốn nũng nịu, muốn được bố mẹ quan tâm, muốn được nhận quà…) vừa muốn là người lớn

Như vậy, áp lực đồng đẳng tác động lên các cá nhân và lâu dần sẽ ảnh hướng tới bản sắc cá nhân, cảm nhận hạnh phúc và kết quả học tập của học sinh khi tiếp nhận những áp lực tiêu cực và chọn cách đối diện theo cách tiêu cực đòi thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, đòi được quyền tự quyết định, đòi được tôn trọng các vấn đề riêng tư, đòi mọi người phải đối xử với mình như người lớn…) HS THPT thường hay có ý nghĩ cực đoan cho rằng mình đã là người lớn có quyền và có thể làm được mọi việc như người lớn, nhưng mặt khác các em cũng thấy rõ một thực tế rằng mình vẫn chưa thực sự được thừa nhận là người lớn Để giải quyết mâu thuẫn này, thiếu niên lớn thường mô phỏng bắt chước những hành vi được các em gán cho là của người lớn Tuổi vị thành niên trải nghiệm những lớp hành vi hay các điều kiện xã hội liên quan đến sự chín muồi xã hội ở lứa tuổi này, là giai đoạn có những mối quan hệ khác giới, nhu cầu giao tiếp với xã hội bạn bè nhiều hơn, các em có xu hướng theo bạn bè hơn là cha mẹ Những hành vi này không những thay đổi tùy theo giới tính và sự trưởng thành về thể lực, trí tuệ và những quan hệ xã hội của các cá nhân VTN mà còn tùy thuộc vào môi trường xã hội, văn hóa, chính trị, vật chất, kinh tế nơi họ sống

2.2.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến áp lực đồng trang lứa của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương

Trang 22

2.2.2.1 Hoàn cảnh gia đình

Trên thực tế, những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường dễ bị áp lực đồng trang lứa hơn những bạn có hoàn cảnh sống tốt Bởi phải sống trong gia đình khó khăn khiến học sinh bị hạn chế về nhiều mặt Từ trang phục, ăn uống cho đến tiền bạc và điều kiện học hành

Trong khi đó, ở độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên thì lại hay có thói quen so sánh bản thân với bạn bè Các bạn thường tỏ ra tự ti, xấu hổ và ngại ngùng khi thấy bạn bè được ăn ngon, mặc đẹp Nhiều bạn còn từ chối các cuộc vui chơi và ít dám thể hiện bản thân vì sợ bị cô lập

2.2.2.2 Cách giáo dục của cha mẹ

Cách giáo dục của phụ huynh chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách của học sinh Việc cha mẹ thường xuyên chê bai và phê phán cũng sẽ tạo ra nhiều áp lực cho con

Đặc biệt, nhiều cha mẹ còn có thói quen so sánh con với những người bạn đồng trang lứa Khi còn nhỏ là sự so sánh về kết quả học tập Còn khi trưởng thành lại so sánh về công việc, lương thưởng, những đóng góp cho gia đình hay so sánh

về vấn đề hôn nhân

Cha mẹ hay so sánh con với bạn bè đồng trang lứa rất dễ gây áp lực cho con Cách giáo dục không lành mạnh từ cha mẹ có thể là nguyên nhân dẫn tới áp lực đồng trang lứa Hơn nữa, yếu tố này còn làm gia tăng mâu thuẫn trong gia đình

vì các con luôn cảm thấy bố mẹ quá áp đặt và thiếu tôn trọng con

2.2.2.3 Nhu cầu ngày càng tăng cao

Nhu cầu của con người đang ngày càng được tăng cao theo thời gian Ở các thế hệ trước, nhu cầu đơn giản chỉ là được sống trong gia đình hạnh phúc, có công việc ổn định thì hiện nay, con người cần thêm rất nhiều nhu cầu khác Hiện tại, có rất nhiều học sinh được học tập, phát huy năng lực và thành công từ rất sớm Số lượng các cá nhân xuất sắc trong xã hội tăng cao buộc yêu cầu về kỹ năng và trình

độ cũng sẽ tăng lên

Đặc biệt, khi nhìn thấy những cá nhân ưu tú được quan tâm và ngưỡng mộ thì bản thân mỗi người cũng hình thành nhu cầu tương tự Trong một số trường hợp, điều này có ảnh hưởng tích cực giúp xã hội ngày càng phát triển Tuy nhiên, ở nhiều người thì điều này có thể làm gia tăng áp lực

2.2.2.4 Sự bùng nổ của mạng xã hội

Sự bùng nổ của mạng xã hội cũng là nguyên nhân thường gặp làm gia tăng

áp lực đồng trang lứa Sự xuất hiện của mạng xã hội sẽ khiến cho việc so sánh bản thân với người khác diễn ra thường xuyên hơn Có hay không, khi đang đọc những dòng này, bạn nhận ra chính mình cũng rơi vào trường hợp tương tự? Ta có thể theo dõi và cập nhật cuộc sống của bất kỳ người bạn nào khi xem trang cá nhân

Trang 23

hay “story” của họ, chỉ cần nhìn thấy một thành tích nhỏ của bạn bè, ta cảm thấy như mình bị bỏ lại phía sau Nhưng đâu chỉ có một người bạn hay một thành tích, con số này có thể là vài trăm hoặc thậm chí là vài nghìn người Vòng tròn quan hệ trên mạng xã hội càng lớn, chúng ta càng có nhiều tiêu chí để đem bản thân mình

so sánh với người khác Từ đó mà áp lực đồng trang cứ mỗi lúc một lớn hơn

2.2.2.5 Đặc điểm tính cách

Các nghiên cứu tài liệu, tình trạng Peer Pressure dễ xảy ra hơn ở những người có tính cách tự ti Vì thiếu tự tin nên họ không có sự tin tưởng vào bản thân Khi bắt đầu kế hoạch hay mục tiêu mới thì họ luôn cho rằng bản thân sẽ thất bại Ngoài ra, sự tự ti cũng sẽ hình thành tâm lý căng thẳng, bi quan trước thành công

từ bạn bè

Những bạn học sinh có tính cách tự ti, nhút nhát thường dễ gặp phải áp lực đồng trang lứa hơn Tính cách tự ti sẽ khiến cho các bạn học sinh khó nổi bật mặc

dù sở hữu kết quả học tập tốt Học sinh tự ti thường bị thu hút bởi những người bạn

có cá tính, thậm chí là hư hỏng Bởi học sinh cho rằng những người bạn này luôn

có được sự tự tin và nổi bật Nếu gia đình không giáo dục đúng cách thì học sinh rất dễ nhiễm thói hư tật xấu do luôn muốn trở nên tự tin hơn

2.2.2.6 Chủ nghĩa tập thể

Khác với sự đề cao giá trị bản thân ở các nước phương Tây, nền văn hóa Á Đông coi trọng sự phụ thuộc qua lại giữa con người và tầm quan trọng của tập thể Chúng ta được nuôi dạy và lớn lên trong sự so sánh với các mối quan hệ xã hội Một người mà các bạn học sinh ngày nay thường hay nhắc tới khi so sánh đó là

“con nhà người ta” Nghe thì vui đấy, nhưng hình tượng “con nhà người ta” đã đem lại bao nhiêu áp lực cho giới học sinh Đến giờ cơm, tivi đưa tin cậu học sinh

nọ đạt giải cao trong một kỳ thi cấp quốc tế Dù chẳng hề quen biết, nhưng không

ít lần chúng ta bị đem ra so sánh với cậu học sinh này “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, dù sống trong những hoàn cảnh khác nhau, song bao giờ cũng tồn tại những tiêu chí “con nhà người ta” được đem ra để đánh giá sự thành công của bạn

Bị so sánh càng nhiều, chúng ta càng áp lực khi bản thân mình thua kém người khác, chẳng thể theo kịp sự thăng tiến của một hình mẫu lý tưởng và không đáp

ứng được kỳ vọng của những người xung quanh

3 Một số giải pháp khắc phục "Áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa huyện Đô Lương

3.1 Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền thông qua các hoạt động của nhà

trường

3.3.1 Mục tiêu: Phối hợp với Ban giám hiệu, Đoàn trường làm tốt công tác

tuyên truyền xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa học sinh, khắc phục hậu quả áp lực đồng trang lứa cho học sinh

3.3.2 Ý nghĩa: Làm cho HS cảm nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng và

mong muốn được chan hòa với các bạn, được học tập sinh hoạt tại lớp và đó là cơ

Trang 24

sở để khắc phục áp lực đồng trang lứa - lứa tuổi nhiều chuyển biến tâm lí

3.3.3 Cách thực hiện:

* Tổ chức tuyên truyền thông qua các diễn đàn

GV tiến hành tổ chức tuyên truyền qua các hoạt động ngoại khóa, tăng cường tích hợp trong các giờ sinh hoạt lớp nhằm tuyên truyền về kỹ năng xử lí

tình huống Buổi sinh hoạt lớp với chủ đề “Kĩ năng xác định giá trị bản thân” đã

được thực hiện đồng bộ tại các lớp trong trường THPT Đô Lương 2 vào tuần 11 tháng 03 năm 2024 Có thể xen vào các buổi ngoại khóa, tuyên truyền, sinh hoạt dưới cờ đó là những màn kịch tình huống, trò chơi, câu đố… Để tăng sự tương tương tác cũng như thu hút được sự quan tâm chú ý từ học sinh

* Tổ chức các khóa học trực tiếp hoặc online cho học sinh THPT

Một số gợi ý về khóa học đối với các giáo viên, nhà quản lý, chuyên viên

tư vấn tâm lý trong nhà trường “khủng hoảng căn tính ở lứa tuổi học sinh THPT” giúp giải quyết những khủng hoảng ở độ tuổi cuối vị thành niên và đầu thanh niên như: sự hoài nghi về giá trị bản thân, mắc kẹt trong những phép so sánh mình với bạn bè hay loay hoay tìm kiếm mục tiêu cuộc dời trong khi những người bạn của mình đang phát triển và tiến về phía trước

3.3.4 Kết quả:

Bằng những biện pháp như vậy, học sinh rất tin tưởng GV, các em sẵn sàng chia sẻ, cởi mở khi trao đổi trò chuyện với cô, mạnh dạn đề nghị giúp đỡ khi khó khăn Tình cảm bạn bè trong lớp thân ái, vui vẻ Các em hiểu được giá trị bản thân mình, phát huy các sở trường của bản thân trong học tập và cuộc sống

Một số hình ảnh “xây dựng tình bạn đẹp , nói không với bạo lực học đường” trong

buổi chào cờ tại trường THPT Đô Lương 2

3.2 Giải pháp 2: Hành trình “Một tuần tìm lại chính bản thân mình”

Trang 25

Giáo viên tiến hành thực hiện giải pháp “Một tuần tìm lại chính bản thân mình” với các hoạt động diễn ra trong một tuần Trong một tuần đó các bạn sẽ đưa

ra câu trả lời cho các câu hỏi vào cuốn sổ cá nhân:

Mình là ai? Mình sinh ra ở đâu?

Hoàn cảnh của mình thế nào?

Ai là người yêu thương mình nhất?

Bản thân yêu thương những ai nhất?

Mình có ưu điểm và khuyết điểm gì?

Mình ước muốn điều gì trong cuộc sống?

Mình muốn trở thành người như thế nào?

Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?

Khi gặp khó khăn, trở ngại thì làm thế nào?

Thông qua 1 tuần đó để cho các bạn học sinh nhắc nhở bản thân: Mình là cá thể duy nhất, các bạn tự thấu hiểu và tin tưởng bản thân mình, hãy nỗ lực để hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất, hiểu rõ giới hạn của bản thân mình, biết xác lập mục tiêu của chính bản thân mình và có những lựa chọn riêng cho bản thân

GV hướng dẫn học sinh ghi chép các nội dung theo các mục nhỏ sau:

Nhắc nhở bản thân rằng mình là duy nhất Thấu hiểu và tin tưởng bản thân mình

Nỗ lực để hoàn thiện bản thân Hiểu rõ giới hạn của mình Không so sánh bản thân với bất cứ ai Hiểu rằng ai cũng có lựa chọn riêng Đặt ra một mục tiêu cụ thể

HS ghi chép bổ sung hàng ngày và thường xuyên xem lại để ghi nhớ

Một số hình ảnh nhật kí của học sinh viết về những tình bạn đẹp và cùng cố gắng

trong học tập ở lớp 11B5( Linh Trang, Ngọc Huyền)

Trang 26

3.2.1 Hoạt động 1: Nhắc nhở bản thân rằng mình là duy nhất

Trong cuốn sách “Mình là cá, việc của mình là bơi”, có một câu rất hay:

“Chúng ta đều là những bông hoa duy nhất trên thế giới này, mỗi người đều mang trong mình một hạt giống khác biệt Bạn cần nỗ lực hết mình để bông hoa ấy hé nở.” Thật vậy, chúng ta được sinh ra đã là một bản thể riêng biệt và duy nhất, chúng ta mang trong mình một “hạt giống”, vậy tại sao chúng ta phải chịu áp lực khi không có được “hạt giống” của “bông hoa” khác? Ai cũng có một vai trò riêng trong thế giới, điều quan trọng là chúng ta hãy biết yêu thương và trân trọng chính mình, để nhận ra giá trị của bản thân mình từ bên trong, khi đó cuộc sống sẽ rộng

mở với ta Sức mạnh từ bên trong sẽ là thứ “vũ khí” lợi hại giúp chúng ta vượt qua những áp lực bên ngoài

3.2.2 Hoạt động 2: Thấu hiểu và tin tưởng bản thân mình

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để xóa bỏ áp lực chính là hiểu bản thân Hãy tạm bỏ đi những lời nói ngoài kia và dành một khoảng không gian riêng cho chính mình Thử lắng nghe xem bản thân mình muốn gì, có thể làm được gì và sẽ cần phải làm gì để hiện thực hóa mong muốn đó Hãy dành cho riêng mình một chút thời gian để suy ngẫm (Nguồn: BlogAnChoi) Bạn phải biết mình là ai thì mới có thể chọn được con đường phù hợp cho mình Giống như khi chọn được một chiếc

áo phù hợp là khi bạn hiểu sở thích của mình và biết được số đo của bản thân Những điều này không ai có thể làm thay bạn hết, phải biết trân trọng giá trị của chính mình thì người khác mới có thể cảm nhận và trân trọng nó Và cũng hãy nhớ xác định rõ ràng giới hạn của bản thân là ở đâu, sau đó hãy để cho mọi người biết được ranh giới đó Đừng quá mềm lòng và nhân nhượng để cho bất cứ ai cũng có thể vượt quá giới hạn đó và làm tổn thương bạn

3.2.3 Hoạt động 3: Nỗ lực để hoàn thiện bản thân

Không dễ dàng để biến áp lực thành động lực nhưng bạn phải luôn hướng đến mục tiêu này Bạn cần biết rằng, mỗi người sẽ có năng lực và xuất phát điểm hoàn toàn khác nhau Tuy nhiên, điều mà bạn có thể làm được là luôn nỗ lực mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hãy cố gắng học tập chăm chỉ và say

mê Điều này sẽ mang đến cho bạn hành trang vững chắc trước khi bước vào đời Ngoài ra, bạn cần trau dồi thêm cho mình một số kỹ năng mềm cần thiết Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ,…

Ngay cả khi đã đi làm thì bạn cũng đừng bao giờ ngừng việc cố gắng Hãy luôn hoàn thành công việc được giao và bổ sung các kỹ năng, kiến thức cần thiết

để phát triển nhiều hơn Nỗ lực hết mình chính là con đường tốt nhất để đi đến thành công Hãy tự tin thể hiện bản thân và hạn chế quan tâm đến ánh hào quang của người khác

Trang 27

3.2.4 Hoạt động 4: Hiểu rõ giới hạn của mình

Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, đây là yếu tố tạo

nên sự khác biệt giữa mỗi người, Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây thì cả đời con cá đó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”

Thế nên, hãy lắng nghe để biết giới hạn của bản thân, rằng mình mạnh yếu hay dở

ở đâu để phát huy và cải thiện Hành trang bạn cần mang theo trong cuộc sống này chính là một tinh thần luôn mong muốn được học hỏi và cầu tiến, nhìn vào những mặt tốt mọi người để trau dồi cho bản thân, hoàn thiện hơn mỗi ngày Thời gian và công sức mà bạn bỏ ra cho chính mình rồi sẽ được đền đáp

Hiểu rõ giới hạn của bản thân là bước đầu trong hình trình vượt qua nó

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn, đặc biệt là những ai đang trong tình trạng “peer pressure” Mỗi người đều có những giá trị riêng biệt, chỉ cần phát hiện ra giá trị của chính mình, bạn sẽ tỏa sáng và tốt hơn mỗi ngày

3.2.5 Hoạt động 5: Không so sánh bản thân với bất cứ ai

So sánh bản thân với người khác chính là thói quen xấu gây ra hoặc làm tồi

tệ thêm áp lực đồng trang lứa Do đó, muốn sớm vượt qua tình trạng này thì bạn cần ngừng việc so sánh bản thân với bất cứ ai

Bạn cần biết rằng, thành công hay năng lực của nhiều người không phụ thuộc hoàn toàn vào sự nỗ lực Yếu tố di truyền hay may mắn cũng là một phần trong đó Việc không so sánh bản thân với người khác sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn Riêng đối với các bậc phụ huynh thì cần tuyệt đối không so sánh con mình với các bạn đồng trang lứa Điều này rất dễ khiến cho học sinh bị tổn thương

và phải hứng chịu rất nhiều áp lực

3.2.6 Hoạt động 6: Hiểu rằng ai cũng có lựa chọn riêng

Có một câu nói thế này “Trên đời có 3 việc chính: việc của bản thân, việc của người khác, việc của ông trời” Những điều ông trời làm là thứ xuất hiện trong tương lai nên chẳng ai quản nổi, điều người khác làm là những sự việc đang diễn ra trong cuộc sống của họ Còn việc của bản thân sẽ tác động trực tiếp đến hiện tại và tương lai của chính mình Quyền lựa chọn là của mỗi người nên hãy tôn trọng điều

đó

Nhớ rằng ai trên đời cũng có timeline và timezone của riêng mình Bạn xem phim gì là do bạn chọn, người yêu bạn cũng là do bạn chọn, hãy cố gắng chọn những điều phù hợp nhất với bản thân Và cũng đừng quên rằng người ta cũng có quyền lựa chọn Bạn không nhất thiết phải lấy điều đó để làm tiêu chuẩn cho chính mình, nhưng hãy tôn trọng lựa chọn để nhận lại được sự khoan dung

Không một ai có thể định nghĩa thành công, không ai đo được nỗ lực bao nhiêu là đủ Chính vì vậy qua bài viết này mình mong các bạn có thể dễ dàng nhận

Trang 28

ra giá trị của chính mình, bao dung với bản thân và cố gắng hết sức vì tương lai tươi đẹp

3.2.7 Hoạt động 7: Đặt ra một mục tiêu cụ thể

Chúng ta được sinh ra trên đời và mang trong mình những sứ mệnh khác nhau Hãy cảm nhận xem sứ mệnh của bạn là gì Tự đặt ra cho mình mục đích sống thật phù hợp, một lẽ sống mà khiến bạn có lý do thức dậy vào mỗi sáng và xác định hướng đi để hoàn thành lẽ sống đó Khi chúng ta hiểu rằng mỗi người đều có một con đường riêng, chúng ta trở nên bận rộn hơn với mục tiêu của cuộc đời mình, chúng ta biết mình đang đi đâu và sẽ đến đâu, ta sẽ chẳng lăn tăn nhìn vào con đường của người khác nữa Nhiều người học sinh tuổi có xu hướng đặt mục tiêu của bản thân giống với bạn bè đồng trang lứa Bởi họ cho rằng, đây chính là con đường duy nhất để đi tới thành công

Một ngạn ngữ hay của thiên tài Albert Einstein

3.3 Giải pháp 3 Xử lý ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa thông qua các hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc

3.3.1 Hoạt động 1: Lắng nghe ý kiến bạn bè và người thân

Peer pressure không hoàn toàn xấu Đôi khi sự so sánh đó khiến cho bạn nhận ra khuyết điểm của bản thân và sửa chữa chúng Nhưng nó chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi bạn biết rằng điều gì đáng để lắng nghe, nhận xét của ai là đúng

để tiếp thu Bạn có thể nghe hết tất cả những gì họ đang nói về bạn, nhưng điều gì đúng điều gì sai, đâu là góp ý trân thành và đâu là giả dối thì phải tự bản thân mình

đánh giá Bầu trời có lúc trong xanh, lúc xám xịt, con người cũng có người tốt kẻ

xấu Nên hãy xây dựng ý kiến riêng của bản thân, sẵn lòng và tươi cười nhận góp

ý Nhưng đừng quá nhu nhược rồi tự đẩy mình vào ngõ cụt

Ngày đăng: 09/03/2025, 21:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Thị Thanh Bình (2007), "Sức khỏe tinh thần ở trẻ em", Kỷ yếu hội thảo "Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ em" tr.16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe tinh thần ở trẻ em", Kỷ yếu hội thảo "Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ em
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Năm: 2007
3.Bộ Y tế Viện y học lao động và vệ sinh môi trường (2011), Tập huấn công tác sức khỏe trường học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập huấn công tác sức khỏe trường học
Tác giả: Bộ Y tế Viện y học lao động và vệ sinh môi trường
Năm: 2011
4. Ths Lê Thị Ngọc Dung và cs (2009), "Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em TP Hồ Chí Minh", Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Thị Ngọc Dung, cs
Nhà XB: Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2009
5. Đặng Bá Lãm và Weiss Bahr (2007), "Sự cần thiết của nghiên cứu liên ngành giáo dục, tâm lý học, sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam", Nxb. ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cần thiết của nghiên cứu liên ngành giáo dục, tâm lý học, sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam
Tác giả: Đặng Bá Lãm, Weiss Bahr
Nhà XB: Nxb. ĐHQGHN
Năm: 2007
6. WHOKhái niệm sức khỏe,truy cập ngày 10/02/2013,tạitrang web http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%A9c_kh%E1%BB%8Fe Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm sức khỏe
Tác giả: Tổ chức Y tế Thế giới
Nhà XB: Wikipedia
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Nhận thức của học sinh cả 3 trường về áp lực đồng trang lứa. - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
Bảng 1 Nhận thức của học sinh cả 3 trường về áp lực đồng trang lứa (Trang 14)
Hình được cho là đẹp hơn - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
nh được cho là đẹp hơn (Trang 15)
Bảng 5: Áp lực đồng trang lứa bầy đàn (tích cực) - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
Bảng 5 Áp lực đồng trang lứa bầy đàn (tích cực) (Trang 17)
Bảng 7. Bảng số liệu về biểu hiện học sinh 03 trường ghen tỵ trước - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
Bảng 7. Bảng số liệu về biểu hiện học sinh 03 trường ghen tỵ trước (Trang 18)
Bảng 10: Tâm lý khó chịu vì bị so sánh với bạn cùng trang lứa. - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
Bảng 10 Tâm lý khó chịu vì bị so sánh với bạn cùng trang lứa (Trang 19)
Bảng 12: Thực trạng kỹ năng ứng phó với áp lực đồng trang lứa. - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
Bảng 12 Thực trạng kỹ năng ứng phó với áp lực đồng trang lứa (Trang 20)
Hình ảnh các cặp bạn thân cùng nhau tiến bộ và có thành tích tốt ở lớp 10B1 trường THPT - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
nh ảnh các cặp bạn thân cùng nhau tiến bộ và có thành tích tốt ở lớp 10B1 trường THPT (Trang 30)
Bảng 14: Nhận thức tính chất của áp lực đồng trang lứa - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
Bảng 14 Nhận thức tính chất của áp lực đồng trang lứa (Trang 39)
Bảng 16: Áp lực đám đông – bầy đàn (tiêu cực) - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
Bảng 16 Áp lực đám đông – bầy đàn (tiêu cực) (Trang 40)
Bảng: 18. Bảng số liệu về biểu hiện học sinh 03 trường ghen tỵ trước - Skkn cấp tỉnh một số giải pháp khắc phục Áp lực Đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm Ở trường thpt trên Địa bàn huyện Đô lương
ng 18. Bảng số liệu về biểu hiện học sinh 03 trường ghen tỵ trước (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w