1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn pháp luật về người khuyết tật do anh b bị câm và Điếc hoàn toàn anh b học nghề may công nghiệp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp x

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập nhóm môn pháp luật về người khuyết tật do anh b bị câm và điếc hoàn toàn
Tác giả Trần Thị Hoài An, Vũ Hải An, Hà Thị Hương Mơ, Hoàng Ngọc Nhi, Hoàng Bích Ngọc, Phạm Minh Đức, Phạm Mạnh Cường, Lý Trần Quốc Việt, Đỗ Hương Giang, Nguyễn Lê An Khanh, Nguyễn Thị Hương Lan, Trần Thị Yến Nhi, Đỗ Minh Đức
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật về người khuyết tật
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 711,42 KB

Nội dung

Phân tích các chế độ về dạy nghề và việc làm đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X, công ty Y và anh B theo quy định của pháp luật về người khuyết tật... Như vậy, từ những cơ sở pháp

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI

KHUYẾT TẬT LỚP N01 - NHÓM 02

ĐỀ SỐ: 02

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐÁNH GIÁ LÀM BÀI TẬP NHÓM Lớp: N01 - Nhóm: 02

Tổng số sinh viên của nhóm: 13

Có mặt: Vắng mặt:

Đề bài: Do anh B bị câm và điếc hoàn toàn Anh B học nghề may công

nghiệp tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X (cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật) Hiện nay anh đang làm việc tại công ty Y (chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công, có 23/30 người lao động là người khuyết tật nghe, nói và khuyết tật trí tuệ)

Phân tích các chế độ về dạy nghề và việc làm đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X, công ty Y và anh B theo quy định của pháp luật về người khuyết tật

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

ĐÁNH GIÁ CỦA

SV

SV

KÝ TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GV ĐIỂM

(số)

ĐIỂM (Chữ)

GV (Ký tên)

1 470160 Trần Thị Hoài An A

8 470502 Lý Trần Quốc Việt A

10 470514 Nguyễn Lê An Khanh A

Trang 3

11 470520 Nguyễn Thị Hương Lan A

12 470523 Trần Thị Yến Nhi A

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điếm thuyết trình

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng:

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

TRƯỞNG NHÓM

Phạm Mạnh Cường

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Chế độ dạy nghề tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X đối với anh B 2

1 Cơ sở pháp lý 2

2 Phân tích 2

2.1 Quyền của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X 2

2.2 Nghĩa vụ của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X 3

2.3 Quyền của anh B 4

2.4 Nghĩa vụ của anh B 5

II Chế độ dạy việc làm tại Công ty Y đối với anh B 5

1 Cơ sở pháp lý 5

2 Phân tích 5

2.1 Quyền của Công ty Y 5

2.2 Nghĩa vụ của Công ty Y 6

2.3 Quyền của anh B 7

2.4 Nghĩa vụ của anh B 7

KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế thị trường và xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc tìm kiếm việc làm luôn là một thách thức đối với đa số người lao động, đặc biệt là đối với lao động người khuyết tật Thị trường lao động Việt Nam hiện nay, tính đến năm 2024, được đánh giá chung là tỷ lệ người lao động có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo nghề còn khá thấp với 27,8%, còn đối với lao động người khuyết tật thì tỷ lệ này còn thấp hơn đáng kể Theo số liệu của đại diện Ủy ban Quốc gia năm 2023 về người khuyết tật, ông Tô Đức - Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia

về người khuyết tật Việt Nam cho biết, hiện có tới 87,27% người khuyết tật sống

ở nông thôn, tỷ lệ người khuyết tật sống ở khu vực này thuộc diện nghèo và cận nghèo thường cao gấp 3 lần tỷ lệ nghèo trung bình toàn quốc Số người khuyết tật còn trong độ tuổi lao động là 61%, trong đó 40% còn khả năng lao động Trình

độ học vấn của người khuyết tật thấp như sau: 41,01% người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ; số có trình độ từ THCS trở lên chỉ chiếm 19,5% Ngoài ra,

có tới 93,4% người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn; số có bằng cấp là chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5% Do đó, vấn đề đào tạo nghề đối với người khuyết tật hiện nay được xem là một trong những vấn đề khá quan trọng, cần được khẩn trương nghiên cứu đổi mới, có những giải pháp cần thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên nhiều khía cạnh khác nhau, nhằm tạo tiền đề đẩy mạnh việc làm, đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật Chính vì vậy, thủ tướng chính phủ và các bộ ngành có liên quan đã ban hành một loạt văn bản quy định chi tiết về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nghề với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là nhóm đối tượng được xem là yếu thế, bao gồm người khuyết tật

Trang 6

2

NỘI DUNG

I Chế độ dạy nghề tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X đối với anh B

1 Cơ sở pháp lý

Điều 18, Điều 26, Điều 27, Điều 60 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2017;

Khoản 1 và khoản 2 Điều 85 Luật Giáo dục 2019;

Điều 32 Luật Người khuyết tật 2010;

Khoản 5 Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2020

2 Phân tích

2.1 Quyền của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X

Thứ nhất, chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật Theo Điều 27 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì Trung tâm giáo dục

nghề nghiệp X được Nhà nước khuyến khích tổ chức, dạy người khuyết tật Ngoài

ra, Trung tâm được hưởng các quyền cơ bản được quy định tại Điều 26 của Luật

này như được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất,… Bên cạnh việc được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; được giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình sự nghiệp ở nơi thuận lợi cho việc học của người khuyết tật

Thứ hai là về thu nhập miễn thuế Theo khoản 5 Điều 4 Luật Thuế thu

nhập doanh nghiệp 2008 quy định: “Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội” Do đó, Trung tâm X được hưởng miễn thuế khi có thu

nhập từ việc giảng dạy kỹ năng cho người khuyết tật

Như vậy, từ những cơ sở pháp lý và phân tích trên như trên cho thấy Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X được miễn thuế thu nhập trong việc giảng dạy kỹ năng cho người khuyết tật, cũng như những chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật trong việc hỗ trợ tài chính nhằm khuyến khích

và hỗ trợ việc tổ chức và dạy học cho người khuyết tật từ Nhà nước

Trang 7

3

2.2 Nghĩa vụ của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp X

Thứ nhất, thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp Theo Điều 18 Luật Giáo dục nghề

nghiệp 2014 thì việc thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đề án thành lập đáp

ứng các điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phê duyệt và nếu có vốn đầu tư nước ngoài thì đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư Bên cạnh đó, Trung tâm

X là cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật do đó cần phải đáp ứng thêm các điều kiện như sau: đảm bảo cung cấp cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình và phương pháp đào tạo phù hợp cho người khuyết tật; có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật

Thứ hai, dạy nghề đối với người khuyết tật Theo khoản 2, khoản 3 Điều

32 Luật Người khuyết tật 2010 thì Trung tâm X có trách nhiệm cấp văn bằng,

chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi anh B học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề Đồng thời, Trung tâm X cũng phải tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho anh B và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật

Như vậy, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì việc thành lập Trung

tâm giáo dục nghề nghiệp X cần tuân thủ các điều kiện và quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu

cụ thể đối với việc dạy nghề cho người khuyết tật Cơ sở này cần có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình và phương pháp phù hợp cho người khuyết tật, cùng với đội ngũ giáo viên có chuyên môn và kỹ năng giảng dạy cho đối tượng

này Đồng thời, Luật người khuyết tật năm 2010 quy định Trung tâm X có trách

nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ và công nhận nghề đào tạo khi học viên hoàn thành chương trình và đủ điều kiện Bên cạnh đó, cơ sở này cũng phải tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật

Trang 8

4

2.3 Quyền của anh B

Thứ nhất, B hưởng những quyền của học viên Theo khoản 4, khoản 5 và

khoản 6 Điều 60 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì anh B với tư cách là học

viên tại Trung tâm X, được đảm bảo tôn trọng và đối xử công bằng, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo hay nguồn gốc Anh được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập và rèn luyện, và được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động học tập, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, thể dục và thể thao Anh cũng được hưởng các chính sách ưu đãi đối với nhóm đối tượng ưu tiên và các chính sách xã

hội

Thứ hai, B hưởng thêm những quyền khi là người khuyết tật Theo khoản

1, khoản 4 Điều 32 Luật người khuyết tật 2010 thì Nhà nước bảo đảm để anh B

được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác Đồng thời anh B học nghề được hưởng chế độ,

chính sách theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014

thì anh B, người khuyết tật, được hỗ trợ học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, bao gồm các điều kiện như nhập học ở độ tuổi cao hơn, ưu tiên trong tuyển sinh, miễn, giảm môn học không thích hợp, hỗ trợ học phí, học bổng, phương tiện và đồ dùng học tập Anh cũng được cung cấp phương tiện và tài liệu

hỗ trợ như ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 85 Luật Giáo dục 2019 thì anh B được hưởng

học bổng nếu có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cũng được cấp học bổng chính sách cho B trong Trung tâm X Bên cạnh đó, anh B còn được chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí

Như vậy, Anh B, với tư cách là học viên tại Trung tâm X, được đảm bảo tôn trọng và đối xử công bằng, được cung cấp thông tin đầy đủ về học tập và rèn luyện, và tham gia vào các hoạt động học tập và văn hóa Anh cũng được hưởng các chính sách ưu đãi và quyền lợi như các học viên thông thường

Ngoài ra, với tư cách là người khuyết tật, Anh B được hưởng thêm những quyền lợi như: hỗ trợ học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, bao

Trang 9

5

gồm các chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ học bổng; cung cấp phương tiện

và tài liệu hỗ trợ như ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille; được ưu tiên trong tuyển sinh và được miễn, giảm môn học không phù hợp; được hỗ trợ tư vấn học nghề miễn phí và lựa chọn nghề theo khả năng bình đẳng với những người khác; được hưởng các chính sách học bổng và trợ cấp từ Trung tâm X

2.4 Nghĩa vụ của anh B

Anh B thực hiện các nghĩa vụ cơ bản với tư cách là học viên Theo khoản

1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều 60 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì anh

B phải thực hiện: học tập, rèn luyện theo quy định của Trung tâm X; tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của Trung tâm X; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm,

tệ nạn xã hội; các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật

II Chế độ dạy việc làm tại Công ty Y đối với anh B

1 Cơ sở pháp lý

Điều 33, Điều 34, Điều 35 Luật Người khuyết tật năm 2010

Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người khuyết tật

Điều 5, Điều 158, Điều 159, Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019

2 Phân tích

2.1 Quyền của Công ty Y

Công ty Y sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật nên được hưởng chính sách ưu đãi Theo khoản 1 Điều 35 Luật Người khuyết tật năm 2010 thì

Công ty Y là chủ thể được Nhà nước khuyến khích trong việc nhận người khuyết

tật (ở đây là anh B) vào làm việc Đồng thời, Công ty Y có số lượng người lao động phần lớn là người khuyết tật (người khuyết tật là 23/30 người, chiếm 76.67%) do đó, Công ty Y được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều

34 của Luật này Trong đó, Điều 34 quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập

Trang 10

6

doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là

người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp”

Bên cạnh đó, Điều 34 Luật Người Khuyết Tật năm 2010 được cụ thể hoá theo Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP Và vấn đề này cũng được đề cập tại Điều

158 Bộ luật Lao động năm 2019

2.2 Nghĩa vụ của Công ty Y

Thứ nhất là việc làm đối với người khuyết tật Theo khoản 2, khoản 3,

khoản 4, khoản 5 Điều 33 Luật Người Khuyết Tật năm 2010 thì Công ty Y phải

tuân thủ đúng quy định pháp luật về việc tuyển dụng người khuyết tật Họ không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật đủ tiêu chuẩn hoặc đặt ra các tiêu chuẩn tuyển dụng vi phạm quy định của pháp luật để hạn chế cơ hội làm việc của họ Công ty cần sắp xếp công việc, bố trí và cung cấp điều kiện làm việc phù hợp cho người khuyết tật, đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các quy định về lao động đối với lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật Đồng thời, Công ty Y cũng có trách nhiệm tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật

Thứ hai là việc sử dụng lao động là người khuyết tật Theo Điều 159 Bộ

luật Lao động năm 2019 quy định Công ty Y phải bảo đảm về điều kiện lao động,

công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với anh B Đồng thời, Công ty Y phải tham khảo ý kiến của anh B là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của anh B

Thứ ba là các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật Theo Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định hành vi cấm đối

với Công ty Y trong hai trường hợp sử dụng người lao động là người khuyết tật, bao gồm: cấm sử dụng anh B là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động

từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp anh B đồng ý; cấm sử dụng anh B làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động -

Trang 11

7

Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của anh B sau khi đã được Công ty Y cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó

2.3 Quyền của anh B

Thứ nhất là quyền cơ bản của người lao động Theo khoản 1 Điều 5 Bộ

luật Lao động năm 2019 quy định anh B có quyền tự do trong việc lựa chọn nghề

nghiệp, nơi làm việc và học tập, không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc Anh cũng được hưởng lương phù hợp, bảo

vệ lao động, nghỉ phép theo chế độ, và tham gia các hoạt động tổ chức lao động Anh có quyền yêu cầu và tham gia vào đối thoại và thương lượng tập thể, cũng như tham gia quản lý theo nội quy của nơi làm việc Anh có thể từ chối làm việc nếu công việc đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe, và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tham gia đình công

Thứ hai là việc làm đối với người khuyết tật Theo khoản 1 Điều 33 Luật

Người khuyết tật năm 2010 thì anh B được Nhà nước tạo điều kiện để phục hồi

chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật

2.4 Nghĩa vụ của anh B

Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ anh B

gồm có: thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản

lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động

Ngày đăng: 28/02/2025, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w