1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Môn- Pháp Luật Về Chủ Thể Kinh Doanh.pdf

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn: Pháp Luật Về Chủ Thể Kinh Doanh
Tác giả Dương Ngọc Thúy, Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Thu Trang, Bùi Thị Trang, Đặng Thị Thùy Trang, Bùi Hiền Thúy, Quàng Thị Thỏa, Vũ Thị Hiền Thương
Người hướng dẫn Lê Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Trả lời: 1Phương thức: Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu Căn cứ Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020: “Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-*** -BÀI TẬP NHÓM MÔN: PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH

NHÓM 5 ĐỀ SỐ 3 Giảng viên hướng dẫn: Lê Ngọc Anh

Lớp: 2252A01 Luật quốc tế

Trang 2

Thành viên nhóm:

1 Dương Ngọc Thúy (Trưởng nhóm): 100%

2 Nguyễn Thị Thư: 100%

3 Nguyễn Thu Trang: 100%

4 Bùi Thị Trang: 100%

5 Đặng Thị Thùy Trang: 100%

6 Bùi Hiền Thúy: 100%

7 Quàng Thị Thỏa: 100%

8 Vũ Thị Hiền Thương: 100%

Trang 3

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 3

CÂU 1 4

CÂU 2 5

CÂU 3 8

CÂU 4 10

CÂU 5 11

Trang 4

ĐỀ BÀI

Tháng 1/2021, anh Hoà (đang là cổ đông công ty cổ phần kinh doanh thiết bị văn phòng), chị Ngọc (đang là chủ doanh nghiệp tư nhân cũng kinh doanh đồ gỗ) và bà Mai (công chức Sở Kế hoạch và Đầu tư đã về hưu được 03 năm) cùng nhau thành lập Công ty cổ phần Hoàng Gia kinh doanh sản xuất đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng, được chia thành 300.000 cổ phần Trong đó có 250.000 cổ phần phổ thông và 50.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết

1 Các nhà đầu tư trên có quyền thành lập công ty cổ phần không?

2 Do nhu cầu hoạt động kinh doanh, tháng 6/2021 công ty muốn huy động thêm vốn Hãy tư vấn các phương thức huy động vốn cho Công ty Hoàng Gia?

3 Tháng 6/2021, Hoà muốn chuyển nhượng toàn bộ 150.000 cổ phần phổ thông

và 30.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người em trai là Minh, biết rằng khi công ty được thành lập Hoà sở hữu 100.000 cổ phần phổ thông và 30.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết Hỏi Hoà có thể thực hiện được dự định của mình không?

4 Ngọc sở hữu 50.000 cổ phần phổ thông Ngọc muốn chuyển nhượng toàn bộ

số cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận Vì vậy, Ngọc yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình Hãy nhận xét về yêu cầu của Ngọc?

5 Sau một thời gian kinh doanh, công ty hoạt động không như hiệu quả mong đợi, chỉ có Mai vẫn muốn tiếp tục kinh doanh còn các cổ đông khác đều muốn rút vốn khỏi công ty Hãy tư vấn các cách thức giúp Mai thực hiện được mong muốn của mình?

Trang 5

Câu 1: Các nhà đầu tư trên có quyền được thành lập công ty cổ phần không?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 11 1 LDN 2020 thì CTCP là một loại hình doanh nghiệp

Vì thế để biết được anh Hoà, chị Ngọc và bà Mai có quyền được thành lập CTCP hay không cần phải xét theo khoản 2 Điều 17 LDN 2020: tất cả tổ chức,

cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

-Tổ chức không có tư cách pháp nhân.

-Người chưa đủ 18 tuổi; không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

-Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

-Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

-Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam -Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

-Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh Doanh.

-Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

=> Thì theo tình huống trên:

+ Chị Ngọc hiện đang là chủ của DNTN không thuộc một trong những trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3 , Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ bị hạn chế quyền không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh Do đó, chị Ngọc với tư cách cá nhân, hoàn toàn có quyền góp vốn thành lập công ty cổ phần

Trang 6

+ Bà Mai từng là công chức sở KHĐT và hiện đã nghỉ hưu được 3 năm không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp nên vẫn được phép thành lập và quản lí doanh nghiệp

+ Anh Hoà đang làm cổ đông của CTCP kinh doanh thiết bị văn phòng cũng không thuộc 1 trong các trường hợp LDN không cho phép thành lập DN nên vẫn được phép thành lập CTCP

Câu 2 : Do nhu cầu hoạt động kinh doanh, tháng 6/2021 công ty muốn huy động thêm vốn Hãy tư vấn các phương thức huy động vốn cho Công ty Hoàng Gia (CTCP) ?

Trả lời:

(1)Phương thức: Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu

Căn cứ Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020: “Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.”

Đây chính là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỉ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty Cách huy động vốn này không làm tăng số lượng cổ đông của công ty song vẫn làm tăng vốn điều lệ Huy động vốn bằng hình thức này gọi là huy động vốn từ trong nội bộ công ty Trong trường hợp này ta thấy các thành viên trong công ty gồm có anh Hòa, chị Ngọc và bà Mai đã thành lập công ty cổ phần Hoàng Gia với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng Sau đó công ty cổ phần này sẽ tăng thêm loại cổ phần được chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả các cổ đông theo tỉ lệ hiện có của họ tại công ty

(2)Phương thức : Chào bán cổ phần riêng lẻ

Căn cứ Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 32 Luật Chứng khoán

2019 Theo đó, trường hợp của công ty gồm có anh Hòa, chị Ngọc và bà Mai không phải là công ty đại chúng vì không đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019:

1 Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10%

số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

Trang 7

b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản

1 Điều 16 của Luật này.

Với quy định trên thì ta thấy công ty cổ phần Hoàng Gia vẫn chưa đáp ứng đủ những điều kiện để trở thành một công ty đại chúng do với vốn điều lệ 3 tỷ đồng không đủ vốn điều lệ theo quy định và chưa chào bán thành công cổ phiếu

ra công chúng Vì vậy công ty cổ phần Hoàng Gia sử dụng phương án chào bán

cổ phần riêng lẻ cho công ty không phải công ty đại chúng

Căn cứ quy định tại điểm b,c Khoản 2 Điều 125 LDN 2020 Để có thể huy động vốn được theo phương thức chào bán cổ phần riêng lẻ:

“2 Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định sau đây:

b) Cổ đông của công ty thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của Luật này, trừ trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty; c) Trường hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết thì số cổ phần còn lại được bán cho người khác theo phương án chào bán

cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.”

(3) Phương thức: Huy động vốn thông qua nguồn vay nợ từ tổ chức tín dụng, ngân hàng, các quỹ đầu tư hoặc tiến hành liên doanh liên kết trong và ngoài nước.

Công ty có thể chọn nhận tài trợ vốn từ các ngân hàng và các nền tảng tài trợ vốn, tùy theo nhu cầu và tình trạng tài chính của họ Ngoài huy động vốn chủ sở hữu, thì phương pháp vay vốn ngân hàng là hình thức huy động vốn cũng phổ biến hiện nay Trong trường hợp trên thì những người sáng lập công ty có thể sử dụng phương án này để huy động vốn từ các tổ chức tín dụng Và tuân thủ những điều kiện để được vay vốn:

(1) Đại diện vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,

(2) Mục đích sử dụng khoản vay phải hợp pháp, minh bạch và rõ ràng, (3) Các doanh nghiệp có tình trạng tài chính lành mạnh, không quá yếu, và có thể chi trả cả gốc lẫn lãi,

(4) Doanh nghiệp có dự án đầu tư kinh doanh khả thi cùng với kế hoạch trả

nợ phải thực tế và khả thi,

Trang 8

(5) Doanh nghiệp phải bảo đảm tài sản của họ phù hợp với quy định của pháp luật Công ty có thể vay vốn ngân hàng để huy động vốn giúp mình thực hiện được những mục tiêu trong tương lai Phương pháp này chỉ cần tuân thủ những quy định cơ bản của tổ chức tín dụng đặt ra và những nội dung cơ bản của pháp luật dân sự

(4) Phương thức: Chào bán cổ phần ra công chúng

Khi thực hiện phương thức này thì cần phải niêm yết và đại chúng thực hiện theo Luật Chứng Khoán Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 thì phương thức này công ty chưa đủ một số điều kiện để đáp ứng nhu cầu huy động vốn

1 Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

=> Qua những quy định trên thì việc chào bán cổ phần ra công chúng của CTCP Hoàng Gia không đủ điều kiện vì mới có mức vốn điều lệ là 3 tỷ đồng, thời gian hoạt động kinh doanh mới thành lập được có 6 tháng

(5)Phương thức: Phát hành trái phiếu

CTCP này cũng không được sử dụng ở phương thức này do không đáp ứng

đủ những điều kiện được quy định Điều 10 Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/ NĐ-CP

Trường hợp thuộc vào Khoản 1 Điều 10 đối với điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền thì yêu

cầu công ty “Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp

lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật…”

Đối với trường hợp thuộc vào Khoản 2 Điều 10 nghị định này thì phát hành

trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền phải: “… Đáp ứng các

điều kiện phát hành quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều này;”

Do đó công ty cổ phần này với thời gian hoạt động chưa đủ 1 năm nên chưa thể thực hiện phát hành trái phiếu

Trang 9

=> Hai phương thức chào bán cổ phần ra công chúng và phát hành trái phiếu

sẽ không áp dụng được

Câu 3: Tháng 6/2021, Hoà muốn chuyển nhượng toàn bộ 150.000 cổ phần phổ thông và 30.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người em trai là Minh, biết rằng khi công ty được thành lập Hoà sở hữu 100.000 cổ phần phổ thông và 30.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết Hỏi Hoà có thể thực hiện được

dự định của mình không?

Trả lời:

Thứ nhất, đối với việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông của Hòa cho Minh: Tháng 1/2021, Hòa cùng những người khác cùng nhau thành lập Công ty cổ phần Hoàng Gia Tại thời điểm công ty được thành lập, Hoà sở hữu 100.000 cổ phần phổ thông và 30.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết Đến tháng 6/2021, Hoà nắm giữ 150.000 cổ phần phổ thông Như vậy tại thời điểm công ty được thành lập, Hòa giữ vai trò là cổ đông sáng lập và đã đăng ký mua và sở hữu 100.000

cổ phần phổ thông Sau đó, khi công ty đã được đăng ký thành lập doanh nghiệp rồi Hòa lại có thêm 50.000 cổ phần phổ thông nữa và đến tháng 6/2021 Hòa có tổng 150.000 cổ phần phổ thông và 30.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết

(1) Đối với 100.000 cổ phần phổ thông Hòa đăng ký mua và sở hữu tại thời điểm công ty được thành lập:

+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: “3 Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày

công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được

sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông ”

+ Và theo quy định tại khoản 1 Điều 127 quy định về việc chuyển nhượng cổ

phần: “1 Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại

khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”

=> Như vậy, tại tháng 6/2021, Công ty cổ phần Hoàng Gia vẫn trong thời hạn

03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,

do đó Hòa có thể thực hiện được dự định chuyển cổ phần phổ thông của mình

Trang 10

cho Minh, tuy nhiên cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông thông qua hình thức biểu quyết và điều lệ công ty không có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần

(2) Đối với 50.000 cổ phần phổ thông Hòa có thêm sau thời điểm đăng kí thành lập Công ty cổ phần Hoàng Gia:

+ Theo quy định của khoản 3, khoản 4 Điều 120 Luật Doanh Nghiệp 2020

quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: “4.Các hạn chế quy định

tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây: a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; ”

Theo đó với 50.000 cổ phần phổ thông Hòa có thêm sau thời điểm đăng kí thành lập Công ty cổ phần Hoàng Gia sẽ không được tính vào trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng Theo đó Hòa với vai trò là cổ đông sáng lập hoàn toàn có thể tự do chuyển nhượng 50.000 cổ phần này cho Minh mà không cần có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông

Thứ hai, về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của Hòa cho Minh:

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 116 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi

biểu quyết:

“(1) Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông ’’

“ (3) Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng

cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.”

=> Như vậy theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh Nghiệp 2020, tại tháng 6/2020,anh Hòa không được tự do chuyển nhượng 30.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho Minh, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế Bên cạnh đó chủ thể sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết quy định chỉ có tổ chức được Chính phủ

ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết Tuy nhiên, theo quy định của khoản 1 Điều 116 Luật Doanh Nghiệp 2020, thì 30.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết của Hòa sẽ chuyển thành 30.000 cổ phần phổ

Trang 11

thông sau 03 năm, lúc này Hòa sẽ được tự do chuyển nhượng 30.000 cổ phần phổ thông này cho Minh

Câu 4: Ngọc sở hữu 50.000 cổ phần phổ thông Ngọc muốn chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận Vì vậy, Ngọc yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình Hãy nhận xét về yêu cầu của Ngọc?

Trả lời:

Thứ nhất, việc chị Ngọc muốn chuyển đổi cổ phần phổ thông sang cổ phần

ưu đãi:

Tại khoản 5 Điều 114 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông” Như vậy Luật doanh nghiệp 2020 cho phép chuyển đổi bất kỳ cổ phần

ưu đãi nào thành cổ phần phổ thông theo quyết định của đại hội đồng cổ đông Tuy nhiên quyền này không thể áp dụng cho trường hợp ngược lại là chuyển đổi

cổ phần phổ thông thành cổ phần ưu đãi Do vậy, chị ngọc không thể chuyển từ

cổ phần phổ thông sang cổ phần ưu đãi biểu quyết

Thứ hai, việc chị Ngọc yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình:

Quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp và cổ phần là một quyền kinh tế quan trọng của thành viên và cổ đông công ty, quyền này cho phép thành viên hoặc cổ đông có thể rút vốn khỏi công ty Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông công ty cổ phần có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần trong một số trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 132 Luật doanh nghiệp 2020 : Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

“1 Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại

công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty

có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá

dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết

về các vấn đề quy định tại khoản này.

2 Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản

1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm

Ngày đăng: 13/02/2025, 13:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w