1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn pháp luật về mua sắm của chính phủ Đề 6 bình luận về xu hướng các quy Định liên quan Đến hoạt Động mua sắm chính phủ trong các ftas của việt nam hiện nay

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về xu hướng các quy định liên quan đến hoạt động mua sắm chính phủ trong các FTAs của Việt Nam hiện nay
Tác giả Bùi Hà Minh Châu, Nguyễn Mai Chi, Trương Quế Chi, Phạm Ngọc Diệp, Hoàng Trường Giang, Nguyễn Bảo Giang, Phạm Hương Giang, Nguyễn Vinh Hiển, Lê Thu Hiền, Nguyễn Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Về Mua Sắm Của Chính Phủ
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 320,56 KB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ---BÀI TẬP NHÓM MÔN: PHÁP LUẬT VỀ MUA SẮM CỦA CHÍNH PHỦ Đề 6: Bình luận về xu hướng các quy định liên quan đến hoạt động mua sắm chính phủ trong c

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PHÁP LUẬT VỀ MUA SẮM CỦA

CHÍNH PHỦ

Đề 6: Bình luận về xu hướng các quy định liên quan đến hoạt động mua sắm chính phủ trong các FTAs

của Việt Nam hiện nay

Hà Nội – 2024

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

STT MSSV HỌ VÀ TÊN THÀNH

PHẦN

ĐÁNH GIÁ CỦA SV SINH VIÊN

KÝ TÊN

A B C

1 462311 Bùi Hà Minh Châu Thành viên X

2 462312 Nguyễn Mai Chi Thành viên X

3 462313 Trương Quế Chi Thành viên X

4 462315 Phạm Ngọc Diệp Thành viên X

5 462317 Hoàng Trường Giang Nhóm trưởng X

6 462318 Nguyễn Bảo Giang Thành viên X

7 462319 Phạm Hương Giang Thành viên X

8 462320 Nguyễn Vinh Hiển Thành viên X

9 462321 Lê Thu Hiền Thành viên X

10 462322 Nguyễn Thu hiền Thành viên X

Kết quả điểm bài viết:……

Kết quả điểm thuyết trình:………

Tổng điểm:………

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

Hoàng Trường Giang

Trang 3

MỤC LỤC

Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM CHÍNH PHỦ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của mua sắm chính phủ

1.2 Vai trò của mua sắm chính phủ trong nền kinh tế quốc gia

1.3 Ý nghĩa của các quy định về mua sắm chính phủ trong các FTAs của Việt Nam

2 CÁC CAM KẾT VỀ MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG FTAS CỦA VIỆT NAM

2.1 Nội dung quy định về mua sắm Chính phủ trong EVFTA và CPTPP

2.1.1 Trong EVFTA 5 2.1.2 Trong CPTPP 5 2.2 Các thủ tục đấu thầu mua sắm công trong EVFTA và CPTPP

2.2.1 Các nguyên tắc chung 6 2.2.2 Các yêu cầu riêng đối với từng gói thầu 6

3 XU HƯỚNG QUY ĐỊNH VỀ MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG CÁC

FTAS CỦA VIỆT NAM

3.1 Bình luận về xu hướng các quy định về mua sắm chính phủ

3.1.1 Chú trọng các nguyên tắc trong đấu thầu 7 3.1.2 Mức độ cam kết mở cửa thị trường 8 3.1.3 Ưu tiên đấu thầu rộng rãi 9 3.1.4 Khuyến khích sử dụng phương thức điện tử 10 3.2 Tác động của các quy định về mua sắm chính phủ đối với thị trường Việt

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPTPP

CP

Hiệp định Đối tác Toàn Diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

Chính phủ EVFTA

FTA(s)

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU

Các Hiệp định thương mại tự do

GPA Hiệp định của WTO về mua sắm chính phủ MSCP

NSNN

Mua sắm chính phủ

Ngân sách nhà nước

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

MỞ ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam luôn chú trọng vào đàm phán tự do hoá mua sắm chính phủ (MSCP) trong các hiệp định song phương và khu vực, chủ yếu là các hiệp định thương mại tự do FTA Các quy định pháp lý về hoạt động MSCP cũng là những nội dung cần rà soát, tìm hiểu và nghiên cứu Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn đề bài “Bình luận về xu hướng các quy định liên quan đến hoạt động mua sắm chính phủ trong các FTAs của Việt Nam hiện nay.” 

NỘI DUNG

1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM CHÍNH PHỦ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của mua sắm chính phủ

Mặc dù có các cách định nghĩa khác nhau nhưng về cơ bản có thể hiểu MSCP là hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước

để mua sắm nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc phục vụ nhu cầu xã hội hoặc một bộ phận lớn dân cư và theo một quy trình do luật định. 

Hoạt động MSCP có những đặc điểm đặc trưng như sau: Thứ nhất, nguồn vốn để thực hiện mua sắm công là nguồn vốn nhà nước Thứ hai, chủ thể thực hiện mua sắm là các đơn vị sử dụng ngân sách, như là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác được phân bổ ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) Thứ ba, đối tượng mua sắm là hàng hoá, dịch vụ để thực hiện các chức năng của nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao Thứ tư, mục đích của hoạt động MSCP còn hướng đến các công việc xã hội như xây dựng các công trình phúc lợi, các cơ

sở vật chất hạ tầng xã hội. 

Vì hoạt động MSCP ở Việt Nam được thực hiện dưới hình thức đấu thầu, nên việc phân loại giống như phân loại đấu thầu Cụ thể:  

Thứ nhất, căn cứ vào đối tượng được mời tham gia đấu thầu gồm (i) Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn tạo ra sự cạnh tranh cao nhất, đưa tới hiệu quả tốt nhất; (ii) Đấu thầu hạn chế áp dụng cho một số gói thầu có tính đặc thù chỉ một số nhất định nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu cao về kỹ thuật. 

Thứ hai, căn cứ vào hình thức mở thầu gồm (i) Đấu thầu một túi hồ sơ là khi

đề xuất kỹ thuật và tài chính đồng thời để trong một túi hồ sơ dự thầu và được mở cùng lúc, thường được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp; (ii) Đấu thầu hai túi hồ sơ được

Trang 6

áp dụng cho đấu thầu tư vấn khi đề xuất kỹ thuật và tài chính để trong hai túi hồ

sơ dự thầu khác nhau Túi kỹ thuật được mở trước, nếu đáp ứng thì mới mở túi tài chính. 

Bên cạnh đó còn các cách phân loại khác dựa vào phương thức, đối tượng, mục đích hay quốc tịch của người tham gia đấu thầu. 

1.2 Vai trò của mua sắm chính phủ trong nền kinh tế quốc gia

Thứ nhất, CP là một trong những nhà đầu tư và người tiêu dùng lớn nhất của nền kinh tế Thông qua các dự án mua sắm công, CP thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác Những khoản đầu tư này không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ công mà còn tạo ra hàng nghìn việc làm, thúc đẩy tiêu dùng và kích thích đầu tư từ khu vực tư nhân. 

Thứ hai, MSCP còn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững CP có thể sử dụng hoạt động mua sắm công để thúc đẩy các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tái tạo Các tiêu chí xanh trong đấu thầu công khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp thân thiện với môi trường, qua đó góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Bên cạnh đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn

xã hội trong đấu thầu công cũng thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng

2 CÁC CAM KẾT VỀ MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG FTAS CỦA VIỆT NAM

Trong số các FTA Việt Nam đã tham gia ký kết, Hiệp định EVFTA và CPTPP là hai FTA có quy định trực tiếp về lĩnh vực MSCP1

2.1 Nội dung quy định về mua sắm Chính phủ trong EVFTA và CPTPP 2.1.1 Trong EVFTA

Về cấu trúc, nội dung về MSCP được quy định tại Chương 9 EVFTA bao

gồm 23 Điều liên quan đến các nguyên tắc đấu thầu và 2 Phụ lục chi tiết về cam kết giữa Việt Nam và các nhà thầu EU Các Phụ lục này cung cấp thông tin cụ thể cho từng bên, được sắp xếp từ Mục A đến Mục I

1 Các hiệp định còn lại chỉ nhắc tới Mua sắm Chính phủ như một ngoại lệ nguyên tắc phân biệt đối xử, tiếp cận thị trường.

Trang 7

Về phạm vi điều chỉnh, Hiệp định chỉ áp dụng nếu hoạt động mua sắm đáp

ứng các điều kiện sau:

(i) Gói thầu thuộc phạm vi mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ: Được liệt kê trong Phụ lục, dưới bất kỳ hình thức hợp đồng nào;

(ii) Giá trị của gói thầu từ ngưỡng mở cửa trở lên: Giá trị được tính theo SDR2 (Khoản 6,7 Điều 9.2 EVFTA) và tại thời điểm mời thầu (Điều 9.6 EVFTA);

(iii) Hoạt động mua sắm được tiến hành bởi các cơ quan nhất định: Việt Nam đưa ra cam kết bên mời thầu gồm 20 cơ quan cấp trung ương, 2 địa phương (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) và 42 cơ quan khác3 được nêu trong Phụ lục;

(iv) Hoạt động mua sắm không bị loại trừ khỏi phạm vi Hiệp định4 hoặc Phụ lục mỗi nước

2.1.2 Trong CPTPP

Về cấu trúc, nội dung về MSCP được quy định tại Chương 15 CPTPP.

Chương này bao gồm 24 Điều cùng 1 Phụ lục (15-A), trong đó, phụ lục này chứa các cam kết cụ thể của 11 quốc gia thành viên về việc mở cửa thị trường MSCP

từ Mục A - Mục I

Về phạm vi điều chỉnh, Hiệp định chỉ áp dụng nếu hoạt động mua sắm đáp

ứng các điều kiện sau:

(i) Thuộc Danh mục các gói thầu (mua sắm) mà nước Thành viên cam kết sẽ tuân thủ CPTPP5;

(ii) Hoạt động mua sắm được tiến hành bởi các cơ quan nhất định: Việt Nam đưa ra cam kết bên mời thầu gồm 21 cơ quan cấp trung ương và 38 cơ quan khác6

được nêu trong Phụ lục, không có cơ quan địa phương;

(iii) Giá trị của gói thầu từ ngưỡng mở cửa trở lên: Giá trị được tính theo SDR, riêng Việt Nam được đưa ra mức sàn cam kết với giá trị các gói thầu cao hơn nhiều sau đó mới giảm dần theo lộ trình

(iv) Hoạt động mua sắm không bị loại trừ khỏi phạm vi Hiệp định hoặc Phụ lục mỗi nước7

2 SDR (Special Drawing Right) - Quyền rút vốn đặc biệt: đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp của IMF

4 Khoản 3, Điều 9.2 EVFTA

5 Khoản 5  Điều 15.2 CPTPP

6  Mục C, Phụ lục 15-A CPTPP

7  Khoản 3 Điều 15.2 CPTPP

Trang 8

2.2 Các thủ tục đấu thầu mua sắm công trong EVFTA và CPTPP

2.2.1 Các nguyên tắc chung

Cả EVFTA và CPTPP đều đưa ra các nguyên tắc chung cho các nước thành viên khi thực hiện Hiệp định8, bao gồm yêu cầu ban hành và thực hiện các quy tắc minh bạch trong quy trình đấu thầu, cùng với việc xử lý vi phạm qua cơ quan chuyên trách để ngăn ngừa gian lận và tham nhũng Bên cạnh đó, các nước thành viên không được phân biệt đối xử giữa nhà thầu Bên kia với các nhà thầu nước ngoài và nội địa Hai Hiệp định cũng yêu cầu áp dụng đấu thầu rộng rãi cho các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, trừ khi có điều kiện áp dụng thủ tục lựa chọn hoặc hạn chế Đồng thời khuyến khích sử dụng phương thức điện tử trong đấu thầu với yêu cầu dễ sử dụng và tiếp cận, Riêng CPTPP, Hiệp định còn yêu cầu

áp dụng đối xử đặc biệt và ưu đãi về giá cho các nước đang phát triển theo Điều 15.5

2.2.2 Các yêu cầu riêng đối với từng gói thầu

*Gói thầu theo thủ tục đấu thầu rộng rãi

Thứ nhất, thông tin đấu thầu (bao gồm Thông báo mời thầu và Hồ sơ thầu) phải được công khai trên mạng hoặc báo và miễn phí theo Phụ lục 9-B Thứ hai,

kế hoạch mời thầu hàng năm phải được công bố sớm Thứ ba, thời hạn nộp hồ sơ thầu tối thiểu là 40 ngày trong trường hợp thông thường, 25 ngày nếu thực hiện qua mạng và 10 ngày trong trường hợp đặc biệt hãn hữu9

*Gói thầu theo thủ tục đấu thầu lựa chọn

Thứ nhất, thủ tục thầu không được tạo ra rào cản bất hợp lý cho các nhà thầu

đáp ứng điều kiện10 Thứ hai, thông báo mời thầu phải được đưa ra đủ sớm để nhà thầu có thời gian chuẩn bị11 Thứ ba, Danh sách nhà thầu đăng ký chỉ được sử dụng nếu đã tạo cơ hội công bằng cho tất cả nhà thầu tham gia và thông báo về gói thầu12

*Gói thầu theo thủ tục đấu thầu chỉ định thầu

Cả hai Hiệp định đều chỉ cho phép 08 trường hợp sử dụng chỉ định thầu trong Điều 9.14 EVFTA và Điều 15.10 CPTPP:

(i) Đã mời thầu nhưng không được nhận hồ sơ, hồ sơ/nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu;

Trang 9

(ii) Hàng hoá, dịch vụ chỉ có thể được cung cấp bởi nhà cung cấp nhất định; (iii) Hàng hóa, dịch vụ bổ sung từ nhà thầu trước đó, không thể thay đổi nhà thầu vì lý do khách quan;

(iv) Hàng hóa mua sắm là loại mua trên thị trường tương lai;

(v) Hàng hoá, dịch vụ đặc thù và không thể được cung cấp bởi nhà thầu khác;

(vi) Dịch vụ xây dựng nằm trong mục tiêu đấu thầu ban đầu và trở thành cần thiết do hoàn cảnh bất ngờ (không vượt quá 50% giá trị hợp đồng ban đầu);

(vii) Hợp đồng được ưu đãi đặc biệt mà chỉ phát sinh ngắn hạn;

(viii) Hợp đồng trao cho nhà thầu đã thắng cuộc thi liên quan

3 XU HƯỚNG QUY ĐỊNH VỀ MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG CÁC FTAS CỦA VIỆT NAM

3.1 Bình luận về xu hướng các quy định về mua sắm chính phủ 

3.1.1 Chú trọng các nguyên tắc trong đấu thầu 

Việc chú trọng vào các nguyên tắc trong đấu thầu là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong các FTAs, không chỉ là đảm bảo tính công bằng trong giao thương quốc tế mà còn củng cố niềm tin giữa các quốc gia thành viên Cả CPTPP

và EVFTA đều có kết cấu khá tương đồng trong việc đưa ra các nguyên tắc trong đấu thầu Các FTAs thường đưa ra những quy định rất cụ thể nhằm thiết lập một môi trường đấu thầu minh bạch và cạnh tranh lành mạnh, góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường quốc tế cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia Nguyên tắc minh bạch là yếu tố hàng đầu trong quy trình đấu thầu, đảm bảo mọi thông tin liên quan đến dự án đấu thầu đều được công khai và dễ tiếp cận Điều này giúp loại bỏ các hình thức thông thầu, gian lận và các hành vi thiếu công bằng, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dự án

Nguyên tắc cơ bản thứ hai là không phân biệt đối xử, theo đó tất cả các nhà thầu, bất kể quy mô hay quốc tịch, đều có cơ hội tham gia đấu thầu trong các quốc gia thành viên của FTAs Việc này không chỉ giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà còn khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa  tiếp cận các thị trường lớn mà không bị lấn át bởi các tập đoàn đa quốc gia Việc tuân thủ các nguyên tắc này không chỉ giúp nâng cao uy tín của các quốc gia tham gia FTAs mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, giảm thiểu các tranh chấp và bất đồng Khi các bên liên quan trong quá trình đấu thầu đều tôn trọng và

Trang 10

thực hiện các quy tắc đã được quy định, các dự án sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn, tránh những chi phí phát sinh không đáng có do tranh chấp hay sự bất nhất trong quy trình. 

3.1.2 Mức độ cam kết mở cửa thị trường

Mức độ cam kết mở cửa thị trường là một trong những yếu tố tối quan trọng trong quá trình xem xét thị trường của các nhà thầu Để hiểu được sự khác biệt trong mức độ cam kết mở cửa thị trường giữa GPA và 2 FTAs Việt Nam đã tham gia, ta có thể nghiên cứu về Canada - quốc gia thành viên của cả GPA và CPTPP Qua đó thấy được xu hướng quyết định về mức độ mở cửa trong các FTA không chỉ của VN mà còn của một số quốc gia trên thế giới

 Mức độ cam kết mở cửa thị trường của Canada về lĩnh vực mua sắm chính phủ đã có sự thay đổi đáng kể trước và sau khi tham gia CPTPP Trước khi tham gia, Canada đã có một số cam kết thông qua Hiệp định Mua sắm Chính phủ (GPA) của WTO, nhưng vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: Thị trường mua sắm chính phủ chỉ được mở cửa một phần cho các nhà thầu nước ngoài, vẫn duy trì ưu đãi cho nhà thầu trong nước, và quy trình đấu thầu chưa thực sự minh bạch và hiệu quả Tuy nhiên, sau khi gia nhập CPTPP, Canada đã có những cam kết mạnh

mẽ hơn Phạm vi tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ được mở rộng cho các nhà thầu từ các nước thành viên CPTPP, cam kết không phân biệt đối xử giữa nhà thầu trong nước và nước ngoài, tăng cường tính minh bạch trong quy trình đấu thầu, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về mua sắm công Nhìn chung, việc tham gia CPTPP đã giúp Canada mở cửa thị trường mua sắm chính phủ rộng rãi hơn, tạo

cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài và thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực này

*Diện mở cửa

Trong CPTPP, chúng ta chỉ cam kết mở cửa một phần hoạt động MSCP (mở cửa ở cấp các cơ quan nhà nước trung ương, không cam kết mở cửa cơ quan cấp địa phương) Cụ thể, Cam kết mở cửa mua sắm 21 Bộ, ngành trung ương, một số Viện thuộc trung ương, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, không cam kết mở cửa cơ quan cấp địa phương và các tập đoàn, tổng công ty, đại học Tuy nhiên, với EVFTA, chúng ta có cam kết mở cửa đối với cả các cơ quan cấp địa phương Cụ thể, Cam kết mở cửa mua sắm 21 Bộ, ngành trung ương, một số đơn vị trực thuộc

Bộ Quốc phòng (ngoại trừ hàng hóa và dịch vụ phục vụ mục tiêu an ninh - quốc phòng); 02 địa phương là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 42 Đơn

Trang 11

vị sự nghiệp bao gồm các đơn vị Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và một số Viện thuộc trung ương

*Mức độ mở cửa

Về mức độ mở cửa, EVFTA có mức độ mở cửa theo cam kết cao hơn nhiều

so với CPTPP ở cả cấp mua sắm trung ương và đối với cả hàng hóa, dịch vụ và dịch vụ xây dựng Tại EVFTA, ngưỡng giá trị gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch

vụ thuộc diện điều chỉnh trong 5 năm đầu sau khi hiệp định có hiệu lực là 1,5 triệu SDR, trong khi mức này tại CPTPP là 2 triệu SDR Ngưỡng giá trị của gói thầu xây dựng trong 5 năm đầu tại EVFTA là 40 triệu SDR trong khi tại CPTPP

là 65,2 triệu SDR…

Trong 2 FTAs kể trên và GPA, chỉ có EVFTA có cơ chế giảm ngưỡng giá trị gói thầu Điều này tạo ra sự thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động MSCP Qua đó phản ánh được sự khác biệt trong cách tiếp cận và mục tiêu của các Hiệp định thương mại này Nhưng có thể thấy các Hiệp định liên quan đến MSCP hiện nay đều áp dụng ngưỡng thầu cố định, nhằm đạt được sự ổn định trong quá trình tham gia vào hoạt động MSCP của các doanh nghiệp. 

3.1.3 Ưu tiên đấu thầu rộng rãi 

Xu hướng ưu tiên đấu thầu rộng rãi đề cập đến việc các quốc gia thành viên thực hiện cam kết đảm bảo các nhà doanh nghiệp từ các nước khác có cơ hội bình đẳng trong quá trình cạnh tranh mở thầu công khai tại quốc gia đó Tại hiệp định CPTPP và EVFTA đều yêu cầu các quốc gia thành viên phải minh bạch hóa quy trình đấu thầu (từ việc công bố các cơ hội đấu thầu, điều kiện tham gia đến cách thức đánh giá và lựa chọn nhà thầu), đảm bảo các nhà thầu từ các quốc gia thành viên đều có quyền tham gia đấu thầu công khai, minh bạch và không bị phân biệt đối xử Ngoài ra thông qua các quy định về loại bỏ các rào cản phi thuế quan; đơn giản hóa thủ tục; hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực, CPTPP và EVFTA khuyến khích sự tham gia của nhiều đối tượng hơn, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng của các dự án mua sắm công khai Việc ưu tiên đấu thầu rộng rãi có ý nghĩa quan trọng giúp chính phủ giảm thiểu chi phí mua dịch vụ công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chống tham nhũng và tạo cơ hội công bằng cho tất cả các nhà thầu hợp lệ trong việc cạnh tranh để cung cấp dịch vụ công, đồng thời lựa chọn được nhà thầu có năng lực và giá cả hợp lý nhất Đặc biệt trong bối

Ngày đăng: 13/12/2024, 23:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w