CẤU TRÚCHoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm về tai nạn thương tích.. Hoạt động 2: Nguy cơ, rủi ro gây ra tai nạn thương tích.. Hoạt động 4: Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích.
Trang 1Chuyên đề
Trang 2CẤU TRÚC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm về tai nạn thương tích
Hoạt động 2: Nguy cơ, rủi ro gây ra tai nạn thương tích.
Hoạt động 3: Hậu quả của tai nạn.
Hoạt động 4: Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích.
Hoạt động 5: Những điều cần biết khi xử lí tai nạn.
Trang 3HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM VỀ TNTT
Tai nạn là gì?
Thương tích là gì?
Mời các nhóm cùng suy nghĩ và trả lời
Trang 4HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM VỀ TNTT
Tai nạn:
- Theo tổ chức y tế thế giới đã định nghĩa: Tai nạn là một sự kiện không định trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được
Ví dụ:
+ Một đứa trẻ chạy và va vào phích nước bị bỏng.
+ Người đi bộ bị xe chạy ẩu đụng.
+ Thợ điện sửa chữa đường dây cao thế bị ngã.
Trang 5HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM VỀ TNTT
Thương tích:
Thương tích là tổn thương của cơ thể do có
sự va đập mạnh hoặc cọ sát hay bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả.
- Tai nạn thường gây ra thương tích ở mức độ nhẹ hoặc nặng.
- Các vật sắc nhọn đâm như: dao, kéo, mảnh thuỷ tinh … gây qua hậu quả rách da, gãy xương, chảy máu, dập nát các phủ tạng
Trang 6HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM VỀ TNTT
- Hậu quả chính của TNTT là gây tàn phế, chiếm tỉ
lệ cao trong những năm sống tiềm năng bị mất.
- Chiếm 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
(số liệu thống kê năm 2008)
Trang 7HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM VỀ TNTT
Trang 8HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Thảo luận
Nhóm 1: Nguy cơ xảy ra TNTT khi ở nhà?
Nhóm 2: Nguy cơ xảy ra TNTT ở nơi làm việc?
Nhóm 3: Nguy cơ xảy ra TNTT ở nơi công cộng?
Nhóm 4: Nguyên nhân gây ra TNTT (từ phía con
người).
Mời các nhóm cùng suy nghĩ và trả lời
Trang 9Nhóm 1: Nguy cơ xảy ra TNTT ở nhà
- Bỏng: nước sôi (canh, nước uống, cám lợn, mỡ, hơi
nước nồi áp suất) Bưng bê không cẩn thận nên bị nước sôi đổ vào người Khi sử dụng bếp, bàn là, ổ điện, dây điện hở, bình nóng lạnh Bố mẹ cho con ăn cháo, cơm, canh nóng Đốt vàng mã, nghịch bật lửa, diêm, đốt giấy, rơm, nướng khoai Chập điện đứt dây Ống bô xe máy, que cời lửa Nhà gần đường điện cao thế nên bị tia lửa điện đánh.
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 10Nhóm 1: Nguy cơ xảy ra TNTT ở nhà
- Ngã: Trèo ghế, cửa sổ, thang, cầu thang, vấp ngã
Trượt chân do sàn nhà ướt Đùa nghịch, xô đẩy nhau Chị bế em Ngã từ tầng cao xuống Ngủ ngã từ giường xuống đất Tập xe đạp, xe máy (THCS).
- Chết đuối: Ngã vào chậu, xô, chum, giếng, cống, hố, bể
cá.
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 11Nhóm 1: Nguy cơ xảy ra TNTT ở nhà
- Ngộ độc: Thức ăn ôi thiu, quá hạn, nấm độc, rửa
không kĩ, nấu không chín Thức ăn đối chọi nhau: tỏi – trứng ngỗng, chuối lá - đường Đồ uống có ga Thuốc không theo chỉ dẫn (thuốc nhỏ lại uống, …), uống nhầm thuốc Dị ứng thuốc, mĩ phẩm, phấn rôm Đồ ăn tẩm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu Ăn cá nóc, thịt cóc.
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 12Nhóm 1: Nguy cơ xảy ra TNTT ở nhà
- Ngạt, tắc đường thở: Vật nhỏ (lạc, bi, đậu, đỗ, khuy áo,
ngô); sặc thức ăn (bột, cơm); hóc đồ chơi; trùm kín chăn khi ngủ; đùa nghịch dùng túi nilon trùm lên đầu nhau; dùng than để sưởi khi ngủ dẫn đến ngộ độc thán khí.
- Động vật cắn: chó, mèo, lợn, ong, kiến, côn trùng (rết,
bọ cạp), rắn, …
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 13Nhóm 2: Nguy cơ xảy ra TNTT ở nơi làm việc
- Bỏng: Cho HS làm thí nghiệm hoá học.
- Ngã: Đùa nghịch, xô đẩy nhau Nhảy dây, nhảy ngựa,
chạy nhảy Tập TDTT Leo trèo cây, cổng, cửa, bàn ghế.
- Chết đuối: Ngã vào giếng, cống, hố, …
- Ăn uống ở căng tin, cổng trường những đồ ăn không rõ
nguồn gốc (tương ớt, pate, thịt… có hàn the) Nước uống có phẩm màu, quá hạn Không đảm bảo vệ sinh khi ăn uống (rửa tay, hoa quả trước khi ăn) Thực hành hoá học, vật lí, sinh vật.
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 14Nhóm 3: Nguy cơ xảy ra TNTT nơi công cộng
- Bỏng: Sét đánh do thả diều, bắt chim Nghịch đốt
pháo Dây điện đứt do cột điện đổ, gió bão Chơi dưới dưới đường dây điện (khi nắng và khi mưa) Hố vôi không có rào chắn bảo vệ Những nơi hàn điện Nơi sản xuất hoá chất (axit).
- Tai nạn giao thông: Không tuân thủ luật giao thông,
đua và đi xe đạp, xe máy Đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch, xô đẩy nhau Chạy qua đường Đá bóng, chơi đùa dưới lòng đường.
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 15Nhóm 3: Nguy cơ xảy ra TNTT nơi công cộng
- Chết đuối: Bơi ở hồ, ao, sông, biển Biết bơi nhưng bị
chuột rút Cứu người chết đuối không đúng cách Sụt cát, sa lầy, hố vôi, công trường đang xây dựng Bị cảm khi bơi Ngã nước bất ngờ Ngã sấp mặt xuống bùn Nước xoáy, lật thuyền, bơi xa đuối sức Gặp độ sâu bất ngờ bị hụt chân Kẹp chân vào đá Vật sắc nhọn (cọc tre) đâm vào chân, vào người.
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 16Nhóm 3: Nguy cơ xảy ra TNTT nơi công cộng
- Ngộ độc: Thức ăn ôi thiu Kem có đường hoá học Đá
làm từ nước lã Phẩm mầu công nghiệp trong thực
phẩm Chơi, tham quan khu sản xuất có hoá chất, axit, bụi bẩn (làm nhựa, nơi bán xăng dầu) Ăn hoặc bị dính quả dại, phấn hoa, nhựa cây.
- Khác: bom mìn sót lại, mảng tường trần, vật nặng rơi
từ trên cao xuống Dao kéo, vật sắc nhọn Tai nạn do máy móc (tuốt lúa, máy nghiền) Chơi đồ chơi nguy
hiểm (súng bắn đạn nhựa).
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 17 Nhóm 4: Nguyên nhân (Từ phía con người)
- Do trẻ: hiếu động, tò mò, nghịch ngợm, thiếu hiểu biết về nguy
cơ và tác hại, không được chỉ dẫn, không biết cách sơ cứu.
- Do người lớn: Vì lợi nhuận (bán hàng quá hạn, kém chất lượng) + Lơ là, mất cảnh giác, không kiểm tra, giám sát thường xuyên + Nhận thức không đầy đủ, thấu đáo.
+ Do nội quy, quy định không chặt chẽ, đầy đủ (rào hố vôi, công trường, … không cảnh báo nguy hiểm).
HOẠT ĐỘNG 2 NGUY CƠ, RỦI RO GÂY RA TNTT
Trang 18HOẠT ĐỘNG 3 HẬU QUẢ CỦA TAI NẠN
Bạn hãy cho biết hậu quả của tai nạn?
- Nhẹ nhất là rách da, đụng dập cơ, bỏng nhẹ, nặng hơn
là gãy chân, tay, bỏng diện tích lớn, đứt mạch máu lớn, dập nát phủ tạng, chấn thương sọ não, … hoặc tử vong.
Trang 19HOẠT ĐỘNG 3 HẬU QUẢ CỦA TAI NẠN
Tóm lại
Tai nạn có thể gây ra ít hoặc nhiều thương tích, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm thần của trẻ em Nếu thương tích nặng, sẽ để lại di chứng tàn tật như: què, liệt, cắt cụt chi hoặc tử vong.
Trang 20HOẠT ĐỘNG 4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN
Trang 21HOẠT ĐỘNG 4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN
Một số biện pháp chính để phòng tránh tai nạn cho cá nhân, gia đình, tập thể và cộng đồng
- Giáo dục truyền thông.
- Thực hiện các biện pháp an toàn để phòng tránh tai
nạn.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ, quy chế an toàn
để phòng tránh tai nạn.
Trang 22HOẠT ĐỘNG 5 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XỬ LÍ TAI NẠN
Quan sát hiện trường
Đánh giá bước đầu
Gọi báo cấp cứu
Chăm sóc nạn nhân
Chuyển viện
Trang 23Xin chân thành cảm ơn!
Chúc các bạn thành công!