Tính ẩn dụ.Mỗi một logo biểu thị cho những khái niệm khác nhau, nó diễn đạt những ý nghĩa tiềm ẩn thông qua những tín hiệu hình ảnh màu sắc khiến người xem cảm giác thích thú khi hiểu
Trang 2I ĐỊNH NGHĨA CHUNG
II PHÂN BiỆT LOGO VÀ CÁC BiỂU TƯỢNG KHÁCIII ĐẶC TÍNH NỘI BẬT CỦA LOGO
IV CÁC HÌNH THỨC CẤU TẠO LOGO
V CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THIẾT KẾ LOGO
VI CÁC XU HƯỚNG THIẾT KẾ LOGO ĐƯƠNG ĐẠI
Trang 3I ĐỊNH NGHĨA CHUNG
Logo là tín hiệu thị giác được thể hiện bằng ngôn ngữ đồ họa có chức năng đại diện truyền đạt thông tin từ một công ty, doanh nghiệp, tổ chức đến người xem một cách ấn tượng xúc tích và khiến họ lưu giữ tín hiệu đó trong tiềm thức
Trang 4II PHÂN BIỆT LOGO VÀ CÁC BIỂU TƯỢNG KHÁC
1 Ký hiệu (Sign).
2 Huy hiệu (Insignia).
3 Huy chương (Medal).
4 Cờ (Flag).
5 Biểu trưng (Symbol).
6 Linh vật (Mascot).
Trang 51 Ký hiệu (Sign).
Là những tín hiệu thị giác có tính chất đơn giản, dễ hiểu Thường sử dụng những hình kỷ hà, hình học cơ bản tạo thành và mang tính cộng đồng và tính quốc tế
cao
Trang 62 Huy hiệu (Insignia).
Là những tín hiệu của các cơ quan đoàn thể xã hội, ghi nhận những kỷ niệm mang
ý nghĩa xã hội rộng lớn
Trang 73 Huy chương (Medal).
Là những biểu trương cấp bậc nhằm ghi nhận những chiến tích, công trạng
mang tính chất cống hiến cho quốc gia trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau
Trang 84 Cờ (Flag)
Là một ký hiệu mang tính khái niệm về vùng lãnh thổ, cộng đồng người như quốc kỳ
hoặc một khái niệm hoạt động chuyên môn như cờ Liên Hiệp Quốc, cờ Chữ Thập Đỏ
Trang 95 Biểu tượng (Symbol)
Là hình thức tín hiệu có nội dung bao hàm ý nghĩa phong phú thông qua các hình tượng cụ thể Ứng dụng nhiều trong việc xây dựng hình ảnh cho thành phố, tỉnh
hay địa phương nào đó
Trang 11III ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA LOGO
Trang 121 Tính ẩn dụ.
Mỗi một logo biểu thị cho những khái niệm khác nhau, nó diễn đạt những ý nghĩa
tiềm ẩn thông qua những tín hiệu hình ảnh màu sắc khiến người xem cảm giác thích
thú khi hiểu được thông điệp kể cả mặt ngôn từ cũng như hình ảnh biểu tượng
Trang 132 Tính hàm súc
Logo mang tính đa nghĩa, gây liên tưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 143 Tính độc đáo
Một logo độc đáo là một tác phẩm nghệ thuật mang tính cách và màu sắc riêng biệt
và không gây liên tưởng hay tranh chấp với bất cứ một logo nào khác
Trang 154.Tính trang trọng
Logo dù được thiết kế ở bất cứ bố cục nào cũng phải đảm bảo tính ổn định, cân đối hài
hòa mang tính bền vững lâu dài và mang lại niềm tin tưởng sâu sắc cho người xem.
Trang 165.Tính đương đại
Logo của thời đại nào sẽ phản ánh cả phong cách mỹ thuật và văn hóa của thời đại
đó Vì vậy một số logo không ngừng thay đổi để phù hợp theo nhịp phát triển của
kinh tế xã hội
Trang 17IV CÁC HÌNH THỨC CẤU TẠO LOGO
1 Chữ.
2 Hình tượng.
3 Tổng hợp.
Trang 181 Chữ
Đây chính là cách cơ bản và thông dụng nhất Sử dụng tên của tổ chức, công ty, doanh
nghiệp để biến tấu tạo thành logo dựa trên các font chữ có sẵn hoặc tự tạo một font
mới
Trang 192 Hình tượng
Logo được thiết kế dựa trên những biểu tượng hình ảnh có ý nghĩa gắn liền với tên công
ty hoặc sản phẩm nào đó và có khả năng đứng độc lập và là một tín hiệu đồ họa có thể
đi xuyên suốt trong hệ thống nhận diện thương hiệu
Trang 203 Tổng hợp
Đây là cách kết hợp hài hòa giữa hình tượng và font chữ, cả hai bổ sung ý nghĩa cho nhau Nếu thiếu một trong 2 yếu tố thì logo sẽ không hoàn thiện
Trang 21V 12 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ LOGO
1 Nghiên cứu khách hàng: logo được xem như là hình tượng của công ty hay một cá nhân
mang trong mình thông điệp đặc biệt nào đó muốn truyền tải đến người xem Người thiết kế cần hiểu rõ ý nguyện của khách hàng thông qua những câu hỏi cơ bản sau:
- Sứ mệnh của thương hiệu là gì?
- Tại sao chọn hình tượng hay tên đó cho thương hiệu?
- Câu chuyện hình thành nên thương hiệu đó là gì?
- Những yếu tố đặc biệt nào làm nên thương hiệu đó?
- Cá tính thương hiệu là gì?
2 Suy nghĩ toàn diện: sau khi nghiên cứu kỹ các tư liệu về KH, người thiết kế phải toàn tâm
toàn ý, đặt bản thân mình vào trong vị trí thương hiệu để suy nghĩ cũng như là vị trí của người đón nhận thương hiệu đó.
3 Nghiên cứu về logo: các nguồn dữ liệu về logo rất phong phú, người thiết kế có thể tra cứu
trên sách hay online để tìm kiếm những logo của những thương hiệu liên quan hoặc cạnh tranh cũng như cập nhật những xu hướng thiết kế mới.
Trang 224 Xem xét ý kiến KH: người thiết kế phải có chủ kiến riêng và không nên quá phụ thuộc vào ý kiến khách
hàng Phải sáng suốt trong việc lắng nghe và quyết định điều gì sẽ giúp cho thiết kế.
5 Xây dựng ý tưởng: tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những dữ liệu của KH và nghiên cứu những kiến thức
về logo, để từ đó tạo ra những concept khác nhau và bắt đầu từ những phác thảo sơ bộ trên giấy, càng nhiều càng tốt.
6 Thể hiện chi tiết: chọn hoặc tự tạo font chữ cho logo, cũng như thể hiện cụ thể các hình tượng nếu có
Để đảm bảo tính an toàn trong in ấn sau này, logo phải được vẽ với định dạng vector Thiết kế phải chú ý đến kích thước của logo phải đạt thẩm mỹ dù phóng to hay thu nhỏ.
7 Chọn màu sắc cho logo: dựa vào ý nghĩa thông điệp mà logo muốn truyền tải để lựa chọn màu sắc cho
phù hợp với cá tính của thương hiệu Ngoài phiên bản màu, mỗi logo đều có phiên bản trắng đen để phù hợp với nhiều dạng in ấn và cấn bế khác nhau.
8 Thiết kế cho những ứng dụng khác: biểutượng có thể được sao chép trên tất cả các loại phương tiện truyền thông khác nhau bao gồm cả in ấn, thêu ren, web và biển quảng cáo Nếu bạn đã chọn một thiết
kế phức tạp, hoạt động tốt ở một kích thước lớn, bạn cần phải có phiên bản khác đơn giản hóa nó để tái sản xuất nhỏ
Trang 239 Đơn giản hóa logo: Phép trừ là một kỹ thuật tuyệt vời để loại bỏ sự dư thừa trong bất kỳ nỗ lực
sáng tạo nào Nó có nghĩa là liên tục tự hỏi câu bắt đầu bằng ", logo này có cần ", "Điều này có ý
nghĩa?", "Điều này phù hợp và ngắn gọn" và “hay quá tham lam hay không?" Hãy làm ít nhất có thể.
10 Kéo dài tuổi thọ cho logo: Hầu hết các biểu tượng được sử dụng trong nhiều năm, vì vậy hãy cẩn
thận không để sử dụng kiểu chữ hoặc phong cách mang tính “fashion” Phải nhìn logo dưới góc nhìn của hiện đại và 20 hoặc 30 năm sau đó mà vẫn không lỗi thời.
11 Chia sẽ cách nhìn nhận: Sau khi bạn đã hoàn thành thiết kế logo của bạn, gửi một vòng bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình của bạn cho một chút thông tin phản hồi Nhìn vào nó với những góc độ khác nhau như nhìn sang một bên, nhìn lộn ngược và nhìn lật ngược nó.
12 Tạo một tài liệu hướng dẫn ứng dụng logo: Hướng dẫn phong cách xác định cách một logo có thể
được sử dụng và thường bao gồm lựa chọn màu sắc, hạn chế kích thước, vị trí, kiểu chữ và cách logo hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau như thế nào như hệ thống nhận diện thương hiệu.
Trang 24RULES CAN BE BROKEN
BUT NEVER IGNORED
Trang 25IV CÁC XU HƯỚNG THIẾT KẾ LOGO ĐƯƠNG ĐẠI
1 Logoquake (logo theo phong cách rung động)
2 Awaken (logo theo phong cách năng động)
3 Artist’ s technic (logo theo phong cách cá nhân nghệ sĩ)
4 Endless colour (logo theo phong cách màu sắc bất tận)
5 Logo alive (logo theo phong cách mô tả sự sống)
6 Minimalism (logo theo phong cách tối giản)
7 Retro/ Vintage (logo theo phong cách cổ điển)
8 Distortion & Manipulation (logo theo phong cách bóp méo và linh hoạt)
Trang 261 Logoquake
Logo được thiết kế dựa trên các yếu chuyển động và thể hiện những đường vết duy chuyển hay rung lắc Phong cách này tạo hiệu ứng linh động và khiến mắt người xem di
chuyển và bị thu hút tại điểm dừng là trọng tâm logo Có 4 dạng hình thái chính
1.A Gossamer (pc vải mỏng)
Trang 271.B Shift (pc dịch chuyển)
Trang 281.C Vibrate (pc rung rinh)
Trang 291.D Focus (pc tập trung điểm nhìn)
Trang 302 Awaken
Logo được thiết kế dựa trên các yếu tố hình học như hình định hướng, hình chuyển động
và mô tiếp liên hoàn không có điểm dừng để tạo nên những logo có hình tượng năng
động hợp thời đại Có 6 dạng hình thái chính.
2.A Loops (pc vòng lặp)
Trang 312.B Fold over (pc nếp gấp)
2.C Cubist (khối lập phương)
Trang 322 D Potato chip (pc vặn xoắn hình elip)
2.E Shere carving (pc đẽo khắc khối cầu)
2.F Apps (pc nút ứng dụng trong di động)
Trang 333 Artist’ s technic
Logo được thiết kế dựa trên các yếu tố kỹ năng cũng như phong cách thể hiện của người
thiết kế, đa số các logo này mang tính nghệ sĩ cao và mang nhiều biểu cảm vô cùng
phong phú và tự nhiên gần gũi Có 5 dạng hình thái chính
3.A Stain (pc vấy bẩn)
Trang 343.B Dust (pc vẩy bụi)
3.C Water color (pc màu loang)
Trang 353.D Nature (mô phỏng thiên nhiên)
3.E Wallpaper (pc giấy dán tường)
Trang 364 Endless colour
Trái lại với những nguyên tắc cơ bản ban đầu không dùng quá 3 màu sắc khác nhau cho
một logo thì với phong cách này thì thế giới màu sắc được khai thác triệt để hơn bao giờ hết tạo cho logo một cái nhìn đầy sắc thái tình cảm khác nhau với 6 dạng hình thái khác
nhau của logo
Trang 374.A Mosaic (pc khảm màu)
4.B Veridot (pc chấm tròn)
Trang 384.C Pixel (pc điểm ảnh)
4.D Hexahedron (pc khối 6 mặt)
Trang 394.E Bucky (pc mảnh ghép tam giác)
4.F Tessellation (pc lót đá)
Trang 415.B Sprout (pc nẩy mầm sự sống)
5.C Peel (pc lật trang)
Trang 426 Minimalism
Phong cách tối giản luôn là phong cách được ưa chuộng nhất qua các thời đại phát triển của thế giới logo vì đây luôn được xem là yếu tố cơ bản nhất của logo, đơn giản và hàm
xúc, hình tượng thân thuộc nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa Đặc biệt tính dung dị sẽ là yếu
tố cạnh tranh tiên quyết trong việc lưu lại trong ký ức của người xem: dễ đọc và dễ nhớ.
Trang 437 Retro / Vintage
Phong cách cổ điển bắt đầu được ưa chuộng rộng rãi trong những năm gần đây vì xu hướng
này được xác định với phong cách vẽ tay, kiểu chữ viết tay lấy cảm hứng từ các yếu tố thủ công được thiết kế tinh xảo Phong cách này làm dậy lên xu thế sử dụng các kỹ thuật in ấn truyền thống bằng
tay, đóng dấu mộc, sơn tay mang lại cho thương hiệu một cái nhìn thiện cảm và hoài niệm
Trang 448 Distortion & Manipulation
Phong cách này mang tính chất linh động cao khi sử dụng cách xô lệch bóp méo các khối
chữ trong logo Và tùy thuộc vào từng thời điểm hay phương tiện truyền thông khác nhau mà các shape của logo sẽ luôn thay đổi không ngừng và không cố định trong biểu tưởng cụ thể
nào Bởi trong xu thế tương lai, quan niệm về logo sẽ không nhất thiết phải luôn tĩnh tại.
Trang 46I ĐỊNH NGHĨA CHUNG
Đây là cuốn sổ tay được ứng dụng trong suốt quá trình thương hiệu đó có mặt trên
thị trường Nó là một tập hợp các quy định, các hướng dẫn về cách thức và tiêu
chí thể hiện thương hiệu tới người tiêu dùng thông qua logo, hình tượng, ký hiệu,
màu sắc,kiểu chữ, hình ành cách trình bày thương hiệu trong các hoạt động
kinh doanh với nhiều góc độ khác nhau
II MỤC ĐÍCH CỦA GUIDELINE
Giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về thương hiệu và biết cách ứng dụng nó
trên những phương tiện truyền thông khác nhau sao cho phù hợp với chiến lược
quảng bá hình ảnh Do đó một guideline book đòi hỏi tính tỉ mỷ chi tiết để tránh
gây hiểu lầm, hiểu thiếu và ứng dụng sai làm bóp méo hình ảnh thương hiệu
Trang 48I ĐỊNH NGHĨA CHUNG
CIP (Corporate Identity Programme): là hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện,
nhằm chuẩn hoá hình ảnh, logo của thương hiệu, chuẩn phối hợp màu sắc, font chữ, kích thước để thương hiệu luôn có sự đồng nhất trong thiết kế, tạo ra
những đặc điểm riêng biệt, giúp người nhìn nhận biết, phân biệt thương hiệu mình với hàng ngàn thương hiệu khác trên thị trường
II MỤC ĐÍCH CỦA CIP
CIP giúp khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí người xem và giúp biến các
chi phí quảng cáo tiếp thị thành những khoản đầu tư vào giá trị thương hiệu Xây dựng CIP phải có chiến lược kế hoạch cụ thể để hình ảnh thương hiệu được
chiếm vị trí đầu tiên trong suy nghĩ người xem khi được nhắc đến
Trang 49III CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH
Tùy theo quy mô lớn hay nhỏ của thương hiệu cũng như là yêu cầu của khách hàng mà người thiết kế phải chủ động để tạo ra bộ CIP cho phù hợp
Một bộ CIP cơ bản bao gồm:
- Name card - Đồng phục nhân viên
- Phong thư - Thẻ đeo
- Giấy viết thư - Bảng hiệu
- Bìa kẹp hồ sơ - Bao bì
- Bìa kẹp CD - Trang trí xe, văn phòng
Trang 54TƯ LIỆU THAM KHẢO
www.tailieuvn.com.vnwww.thietkedep.com.vnwww.notcot.org
www.awoltrends.comwww.behance.com
www.brandingstrategyinsider.com
www.mr-cup.com
www.logogala.com
www.logolounge.comwww.brandsoftheworld.comwww.identity-best.com
Trang 55CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!