1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn Thi Đánh giá đất đai

13 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn Thi Môn Đánh Giá Đất Đai
Thể loại Ôn Thi
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 30,57 KB

Nội dung

**Mô tả bán tài liệu Đánh giá đất đai** ? **Tài liệu Đánh giá đất đai** là nguồn tài liệu chuyên sâu, hỗ trợ bạn nắm bắt toàn diện các kiến thức về đánh giá và phân loại đất đai, phục vụ hiệu quả cho học tập, nghiên cứu, và thực hành chuyên môn. ### **Nội dung tài liệu**: - Cơ sở lý thuyết về đánh giá đất đai: khái niệm, mục tiêu, và các nguyên tắc đánh giá. - Phương pháp đánh giá đất đai: phân loại khả năng thích nghi, đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng đất. - Hệ thống hóa các tiêu chí và quy trình đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn mới nhất. - Câu hỏi ôn tập và bài tập tình huống thực tế, kèm đáp án chi tiết, giúp bạn áp dụng ngay kiến thức đã học. ### **Đối tượng phù hợp**: - Sinh viên, học viên chuyên ngành Quản lý đất đai, Tài nguyên môi trường, hoặc các ngành liên quan. - Người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, quy hoạch đất đai, hoặc quản lý tài nguyên cần tài liệu tham khảo. - Cá nhân chuẩn bị cho các kỳ thi, hoặc nghiên cứu chuyên đề về đất đai. ### **Điểm nổi bật của tài liệu**: - Nội dung được biên soạn bài bản, sát thực tế và dễ áp dụng. - Phù hợp cho nhiều trình độ, từ cơ bản đến nâng cao. - Định dạng tiện lợi, dễ dàng truy cập và học tập trên mọi thiết bị. Hãy sở hữu ngay tài liệu **Đánh giá đất đai** để hiểu sâu và nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực này, từ đó đạt được kết quả học tập và công việc tốt nhất! ??

Trang 1

Ôn thi môn Đánh giá đất đai Câu1 Các khái niệm trong đánh giá đất đai: Đánh giá đất

đai; Thích hợp đất đai:

Thích nghi đất đai: Loại hình sử dụng đất đai; Đơn vị bản

đồ đất đai

Câu 2 Đánh giá đất theo FAO (mục đích, nguyên tắc,

trình tự) Phân biệt đánh giá đất định tính và đánh giá đất dịnh lượng

Câu 3 Bản đồ đơn vị đất đai: Lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu;

Trình tự xây dựng

Câu 4 Cơ sở và phương pháp xác định LUT trong đánh giá

đất nông nghiệp, Mô tả các loại hình sử dụng đất

Câu 5 Xác định yêu cầu sử dụng đất trong đánh giá đất

nông nghiệp

Câu 6 Các tiêu chí phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng

đất nông nghiệp

Câu 7 Phân hạng thích hợp đất đai theo FAO.

Bài Làm Câu 1 Các khái niệm trong đánh giá đất đai: Đánh giá đất đai; Thích hợp đất đai: Thích nghi đất đai: Loại hình sử dụng đất đai; Đơn vị bản đồ đất đai.

Đánh giá đất đai: là sự nhận định những tính năng của

đất đai như một tài nguyên thiên nhiên , kinh tế và sản xuất nhằm mục đích xác định khả năng sản xuất của đất đai với chất lượng và giá trị khác nhau; luận chứng sử

dụng đất đai hiệu quả trong sx nông nghiệp và những lĩnh vực khác

Thích hợp đất đai: là sự kết hợp các tính thích hợp từng

phần của từng đặc tính đất đai vào thành lớp thích hợp tổng thể/tính thích hợp chung của LMU cho một LUT nhất định

Trang 2

Thích nghi đất đai: nhằm mục tiêu cung cấp những

thông tin về sự thuận lợivà khó khăn cho việc sử dụng đất, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng và quản lý đất đai một cách hợp lý

Loại hình sd đất đai(LUT): là một thửa đất cụ thể có

ranh giới rõ ràng trên thực địa được sử dụng thường xuyên

có hệ thống cho một nhu cầu nhất định của con người Ranh giới thửa đất được xác định thông qua sự tương phản giữa các loại hình sử dụng khác nhau

Đơn vị bản đồ đất đai(LMU): là một khoanh đất hay vạt

đất được xác định cụ thể trên bản đồ với những tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất chotừng loại hình sdd nhất định (FAO, 1983)

Câu 2: Đánh giá đất theo FAO (mục đích, nguyên tắc, trình tự) Phân biệt đánh giá đất định tính và đánh giá đất dịnh lượng.

1) Mục đích

- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và quy trình đánh giá đất cho nhiều ngành sdd

- Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu

- Cung cấp thông tin cần thiết cho QHSDĐ

- Là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá dd hiện

có thông qua so sánh và kết quả

- Là cơ sở để nghiên cứu thành những hệ thống đánh giá đất mới cho các vùng chuyên biệt

2) Nguyên tắc đánh giá đất đai

- Khả năng thích hợp được đánh giá và phân cấp cho loại hình sdd cụ thể

- Cần có sự so sánh giữa chi phí đầu tư và giá trị sản

phẩm đầu ra ở các loại đất đai khác nhau

- Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai

Trang 3

- Đánh giá đất đai phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững

- Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sdd khác nhau

3 Trình tự:

Qui trình đánh giá đất đai đượcthực hiện theo các bước sau:

- Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai

- Chọn lọc và mô tả kiểu sd đđ

- Chuyển đổi những đặc tính đất đai

- Xác định yêu cầu về đất đai

Đánh giá đất định tính: chủ yếu dựa vào sự mô tả xét

đoán và các tính chất đất đai, đưa vào sắp xếp trong hệ thống đánh giá

Đánh giá đất định lượng: dựa trên mô hình, mô phỏng

làm xác định và đánh giá mục đích xây dựng chiến lược quản lý và định hướng để sử dụng các đơn vị hành chính

Câu 3: Bản đồ đơn vị đất đai: Lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu; Trình tự xây dựng.

Bản đồ ĐVĐĐ (Land Unit Map – LUM) là một bản đồ

chuyên ngành thể hiện sự phân bố không gian của các đơn

vị đất đai

Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit – LMU):

 Là những vạt đất với những đặc trưng cụ thể, có thể nhìn thấy được và có thể xác định được trên khung địa lý,

 Đơn vị bản đồ đất đai có thể hiểu là một khoanh đất hay vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ với

Trang 4

những tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất nhất định (FAO, 1983)

 Tập hợp các đơn vị đất đai trong khu vực đánh giá đất đai được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai (LUM)

Lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp đơn vị đất đai phụ

thuộc vào mục đích sử dụng và nhu cầu của người sử dụng bản đồ Dưới đây là một số chỉ tiêu phổ biến thường được

sử dụng trong quá trình lựa chọn và phân cấp đơn vị đất đai:

1 Loại đất: Các đơn vị đất đai có thể được phân loại theo loại đất, chẳng hạn như đất cát, đất sét, đất cỏ, đất đá, đất đen, vv Loại đất có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng

và tính chất tự nhiên của đất

2 Đặc điểm địa hình: Đơn vị đất đai có thể được xác định dựa trên đặc điểm địa hình, chẳng hạn như đồng bằng, dốc, núi, thung lũng, vv Đặc điểm địa hình có thể ảnh

hưởng đến việc sử dụng đất và khả năng phát triển kinh tế

3 Sự sử dụng đất: Các đơn vị đất đai có thể được phân loại dựa trên mục đích sử dụng, chẳng hạn như đất nông

nghiệp, đất đô thị, đất công nghiệp, đất rừng, vv Sự sử dụng đất có thể cho thấy khả năng sử dụng và tính chất kinh tế của khu vực đó

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:

Bước 1: Khảo sát, thu thập các tư liệu (bản đồ), dữ liệu của vùng nghiên cứu

1) Nhóm thông tin về điều kiện tự nhiên

- Thông tin về đất, thông tin về nước

- Thông tin về sinh vật( động, thực vật tự nhiên)

- Địa hình – địa mạo

- Cấu trúc địa chất

Trang 5

- Địa chất kiến tạo công trình

- Địa chất thủy văn

-Địa chấn

-Khí hậu

-Thông tin về lũ lụt

=> Cần thu thập tư liệu bản đồ và các dữ liệu thuộc tính đi kèm

2) Nhóm thông tin về sử dụng đất

- Bản đồ HTSDĐ và báo cáo thuyết minh

- Các báo cáo, số liệu về tình hình sử dụng đất

- Các tài liệu báo cáo về tình hình sử dụng và QH của các ngành nghề trên địa bàn (xây dựng, thương mại, dịch vụ,

đô thị…)

Bước 2: Xem xét các tư liệu và tổ chức điều tra bổ sung nếu cần thiết

- Nghiên cứu kỹ các tài liệu thu thập được: xem xét kỹ các loại bản đồ, các số liệu thống kê diện tích — vị trí – lịch sử

sử dụng đất

- Các tài liệu nào có chất lượng không tốt cần phải điều tra, chỉnh lý bổ sung

- Cần xem xét kỹ là bản đồ thổ nhưỡng

Bước 3: Xây dựng các bản đồ đơn tính cùng tỷ lệ với bản

đồ định xây dựng

- Bản đồ các đặc trưng về địa hình – địa mạo

- Bản đồ đặc trưng khí hậu

- Bản đồ đặc trưng về lũ lụt: Ngập lụt, kiểu nước, đặc

trưng vận động của dòng chảy…

- Đất PNN: đối với cấp tỉnh phải xây dựng 7 bản đồ đơn tính

Trang 6

- Đất NN: cấp toàn quốc phải xây dựng 7 bản đồ đơn tính

Bước 4: Chồng xếp các bản đồ đơn tính xây dựng LUM

Nguyên tắc chồng xếp: lấy bản đồ các vùng đất (Soil zone) làm nền tảng, chồng xếp lần lượt các lớp thông tin, theo thứ tự thông tin nào quyết định nhiều đến chất lượng đất đai thì được ưu tiên trước, các lớp thông tin sau cần được nắn theo các lớp thông tin trước trong trường hợp các lớp thông tin gần trùng nhau

Kỹ thuật chồng xếp được thực hiện qua hai phương pháp:

- Phương pháp thủ công, chồng xếp theo thứ tự từng lớp thông tin

- Sử dụng kỹ thuật hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Bước 5: Thống kê và mô tả các đơn vị đất đai

- Thực hiện theo nguyên tắc chọn các contour đất có cùng chung những tính chất vào một đơn vị đất đai Các đơn vị đất đai được đánh số theo số Ả Rập 1, 2, 3, 4

- Đo và thống kê diện tích các đơn vị đất đai (phim tính diện tích, máy đo, phần mềm chuyên dụng )

Quá trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thường phụ

thuộc vào mục đích sử dụng và ngữ cảnh cụ thể của khu vực đó, do đó, có thể có sự điều chỉnh và bổ sung thêm các bước tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của dự án hoặc nghiên cứu

Câu 4: Cơ sở và phương pháp xác định LUT trong

đánh giá đất nông nghiệp, Mô tả các loại hình sử dụng đất.

Trang 7

Cơ sở xác định các LUT

- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá đất

- Các nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi sdd

- Khả năng về ĐKTN, KT-XH và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sdd đó

Phương pháp xác định các LUT

Có nhiều phương pháp để xác định các loại hình sử dụng đất, tùy thuộc vào mục đích và quy mô của việc nghiên cứu Tuy nhiên, dưới đây là một sốphương pháp cơ bản:

1 Phương pháp phân loại dựa trên mục đích sử dụng đất: Theo phương pháp này, đất được phân loại theo mục

đích sử dụng, ví dụ như đất để xây dựng nhà ở, đất để sản xuất nông nghiệp, đất để đặt công trình công cộng, v.v

2 Phương pháp phân loại dựa trên tính chất địa

hình: Theo phương pháp này, đất được phân loại dựa trên

tính chất địa hình

Mô tả các loại hình sdd

(1) Nhóm thông tin về quản lý và cơ sở hạ tầng:

- Quy mô nông trại; Sở hữu đất đai;

- Cơ sở hạ tầng: máy móc, thiết bị, thủy lợi, sân phơi, kho bãi…

- Nhân khẩu, lao động…

- Nguồn vốn

(2) Nhóm thông tin về ĐKTN để thực hiện LUT:

- ĐK đất: Loại đất, tính chất, lý hóa

- ĐK địa chất, địa hình

- ĐK về nước

- ĐK khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa,…

Trang 8

- Sinh vật: Trạng thái rừng

(3) Nhóm TT về các biện pháp canh tác:

- Khai hoang, cải tạo đất, làm đất;

- Thời vụ gieo trồng;

- Chăm sóc: phân bón, bảo vệ TV;

- Thu hoạch và kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm

(4) Nhóm TT về sản phẩm và thị trường:

- Các sản phẩm khi thực hiện LUT;

- Khả năng tiêu thụ và thị trường của sản phẩm

(5) Nhóm TT về đầu tư và hiệu quả kinh tế:

- Đầu tư;

- Thu nhập;

- Hiệu quả

Câu 5: Xác định yêu cầu sử dụng đất trong đánh giá đất nông nghiệp.

1 Yêu cầu về sinh trưởng/sinh thái

- ĐK sinh thái cho từng loại cây : Nhiệt độ , ánh sáng, chế

độ nước, đất đai

- Đặc tính sinh lý: Đất đai có tính cố định, không thể di chuyển, tính cố định vị trí quyết định giới hạn theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất Đặc biệt, đất đai không thể sinh sản chính vì vậy đây

là tài sản có hạn Giá trị của đất đai phụ thuộc vào vị trí, khu vực

- Yêu cầu về đầu tư cho sinh trưởng, phát triển

trường nơi có đất Đặc biệt, đất đai không thể sinh sản chính vì vậy đây là tài

Trang 9

sản có hạn Giá trị của đất đai phụ thuộc vào vị trí, khu vực

- Yêu cầu về đầu tư cho sinh trưởng, phát triển

2 Yêu cầu về quản lý

- Quy mô sản xuất: Diện tích đất càng rộng thì quy mô

sản xuất nông nghiệp càng lớn (từ hộ gia đình, hợp tác xã đến trang trại, vùng công nghiệp,…), diện tích đất hẹp thì quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ

- Chính sách đất đai: chính sách phù hợp từng vùng,

từng địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

- Điều kiện làm đất:

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Chọn khu đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, tiêu thoát nước thuận lợi Bố trí hệ thống mương tiêu thoát nước cho phù hợp

Bón lót, bón phân, ngừa sâu bệnh hợp lí

- Cơ sở hạ tầng

- Quản lí thị trường nông sản: Về một số giải pháp thúc

đẩy sản xuất và tiêu

thụ hàng nông sản

3 Yêu cầu bảo vệ

- Đảm bảo độ phì và SLCT: đảm bảo Độ phì vì nó đảm

bảo cung cấp đủ nước, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

- Đảm bảo tính lý hóa học đất:

Bảo vệ mùn, không khí, nước cho cây để sinh trưởng phát triển

Giữ cho đất đảm bảo tốt khả năng giữ chất dd, pH trung tính

Trang 10

Giữ sự cân bằng sinh thái để VSV phát triển tốt

-Bảo vệ chất lượng và NSCT

-chống thiên tai, ô nhiễm: Giảm thiểu rác thải ra môi

trường đất Tăng năng suất nông nghiệp Bảo vệ, cải thiện môi trường sống Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn Tái chế các loại rác thải Bớt sử dụng nhựa

Câu 6 Các tiêu chí phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Các tiêu chí phân tích sử dụng đất nông nghiệp thường bao gồm:

1 Điều kiện địa lý: Bao gồm địa hình, độ cao, độ ẩm, độ

mặn, độ pH, nhiệt độ và khí hậu

2 Tài nguyên đất: Bao gồm loại đất, độ sâu, độ thoát

nước, độ màn tính, độ bón và các đặc tính khác của đất

3 Nhu cầu của cây trồng: Bao gồm loại cây trồng, năng

suất, thời vụ, cách trồng, độ sâu gieo hạt, định lượng phân bón, và các yếu tố khác

4 Các yếu tố kinh tế: Bao gồm kinh phí, giá cả.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một quá trình đánh giá các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp trên một khu đất cụ thể Bằng cách đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, người ta có thể chẩn đoán, phân tích và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân

Các chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gồm:

- Sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp

- Hiệu quả sử dụng nguồn nước, đất, phân bón, thuốc trừ sâu

- Chi phí sản xuất

Trang 11

Câu 7 Phân hạng thích hợp đất đai theo FAO.

Cấu trúc của phân hạng thích hợp

Cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai có 4 cấp phân hạng: bộ, lớp, lớp phụ, đơn vị

1 Bộ thích nghi

Bộ “S” thích nghi bao hàm kiểu sử dụng đất đai cho năng suất có lợi mà có thể điều chỉnh đầu tư và không chấp

nhận sự rủi ro thiệt hại gây ra yếu tố tự nhiên hay do

nguồn tài nguyên

Bộ “N” không thích nghi được phân chia ra hai dạng là không thích nghi hiện

tại N1 và không thích nghi vĩnh viễn N2

Trong cả hai trường hợp, đất đai có sự giới hạn trầm trọng

mà “S” không có thể

có được Tuy nhiên, trong trường hợp N1, thì có thể điều chỉnh trong tương lai

nếu có sự đầu tư kỹ thuật mới, hay có sự thay đổi về giá

cả thị trường, hay chi

phí đầu tư ở các mức độ có thể chấp nhận được

2 Lớp thích nghi

 Lớp thích nghi thì cho thấy cấp độ thích nghi

Lớp thích nghi có thể được chia thành 3 lớp: thích nghi cao S1, trung bình S2, kém S3

S1: Thích nghi cao (Highly Suitable): Đất đai không có các hạn chế, hoặc chỉ có những hạn chế nhỏ không làm giảm năng suất hoặc tăng mức đầu tư quá mức có thể chấp

nhận được

S2: Thích nghi trung bình (Moderately Suitable):

Trang 12

Đất đai có những hạn chế làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu cầu đầu tư

S3: Thích nghi kém (Marginally Suitable)Đất đai có những giới hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với một LUT, tuy nhiên vẫn không làm ta phải bỏ loại sử dụng đã định Phí tổn sản xuất cao nhưng vẫn có lãi

Tuy nhiên tùy theo yêu cầu của các kiểu chọn lựa khác nhau mà có thể tăng hay giảm số lớp thích nghi Trong thực tế thì cho thấy chia 3 lớp thích nghi có khả năng hữu dụng tốt nhất

 Lớp không thích nghi cho thấy cấp độ không

thích nghi.

Lớp không thích nghi có thể chia thành 2 lớp: Không thích nghi hiện tại N1, Không thích nghi vĩnh viễn N2

N1: Không thích nghi hiện tại (Currently Not Suitable): Đất đai không thích nghi với loại hình sử dụng đất nào đó trong điều kiện hiện tại những giới hạn đó có thể khắc

phục được bằng những đầu tư lớn trong tương lai

N2: Không thích nghi vĩnh viễn (Permanently Not

Suitable): Đất không thích nghi với loại hình sử dụng đất

cả trong hiện tại và tương lai, vì có giới hạn rất nghiêm trọng mà con người không có khả năng làm thay đổi

3 Lớp phụ thích nghi

Những lớp phụ phản ánh loại giới hạn, thí dụ như thiếu ẩm

độ, thiệt hại do xói mòn… Số lượng lớp phụ thì tùy theo

số lượng các giới hạn được chọn lựa, đồng thời nó còn tùy thuộc vào mục tiêu ban đầu trong phân hạng mà có sự khác nhau trong phân loại lớp phụ Có hai cách hướng dẫn:

 Số lượng lớp phụ phải xem ở mức tối thiểu để có thể cho thấy sự phân biệt phân hạng trong một lớp

 Càng ít giới hạn càng tốt có thể sử dụng ký hiệu cho các lớp phụ Chỉ cần một đến hai chữ cho lớp phụ là

Ngày đăng: 22/01/2025, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w