1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dục trường Đại học sư phạm cơ sở ttsp thpt ngô quyền

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Tìm Hiểu Thực Tế Giáo Dục
Tác giả Phí Thị Lan
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Vinh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm
Chuyên ngành Sư Phạm Toán Học
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 79,86 KB

Nội dung

Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Vinh.

Sinh viên thực hiện : Phí Thị Lan

Mã sinh viên : DTS225D1402090053

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CƠ SỞ TTSP: THPT Ngô Quyền

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Thực tập sư phạm 1

Họ và tên sinh viên: Phí Thị Lan Chương trình ĐT: Sư phạm Toán học Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vinh Lớp: 10A1

A Phương pháp tìm hiểu

1 Nghe báo cáo của nhà trường về đặc điểm, tình hình trường THPT Ngô Quyền, quá trình hình thành và phát triển của trường, ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên, công nhân, viên chức, và báo cáo Đoàn trường THPT Ngô Quyền

Số lượng: 2

2 Nghiên cứu hồ sơ học sinh: Sơ yếu lí lịch, sổ đầu bài và các loại sổ theo dõi học sinh

3 Điều tra thực tế: Thông qua các hình thức như tham hỏi, trò chuyện, qua phiếu điều tra,

4 Tham gia đình học sinh: học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó,

B Kết quả tìm hiểu

1 Tình hình giáo dục

1.1 Vị trí địa lí

a) Vị trí

- Thịnh Đán là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Phường Thịnh Đán nằm ở khu vực trung tâm địa lý của thành phố và có vị trí: + Phía Đông giáp phường Tân Lập

+ Phía Tây giáp xã Quyết Thắng

+ Phía Nam giáp xã Thịnh Đức

+ Phía Bắc giáp phường Tân Thịnh và xã Quyết Thắng

b) Diện tích

- Năm 2004, phường được thành lập và có diện tích 6616,18 ha (6,2 km2)

c) Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm thích hợp cho định cư và sản xuất nông nghiệp

Trang 3

d) Đặc điểm dân cư.

- Dân số là 7.866 người

- Mật độ dân số đạt là 1.277 người/km2

1.2 Đặc điểm giáo dục ở địa phương

- Trên địa bàn phường Thịnh Đán có nhiều trường học cũng như các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp như:

+ Trường mầm non (ngoài các trường công lập thì còn nhiều trường tư thục)

+ Có nhiều trường THCS và THPT

+ Có các trường chuyên nghiệp như trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

2 Đặc điểm tình hình nhà trường

Tháng 8/1966, theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Thái, trường cấp III Đồng Hỷ, nay là trường THPT Ngô Quyền (Thái Nguyên) được thành lập Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành, thầy và trò trường THPT Ngô Quyền luôn cố gắng phấn đấu trong hoạt động dạy và học Cách đây 58 năm, khi đế quốc Mỹ điên cuồng dùng máy bay đánh phá ác liệt miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên còn non trẻ đã phải gánh chịu hàng trăm tấn bom đạn của giặc Mỹ thì Đảng ta đã đưa

ra một chủ trương rất đúng đắn là trường phải gần dân, theo đó một ngày đầu thu tháng

9 - 1966 tại một khu đồi, mà người dân địa phương thường gọi là “Gò ba xã” giáp ranh giữa 3 vùng là Huống Trung, Huống Thượng, Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái, có một ngôi trường đã được thành lập, đó là trường cấp III Đồng Hỷ, nay là trường THPT Ngô Quyền Năm học đầu tiên có gần 200 học sinh với quy mô 5 lớp học: 3 lớp 8, 1 lớp 9 và 1 lớp 10 với 12 Nhà trường đã trải qua nhiều năm học với những mốc thời gian tiêu biểu như:

― Từ năm 1966 đến năm 1970: Trường đóng trên địa điểm Gò Ba Xã ( Điểm trung tâm của ba xã Huống trung, Huống thượng và Linh Sơn), huyện Đồng Hỷ tỉnh Bắc Thái, lấy tên là trường cấp III

― Từ năm 1970 đến năm 1971: trường chuyển địa điểm đóng tại xóm Nhân Hòa,

xã Thịnh Đức, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái ( nay là thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

― Từ năm 1971 đến năm 1973: trường chuyển địa điểm đóng tại quán Ba Trăm,

xã Thịnh Đức, huyện đồng Hỷ

― Từ năm 1973 đến năm 1993: trường chuyển địa điểm đóng tại xóm La Gianh,

xã Thịnh Đức, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái (cũ) Thời điểm này do trường đóng trên địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên cho nên năm 1986 trường đổi tên từ trường cấp III Đồng Hỷ thành trường THPT Ngô Quyền

Trang 4

― Từ năm 1993 đến nay (2024): trường chuyển địa điểm đóng tạ phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên (trước đây là điểm đóng của UBND huyện Đồng Hỷ và sau đó là địa điểm học của trường trung cấp Y tế Thái Nguyên)

*Đội ngũ giáo viên

- Tổng số giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên: 77 Trong đó:

+ Cán bộ, giáo viên và nhân viên trong biên chế: 75 người (04 cán bộ quản lý,

65 giáo viên và 06 nhân viên)

+ Giáo viên hợp đồng: 02

- Cán bộ, giáo viên và nhân viên được biên chế 06 tổ: tổ Toán, tổ Lý – Tin – CN, tổ Ngữ văn – Xã hội, tổ Sinh – Hóa – Địa, tổ TD – Ngoại ngữ – QPAN và tổ Văn phòng

- Tỉ lệ trình độ đạt chuẩn: 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó:

+ Có 30 cán bộ quản lý và giáo viên trên chuẩn (42,86%)

+ Cán bộ quản lí có 100% trình độ chuyên môn tiêu chuẩn

+ Trình độ lí luận chính trị Cao cấp 02 và Trung cấp 05

+ Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá giỏi 100%

+ 100% tổ chuyên môn giáo viên có trình độ thạc sỹ, còn 2 bộ môn Thể dục và GDQPAN ch a có giáo viên ư có trình đ th c sỹ.ộ ạ

*Cơ sở vật chất:

Có 30 phòng học với 30 máy chiếu Projector phục vụ cho việc dạy và học, 03 phòng máy tính, 03 phòng phục vụ học tập, 01 nhà đa năng, 01 phòng truyền thống, 01 phòng Đoàn TNCS HCM, 04 phòng làm việc Ban Giám hiệu, 01 phòng y tế học đường, 01 phòng bảo vệ, 02 phòng hành chính và 02 kho Nhà trường có 85 máy tính (10 máy tính dùng cho hệ thống văn phòng, công tác quản lý) Nhà trường có khu nhà hiệu bộ, khu nhà thực hành, thí nghiệm, sân trường có mái che và sân cỏ nhân tạo

*Số lượng học sinh:

Hiện nay, có 1353 học sinh được biên chế 30 lớp trong đó:

+ Khối 10: 10 lớp

+ Khối 11: 10 lớp

+ Khối 12: 10 lớp

Trang 5

*Kết quả học tập của học sinh năm học 2023 – 2024:

Kết quả xếp loại học

lực

(Năm học 2023 – 2024)

Tổng số

Chia theo khối lớp

Giỏi (lớp 12); Tốt (lớp

10,11)

(tỷ lệ so với tổng số)

170

(12,73%) (8,92%)41 (18,43%)82 (10,90%)47

Khá

(tỷ lệ so với tổng số)

746

(55,88%) (53,38%)245 (46,07%)205 (68,68%)296

Trung bình (lớp 12);

Đạt (lớp 10,11)

(tỷ lệ so với tổng số)

411

(30,79%)

171

(37,25%)

153

(34,38%)

87

(20,19%)

Yếu (lớp 12); Chưa

đạt (lớp 10,11)

(tỷ lệ so với tổng số)

8

(0,60%) (0,44%)2 (1,12%)5

1

(0,23%)

Kém (lớp 12)

Kết quả xếp loại hạnh

kiểm

(Năm học 2023 – 2024)

Tổng số

Chia theo khối lớp

Tốt

(tỷ lệ so với tổng số)

1175

(80,01%)

407

(88,67%)

394

(88,54%)

374

(86,77%)

Khá

(tỷ lệ so với tổng số)

148

(11,09%)

45

(9,80%)

46

(10,34%)

57

(13,23%)

Trung bình (lớp 12);

Đạt (lớp 10,11)

(tỷ lệ so với tổng số)

8

(0,6%)

4

(0,87%)

4

(0,90%)

0

0

Yếu (lớp 12); Chưa

đạt (lớp 10,11)

(tỷ lệ so với tổng số)

4

(0,30%)

3

(0,65%)

1

(0,22%)

0

0

3 Cơ cấu tổ chức của nhà trường.

3.1 Ban giám hiệu

- Bao gồm: 04 người

+ Thầy Phan Vũ Hào – Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường

+ Thầy Đinh Hồng Tấn – Phó Bí thư Chi bộ– Phó Hiệu trưởng nhà trường + Cô Phạm Thị Thu Hằng – Phó Hiệu trưởng nhà trường

+ Cô Vũ Thị Loan – Phó Hiệu trưởng nhà trường

Trang 6

3.2 Tổ chức

3.2.1 Chi bộ

- Ban Chi ủy gồm 05 đồng chí:

+ Thầy Phan Vũ Hào − Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường

+ Thầy Đinh Hồng Tấn – Phó Bí thư Chi bộ– Phó Hiệu trưởng nhà trường + Cô Phạm Thị Thu Hằng − Ủy viên – Phó Hiệu trưởng nhà trường

+ Cô Vũ Thị Loan − Ủy viên – Phó Hiệu trưởng nhà trường

+ Thầy Nguyễn Mạnh Tuyên − Ủy viên – Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

3.2.2 Công đoàn

- Thầy Nguyễn Mạnh Tuyên – Chủ tịch Công đoàn trường

- Cô Lê Thu Huyền - Phó chủ tịch Công đoàn trường

- Cô Vương Kiều Nga - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn

- Cô Nguyễn Thị Huyên - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn

- Thầy Hoàng Văn Chính - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn

3.2.3 Đoàn thanh niên

- Thầy Ma Hải Trung – Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Cô Lê Đào Thục Anh – Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Cô Hoàng Diệu Vân Anh – Phó Bí thư Đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

3.2.4 Tổ chuyên môn: Gồm 6 tổ: 5 tổ chuyên môn, 1 tổ hành chính.

- Tổ Sinh − Hoá – Địa: Gồm 15 giáo viên.

+ Tổ trưởng: Cô Đỗ Thị Quỳnh Như.

- Tổ Thể dục – Ngoại ngữ – Quốc phòng: Gồm 15 giáo viên.

+ Tổ trưởng: Thầy Hoàng Viết Khôi.

- Tổ Lý – Tin – Công nghệ: Gồm 15 giáo viên.

+ Tổ trưởng: Cô Tạ Thị Minh Hoa.

‐ Tổ Văn – Xã hội: Gồm 16 giáo viên.

+ Tổ trưởng: Cô Nguyễn Thị Kim Dung.

- Tổ Toán: Gồm 12 giáo viên

+ Tổ trưởng: Cô Nguyễn Thị Vinh.

- Tổ Hành chính: Gồm 06 cán bộ giáo viên.

+ Tổ trưởng: Cô Nguyễn Thị Ngọc Quyên.

4 Nhiệm vụ của giáo viên

*Nhiệm vụ của giáo viên:

Trích Điều lệ trường trung hoc cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

(Ban hành kem theo thông tư số 32/2020/TT–BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của

Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo)

Trang 7

Chương IV NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN Điều 26 Giáo viên, nhân viên trường trung học

1 Giáo viên làm nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh trong trường trung học

2 Nhân viên làm công tác hỗ trợ, phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục học sinh trong trường trung học

Điều 27 Nhiệm vụ của giáo viên

1 Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục

2 Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự,

uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết; giúp đỡ đồng nghiệp

3 Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp

vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục

4 Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

5 Tham gia các công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương

6 Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các qyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu

sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục

7 Phối hợp với Đội thiéu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan về tổ chức hoạt động giáo dục

8 thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Điều 28 Nhiệm vụ của nhân viên

1 Xây dựng kế hoạch công việc phù hợp với từng vị trí việc làm và yêu cầu của từng cấp học

2 Thực hiện kế hoạch công việc được duyệt

3 Quản lý, bảo quản hồ sơ, sổ sách, thiết bị dạy học, giáo dục theo quy định

4 Phối hợp với giáo viên và các nhân viên khác trong quá trình triển khai nhiệm

vụ, phục vụ các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường

5 Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

6 Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ

Trang 8

7 Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

8 Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công

5 Các loại hồ sơ học sinh

- Học bạ của học sinh.

- Giấy khai sinh

- Sơ yếu lí lịch trích ngay của học sinh

- Sổ điểm lớn của học sinh

6 Cách đánh giá, xếp loại học sinh:

Trích Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông

(Ban hành kem theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo)

Chương II ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN VÀ HỌC TẬP HỌC SINH

Điều 8: Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

1 Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yều cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông

b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả ren luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học

c) Giáo viên chủ nhiệm căn cư quy định tại điẻm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này

2 Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kìa và cả năm học

Kết quả của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt

a) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì

- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật

Trang 9

- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt

- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông

- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đặt về phẩm chất trong Chương trình giáo dục phổ thông

b) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học

- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên

- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt

- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mưucs khá, học kì I đợc đánh giá mưucs chưa đạt

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại

Điều 9 Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1 Kết quả học tập của học sinh theo môn học

a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét

- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của hoc sinh được đánh giá theo

01 ( một ) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt

+ Mức Đạt: có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất

cả các lần được đánh giá mức Đạt

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại

- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt

b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số

- Điểm trung bình môn học kì ( sau đay viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được được tính như sau:

TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck ĐTBmhk =

Số ĐĐGtx + 5

Trang 10

2 Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá điểm số, Được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học Kết quả của học sinh trong từng hoc kì

và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt

a) Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có dạt từ 8,0 điểm trở lên

b)Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có từ 5,0 trở lên trong đó có ít nhất 06 môn học có đạt từ 6,5 trở lên

c) Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn được đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có dưới 3.5 điểm

d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại

7 Các hoạt động giáo dục trong nhà trường

7.1 Chương trình các hoạt động giáo dục

7.1.1 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10,11,12: Trong chương trình tổng thể theo chương trình GDPT 2018

7.1.2 Hoạt động giáo dục địa phương:

Thực hiện theo Quyết định 839/UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên, công văn 1858/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 19 tháng 8 năm

2022 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên Kế hoạch thực hiện theo công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT

Ngày đăng: 07/01/2025, 20:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w