1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn lịch sử Đông nam Á quá trình du nhập và truyền bá islam giáo Ở dưới thời vương triều malacca

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Du Nhập Và Truyền Bá Islam Giáo Ở Dưới Thời Vương Triều Malacca
Tác giả Trần Minh Hiếu, Cao Thị Phương Nhi, Điểu Thanh Bình, Trần Nguyễn Bạch Thụy, Bùi Nhật Hoài Thương
Người hướng dẫn TS. Văn Kim Hoàng Hà
Trường học Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Chuyên ngành Lịch Sử Đông Nam Á
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Ngoài sự phát triển vượt bậc về kinh tế, vương triều Malacca cũng là nơi có sựảnh hưởng sâu sắc của Islam giáo được du nhập vào vương triều này.. Như vậy, sự ảnh hưởng của Islam giáo đối

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á

QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ TRUYỀN BÁ ISLAM GIÁO Ở

DƯỚI THỜI VƯƠNG TRIỀU MALACCA

Giảng viên hướng dẫn: TS Văn Kim Hoàng Hà

Trang 2

1 Trần Minh Hiếu 2156110057 Nội dung, PPT

2 Cao Thị Phương Nhi 2156110277 Nội dung

3 Điểu Thanh Bình 2256110023 Nội dung

4 Trần Nguyễn Bạch Thụy 2256110060 Nội dung

5 Bùi Nhật Hoài Thương 2256110064 Nội dung, PPT

Trang 3

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

MỞ ĐẦU……….1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 2

2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

6.1 Ý nghĩa khoa học 6

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 6

7 Bố cục đề tài 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN………8

1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.1 Khái niệm tôn giáo 8

1.1.1 Vài nét về Islam giáo 9

2.1 Cơ sở thực tiễn 11

2.1.1 Vài nét về vương triều Malacca 11

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA ISLAM GIÁO……… 15

2.1 Tình hình xã hội của vương triều Malacca trước khi Islam giáo du nhập 15

2.2 Những con đường truyền bá 16

2.2.1 Qua con đường thương mại 16

2.2.2 Qua thương nhân Ả Rập và vai trò của thương nhân Ả Rập 18

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ………20

3.1 Các chính sách và phương pháp giúp truyền bá Islam vào Malacca 20

Trang 4

3.1.2 Hoạt động truyền giáo của các học giả Islam giáo 20

3.1.3 Sự ủng hộ của các quốc vương 21

3.2 Sự phát triển và ảnh hưởng của Islam giáo đến vương triều Malacca 22

3.2.1 Sự phát triển của Islam giáo ở Malacca 22

3.3.2 Sự ảnh hưởng của Islam giáo đến vương triều Malacca 25

KẾT LUẬN……… 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 28

Trang 5

Hình 1: Nhà ngôn sứ Mohammad……… 9Hình 2: Bản đồ Vương triều Malacca………11Hình 3: Bức tranh về Vương triều Islam giáo Melaka dưới thời trị vì của SultanAlauddin Riayat Shah (1477–1488) 19

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Malaysia là một quốc gia ở Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vị thếkinh tế của mình không chỉ trong khu vực mà còn đối với thế giới, để có sự phát triểnnhư ngày hôm nay, Malaysia đã trải qua nhiều thời kỳ với những vương triều khácnhau để đạt được những thành tựu như hiện tại, một trong số đó phải kể đến là sự pháttriển hưng thịnh ở dưới thời vương triều Malacca

Vương triều Malacca được thành lập năm 1404 và kéo dài tới năm 1511 Trảiqua hơn một thế kỷ huy hoàng dưới sự cai trị của 6 vị vua Malacca hội tụ đầy đủ mọiyếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa Tọa lạc tại vị trí đắc địa, là đầu mối giao thôngquan trọng, chiến lược bậc nhất Đông Nam Á Kết hợp với sự thành thạo về hàng hải

và thương mại của người Mã Lai cùng với chiến lược khéo léo và thiết lập hiệu quả, antoàn cho các thương nhân

Ngoài sự phát triển vượt bậc về kinh tế, vương triều Malacca cũng là nơi có sựảnh hưởng sâu sắc của Islam giáo được du nhập vào vương triều này Islam giáo đãảnh hưởng rất lớn trong sự phát triển của vương triều Malacca, ảnh hưởng đến mọimặt không chỉ về kinh tế, văn hóa, giáo dục mà còn ảnh hưởng đến hệ thống chính trịcủa vương triều thời bấy giờ Bên cạnh đó, tôn giáo này còn trở thành công cụ chính trịvới sức mạnh tiềm tàng để vương triều Malacca thu phục các quốc gia chư hầu khác ởbán đảo Mã Lai Islam giáo không chỉ là một tôn giáo, mà còn là nền tảng cho sự pháttriển của vương triều Malacca về mặt chính trị, văn hóa, và xã hội Tôn giáo này đãgiúp củng cố quyền lực của các vị vua, thúc đẩy thương mại, phát triển giáo dục, vàtạo ra một xã hội thịnh vượng Từ Malacca, Islam giáo lan rộng ra khắp Đông Nam Á,

để lại di sản quan trọng mà cho đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều quốc giatrong khu vực, đặc biệt là Malaysia

Như vậy, sự ảnh hưởng của Islam giáo đối với vương triều Malacca là một phầntất yếu và là một phần không thể thiếu đối với niên đại lịch sử Malaysia, với tất cả sựảnh hưởng và thành tựu quý giá ấy, việc tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan đúng đắn vềIslam giáo ở thời kỳ này là hết sức cần thiết, nhất là đối với những đối tượng như sinhviên của các chuyên ngành trong khu vực Đông Nam Á học Chính vì lý do trên, nhóm

chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu về đề tài “Quá trình du nhập và truyền bá

Trang 7

Islam giáo ở dưới thời vương triều Malacca” nhằm tìm hiểu và đúc kết những thông

tin về sự du nhập và truyền bá của tôn giáo này ở dưới thời vương triều Malacca

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Khu vực Đông Nam Á từ lâu đã trở thành một trong khu vực được nghiên cứubởi nhiều học giả, nhà nghiên cứu và đặc biệt hơn là sự hình thành của các vương quốc

cổ đại ở trong khu vực trong đó bao gồm vương triều Malacca Dưới đây là các tácphẩm sách, bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được nhóm xem xét

và tham khảo để thực hiện nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tác phẩm “Lịch sử các nước Đông Nam Á trừ Việt Nam (từ nguyên sơ đến thế kỷ XVI)” của tác giả Nguyễn Thế Anh (1972) Trong quyển sách này, tác giả

nghiên cứu về các quốc gia Đông Nam Á theo chiều dài lịch sử thông qua 3 chươngchính Chương I: Sự bành trướng của người Ấn và sự xuất hiện của các quốc gia ĐôngNam Á đầu tiên Chương II: Đông Nam Á từ cuối thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XIII.Chương III: Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XV Trong tác phẩm này,tác giả cũng nhắc đến sự phát triển của vương triều của Malacca cùng với đó là sựbành trướng của Islam giáo ở khu vực bán đảo Mã Lai

Tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” của tác giả Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình và

Trần Thị Vinh (2005) Nội dung cuốn sách gồm ba phần chính: Phần thứ nhất: “ĐôngNam Á từ tiền sử đến trước chủ nghĩa thực dân”; Phần thứ hai: “Đông Nam Á từ thế

kỷ XVI đến năm 1945: Giao thương, thực dân hóa và phi thực dân hóa”; và Phần thứba: “Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay: Độc lập dân tộc, liên kết khu vực và pháttriển” Tác phẩm này cung cấp những thông tin về tiến trình lịch sử của vương triềuMalacca cũng như là sự ảnh hưởng của Islam giáo tới vương quốc này

Bài nghiên cứu “Hồi giáo và Nhà nước Malaysia” của tác giả Nguyễn Thị

Vinh (2002) Ở bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào việc phân tích vai trò của Hồigiáo trong hệ thống chính trị và xã hội của Malaysia Hồi giáo không chỉ là một tôngiáo mà còn được thể chế hóa sâu sắc, liên kết chặt chẽ với bản sắc dân tộc Malay.Trong Hiến pháp Malaysia, Hồi giáo giữ vị trí đặc biệt, và những quy định pháp lý vềquyền tự do tôn giáo thường bị chi phối bởi luật Hồi giáo Syariah Điều này tạo nêncác tranh cãi trong xã hội, đặc biệt về quyền tự do tôn giáo và vấn đề cải đạo

Trang 8

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở trong nước vẫn còn hạn chế và chủyếu nói một cách khái quát về quá trình hình thành của vương triều Malacca cũng như

là sự du nhập Islam giáo vào vương triều này, chưa thực sự nghiên cứu sâu về nhữnggiai đoạn phát triển mạnh mẽ của Islam giáo cũng như là sự ảnh hưởng của nó đếnvương triều Malacca và các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á

2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Bên cạnh các công trình trong nước, nhóm chúng tôi tìm thấy một số tài liệukhác đến từ nước ngoài về vương triều Malacca cũng như là sự ảnh hưởng của Islamgiáo đến vương triều này Cụ thể gồm các tác phẩm:

Tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” của tác giả D.G.E Hall (1997) Ở tác phẩm

này, tác giả đã phác họa một bức tranh toàn cảnh sinh động về lịch sử hình thành vàphát triển của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời tác giả cũng cho ta thấy

sự giao thương, trao đổi văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á đã xuất hiện từ lâu đờitrong lịch sử cùng với đó là sự đấu tranh kiên cường, bền bỉ để giành độc lập của cácquốc gia trong khu vực Ngoài ra, trong tác phẩm này tác giả cũng đề cập đến quá trìnhhình thành và phát triển hưng thịnh của vương triều Malacca cùng với đó là sự du nhậpcủa Islam giáo và sự phát triển của nó đến vương triều Malacca cũng như là các quốcgia khác trong khu vực

Tác phẩm “The Malays, A Cultural History” tạm dịch: “ Người Malays, một

nền lịch sử văn hóa” của Richard Winstedt (1961) Tác phẩm này bàn về sự kế thừa

của người Mã Lai đối với một nền văn minh cổ đại và phức tạp bao gồm Shaman giáoMông Cổ; Ma thuật Assyrio-Babylon và Tantra; họa tiết nghệ thuật từ thảo nguyên;Dong-so'n và Ấn Độ; tôn giáo, văn hóa dân gian và văn học của Phật giáo, Ấn Độ giáo

và Islam giáo Cuốn sách này cũng nghiên cứu về các vấn đề của vương triều Malaccacũng như là sự ảnh hưởng của Islam giáo đến văn hóa, nghệ thuật của vương triều này

Bài nghiên cứu “Perjalanan Dakawah Islamiyyah di Melaka The Journey of Islamic Da’wah in Malacca” tạm dịch “ Hành trình của Da’wah Islam giáo tại

Malacca” của Aniq Musirif và Khazri Osman(2022) Công trình nghiên cứu này bàn

về sự phát triển thịnh vượng của Islam giáo ở thời vương triều Malacca là nhờ vào cácphương pháp quảng bá Da’wah Islam giáo rất ấn tượng Bên cạnh đó, Da'wah Islamgiáo ở Malacca rất quan trọng vì đây là trung tâm lớn cho việc truyền bá đạo Islam

Trang 9

giáo trên quần đảo Ngoài ra, hành trình truyền bá Islam giáo thành công cũng mộtphần là do sự đón nhận nồng nhiệt của người dân ở đây.

Bài nghiên cứu “Dinamika Islam Di Malaysisa : Telaah Sosio Historis”của

tác giả Arditya Prayogi(2022) Bài viết này nhằm mô tả sự tương tác giữa bản sắcIslam giáo và dân tộc Melayu ở Malaysia, từ đó làm rõ mối liên hệ sâu sắc giữa haiyếu tố này Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính mô tả, kết hợp với thu thập dữliệu thông qua việc nghiên cứu tài liệu Kết quả cho thấy, Islam giáo và văn hóa dântộc Melayu có mối liên hệ chặt chẽ trong lịch sử và xã hội Malaysia Islam giáo khôngchỉ ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo mà còn hòa quyện với các nền văn hóa tiền Islamgiáo tại Malaysia, tạo nên sự giao thoa văn hóa qua quá trình đồng hóa và tiếp biến vănhóa Mối liên hệ này được củng cố thông qua quy định của nhà nước Malaysia, trong

đó Islam giáo được công nhận là tôn giáo chính thức Bản sắc dân tộc Melayu gắn liềnvới ba yếu tố: Islam giáo, ngôn ngữ Melayu, và phong tục tập quán của người Melayu

Như vậy, có thể thấy các công trình nước ngoài nghiên cứu về nhiều khía cạnhvới đa dạng góc nhìn về sự ảnh hưởng của Islam giáo đến vương triều Malacca Chính

vì vậy nhằm kế thừa, bổ sung và phát huy thành tựu của các tác giả đi trước, nhóm

chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “Quá trình du nhập và truyền bá Islam giáo ở dưới thời vương triều Malacca” Thông qua đề tài lần này, chúng tôi

muốn cung cấp cho người đọc cái nhìn rõ cụ thể và đầy đủ hơn về quá trình du nhập vàtruyền bá của Islam giáo vào vương triều Malacca

3 Mục tiêu nghiên cứu

Với mong muốn tìm hiểu trên, nhóm chúng tôi đưa ra một số mục tiêunghiên cứu cho đề tài này như sau:

- Thứ nhất, tìm hiểu về những cơ sở lý luận và thực tiễn về tôn giáo, Islam

giáo cũng như một vài nét về sự hình thành của vương triều Malacca

- Thứ hai, tìm hiểu quá trình du nhập của Islam giáo vào vương triều

Trang 10

quốc cổ Từ đó có thể giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan, nhận định riêngđồng thời đưa ra nhận xét, đánh giá hoặc so sánh về ảnh hưởng cũng như sự phát triểncủa các tôn giáo khác.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài: quá trình du nhập và truyền bá Islamgiáo dưới thời vương triều Malacca

- Giới hạn không gian: Vương triều Malacca

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sử dụng những phươngpháp nghiên cứu sau:

Phương pháp tra cứu tài liệu: Nhóm chúng tôi sẽ tiến hành thu thập các tài liệu có

liên quan đến đề tài nghiên cứu dưới dạng sách, bài báo, công trình nghiên cứu, luậnvăn, luận án, đăng công bố trong và ngoài nước

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch

đại để nghiên cứu Islam giáo đã du nhập vào vương triều Malacca vào thời gian nào vàquá trình truyền bá Islam giáo có thay đổi và ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội và đờisống kinh tế của vương triều Malacca

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích

thông tin từ các tài liệu đã thu thập, nhóm tiến hành phân tích từng nội dung chi tiết, cụthể Từ các thông tin đã được nhóm tiến hành phân tích, nhóm tổ hợp lại các nội dungcủa đề tài và rút ra ý nghĩa, nội dung cốt lõi của đề tài

Phương pháp nghiên cứu liên ngành lịch sử - xã hội - văn hóa: Nhóm chúng tôi sử

dụng những tài liệu từ nhiều ngành khác nhau cùng nhau nghiên cứu để đạt được mụctiêu chung trong nhận thức đối tượng nghiên cứu Việc nghiên cứu liên ngành có thể

Trang 11

cung cấp cho chúng ta những góc nhìn mới mẻ về sự phân bổ của cộng đồng Islamgiáo trong khu vực và những tác động du nhập tôn giáo này lên các giá trị và lối sốngđịa phương.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài “Quá trình du nhập và truyền bá của Islam giáo dưới thời vương triều Malacca, Malaysia” được khai thác ở khía cạnh tôn giáo, lịch sử hình thành tôn giáo,

đặc điểm văn hóa xã hội, nhà nước của Malaysia dưới thời vương triều Malacca Từ

đó, giúp ta hiểu rõ về lịch sử nguồn gốc của đạo Islam giáo ở Malaysia dưới thờivương triều Malacca, làm rõ quá trình du nhập và truyền bá đạo Islam giáo ở giai đoạnnày Dưới góc nhìn lịch sử khu vực Đông Nam Á, đề tài này giúp ta hiểu rõ hơn về sựphát triển và tương tác giữa các nền văn hóa và tôn giáo trong bối cảnh lúc bấy giờ.Việc nghiên cứu này cung cấp cho ta cái nhìn sâu sắc về cách thức mà tôn giáo có thểlan tỏa qua các nền văn minh và khu vực địa lý khác nhau Ngoài ra, những nghiêncứu, kết quả, ý nghĩa và giá trị của đề tài có thể dùng để làm luận cứ khoa học đónggóp vào sự hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa, và xã hội Đông Nam Á

sử, nhà xã hội học, và những người quan tâm đến sự phát triển của các cộng đồngIslam giáo ở Đông Nam Á

7 Bố cục đề tài

Từ những mục tiêu nghiên cứu ở trên, đề tài nhóm chúng tôi sẽ có những bốcục nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn: Trong chương 1, nhóm chúng tôi sẽ

trình bày các cơ sở lý luận để làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu như khái niệm tôngiáo, vài nét về Islam giáo nói chung trên thế giới, làm tiền đề cho cơ sở thực tiễn

Trang 12

Ngoài ra nhóm chúng tôi cũng đưa ra cơ sở thực tiễn gắn liền với đối tượng nghiêncứu, đó là nghiên cứu sơ lược về vương triều Malacca ở Malaysia Từ đó thấy đượctổng quan tình hình và đối tượng được nghiên cứu của đề tài.

Chương 2: Quá trình du nhập của Islam giáo: Trong chương 2 này, nhóm

chúng tôi sẽ trình bày và làm rõ quá trình Islam giáo du nhập vào Malaysia, quá trình

ấy diễn ra trong vào bao lâu và bằng cách thức nào Đồng thời giải thích được nguồngốc của Islam giáo và tình hình xã hội Malaysia trước khi Islam giáo du nhập Bêncạnh đó, chương này sẽ nói rõ hơn về những con đường truyền bá Islam giáo như quacon đường thương mại, qua thương nhân Ả Rập và vai trò của thương nhân Ả Rậptrong việc du nhập Islam giáo vào Malaysia

Chương 3: Quá trình truyền bá: Trong chương 3 chúng tôi sẽ tập trung đào

sâu vào các chính sách và phương pháp truyền bá, sự phát triển và ảnh hưởng củaIslam giáo đến các lĩnh vực khác dưới thời vương triều Malacca

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm tôn giáo

1.1.1.1 Khái niệm

Khái niệm “Tôn giáo” được xuất phát từ phương Tây, về mặt nội dung rất khó

để xác định được những nội dung bên trong của nó Ngay từ ban đầu thuật ngữ “Tôngiáo” được sử dụng ở phương Tây, và trong thời kỳ bành trướng của chủ nghĩa thựcdân, thuật ngữ này đã du nhập vào các nước mà thực dân phương Tây đặt chân đến.Ngay từ ban đầu, thuật ngữ “Tôn giáo” được dùng để chỉ đạo Kitô giáo, nhưng sau nàythuật ngữ này được dùng để chỉ những hình thức khác nhau của tôn giáo trên thế giới(Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 2008)

C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng phát biểu: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tựcảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thânmình một lần nữa” (C.Mác & Ph.Ăngghen, 1993, Tr.446-461) Cả hai ông đều chorằng, tôn giáo là một ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội

Theo Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam cho rằng: “Tôn giáo là niềm tin vàocác lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cáchtrực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thếcũng như ở thế giới bên kia Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vàonhững thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dungtừng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhaucủa từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau” (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 2008)

1.1.1.2 Về bản chất và nguồn gốc

Về bản chất, rất khó để xác định được định nghĩa và nội hàm của tôn giáo, khinói đến tôn giáo người ta thường đề cập đến mối quan hệ giữa hai thế giới: thế giớihữu hình và thế giới vô hình Cả hai mối quan hệ này chúng không có sự tách bạch vớinhau (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 2008)

Trang 14

Về nguồn gốc, theo V I Lênin, nguồn gốc tôn giáo là toàn bộ những nguyênnhân và điều kiện tất yếu làm nảy sinh niềm tin tôn giáo (Viện Nghiên cứu Tôn giáo,2008) Nguồn gốc đó bao gồm:

- Nguồn gốc xã hội: Là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách quancủa đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo (ViệnNghiên cứu Tôn giáo, 2008)

- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá trìnhnhận thức

- Nguồn gốc tâm lý (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 2008)

1.1.1 Vài nét về Islam giáo

Từ “Islam” theo nghĩa thuần túy tôn giáo là sự phục tùng Thượng Đế, thể hiện

sự thần khải độc thần giáo (Dominique, 2002, tr.3) Islam giáo ra đời vào thế kỷ VII,

có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập Mohammad – người được cho là ngôn sứ cuối cùngcủa Thiên Chúa duy nhất (Allah) là người đã sáng lập ra Islam giáo Islam giáo là tôngiáo đứng thứ hai trong danh sách các tôn giáo lớn trên thế giới, với gần 2 tỷ tín đồtrên khắp thế giới (Trần Thị Minh Thu, 2012)

Hình 1: Nhà ngôn sứ Mohammad

Trang 15

(Nguồn: https://zombietime.com/mohammed_image_archive/islamic_mo_full/)

Sau khi Islam giáo ra đời, vào khoảng từ năm 622 đến năm 630, tôn giáo này đã

có những cuộc “thánh chiến” và kết hợp với những hoạt động chính trị, ngoại giao.Mohammad và những tín đồ đã chiếm được thành Mecca, tại đây ông và những tín đồ

đã xây dựng Mecca trở thành “Thánh địa” - một trung tâm tôn giáo của người Islamgiáo lớn nhất thế giới Sau khi chinh phục được thành Mecca, người Islam giáo tiếptục mở ra những cuộc “thánh chiến” để mở rộng phạm vi Islam giáo ra toàn thế giới.Mục tiêu đầu tiên của họ là những người Do Thái ở Arabia, họ bắt và giam giữ nhữngngười Do Thái có thái độ bất tuân phục làm nô lệ cho người Islam giáo chiến thắng.Tiếp theo sau đó, từ năm 636, người Islam giáo bắt đầu những cuộc viễn chinh lớn trênquy mô toàn cầu, bắt đầu truyền bá Islam giáo trên toàn thế giới Cho đến thế kỷ XI,Islam giáo đã trở thành tôn giáo mang tính quốc tế, có mặt trên các hầu hết quốc gia từphương Tây đến các bán đảo Ả-rập và khu vực Tây Nam Iran Vào khoảng thế kỷ XIVđến thế kỷ XVI, Islam giáo được du nhập Đông Nam Á, trong đó có Malaysia Hiệnnay ở Đông Nam Á là một trung tâm có số dân theo Islam giáo lớn nhất thế giới, vớitrên 200 triệu tín đồ (Trần Thị Minh Thu, 2012)

Về giáo lý, tín đồ Islam chỉ niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất (Allah) và sứ giảMohammad, họ tin có các thiên sứ, có linh hồn, tin vào ngày phục sinh và sự phán xétcuối cùng Đặc biệt là họ tin vào kinh Qur’an và luật Sariat Kinh Qur’an đối vớingười Islam được xem là “cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất” chứa đựng mọi

“chân lý và tri thức” của loài người Kinh Qur’an được cho là những lời giáo huấn củaThượng Đế Allah dành cho con người ngang qua Thiên sứ Mohammad trong khoảng

22 năm (610-632) Nhưng thực ra là tập hợp những bài giảng của Mohammad lúc còntại thế, mãi về sau được sưu tầm và biên soạn thành văn bản chính thức lưu truyền đếnngày nay (Trần Thị Minh Thu, 2012)

Islam giáo không có hệ thống phẩm trật, chính vì thế mà khi đến mỗi quốc gia,tùy từng vùng văn hóa mà Islam giáo đều mang cho mình những nét riêng biệt nhưngkhông bị đánh mất đi những bản chất vốn có của mình Tín đồ Islam giáo tuân thủ vàtập trung vào 5 điều sống cơ bản sau đây:

- Xác tín hoặc còn gọi là biểu lộ đức tin (Tawhid)

Trang 16

- Cầu nguyện mỗi ngày (Solah).

- Tháng lễ Ramadan - tháng 9 Islam lịch

- Bố thí (Zakat)

- Hành hương (Hadji) viếng thánh địa Mecca

Ngoài ra các điều trên, các tín đồ Islam giáo còn có nghĩa vụ dự thánh chiến(Jihad) (Trần Thị Minh Thu, 2012)

2.1 Cơ sở thực tiễn

2.1.1 Vài nét về vương triều Malacca

Vương triều Malacca (hay Melaka) là một trong những vương triều quan trọngtrong lịch sử Đông Nam Á, đặc biệt trong thế kỷ 15 và 16 Nhờ vị trí địa lý thuận lợilợi của mình mà Malacca đã phát triển trở thành một trung tâm thương mại quan trọngnhất khu vực Đông Nam Á, trở thành cầu nối cho các thương nhân Ả-Rập sang TrungQuốc buôn bán và trao đổi hàng hóa

Trang 17

Hình 2: Bản đồ Vương triều Malacca

1396, ông và những người theo ông bị Xiêm trục xuất ra khỏi Temasek Ông rút lui vềMuar rồi đến sông Ujong trước khi ở lại tại Bertam, gần cửa sông Malacca (PortalRasmi Kerajaan Negeri Melaka, 2023)

Ông đã đặt tên Malacca (Melaka) cho đất nước của mình theo cây mà ông đãtựa vào khi đến Bertam Ban đầu, Malacca là một làng chài nhỏ nằm trên bờ biển phíaTây của bán đảo Mã Lai Tuy nhiên, nhờ vị trí chiến lược của mình trên tuyến đườngthương mại quan trọng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Malacca nhanh chóng trở thànhmột trung tâm thương mại nổi bật, trở thành một cảng trung chuyển sầm uất với hàngtrăm tàu bè ghé qua mỗi năm Parameswara đã tận dụng lợi thế địa lý này để phát triểnthành một đế chế hùng mạnh, đồng thời mở rộng ảnh hưởng của mình trên toàn khuvực (Portal Rasmi Kerajaan Negeri Melaka, 2023)

2.1.1.2 Sự du nhập Islam giáo

Dưới sự lãnh đạo của Parameswara (sau này ông kết hôn với Công chúa Pasai,theo đạo Islam giáo và lấy danh hiệu là Sultan Iskandar Shah, là vị Vua đầu tiên ởMalacca theo Islam giáo), Malacca đã từng bước phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế vàchính trị (Portal Rasmi Kerajaan Negeri Melaka, 2023) Malacca trở thành trung tâmthương mại lớn nhất ở Đông Nam Á, thu hút thương nhân từ khắp nơi, bao gồm TrungQuốc, Ấn Độ, Ả Rập, và châu Âu Thành phố cảng của Malacca trở thành điểm giaothương quan trọng, nơi các thương nhân có thể giao dịch hàng hóa từ các vùng đấtkhác nhau, góp phần vào sự phát triển phong phú của nền văn hóa và kinh tế

Malacca là một cảng biển quốc tế, hàng ngày có rất nhiều thương nhân từ nhiềukhu vực đổ về, nhất là các thương nhân Ả-rập Chính vì cũng muốn Islam giáo được

Ngày đăng: 03/01/2025, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - Tiểu luận môn lịch sử Đông nam Á quá trình du nhập và truyền bá islam giáo Ở dưới thời vương triều malacca
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC (Trang 1)
Hình 1: Nhà ngôn sứ Mohammad - Tiểu luận môn lịch sử Đông nam Á quá trình du nhập và truyền bá islam giáo Ở dưới thời vương triều malacca
Hình 1 Nhà ngôn sứ Mohammad (Trang 14)
Hình 3: Bức tranh về Vương triều Islam giáo Melaka dưới thời trị vì của Sultan - Tiểu luận môn lịch sử Đông nam Á quá trình du nhập và truyền bá islam giáo Ở dưới thời vương triều malacca
Hình 3 Bức tranh về Vương triều Islam giáo Melaka dưới thời trị vì của Sultan (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w