HLA H uman L eucocyte A ntigen: Kháng nguyên bạch cầu người còn có tên gọi là phức hợp hòa hợp mô tổ chức chủ yếu Major histocompatibility complex-MHC→tập hợp các nhóm gen mã hóa cho cá
Trang 1VAI TRÒ XÉT NGHIỆM ĐỊNH TYPE HLA VÀ
KHÁNG THỂ KHÁNG HLA TRONG GHÉP GAN
Ths.BS CK2 Đặng Thị Hà Trung tâm Tế bào gốc-BV Nhi TW
Trang 2NỘI DUNG
1 Tổng quan HLA, kháng thể kháng HLA
2 Xét nghiệm đánh giá miễn dịch ghép: định type HLA, anti HLA
(PRA, SA, đọ chéo)
Trang 3HLA ( H uman L eucocyte A ntigen): Kháng nguyên bạch cầu người còn
có tên gọi là phức hợp hòa hợp mô tổ chức chủ yếu (Major histocompatibility complex-MHC)→tập hợp các nhóm gen mã hóa cho các protein nhỏ (peptide) trên bề mặt tế bào lymphoT, B, tế bào có nhân, đại thực bào giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra các chất như VR, VK, mảnh ghép… (kháng nguyên) là “lạ” hay “quen”
Trang 4CẤU TRÚC GEN HLA
Trang 5CẤU TRÚC PHÂN TỬ HLA
HLA Lớp I:
1 chuỗi α ,1 chuỗi ß α1, α2 tạo máng gắn peptit α3 tạo vùng tiếp xúc TCD8
HLA Lớp II:
1 chuỗi α ,1 chuỗi ß α1, ß1 tạo máng gắn peptit
ß2 tạo vùng tiếp xúc TCD4
Trang 6ĐẶC ĐIỂM GEN HLA
Trang 7ĐẶC ĐIỂM GEN HLA_TÍNH ĐA DẠNG
Trang 8ĐẶC ĐIỂM GEN HLA_TÍNH ĐỒNG TRỘI &
DI TRUYỀN THEO BỘ ĐƠN BỘI
Trang 9HLA_ DANH PHÁP
1
Trang 10HLA-Lớp 1: Trình diện KN nội sinh cho lympho TCD8 (Tđộc)
Các peptit là KN tự thân -> Hệ thống miễn dịch cơ thể dung nạp
Các Peptit bất thường (TB nhiễm VRut, TB ung thư)→CD8 nhận biết→cùng với hỗ trợ của CD4 “tiêu diệt” các TB bất thường này
HLA-Lớp 2: Trình diện KN ngoại sinh (mảnh ghép ) cho lympho
TCD4 (T hỗ trợ) thông qua phức hợp: TCR-HLA lớp II- peptid lạ
CHỨC NĂNG HLA-TRÌNH DIỆN KN
Trang 11HLA_Quá trình trình diện và xử lý KN
Trang 12Nguồn: ResearchGate
HLA_NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN TRONG GHÉP
Trang 13Kháng thể kháng HLA “tự nhiên” có thể tồn tại ở những người khỏe
mạnh, không có tiền sử ghép, truyền máu hay sinh con
Nguyên nhân:do sự phản ứng chéo với những KN thường gặp ở
môi trường trong suốt quá trình sống
Tỷ lệ ~ 1-5%
Một số trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn, Kháng thể liên cầu bắt chước HLA antibody
KHÁNG THỂ KHÁNG HLA
Trang 14- Sau truyền máu nhiều lần
- Sau mang thai
Đặc điểm KT kháng HLA chủ yếu loại IgG, hay có phản ứng chéo
Kháng thể HLA trong huyết thanh là một hằng số biến thiên, thay đổi theo thời gian, lịch sử truyền máu
Ở người nhận, sự tồn tại kháng thể kháng HLA đặc hiệu với kháng nguyên HLA người cho có thể dẫn tới hiện tượng thải ghép
Trang 15• Tế bào Kupffer (đại thực bào cư trú tại mô gan) ngoài tiết các cytokine chống viêm, còn có tác dụng hấp thụ kháng thể kháng HLA, giúp dung nạp và điều hòa miễn dịch
• Tế bào tua tại gan có mức biểu hiện MHC lớp II và phân tử đồng kích thích thấp nên trong ghép gan phản ứng miễn dịch tương đối thấp, nguy cơ thải ghép và GVHD thấp hơn so với ghép TBG tạo máu, ghép thận
• Tuy nhiên, sau ghép gan, kháng nguyên HLA tồn tại lâu dài, đặc biệt HLA lớp 2 (HLA-DQ) Nếu không phù hợp HLA cho-nhận, tế bào T của người nhận được hoạt hóa tấn công mảnh ghép→ thải ghép mạn tính
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TRONG GHÉP GAN
Trang 16CƠ CHẾ THẢI GHÉP QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO T (TCMR)
• Tế bào TCD8 diệt các tế bào ghép bằng tiếp xúc trực tiếp → thải ghép cấp
• Tế bào TCD4 tiết các cytokin→ thu hút và hoạt hóa các đại thực bào, tế bào NK→phá hủy mô ghép
• Phức hợp miễn dịch bám vào thành mạch→kết tập tiểu cầu→vi tắc mạch→nhồi máu và hoạt tử
Ronca V, Wootton G, Milani C and Cain O (2020) The Immunological Basis of Liver Allograft Rejection Front Immunol 11:2155 doi: 10.3389/fimmu.2020.02155
Trang 17CƠ CHẾ THẢI GHÉP QUA TRUNG GIAN KHÁNG THỂ (AMR)
https://doi.org/10.1016/j.liver.2024.100200
①Ghép gan bất đồng nhóm máu ABO-i Kháng thể nhóm máu của
người nhận kích hoạt AMR chống lại các KN nội mô ghép
Trang 18CƠ CHẾ THẢI GHÉP QUA TRUNG GIAN KHÁNG THỂ (AMR) DSA s (Donor- Specific Anti-HLA Antibodies serum) kháng thể đặc hiệu với HLA người cho xuất hiện trong HT người nhận
https://doi.org/10.1016/j.liver.2024.100200
②p DSA: là KT có từ trước trong
huyết thanh người nhận, kết hợp KN
HLA (mô ghép) tạo phức hợp
KN-KT có sẵn nhanh chóng kích hoạt hệ
thống bổ thể Hình thành phức hợp
tấn công màng, phá vỡ tế bào tạng
ghép, tế bào nội mô, hoạt hóa hệ
thống đông máu gây đông máu vi
mạch
Trang 19CƠ CHẾ THẢI GHÉP QUA TRUNG GIAN KHÁNG THỂ (AMR)
DSA s (Donor- Specific Anti-HLA Antibodies serum) kháng thể đặc hiệu với HLA người cho xuất hiện trong HT người nhận
https://doi.org/10.1016/j.liver.2024.100200
③ de novo DSA- HLA: Kháng thể kháng HLA xuất hiện trong HT
người nhận mà phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên HLA người cho
(HLA-DSA) xuất hiện sau ghép
Nguy cơ xuất hiện de novo DSA-HLA sau ghép do: mức độ hòa hợp HLA cặp cho –nhận, dùng thuốc UCMD không đầy đủ, tình trạng viêm
mảnh ghép…
Rối loạn chức năng mảnh ghép dai dẳng→ thải ghép mạn tính
Trang 21
MIỄN DỊCH TRONG GHÉP GAN
1 KHÁNG NGUYÊN-KHÁNG THỂ HỆ NHÓM MÁU ABO
2 HỆ THỐNG KN HÒA HỢP TỔ CHỨC (HLA)
3 DSA-HLA (Donor-Specific Anti-HLA Antibodies): Kháng
thể đặc hiệu với kháng nguyên HLA người cho trong huyết thanh người nhận và trong mô ghép
Trang 221 Định type HLA
2 DSA-HLA trong huyết thanh
XN đọ chéo vi độc, đọ chéo bằng Flowcytometry
Sàng lọc kháng thể kháng HLA bằng panel phủ hạt bead kỹ thuật Luminex-Flowcytoemtry (panel reactive antibodies-%PRA)
Kháng thể kháng HLA bằng hạt kháng nguyên đơn (Single Antigen) kỹ thuật Luminex
3 Đánh giá kháng thể đặc hiệu với người hiến (DSA) trong mô ghép
XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ MIỄN DỊCH GHÉP
Trang 23ĐỊNH TYPE HLA
1
Trang 24DSA trong huyết thanh- XN Sàng lọc KT kháng HLA
(tiền mẫn cẩm trước ghép)
Trang 25DSA TRONG HUYẾT THANH_ BẰNG KHÁNG NGUYÊN ĐƠN
Trang 26XN Đọ chéo bằng vi độc tế bào
Trang 27XN Đọ chéo bằng kỹ thuật Flowcytometry
Trang 28XÉT NGHIỆM DSA TRONG MÔ GHÉP
Trang 29 Ghép gan vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất cho bệnh gan giai đoạn cuối.
Tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật, thuốc ức chế miễn dịch và quản lý theo dõi chăm sóc sau ghép đã nâng cao hiệu quả ghép
Cần đánh giá đầy đủ miễn dịch trước và sau ghép để chẩn đoán và dự phòng thải ghép cấp, mạn tính
TỔNG KẾT