Kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cơ sở * Khái niệm:Quyết định LĐ,QL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động LĐ,QL xã hộ
Trang 1ÔN TẬP MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Nội dung 1.Nội dung chủ yếu của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
* Khái niệm hoạt động lãnh đạo:Hoạt động lãnh đạo của người lãnh đạo
mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác
để họ đồng thuận với người lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương hướng tớimục tiêu nào đó
* Khái niệm hoạt động quản lý:Hoạt động quản lý là sự điều khiển, điều
chỉnh tâm lý và hành vi của đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhấtđịnh của tập thể và xã hội Quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, thường được quyđịnh rõ trong khuôn khổ các thể chế xác định
* Nội dung chủ yếu của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở cơ sở
1 Hoạch định mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động của cấp cơ sở
a, Dự báo: là phán đoán một cách có căn cứ khoa học xu hướng phát triển xã,
huyện, tỉnh, cả nước trong thời gian trước mắt và lâu dài nhằm cung cấp luận cứcho việc xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động của cơ sở
Nội dung của dự báo bao gồm những biến động bên trong, bên ngoài cấp cơ
sở theo chiều hướng có lợi và không có lợi Cụ thể là phải dự báo về sự thay đổicủa môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị ảnh hưởng đến cơ sở như thếnào; dự báo về sự thay đổi của cơ sở về các phương diện thẩm quyền, nguồn lực,nhiệm vụ, khó khăn, thuận lợi khi thực thi nhiệm vụ để có giải pháp phù hợp
b, Xác định mục tiêu: Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái của cơ sở
trong tương lai
Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái của cơ sở trong tương lai Khácvới mục đích, mục tiêu vừa có tính chất định hướng hành động, vừa xác định rõcác tiêu chí đo lường kết quả của hành động sao cho ở thời điểm cần hoàn thànhmục tiêu chúng ta có thể biết được mục tiêu đã được hoàn thành ở mức độ nào.Xácđịnh mục tiêu đúng là một công việc rất quan trọng và không dễ dàng trong côngviệc của cán bộ LĐ,QL Xác định đúng mục tiêu của cơ sở, tức là mục tiêu đó phùhợp với điều kiện thực tế, khả thi và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có để thõamãn tốt nhất nhu cầu của dân cư, thì tự người dân sẽ tích cực hoạt động nhằm thựchiện mục tiêu và ngược lại
c, Lập kế hoạch, chương trình hành động thực hiện mục tiêu.
Bao gồm 2 nội dung:
*Thứ nhất: Xây dựng các chương trình hành động để thực hiện mục tiêu.
Chương trình hành động là tống thể các nồ lực của cấp cơ sở đi đôi với tổng nguồnlực và phương thức sử dụng nguồn lực tương ứng để đạt đến mục tiêu
Trang 2*Thứ hai: Lập kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng bộ phận, cá nhân
và theo thời gian (Có 2 loại kế hoạch cần phải xây dựng):
- Một là: Kế hoạch hoạt động thường kỳ của cơ sở (1 năm, 5 năm, hoặc các giai
đoạn khác)
- Hai là: Kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêulà các kế
hoạch soạn thảo riêng cho từng chương trình cụ thể
2 Tổ chức thực hiện phương hướng, mục tiêu kế hoạch của cấp cơ sở
a, Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực: tài chính và vật tư, thiết bị.
- Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực tài chính: Có 2 nguồn (Do ngân sáchcấp trên hoặc do một tổ chức nào đó tài trợ) Cán bộ quản lý, căn cứ dự toán đãđược phê duyệt để phân bổ kinh phí cho các lĩnh vực và hoạt động liên quan đúngvới chế độ, chính sách và định mức của Nhà nước
- Huy động, bố trí, sử dụng vật tư, thiết bị: Việc sử dụng tài sản đã đầu tưthường theo chế độ chính sách của Nhà nước và việc huy động các nguồn lực nàyphải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả với chế độ duy tu, bảo dưỡng và thay thếhợp lý
b, Thiết lập và củng cố, đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý
* Thiết lập mới bộ máy LĐ,QL.
Khi xây dựng bộ máy LĐ,QL cấp cơ sở cần tuân thủ các yêu cầu như: Xácđịnh rõ số lượng các khâu LĐ,QL sao cho vừa đủ để thực hiện các chức năngLĐ,QL; Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu LĐ,QL; trong đóđặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận
* Củng cố, đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy cũ
Quy trình củng cố, đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý của cơ sở thường trải qua 3bước: Phân tích, Thiết kế và vận hành cơ cấu tổ chức quản lý mới
c, Hoạt động đối ngoại
Đối ngoại được hiểu ở đây là thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, tổchức ngoài đơn vị.Cấp cơ sở có hai luồng quan hệ đối ngoại cần chú trọng điềuchỉnh
- Thứ nhất: quan hệ công tác với cấp trên Đây là mối quan hệ chủ đạo Cán
bộ LĐ,QL cấp cơ sở không những phải cập nhật thông tin từ cấp trên môt cáchnhanh chóng và đúng đắn, mà còn phải tăng cường cung cấp thông tin cho cấptrên
- Thứ hai: quan hệ với đối tác Đối tác ở đây là các cơ quan, tổ chức có quan
hệ với cơ sở nhưng không theo hệ thống dọc Cơ sở phải tranh thủ quan hệ này đểduy trì các mối quan hệ phối hợp hiệu quả trong công việc cũng như để quãng bácho đơn vị mình
d Điều hành và điều chỉnh hoạt động của cấp cơ sở
- Điều hành công việc hàng ngày
Hoạt động điều hành này phải theo lịch làm việc đã được cân nhắc kỹ lưỡngkhi soạn thảo và phải được thông báo cho các bên có liên quan Lịch làm việc phải
là sự cụ thể hoá theo thời gian tiến độ thực hiện các kế hoạch đã được vạch ra
Trang 3Đồng thời cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở cần chú trọng thực thi quy trình kiểm tra chấtlượng công việc do đơn vị đảm nhiệm.
- Điều chỉnh kế hoạch, chương trình hành động khi cần thiết
Phương pháp điều chỉnh phổ biến là sử dụng kế hoạch dự phòng, kỹ thuật phòngtránh rủi ro
Nguyên tắc điều chỉnh là luôn luôn hướng tới mục tiêu cơ bản, lâu dài của tổchức để cân đối lại các hoạt động
3 Thực hiện kiểm tra, đánh giá, khuyến khích, động viên cấp cơ sở.
a Xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra
Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo mọiviệc, mọi con người trong tổ chức đang thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra đểđạt được mục tiêu
Để kiểm tra có kết quả, cán bộ LĐ,QL phải thực hiện 3 công đoạn:
- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra Đó là các chỉ tiêu đo lương các công việc,các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch của đơn vị
- Đo lường việc thực hiện theo các tiêu chuẩn đã vạch ra là: giám sát, đolường hoạt động thực tế trong so sánh với các tiêu chuẩn đã đặt ra để phát hiện sựsai lệch nhằm hành động điều chỉnh kịp thời
- Điều chỉnh sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn và kế hoạch Thông qua hoạtđộng đo lường, cán bộ LĐ,QL phát hiện các sai lệch và tiến hành điều chỉnh chúngmột cách hợp lý
b Xây dựng và điều hành chế độ đánh giá.
- Đánh giá là đưa ra phán xét tốt, xấu về một công việc nào đó, một bộ phậnhay một con người nào đó.Cơ sở của đánh giá là yêu cầu đối với công việc, chứcnăng, nhiệm vụ của bộ phận hay cá nhân
- Nội dung đánh giá bao gồm:
+ Đánh giá công việc
+ Đánh giá con người
- Phương pháp đánh giá: thường theo tiêu chuẩn, theo thang điểm hoặc theonhận xét của số đông đồng nghiệp
- Thẩm quyền đánh giá thường giao cho cán bộ quản lý cấp trên trực tiếp hoặctập thể nơi cá nhân công tác Cũng có thể sử dụng đánh giá của khách hàng, đốitác
c Xây dựng truyền thống, văn hoá cấp cơ sở.
Môi trường làm việc ảnh hưởng lớn đến tinh thần và qua đó ảnh hưởng đếnhiệu suất công tác của cán bộ, nhân viên Cán bộ LĐ,QL cơ sở có trách nhiệm xâydựng môi trường làm việc hiệu quả cho phép không chỉ thu hút và giữ chân ngườitài, mà quan trọng hơn là cung cấp môi trường cho họ cống hiến hết năng lực của
họ Môi trường hoạt động hiệu quả thường phải có các tính chất: đoàn kết, chia sẻ,thân thiện, cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau
Liên hệ thưc tế: Lựa chọn một nội dung lãnh đạo, quản lý đã nêu ở phần lý
thuyết để liên hệ việc thực hiện ở cơ quan đơn vị: Chỉ ra được những ưu điểm,
Trang 4khuyết điểm? Việc làm được, chưa làm được?Nguyên nhân?Đề ra một số giảipháp, cách thức để thực hiện tốt hơn nội dung lãnh đạo, quản lý đó trong thời giantới Chẳng hạn như: phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng mọi mặt cho cán bộ;Không ngừng hoàn thiện các quy định, quy chế làm việc; Thực hiện phân cấp,phân quyền hợp lý; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; Có những hình thứckhen thưởng, kỷ luật đúng mức, kịp thời…
Nội dung2 Kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cơ sở
* Khái niệm:Quyết định LĐ,QL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong
hoạt động LĐ,QL xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định như: nghị quyết, quyết định, chỉ thị…; nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định.
2.1 Kỹ năng ra quyết định của cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở.
Để ra được các quyết định LĐ,QL đúng đắn, có tính khả thi và tổ chức thựchiện tốt trên thực tế cần chú ý tới một số kỹ năng sau:
Trang 5* Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin.
Để ra được một quyết định LĐ,QL phù hợp; cán bộ, công chức lãnh đạo cấp
cơ sở cần phải thu thập thông tin cần thiết, kiểm tra độ tin cậy và chính xác củathông tin
Thông tin đến với LĐ cấp cơ sở qua nhiều kênh đó là: tiếp nhận từ cấp trênchỉ đạo xuống cơ sở; tự thu thập, khai thác thông tin bằng cách điều tra, nắm bắttình hình thực tiễn ở cơ sở; thông tin từ đội ngũ tham mưu, giúp việc
Do vậy, trước khi ban hành một quyết định LĐ,QL cần nghiên cứu nắm vữngnhững thông tin sau đây như: các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của cấp trêntrực tiếp có liên quan; số liệu điều tra, tình hình thực tiễn tại cơ sở
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gần nhân dân và giải quyết những vấn đề thực tế đặt
ra ở địa phương Vì vậy, việc LĐ cấp cơ sở trực tiếp tìm hiểu thông tin về tình hìnhthực tế cơ sở là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nắm bắt thông tin không kịp thờidẫn đến việc ra những quyết định LĐ,QL xa rời thực tế, hiệu lực không cao
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người cán bộ LĐ cấp cơ sở cũngphảI chú ý tới việc cập nhật và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:Internet, báo chí, truyền hình…
Việc khai thác và sử dụng thông tin cho việc ra quyết định ở cơ sở có thể từcác nguồn tin như: Các cán bộ công chức đã nghỉ hưư, già làng, trưởng bản, trưởngthôn, tổ trưởng dân phố Nhưng chính bản thân cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở mới làngười lựa chọn thông tin cuối cùng Chính vì vậy, nâng cao năng lực, trình độ,phẩm chất của người LĐ,QL là một yêu cầu hết sức quan trọng
* Kỹ năng soạn thảo, ra quyết định.
Trong quá trình dự thảo quyết định cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình.Chú ý tới những ý kiến phản biện đã được thu thập Người lãnh đạo cần có thái độcầu thị với những ý kiến phản biện để lựa chọn những phương án, giải pháp thíchhợp nhất
Các sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định LĐ,QL:
Một là: Không nắm vững các yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề một cách
chung chung, không đủ chính xác, rõ ràng, cụ thể, có thể hiểu và làm khác nhau
Hai là: quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không xem xét, nghiên cứu kỹ
lưỡng, không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, người phản biện hay quá tinvào những hiểu biết chủ quan của mình đi đến việc ra những quyết định LĐ,QLmột cách phiến diện, chủ quan
Ba là: Ra quyết định LĐ,QL mang tính chất thoã hiệp, nể nang, dựa dẫm cấp
trên một cách thụ động, không có tính sáng tạo, không tự chịu trách nhiệm
Bốn là: Ra quyết định LĐ,QL không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ pháp
lý; quyết định có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngay trong bản thân quyết địnhhoặc với các quyết định đã ra trước đó
2.2 Kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định LĐ, QL
*Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện quyết định LĐ,QL.
Trang 6Lập kế hoạch là một khâu trong chu trình LĐ,QL Trong quy trình tổ chứcthực hiện quyế định LĐ,QL cấp cơ sở, lập kế hoạch là bước đầu tiên trong quytrình tổ chức thực hiện quyết định và có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo hiệuquả thực hiện quyết định trên thực tế Tuy nhiên, lập kế hoạch tổ chức thực hiệnquyết định LĐ,QL phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khâucủa chu trình thực hiện quyết định.
Người lãnh đạo có kỹ năng lập kế hoạch thể hiện:
- Tư duy có hệ thống tiên liệu được các tình huống trong hoạt động lãnh đạo,quản lý
- Biết phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức một cách hữu hiệu hơn.
- Biết tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các nhà lãnh đạo, quản
lý khác
- Sẵn sàng ứng phó và và giải quyết nhanh chóng với các tình huống đặt ratrong quá trình thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý
- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra việc thực hiện kê hoạch đã đề ra
Trình tự lập kế hoạch thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý như sau:
- Bước một: Xác định mục tiêu yêu cầu của việc thực hiện quyết định
- Bước hai: Xác định nội dung việc thực hiện quyết đinh
- Bước ba: Xác định địa bàn, đối tượng, thời gian thực hiện quyết định
- Bước bốn: Xác định phương pháp thực hiện quyết định
- Bước năm: Xác định phương pháp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyếtđịnh
*Kỹ năng chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết định LĐ,QL
Khi kế hoạch thực hiện quyết định LĐ,QL đã được đặt ra thì bất cứ bất cứđối tượng chịu sự LĐ,QL đều phải thực hiện nghiêm chỉnh
Kỹ năng này giúp cho người LĐ kiểm soát được quá trình thực hiện quyếtđịnh LĐ,QL đang được diễn ra thế nào, từ đó đưa ra các ý kiến chỉ đạo phù hợp vàkịp thời để hoàn thành công việc
Để điều hành được việc thực hiện quyết định trên thực tế một cách có hiệuquả người lãnh đạo phải có khả năng nắm bắt các vấn đề phát sinh trong quá trìnhthực hiện quyết định, bên cạnh đó chú ý tới một số vấn đề mang tính nguyên tắcsau:
- Thường xuyên giám sát tình hình thực hiện cũng như tinh thần thái độ làmviệc của cán bộ, công chức dưới quyền
- Đưa ra các chỉ đạo rõ ràng hợp lý
- Sẵn sàng có những phương án hỗ trợ khi cần thiết
- Nhanh chóng chi đạo tháo gỡ khó khăn mắc phải, hướng dẫn cấp dưới cách tựgiải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện quyết định
* Kỹ năng xử lý tình huống trong LĐ,QL.
Trang 7Trong quá trình thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý luôn có khả năng phátsinh những tình huống nhất định.Để giải quyết tốt các tình huống này người LĐchú ý những vấn đề sau:
+ Chỉ đạo triển khai giải quyết một cách chủ động theo kế hoạch đã xây dựngtrước
+ Những phát sinh mới nằm ngoài dự liệu cần có ngay những phương hướnggiải quyết nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm phát sinh trong quátrình thực hiện quyết định
+ Thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc Điều
lệ của Đảng
- Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trong quá trình thực hiện quyết định, có thể phát sinh những khiếu nại, tốcáo.Để thực hiện tốt công tác này người LĐ cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:+ Nắm được các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định của Đảng về giảiquyết khiếu nại, tố cáo kể cả về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giảI quyết khiếu nại,
tố cáo
+ Nắm được các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc thùgắn với thực tế địa phương
Những kỹ năng cần trau dồi và thực hiện tốt đó là:
+ Kỹ năng tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo
+ Kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ công vụnói chung và tiếp nhận khiếu nại, tố cáo nói riêng
+ Kỹ năng phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
+ Kỹ năng xác minh, xem xét và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Liên hệ thực tế:Tùy theo nội dung câu hỏi lựa chọn một nội dung kỹ năng đã
nêu ở phần lý thuyết để liên hệ việc thực hiện ở cơ quan đơn vị: Chỉ ra được những
ưu điểm, khuyết điểm? Việc làm được, chưa làm được?Nguyên nhân?Đề ra một sốgiải pháp, cách thức để thực hiện tốt hơn nội dung lãnh đạo, quản lý đó trong thờigian tới
Địa phương tôi đang công tác là một địa bàn miền núi, đa sắc tộc, tỷ lệngười dân tộc thiểu số khá đông; đời sống nhân dân có xuất phát điểm thấp, còngặp nhiều khó khăn; Các thế lực thù địch lợi dụng tự do tôn giáo lôi kéo kích độngngười nhẹ dạ gây mất trật tự địa phương; Trình độ đôi ngũ cán bộ, nhất là cán bộngười dân tộc thiểu số còn thấp về mọi mặt Tuy nhiên, nhận thức được tầm quantrọng của việc ra quyết định và nhất là việc tổ chức thực hiện quyết định, từng cấp
ủy đảng đã quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhậnthức trong việc tổ chức thực hiện quyết định của cán bộ lãnh đạo quản lý Hầu hếtcác quyết định ngay sau ban hành được lên kế hoạch triển khai cụ thể, sau đó phổbiến cụ thể đến từng cán bộ, đảng viên, nhất là các cán bộ đảng viên liên quantrong quyết định; Nhiều quyết định được niên yết công khai tại trụ sở, được nhanhchóng chuyển đến các tổ chức, cá nhân liên quan; Các cấp ủy đảng chỉ đạo chínhquyền, mặt trận và các hội đoàn thể cùng phổi hợp, phổ biến, tuyên truyền nội
Trang 8dung các quyết định đến toàn thể đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân;Lồng ghép trong việc tuyên truyền phổ biến, thông qua chính quyền, các hội đoànthể, các cấp ủy đảng tranh thủ tiếp thu những ý kiến phản hồi của nhân dân để tiếptục đưa ra những ý kiến, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong quá trình trình hiện, các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo quản lý đã chútrọng nhiều đến việc kiểm tra thực hiện quyết định Việc kiểm tra việc thực hiệnquyết định được tiến hành thường xuyên, liên tục, từ đó kịp thời nắm bắt diễn biếnthuận lợi cũng như khó khăn, nhờ vậy cấp ủy, người lãnh đạo quản lý đã có nhữngđiều chỉnh kịp thời, đảm bảo quyết định phù hợp với tình hình thực tế, đem lại hiệuquả cao Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, người cán bộ lãnh đạo quản lý địa phươngrất coi trọng công tác tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện quyết định, thông quacác buổi tổng kết để tìm ra những sai lệch, nguyên nhân sai lệch, phát hiện những nguồn lực chưa khai thác, sử dụng hiệu quả để rút ra bài học kinh nghiệm cho côngtác quản lý ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn
Sau khi tổ chức học tập Nghị quyết XI xong, Ban Thường Vụ Đảng Ủy đã họpBan Tổ Chức và đánh giá việc thực hiện đạt kết quả tốt và thành công tốt đẹp Tóm lại, Một quyết định khi ra đời, cần phải tổ chức thực hiện và để giải quyếtcác vấn đề : Thực hiện cái gì? Tại sao thực hiện? Ai thực hiện? Thực hiện ở đâu?Thời gian thực hiện? Và thực hiện bằng cách nào? vấn đề cốt lỏi là truyền đạt nộidung, mục đích và ý nghĩa của quyết định, đồng thời cũng vạch ra những biện pháp
để thực hiện quyết định đó Với ý nghĩa đó, bên cạnh việc truyền đạt kịp thời quyếtđịnh đến người thực hiện thì các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần chọn rangười có uy tín và am hiểu về công việc cần thực hiện để khi truyền đạt nội dung,mục đích và ý nghĩa của quyết định đưa ra sẽ được tiếp nhận và thực hiện chínhxác đạt hiệu quả cao Song song với nó, cần phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện vàkịp thời điều chỉnh khi cần thiết Sau khi công tác hoàn thành cần tiến hành tổngkết việc thực hiện quyết định trên để đánh giá được kết quả thực hiện, tìm ra cácsai lệch, nguyên nhân sai lệch hoặc các các tiềm năng chưa được khai thác, sửdụng một cách hiệu quả để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản língày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn
Là người công tác, sinh sống tại địa phương, được tham gia lớp Trung cấpchính trị tại chức K63, tôi càng nhận thức sâu sắc rằng tổ chức thực hiện quyếtđịnh cán bộ, lãnh đạo quản cấp cơ sở đúng quy trình, nguyên tắc là mấu chốt đemlại thành công hay kém hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở
Vì vậy để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị nói chung, tôi nghĩ rằng trướchết mình phải tích cực hơn nữa tự tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ lý luận chínhtrị, Chủ nghãi Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; nêu cao tính tích cực, chủđộng của người đảng viên, nắm vững quy trình và kỹ năng tổ chức thực hiện quyếtđịnh của cán bộ lãnh đạo quản lý, phổ biến lại cho đồng nghiệp, cán bộ, đảng viêncùng đơn vị đểcùng nhau thực hiện tốt quyết định của cán bộ lãnh đạo quản lý, gópphần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ sở, ddaps ứng yêu cầu phát triển củađất nước
Trang 9Nội dung 3:Kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục của cán bộ lãnh đạo quản
lý ở cơ sở
1 Một số khái niệm
* Khái niệm tuyên truyền
Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là hoạt động truyền bá những kiến thức, giátrị tinh thần đến đối tượng, nhằm mục đích cảm hóa, thuyết phục, biến những kiếnthức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, thúc đẩy đối tượng hành độngtheo những định hướng và nhằm mục tiêu nhất định
Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là hoạt động truyền bá những quan điểm lýluận và đường lối chiến lược, sách lược nhằm xây dựng cho quần chúng thế giớiquan, nhân sinh quan nhất định và thuyết phục quần chúng hành động phù họp vớithế giới quan, nhân sinh quan ấy
* Khái niệm thuyết phục
Thuyết phục là một đặc trưng, một mục tiêu cần đạt tới của tuyên truyền.Tuyên truyền phải đạt tới trình độ thuyết phục, phải có sức thuyết phục, cảm hóa,đúng, hay thì người ta mới tin và làm theo.Như vậy, thuật ngữ tuyên truyền, thuyếtphục được dùng cùng nghĩa với tuyên truyền, nhưng hàm ý nhấn mạnh tính thuyếtphục, cảm hóa đối tượng trong quá trình thực hiện
* Khái niệm kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục
kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết
về lĩnh vực này trong thực tiễn tuyên truyền,thuyết phục là khả năng vận dụng kiếnthức, hiểu biết về lĩnh vực này trong thực tiễn tuyên truyền, thuyết phục quầnchúng bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau
2 Tuyên truyền, thuyết phục cá nhân
* Gặp gỡ trực tiếp:là quá trình mà cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp gặp
mặt một đối tượng để tuyên truyền, vận động thuyết phục về một vấn đề nàođó.Gặp gỡ trực tiếp là một trong những phương thức có hiệu quả, có tác động rấtlớn trong tuyên truyền, vận động, thuyết phục từng nprời dân thực hiện chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật
Thông tin phản hồi, kết quả gặp gỡ thể hiện ngay
Do nội dung giao tiếp bộc lộ trực tiếp ngay nên mức độ sâu sắc, mức độchính xác, chín chắn của thông tin có phần bị hạn chế
Với những người mà khả năng tự kiềm chế kém, thiếu linh mức độ phản úngđối với các tình huống giao tiếp thiếu nhanh nhạy, sức cảm hóa đối tượng kém thìhiệu quả tuyên truyền, vận động thường không cao
Trang 10Kết quả không lưu lại thành văn bản.
* Thăm tại nhà:Thăm tại nhà là quá trình gặp gỡ, trao đối giữa cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp cơ sở với đối tượng và có thể với cả các thành viên trong gia đình,tại nhà của đổi tượng với mục đích tuyên tuyền, thuyết phục, cảm hóa đối tượng,chấp nhận và thực hiệnchủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật hoặc một hành
vi tích cực nào đó
Tình huống thăm tại nhà
- Khi trong gia đình có đối tượng cá biệt
- Khi đối tượng cần có sự giúp đỡ của những người khác trong gia đình đểgiải quyết một vấn đề nào đó
- Khi gia đình đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt (đông con, đời sống khókhăn, có người ốm yếu, V.V.), có hành vi cá biệt (khôngchấp hành chủ trương củacấp ủy hay chính quyền địa phương, vi phạm pháp luật, v.v
* Vận động hành lang:Vận động hành lang là nghệ thuật khai thác các khả
năng, các cơ may để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ lãnhđạo, quản lý cấp trên, các đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội ủng hộcác chương trình công tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở đồng thời vậnđộng họ có sự tác động làm thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho công táclãnh đạo, quản lý cẩp cơ sở
Đối tượng của vận động hành lang là những người tham gia vào quá trìnhchuẩn bị và thông qua các quyết định, các chính sách phát triển Đó là những cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên (cấp ủy, ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhândân, đại biểu Quốc hội, v.v.)
3 Tuyên truyền, thuyết phục nhóm
* Thảo luận nhóm nhỏ: Thảo luận nhóm nhỏ là phương pháp tuyên truyền,
vận động trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp nói chuyện, thuyết trình, chia
sẻ, trao đổi thông tin với một nhóm nhỏ đối tượng có đặc điếm, hoàn cảnh giốngnhau hoặc gần giong nhau
Tình huống sử dụng thảo luận nhóm nhỏ
- Khi cần cung cấp ngay cho đối tượng những thông tin kiến thức mới
- Khi một số đối tượng cùng có nhu cầu hiểu biết về mộtvấn đê nào đó trong
số các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội, v.v
- Khi trong cộng đồng còn một số đối tượng chưa thực hiện một hoặc một sốhành vi nào đó
Một buổi thảo luận nhóm nhỏ có hiệu quả chỉ nên mời 10-15 người thamgia
Các bước thực hiện: chuẩn bị; Tiến hành thảo luận nhóm
* Diễn thuyết trước công chúng
- Chuẩn bị diễn thuyết:
Một là, phải nghiên cứu kỹ đối tượng
- Sự cần thiết phải nghiên cứu đối tượng
Trang 11Trong diễn thuyết trước công chúng, đối tượng quy định việc xác định nộidung, lựa chọn phương pháp diễn thuyết.Đối với những đối tượng khác nhau, nộidung, phương pháp phát biểu, Irỉnh bày phải khác nhau Vì vậy, nghiên cứu về đốitượng là công việc đầu tiên mà người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tiến hành trướckhi diễn thuyết Sinh thời, Bác Hồ thường xuyên căn dặn cán bộ tuyên truyền, nhàvăn, nhà báo phải tự đặt câu hỏi “Nói cho ai nghe? Viết cho ai xem” trước khi nói,viết một vấn đề nào đó.
- Nội dung nghiên cứu đối tượng:
+ Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu: các đặc điểm về thànhphần xã hội - giai cấp, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác v.v của đối tượng
+ Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý - xã hội: hệ thống các quanđiểm, chính kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, tâm trạng và trạng thái thể chất v.v.của họ
+ Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin; thái độ của người nghe đối vớinguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thức thỏa mãn nhu cầuthông tin của đoi tượng
Trên cơ sở nghiên cứu về các đặc điểm này và xuất phát từ các đặc điểmnày, người cán bộ lãnh đạo, quản lý xác định mục đích, nội dung, phương phápdiễn thuyết phù hợp
Hai là, chọn chủ đề phù hợp cho bài diễn thuyết:Phải đảm bảo các yêu cầu
cơ bản sau:
+Phải mang đến cho đối tượng công chúng những thông tin mới, hấp dẫn.+ Nội dung chủ đề diễn thuyết phải mang tính thiết thực, đáp ứng nhu cầuthông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân
+ Chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính thời sự, tính cấp thiết tức là nó phải
đề cập đến những vấn đề đang tác động lớn đến dư luận xã hội, những vấn đề màcông chúng đang quan tâm
+ Nội dung chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính giáo dục tư tưởng, tức là
nó phải góp phần giáo dục tư tưởng cho người nghe, góp phần giúp người nghehiểu đúng đường lối, chính sách, pháp luật và quyết tâm thực hiện chúng
Ba là, xây dựng để cương nội dung bài diễn thuyết
Đề cương là văn bản mà dựa vào đó người cán bộ lãnh đạo, quản lý tiếnhành buối diễn thuyết trước công chúng Đề cương bài diễn thuyết cần đảm cácyêu cầu sau:Phải thể hiện mục đích tuyên truyền, thuyết phục Phải chứa đựng, baohàm nội dung tuyên truyền một cách lôgíc
Đề cương bài diễn thuyết được kết cấu bởi ba phần: Phần mở đầu, Phầnchính và Phần kết luận Mỗi phần có chức năng riêng, yêu cầu riêng, phương phápriêng
- Phần mở đầu:là phần nhập đề cho chủ đề bài diễn thuyết; là phương tiện
giao tiếp ban đầu với người nghe, kích thích sự hứng thít của người nghe đối vớinội dung bài diễn thuyết Phần này tuy ngắn, nhưng rất quan trọng đối với các nộidung trừu tượng, đối với đối tượng mới tiếp xúc lần đầu, đối tượng thanh niên, học
Trang 12sinh.Mở đầu phải tự nhiên và gắn với các phần khác trong bố cục toàn bài cả vềnội dung và phong cách ngôn ngữ; ngắn gọn, độc đáo và tạo hấp dẫn đối với ngườinghe.
- Phần chính của bài diễn thuyết:Đây là phần dài nhất, quan trọng nhất, quy
định chất lượng của bài diễn thuyết, là phần bao hàm, phát triển nội dung diễnthuyết một cách toàn diện, sâu sắc Nội dung chính của bài diễn thuyết cần đảmbảo các yêu cầu sau:
+ Bố cục chặt chẽ, được trình bày lập luận theo những quy tấc, phương pháp nhất định: Phần chính được bố cục thành các luận điểm Các luận điểm phải được
làm sáng tỏ bởi các luận cứ Giữa các luận điểm hay các phần, các mục phải cóđoạn chuyển tiếp làm cho bài nói có tính liên tục và giúp người nghe chủ độngchuyển sang tiếp thu những luận điểm tiếp theo
+ Tính xác định, tính nhất quán và tính có luận chứng: Khi thiết lập đềcương bài diễn thuyết, hình thành các luận điểm, các phần, các mục phải vận dụngcác quy luật lôgíc (quy luật đồng nhất, quy luật mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ
ba, quy luật có lý do đầy đủ) Việc vận dụng các quy luật này trong khi lập luận,trình bày, kết cấu đề cương sẽ đảm bảo cho bài diễn thuyết có tính rõràng, chính xác (tính xác định), tính nhất quán và tính có luận chứng
+ Tính tâm lý, tính sư phạm: Khi xây dựng phần chính của bài diễn thuyết
và thể hiện nội dung, ngoài việc vận dụng các quy luật của lôgíc hình thứccần vận dụng các quy luật của tâm lý học tuyên truyền
Đề cương phần chính bài nói còn được sắp xếp theo yêu cầu của phươngpháp sư phạm: trình bày từ cái đơn giản, đã biết đến cái phức tạp, cái chưa biết vànêu bật được những luận điểm quan trọng nhất của bài
- Phần kết luận:Kết luận là phần không thể thiếu trong cấu trúc một bài
diễn thuyết Nó làm cho bố cục bài diễn thuyết trở nên cân đối, lôgíc, có tác dụngkhái quát và nhấn mạnh điều đã nói Phần kết luận có các chức năng đặc trưng
sau:Tổng kết những vấn đề đã nói; Củng cố và làm tăng ấn tượng về nội dung bài nói; Đặt ra trước người nghe những nhiệm vụ nhất định và kêu gọi họ đi đến hành động.Kết luận phải đạt tới yêu cầu ngắn gọn, giàu cảm xúc nhưng tự nhiên, không giả tạo và được sử dụng để kết thúc bài diễn thuyết
Liên hệ thưc tế: Tùy theo nội dung câu hỏi về hình thức tuyên truyền, thuyết
phục đã nêu ở phần lý thuyết để liên hệ việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị:
- Chỉ ra được những ưu điểm, khuyết điểm?Việc làm được, chưa làm được?Nguyên nhân(Chẳng hạn như trong chuẩn bị bài phát biểu, bài diễn thuyết còn cónhững hạn chế bất cập gì?)
- Đề ra một số giải pháp, cách thức để thực hiện tốt hơn nội dung kỹ năngtrong thời gian tới (Giảm tải đào tạo lý luận, kiến thức, tăng cường tập huấn, bồidưỡng, rèn luyện các kỹ năng mềm nhiều hơn cho cán bộ…)
Trang 13Nội dung 4: Kỹ năng thu thập thông tin và kỹ năng xử lý thông tin trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.
Khái niệm: Thông tin trong lãnh đạo, quản lý là sự truyền đạt các thông điệp,
tin tức có liên quan đến hệ thống quản lý, được người nhận hiéu rõ ý nghĩa củathông điệp mà người gửi muốn truyền đạt, có tác dụng giúp thực hiện các mục tiêulãnh đạo, quản lý
4.1 Kỹ năng thu thập thông tin
4.1.1.Kỹ năng xác định loại thông tin cần thiết
Để xác định được loại thông tin cần thiết cần phải rèn luyện kỹ năng như:
- Kỹ năng nắm chắc mục đích, yêu cầu: cần thông tin để làm gì, về điều gì
- Kỹ năng phân loại thông tin: cần trả lời câu hỏi đã có những thông tin gì, cònthiếu những thông tin gì
- Kỹ năng phân loại hình thức thông tin định lượng ví dụ các số liệu và thôngtin định tính ví dụ các câu chuyện, các mẩu tin, các thông điệp, các hình ảnh, các
âm thanh
- Kỹ năng xác định loại thông tin theo mức độ rất cần thiết, cân thiết, bìnhthường có cũng được chua có cũng được, chưa cần thiết và rất không cần thiết.Việc thu thập thông tin chủ yếu tập trang vào loại thông tin rất cần thiết và cầnthiết
4.1.2 Kỹ năng xác định nguồn thông tin
Để thu thập thông tin cần xác định rõ thông tin đó từ đâu, tức là nguồn tin
Kỹ năng xác định nguồn thông tin đòi hỏi phải làm rõ loại thông tin cần thiết vàrất cần thiết đó ở đâu, cụ thể là kỳ năng tra lời những câu hỏi như:
- Ai nắm giữ, sở hữu thông tin?
- Ai có thể cung cấp thông tin?
- Ai có quyền đưa ra thông tin?
Kỹ năng xác định nguồn thông tin còn liên quan tới kỹ năng đặt và trả lờinhững câu hỏi khác về nguồn tin liên quan tới địa điểm,thời gian, cách tiếp cậnnguồn tin
4.1.3 Kỹ năng lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin là yếu tố quan trọng đảm bảothông tin thu được có kịp thời, chính xác, đảm bảo tính khách quan hay không.Việc lựa chọn các phương pháp/kỹ thuật thu thập thông tin phụ thuộc vào các yếu
tố như thời gian, tài chính, nhân lực, nội dung thông tin cần thu thập, V.V Trên cơ
sở cân nhắc các yếu tố trên, có thể lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin cơbản như sau:
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp sử dụng khá phổ
biến trong việc thu thập thông tin quản lý Để sử dụng phương pháp này cần phảixây dựng một bộ câu hỏi theo một trật tự lôgíc nhất định, phù hợp với nội dungthông tin cần thu thập Thông tin thu được từ phương pháp này thường là nhữngthông tin mang tính định lượng
Trang 14* Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Đây là phương pháp thu thập thông tin
bằng việc phỏng vấn trực tiếp các cá nhân, tập trung đi sâu vào một số khía cạnhcần quan tâm, phục vụ cho việc thu thập thông tin quản lý Sử dụng phương phápnày đòi hỏi người phỏng vấn phải am hiểu sâu sắc về nội dung thông tin cần thuthập, đồng thời phải có kỹ năng giao tiếp, tương tác phù hợpvới người được phỏngvấn (người cung cấp thông tin)
* Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Đây là phương pháp thu thập thông
tin thông qua phỏng vấn một nhóm người có cùng hoàn cảnh, hay cùng kinhnghiệm về nội dung cần thu thập thông tin Người điều khiển thảo luận cần phải cónhững kỹ năng tốt trong việc đặt câu hỏi, gợi mở cho các thành viên tham gia ýkiến, điều chỉnh và kiểm soát các thành viên sao cho ai cũng có cơ hộitrình bày ýkiến
* Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có: Đây là phương pháp thu thập thông
tin thông qua việc phân tích các tài liệu đã có về nội dung cần quan tâm Phân tíchnội dung tài liệu là cách thức sử dụng các kỹ thuật, thao tác khoa học, hệ thống,khách quan đế vạch ra những đặc điểm và tính chất của nội dung tài liệu
3.1.4 Kỹ năng quan sát trực tiếp bằng các giác quan
Quan sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin trong quản lý
Có nhiều cách phân loại khác nhau về phương pháp quan sát như quan sát theochuẩn mực và quan sát tự do; quan sát công khai và quan sát bí mật; quan sát mộtlần và quan sát nhiều lần Tuy nhiên, phổ biến nhất là việc phân chia phương phápquan sát thành hai loại là phương pháp quan sát tham dự và quan sát không thamdự
Quan sát tham dự là phương pháp quan sát mà ở đó người đi quan sát trực tiếptham gia vào các hoạt động của người được quan sát Trong hoạt động quản lý,phương pháp quan sát tham dự có thể được sử dụng thông qua việc cán bộ sinhhoạt “ba cùng” với dân
Quan sát không tham dự là phương pháp quan sát mà người quan sát hoàn toàn
ở bên ngoài hoạt động của người được quan sát Người quan sát hoàn toàn đứngngoài đề theo dõi các tình huống và đơn thuần ghi lại những diễn biến đang diễnra
Để thu thập được đầy đủ các thông tin thông qua phương pháp quan sát, ngườiquan sát có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ như máy quay
phim, máy ảnh, máy ghi âm, v.v
3.1.5 Kỹ năng tìm đọc thông tin
Để có được lượng thông tin đầy đủ, chính xác , người lãnh đạo cần tìm đọcthông tin từ báo, tạp chí, các loại sách tài liệu Đặc biệt trong thời đại ngày nayviệc khai thác thông tin từ mạng Internet rất hiệu quả.Tuy nhiên, cần biết lựa chọnnguồn và loại thông tin đáng tin cậy.Trong đó chú trọng thông tin chính thống từcác báo cáo của các cơ quan chức năng, các báo cáo kết quả nghiên cứu đã đượccông bố công khai
Trang 15* Liên hệ: Bám vào các kỹ năng đã nêu trên, lựa chọn một hoặc một số kỹ
năng đã áp dụng trong thực tế cơ quan để liên hệ:
- Ưu điểm, việc làm được, hạn chế, việc chưa làm được: Chẳng hạn như việckhai thác các nguồn thông tin bao gồm cả internet đã thực hiện tốt chưa, có nhữngbất cập gì
- Đề ra nhưng giải pháp: Như tăng cường cơ sở vật chất; xây dựng quy chếthông tin; gắn trách nhiệm cho từng bộ phận…
3.2 Kỹ năng xử lý thông tin
3.2.1 Kỹ năng ghi chép thông tin
Ghi chép là một kỹ năng quan trọng trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý thôngtin Nhiều cách ghi chép khác nhau đã được sử dụng, như ghi chép theo danh mụcnội dung (list), ghi chép theo bản đồ tư duy (mind maps)
Phương pháp ghi chép theo danh mục nội dung là phương pháp ghi chép phổbiến nhất Phương pháp này ghi nội dung theo một trình tự nhất định và tuân thủlôgíc từ đầu tới cuối
Phương pháp ghi chép theo bản đồ tư duy Đây là phương pháp ghi chép dựatrên sự kết hợp giữa sử dụng ngôn ngữ với các biểu tượng, đường nét, màu sắctương ứng với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não Theo phương phápnày, các nội dung thông tin chính được đặt ở trung tâm của bản ghi, các ý tưởngquan trọng khác phát triển từ ý tưởng trung tâm
3.2.2 Kỹ năng mô tả, kế chuyện
Mô tả, kể chuyện là việc chọn lọc, trình bày thông tin về mộ điều gì đó sao cho
có thể hình dung và hiểu được chi tiết, cụ thỉ về đối tượng nhất định Kỳ năng mô
tả, kể chuyện là kỳ năng lựa chọn từ ngữ, sắp xếp sự kiện theo một trật tự nhất địnhvừa đảm bảo hấp dẫn vừa đảm bảo đầy đủ, chính xác Một kỹ năng mô tả, kểchuyện là “nguyên văn”: trình bày lại nguyên văn những gì xảy ra từ đầu đến cuối.Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên rất cần có kỹ năng chọn lọc thông tin có giá trị
và trình bày theo mạch thời gian để nắm bắt đầy đủ sự kiện Cần tránh cường điệu,thổi phồng chi tiết này mà bỏ qua hoặc xem nhẹ chi tiết khác khi mô tả, kể chuyện
Mô tả, kể chuyện chủ yếu đòi hỏi kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc, cuốn hút đồngthời cũng cần kỹ năng sử dụng các công cụ trực quan như hình vẽ, đồ vật, âmthanh phù hợp
3.2.3 Kỹ năng phân loại thông tin
Hiện nay có nhiều cách phân loại thông tin, tài liệu khác nhau
Nếu phân loại dựa trên hình thức cố định của thông tin thì thông tin, tài liệutrong nghiên cứu định tính bao gồm hai loại cơ bản là: tài liệu dưới dạng văn tự vàtài liệu dưới dạng phi văn tự
Tài liệu dạng văn tự là tài liệu trong đó thông tin được trình bày dưới dạng ký
tự qua các văn bản, các bảng biếu số liệu
Tài liệu dạng phi văn tự là dạng tài liệu không được trình bày dạng ký tự mà cóthể chỉ là những biểu tượng, những hình ảnh, những vật dụng
Nếu dựa vào nội dung phản ánh của thông tin, tài liệu thì có:
Trang 16Tài liệu cá nhân là những tài liệu có thông tin chứa đựng những nội dung liên
quan tới các sự kiện, hành vi, hành động, v.v của một cá nhân.
Tài liệu xã hội là những tài liệu chứa đựng thông tin gắn liền với các hoạt độngcủa nhóm xã hội, một xã hội
Nếu xét theo mức độ xử lý, phân tích, công bố thông tin, tài phân loại gồm:Các tài liệu đã được in ấn là những tài liệu đã được công bố trên các phươngtiện thông tin đại chúng hoặc đã in ấn dưới các hình thức như báo, tạp chí, sách,v.v
Các tài liệu chưa được công bo là những tài liệu được thu thập bằng các phươngpháp nghiên cứu khoa học, nhưng chưa được công bố
3.2.4 Kỹ năng sắp xếp, kết cấu thông tin
Kỹ năng sắp xếp, kết cấu thông tin là kỳ năng chọn lọc và sắp đặt thông tin vàonhững vị trí phù hợp, gọi là chọn đúng từ, đúng chữ, đúng bối cảnh Kỹ năng rõnhất là sắp xếp, kết cấu theo thời gian: thông tin nào trước thì trình bày trước,thông tin nào sau thì trình bày sau Tuy nhiên, thời gian cũng mang tính tương đốibởi vì có thể sự kiện xảy ra trước nhưng lại có thông tin sau và ngược lại Do vậy,
có thể sắp xếp, kết cấu thông tin theo diễn biến của sự kiện Một cách nữa là căn
cứ vào trật tự, lôgíc bên trong của thông tin để sắp xếp, trình bày thông tin cho phùhợp Có thể sắp xếp, kết cấu theo kiểu mô hình hóa, mô phỏng sự kiện từ ngoài vàotrong, từ đơn giản đến phức tạp, theo kiểu quy nạp hoặc ngược lại từ trong rangoài, từ phức tạp khái quát đến cụ thể, đơn giản hoặc theo hiểu suy luận, cần nắmchắc các kỹ năng này để sử dụng cho phù hợp,
3.2.5 Kỹ năng giải nghĩa thông tin
Kỹ năng giải nghĩa thông tin chủ yếu sử dụng trong việc phân tích các thông tinđịnh tính Đó là những thông tin được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn cánhân, thảo luận nhóm, hoặc dựa vào các tài liệu sẵn có Đối với những thông tindạng này, nhà lãnh đạo, quản lý cần giải nghĩa thông tin theo các phương pháp, kỹnăng sau:
Phương pháp gần đúng liên tục: Phương pháp này liên quan tới sự lặp lại hoặcchu kỳ qua các bước phân tích Qua mỗi chu kỳ, sự lặp lại càng nhiều thì càng chophép nhà nghiên cứu có thể đi đến khái quát hóa các thông tin định tính thành cácđịnh đề Hay chuyển các chứng cứ từ thông tin định tính thành các định đề, kétluận
Phương pháp minh họa: Phương pháp này được sử dụng khi nhà nghiên cứu ápdụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể, hoàn cảnh xã hội cụ thể, hoặc tổchức thông tin trên cơ sở lý thuyết có sẵn Lý thuyết là cái có trước và cung cấpcho hộp trống để nhà nghiên cứu thu thập thông tin điền vào hộp trống đó Bằngchứng thu thập được có thể chấp nhận hoặc không chấplý thuyết
Phương pháp so sánh phân tích: Khác với phương pháp minh họa, nhà nghiêncứu không sử dụng lý thuyết như cái “hộp trống”, phát triển từ lý thuyết các đặcđiểm giống và khác nhau, và sử dụng những tính chất này để so sánh các tìnhhuống, thông tin, dữ liệu Phương pháp này bao gồm hai công cụ cơ bản: Thứ nhất,
Trang 17so sánh xác định các “đặc điếm tương tự”, tức là tập trung vào các đặc điểm phổbiến của các trường hợp; Thứ hai, so sánh để xác định các “đặc điểm khác nhau”,tức là tập trung vào các đặc điểm riêng biệt của các trường hợp và so sánh với lýthuyết.
3.2.6 Kỹ năng trích dẫn thông tin
Trích dẫn thông tin (hay còn gọi là trích dẫn tài liệu) là phương pháp đượcchuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng được trình bày trongcác báo cáo, kết quả xử lý thông tin quản lý, theo đó người đọc có thể xác định rõtừng thông tin được trích dẫn, tham khảo Nội dung trích dẫn có thể bao gồm đoạnvăn, các số liệu thống kê, các ý tưởng, lý thuyết, v.v từ các nguồn tin đã được xuấtbản hoặc chưa được xuất bản
Có hai cách trích dẫn: Trích dần nguyên văn và trích dẫn diễn giải.
- Trích dẫn nguyên văn là sao chép chính xác các thuật ngữ, câu, đoạn văn màtác giả dùng Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong ngoặc kép (“ ”) Trườnghợp này bắt buộc phải ghi số trang của nguồn tin được trích dẫn
- Trích dẫn diễn giai là diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ củamình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc Trường hợpnày không bắt buộc phải ghi số trang Tuy nhiên để có độ tin cậy cao thì việc đưa
số trang của nguồn tin được trích dẫn là cần thiết
2.5.10 Kỹ năng trình bày thông tin
Cần căn cứ vào mục đích để trình bày thông tin một cách phù hợp Kỳ năngtrình bày thông tin bao gồm kỳ năng lựa chọn thông tin, sắp xếp và kết cấu thôngtin và trình bày dưới nhiều hình thức như viết, nói hoặc sơ đồ hóa bằng hình ảnh,hình vẽ Có thể trình bốy thông tin tóm tắt hoặc đầy đủ, chi tiết
* Liên hệ thực tế: Căn cứ vào các kỹ năng về thu thập và xử lý thông tin đã nêu
trên lựa chọn một (hoặc một vài) kỹ năng đồng chí quan tâm để liên hệ đánh giáviệc thực hiện của bản thân đồng chí hoặc của cán bộ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan,đơn vị nơi đồng chí công tác Đánh giá kỹ năng đã tốt chưa?Nội dung nào chưa
làm được; Nguyên nhân và đề ra một số biện pháp để nâng cao kỹ năng Ví dụ: Kỹ năng xác định nguồn thông tin, Kỹ năng phân loại thông tin…
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai, xây dựng hệ thống thôngtin trong tổ chức là một nhu cầu tất yếu; cung cấp, thu thập, xử lý thông tin là côngviệc thường xuyên, quan trọng trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của cán
bộ lãnh đạo, quản lý Thu thập và xử lý thông tin tốt sẽ giúp cho chúng ta hoànthành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả trong công tác
Hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm nhiều giai đoạn:Lập kế hoạch và ra quyết định, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quyết định; tổngkết và rút kinh nghiệm Như vậy, nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin là khâu đầutiên để ra quyết định nhưng nó đóng vai trò quyết định tất cả các khâu tiếp theo củachu trình hoạt động lãnh đạo, quản lý Đặc biệt, đối với khâu ra quyết định của
Trang 18người lãnh đạo, quản lý, cung cấp, thu thập, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng
và không thể thiếu
Thông tin được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, vớinhững quan niệm khác nhau Tuy nhiên, có thể hiểu rằng thông tin là tất cả các sựkiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng sự hiểu biết của con người Thông tinhình thành trong quá trình giao tiếp, người ta có thể nhận thông tin từ người khácthông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từcác hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh Thông tin tồn tại đadạng trong xã hội loài người, có thể là những thông tin mà chúng ta cảm nhận đượchoặc là những gì mà giác quan con người nhận biết được Trong thời đại phát triểncủa kinh tế tri thức, thông tin tác động hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến mọi lĩnhvực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động lãnh đạo, quản lý, người cán bộlãnh đạo, quản lý các cấp phải nắm bắt, thu thập và xử lý những thông tin có liênquan đến hoạt động của mình
Người lãnh đạo, quản lý ra quyết định bằng cách đưa ra nhiều phương án khácnhau để chọn lấy một phương án có khả năng thực hiện Như vậy, quyết định làsản phẩm sáng tạo của người lãnh đạo, quản lý trong quá trình giải quyết côngviệc Để chọn một phương án có khả năng thực hiện phụ thuộc nhiều vào việcngười lãnh đạo, quản lý thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào Nhàlãnh đạo, quản lý có thể thu thập thông tin qua nhiều kênh: Chỉ đạo của cấp trên,phản ánh của cấp dưới, qua phương tiện thông tin đại chúng, hội họp,… Việc banhành quyết định trong lãnh đạo, quản lý đúng hay sai, kịp thời hay không kịp thờiphụ thuộc vào việc nắm bắt, thu thập, xử lý thông tin Nếu không có thông tin hoặcthiếu thông tin, người lãnh đạo, quản lý sẽ thiếu cơ sở khoa học để đưa ra cácquyết định
Như vậy, thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định của ngườilãnh đạo, quản lý; để phát huy được vai trò quan trọng của thông tin, cán bộ lãnhđạo, quản lý cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp:
Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan trong việc
cung cấp thông tin Việc định hướng, thẩm định nguồn thông tin giữ vai trò rấtquan trọng Đảng định hướng nội dung thông tin; định hướng kiểm tra, giám sátcán bộ thực hiện công tác thông tin, đồng thời, nâng cao nhận thức của cán bộ,công chức, viên chức về công tác thông tin, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên vàquan trọng; đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, đa dạng, có sức thuyếtphục, đồng thời mạnh dạn đấu tranh phản bác đối với thông tin sai trái, xuyên tạcgóp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận trong toàn hệ thống cơ quan Hiệnnay, thông tin đa dạng, nhiều chiều đòi hỏi quá trình tiếp nhận thông tin phải có sựđịnh hướng và thẩm định chặt chẽ Dù khai thác thông tin ở nguồn nào, người lãnhđạo, quản lý cũng phải xem xét đến giá trị, tính hữu ích của thông tin
Thứ hai, đảm bảo nguồn lực vật chất cho mọi hoạt động của công tác thông tin,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập và xử lý thông tin.Trang thiết bị vật chất, kỹ thuật là điều kiện khách quan, là yếu tố không thể thiếu
Trang 19trong công tác thông tin, giúp cho người lãnh đạo quản lý nắm bắt thông tin Cáctrang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thông tin như máy tính kết nối internet,máy fax, điện thoại,… được trang bị đầy đủ sẽ giúp cho việc lưu truyền, tiếp cậncác thông tin của cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách nhanh chóng và kịp thời Thực
tế cho thấy, ở đâu có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị thông tin đầy đủ và hiệnđại thì người lãnh đạo, quản lý có cơ hội đưa ra những quyết định đúng đắn, kịpthời, chính xác hơn Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thông tin đầy đủ còn tạođiều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa cấp trên và cấp cơ sở Vì vậy,cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác lãnhđạo, quản lý
Thứ ba, tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin giữa các bộ phận, cán bộ, công
chức, viên chức trong cơ quan Thông tin có đặc điểm là đa dạng, phong phú; trongquản lý, lãnh đạo trao đổi thông tin là việc cần thiết và đem lại hiệu quả cho mọihoạt động Đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý, việc trao đổi thông tin giữa các bộphận, giữa cán bộ, công chức, viên chức góp phần giúp các bộ phận hoàn thànhnhiệm vụ được giao Trao đổi thông tin góp phần làm đa dạng nguồn thông tin,tăng tính khách quan, độ tin cậy, tính cập nhật của thông tin, đồng thời, thông quaviệc trao đổi thông tin góp phần quan trọng cho lãnh đạo có nhiều phương án đểlựa chọn trong việc ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý Vì vậy, cơ quan, nhàlãnh đạo cần tạo điều kiện để các bộ phận giao lưu, trao đổi thông tin; xem đây làhoạt động thường xuyên, có ý nghĩa thiết thực
Thứ tư, có phương pháp thu thập và xử lý thông tin phù hợp, vấn đề đầu tiên trong
việc ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý là việc thu thập và xử lý thông tin Thuthập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, tập hợpthông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định trước Xử lý thông tin
là hoạt động phân tích, phân loại thông tin theo các nguyên tắc và phương pháp xácđịnh, từ đó, đưa ra các giải pháp giải quyết công việc Người lãnh đạo, quản lý córất nhiều thông tin nhưng họ phải sàng lọc những thông tin có chất lượng, nghĩa là
họ phải có phương pháp thu thập và xử lý thông tin phù hợp Người lãnh đạo, quản
lý cần thu thập và xử lý thông tin từ nhiều góc độ, nhiều chiều; không tuyệt đối hóabất kỳ nguồn thông tin nào mà cần đối chiếu, sàng lọc để loại bỏ những thông tinkhông chính xác; khi thu thập và sử dụng thông tin phải đảm bảo tính khách quan,không phiến diện, chỉ nhấn mạnh những hạn chế, khó khăn mà bỏ qua những việclàm tốt, những điểm sáng Do vậy, yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải thật tậntâm, bao dung, rộng lượng, giàu lòng vị tha trong việc xử lý thông tin và ban hànhquyết định lãnh đạo, quản lý
Thứ năm, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý
luận cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cung cấp thông tin cũng như độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Thực tế cho thấy trình độ văn hóa, chuyên mônnghiệp vụ, lý luận chính trị của cán bộ các cấp ảnh hưởng rất lớn đến việc cungcấp, thu thập và xử lý thông tin Trình độ học vấn thấp thì không thể nắm bắt thôngtin một cách nhanh nhạy, chính xác, không biết thông tin nào là cơ bản, cần thiết,
Trang 20không có phương pháp khoa học trong xử lý thông tin Khi trang bị trình độ họcvấn, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp, cần trang bị phương pháp
tư duy biện chứng duy vật, đây là phương pháp khoa học trong nắm bắt, thu thập,phân tích, xử lý thông tin, từ đó, việc cung cấp và xử lý thông tin có hiệu quả hơn
Tóm lại, thông tin cung cấp, thu thập và xử lý thông tin có vai trò quan trọng, quyết
định sự thành công hay thất bại của cán bộ lãnh đạo, quản lý Đây là điều kiện tiênquyết, không thể thiếu trong việc xây dựng các quyết định của người cán bộ; đểphát huy hơn nữa vai trò của thông tin trong lãnh đạo, quản lý; cán bộ lãnh đạo,quản lý phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên./
Trang 21Nội dung 5: Quy trình xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị xã hội 5.1 Khái niệm:Điểm nóng chính trị-xã hội là xung đột xã hội ở mức cao, ở
mức căng thẳng, đối đầu hoặc không tương dung Là hiện tượng xã hội không binhthường, căng thẳng, mất ổn định, rối loạn Trong đó diễn ra sự xung đột, chống đốigiữa các lực lượng Chủ thể tham gia trong điểm nóng chính trị-xã hội có thế là cơquan quyền lực nhà nước hoặc các lực lượng chính trị khác nhau
5.2 Tính chất của các điểm nóng chính trị - xã hội
So với các xung đột xã hội, các tình huống chính trị - xã hội thông thườngkhác, điểm nóng chính trị - xã hội có một số tính chất sau:
- Hành vi của những người tham gia xung đột đã vượt ra ngoài, hoặc có khảnăng vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực đạo đức
- Sự chống đối của đám đông quần chúng hoặc các lực lượng chính trị đãhướng trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước, đe dọa cơ cấu quyền lực hiện tồn
- Diễn ra tại một địa điếm nhưng có khả năng ảnh hưởng và lan tỏa sang nơikhác
- Đặt chủ thể lãnh đạo quản lý không thể trì hoãn, phải xử lý như một tìnhhuống chính trị - xã hội
Điểm nóng chính trị xã hội thường nổ ra trong những bối cảnh kinh tế
-xã hội đặc thù:
+ Khủng hoảng kinh tế - xã hội
+ Có sự chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ, các nhóm lãnh đạo, cầmquyền
+ Thay đổi chế độ xã hội
+ Nạn tham nhũng trầm trọng
+ Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, quy mô phát triển lớn vượt ra tầmkiểm soát của các lực lượng lãnh đạo, quản lý, các lực lượng chính trị-xã hội (pháttriển nóng)
5.3 Quy trình xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị xã hội với tính chất là một loại hình tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở
* Bước một: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân, mâu thuẫn, nhận dạng điểm nóng
Đây là bước có ý nghĩa quyết định, vì nó cung cấp những căn cứ cho nhữnggiải pháp đúng trong quá trình xử lý Những thông tin cần phải có là:
- Tính chất, quy mô, hình thức đấu tranh, yêu sách của quần chúng
- Lực lượng tổ chức, cầm đầu
- Ai, cấp nào có trách nhiệm giải quyết
*Bước hai: “Rút ngòi nổ”, hạn chế ănh hưởng xấu và sự lantỏa sang nơi
khác
Để thực hiện bước này, trước hết phải thiết lập được sự lãnh đạo, chỉ huythống nhất, có hiệu lực của hệ thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị trongquá trình xử lý Đây là vấn đề có linh nguyên tắc Trong quá trình xử lý điểm nóng,
Trang 22không bao giờ trao quyền cho một lực lượng khác Lúc này cần phải có người chỉhuy, người đứng đầu có uy tín, bản lĩnh, có phương pháp đúng và có khả năng sửdụng được các lực lượng của hệ thống chính trị thông thường, nên cử đồng chíđứng đầu cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, ít ra phải là thường trực, thường vụ.
Tiếp theo là lựa chọn phương thức giải quyết, những lực lượng và phươngtiện phù hợp Cần trả lời các câu hỏi: Giáo dục thuyết phục hay trấn áp? Dùng các
cơ quan bạo lực (quân đội, công an) hay lực lượng quần chúng? Sử dụng cácphương tiên thông tin đại chúng, các phương tiện thông tin liên lạc như thế nào?cần lưu ý hi không để các phương tiện truyền thông và thông tin liên lạc lọt vào lựclượng chống đối
Để giải tán đám đông quần chúng, phải xem xét: Nếu yêu sách quần chúngđúng, cần cam kết thực hiện yêu sách Đồng thời, tranhthủ lôi kéo, phân hóa răn
đe, cô lậpngười cầm đầu Trong trường hợp thật cần thiết, phải dùng bộ máy công
an và quân đội để giải tán đám đông.
Đối sách với người cầm đầu: cần thương lượng và sử dụng nghệ thuậtthương lượng Vạch mặt, cô lập nếu người cầm đầu là kẻ xấu Trong trường hợpcần thiết có thể bắt kẻ cầm đầu, nhưng bắt phải họp pháp, hợp lý, để tình hìnhkhông trầm trọng thêm Trong quá trình này, cần chú ý một số nguyên tắc:
- Kiên định nguyên tắc, mềm dẻo linh hoạt về phương pháp, biện pháp (dĩbất biến ứng vạn biến)
- Cần chọn các giải pháp tốt nhất, sau mới đến các giải pháp ít tốt hơn(thượng sách, trung sách, hạ sách) Những giải pháp tốt hơn là những giải pháp ítphải sử dụng bạo lực
- Nếu là điểm nóng do mâu thuần địch - ta (thù địch) thì kịch bản duy nhất là
ta thắng, địch thua Nếu là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thì chọn kịch bản
“thắng - thắng” tức là chính quyền cũng thắng mà dân cũng thắng, mỗi bên đều đạtđược những mục tiêu cơ bản trên tinh thần xây dựng
- Phải tuân thủ nguyên tắc hợp pháp, hợp lý, hợp tình
- Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải dựa vào sự lãnh đạo của Đảng, phảitin dân và phải dựa vào dân
* Bước ba: Khắc phục hậu quả sau khỉ điểm nóng đã được dập tắt
Trước hết, phải đưa xã hội nơi xảy ra điểm nóng trở lại hoạỉ động bìnhthường: hệ thống chính trị, cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, trường học, cácdịch vụ công cộng, các công trình phúc lợi xã hội, v.v Thứ hai, là tập trung sựlãnh đạo của cấp ủy Đảny, và sự quản lý của chính quyền cơ sở khắc phục nhữngthiệt hại vồ người và của (nếu có) Thứ ba, xác định trách nhiệm của các bên gây rađiểm nóng Khi đã xác định được trách nhiệm của các bên thì tiến hành xử lý viphạm từ tất cả các phía; củng cố, thay thế, bổ sung, sàng lọc đội ngũ cán bộ của hệthống chính trị
* Bước bốn: Rút kinh nghiệm, dụ báo tình hình, áp dụng những biện pháp để điểm nóng không tái phát
Trang 23Khi tiến hành rút kinh nghiệm, cần đánh giá lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quađiểm nóng bộc lộ rõ ai là người thế nào.
Đánh giá lại hệ thống tổ chức quyền lực (bộc lộ những mạnh yếu qua điểmnóng)
Đánh giá phương thức lãnh đạo, chi đạo Đánh giá những thiếu sót bất cậptrong chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Đánh giá lại cơ sở chính trị-xã hội của Đảng trong quần chúng.Đồng thời vớitổng kết, rút kinh nghiệm xử lý điểm nóng, thực hiện dự báo tình hình và áp dụngcác biện pháp để điểm nóng không tái phát Để công tác dự báo có kết quả, cần dựbáo theo những thông số thu thập được về các mặt kinh tế - xã hội; theo nhữngkịch bản nhất định, kể cả những kịch bản xấu nhất Cũng cần dự báo cả phươngthức xử lý nếu điểm nóng tái phát
Liên hệ:
Dựa vào các bước trong quy trình xử lý đã nêu trên để đánh giá những ưu điểm,khuyết điểm trong xử lý một vụ việc điểm nóng xảy ra tại địa phương trong thờigian vừa qua và rút ra được một số bài học kinh nghiệm (Cần tìm và tham khảo cáctài liệu nói về quá trình giải quyết một vụ việc, có thể liên quan đến tôn giáo ở tỉnh
ta trong những năm vừa qua để liên hệ)
Giải quyết và phòng ngừa "điểm nóng" trong tình hình hiện nay
Một số “điểm nóng” và khiếu kiện phức tạp ở nước ta
Qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạtđược về kinh tế - xã hội, ở một số địa phương trong cả nước vẫn xảy ra những
“điểm nóng”, những vụ, việc phức tạp, như vụ nông dân Thái Bình khiếu kiện diễn
ra ở hầu hết các xã năm 1997 - 1999; bạo động ở Tây Nguyên tháng 2-2002 vàtháng 4-2004; vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) năm2012; vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) năm 2012; vụ đòilại đất liên quan đến tôn giáo tại giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) năm 2011; vụ tập trungngười Mông trái phép ở huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) năm 2011; vụ gây rối
ở tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai năm 2014; các vụ việc ở giáo phận Vinh (tỉnhNghệ An), lợi dụng sự cố môi trường biển của dự án Formosa (tỉnh Hà Tĩnh), tụtập đông người, gây rối từ tháng 4-2016 đến năm 2017; vụ lấn chiếm đất quốcphòng tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) tháng 4-2017; vụ kích động gâyrối tại Phan Rí, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) tháng 6-2018… Một số
vụ, việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, đông người diễn ra trong quá trìnhthực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, như dự án Thủ Thiêm (Thànhphố Hồ Chí Minh), các vụ chuyển đổi mô hình chợ truyền thống sang trung tâmthương mại, như chợ Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn), chợ Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh),chợ Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), chợ An Khánh (tỉnh Đồng Nai), chợ Buôn MaThuột (tỉnh Đắk Lắk)…
Phân loại “Điểm nóng” và giải quyết “Điểm nóng”
Trang 24Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá tác động xã hội của các “điểm nóng” ở Việt Nam từtrước đến nay, có thể phân thành 3 loại chủ yếu: loại “điểm nóng” có yếu tố địch,loại “điểm nóng” do những sai phạm pháp luật hoặc vi phạm dân chủ của một bộphận cán bộ chính quyền và loại “điểm nóng” do một số phần tử bất mãn, cơ hội, tiêucực kích động, lôi kéo, khiếu kiện đông người.
Loại “điểm nóng” có yếu tố địch là loại “điểm nóng” có chỉ đạo, tài trợ của các thếlực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài, để chống phá Đảng, Nhà nước, như vụ bạođộng ở Tây Nguyên (tháng 2-2002 và tháng 4-2004), vụ phá rối gây mất ổn định
ăn ninh trật tự ở Mường Nhé (tỉnh Điện Biên, năm 2011),
Loại “điểm nóng” do sai phạm pháp luật hoặc vi phạm dân chủ của một bộ phậncán bộ chính quyền, như tham ô, tham nhũng, sai phạm trong quản lý đất đai, đầu
tư các công trình, dự án, chỉ đạo đền bù, giải phóng mặt bằng, tổ chức tái định cư,thực hiện không đúng chính sách an sinh xã hội, trù dập, ức hiếp công dân, Đây
là nguyên nhân chủ yếu, phổ biến dẫn đến việc xảy ra các “điểm nóng” hiện nay.Loại “điểm nóng” do một số phần tử bất mãn, cơ hội, tiêu cực lợi dụng dân chủ,nhân quyền để kích động, tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc công dân khiếu kiện,chống đối xảy ra ở một số nơi nhưng không nhiều
Thực tế cho thấy, trên địa bàn cả nước, nhiều địa phương đã có kinh nghiệmtrong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý có kết quả các “điểm nóng”
Đối với loại “điểm nóng” có yếu tố địch thì điều quan trọng là sớm xác minh được
kẻ cầm đầu, kẻ chỉ huy trực tiếp, để có phương pháp, nghiệp vụ phù hợp bắt gọn,sau đó mới tổ chức tuyên truyền, vận động công dân Nếu không bắt gọn, trấn ápkịp thời kẻ cầm đầu, chỉ huy thì rất khó vận động số công dân bị các thế lực thùđịch lôi kéo, tuyên truyền sai sự thật Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức chính trị - xã hội chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi đã ngăn chặn được
kẻ chỉ huy, cầm đầu trực tiếp
Đối với loại “điểm nóng” do một bộ phận cán bộ chính quyền vi phạm pháp luậthoặc vi phạm dân chủ gây ra thì điều quan trọng nhất là điều tra, xác minh rõ saiphạm vấn đề gì, lĩnh vực nào, mức độ đến đâu để giải quyết đúng pháp luật Đây là
“điểm nóng” mang tính chất nội bộ nên phải vừa tuyên truyền, vận động để nhândân giác ngộ, có nhận thức đúng, vừa sớm khởi tố điều tra khi đã đủ cơ sở pháp lý.Nếu khởi tố điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ sai phạm thì sẽ tạo được
sự đồng thuận trong nhân dân và không để “điểm nóng” kéo dài
Đối với loại “điểm nóng” do một số phần tử bất mãn, cơ hội, tiêu cực lôi kéo, kíchđộng, mua chuộc công dân thì cũng vừa tuyên truyền, vận động nhân dân, vừa điềutra, xác minh kẻ bất mãn, tiêu cực, cầm đầu để khởi tố điều tra, xử lý kịp thời,nghiêm minh theo pháp luật
Để công tác vận động, thuyết phục người dân không tham gia khiếu kiện cóhiệu quả, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải lựachọn, phân công được những cán bộ có uy tín, có kinh nghiệm, kiến thức, bản lĩnhchính trị vững vàng tham gia vận động Đồng thời, căn cứ vào tình hình, điều kiện
cụ thể của từng “điểm nóng” để tranh thủ được những người có uy tín, các chức