- Nhận biết được chi tiết, sự việc, hình ảnh liên quan đến nhân vật… - Hiểu đề tài của tác phẩm; Hiểu được đặc điểm nổi bật của nhân vật - Biết cách lập dàn ý cho bài viết… - Vận dụng kỹ
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học : 2024 – 2025
A.PHẦN I: ĐỌC -HIỂU:
- Nhận biết phương thức biểu đạt, người kể chuyện, ngôi kể, thể thơ; chi tiết tiêu biểu, nhân
vật, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản; Từ láy; số từ ; mở rộng thành phần trạng ngữ hoặc thành phần chính của câu bằng cụm từ…
- Hiểu được tác dụng của ngôi kể, người kể; ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh thơ ; Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ (so sánh, nhân ho , điệp ngữ), từ láy; Hiểu được đặc điểm của nhân vật; Hiểu nội dung, bài học, thông điệp từ văn bản; Ý nghĩa cảm xúc của bài thơ
- Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản
- Liên hệ vấn đề trong văn bản với cuộc sống…
B PHẦN II : LÀM VĂN: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm
văn học ( Ngoài SGK)
- Nhận biết được nhân vật cần phân tích
- Nhận biết được chi tiết, sự việc, hình ảnh liên quan đến nhân vật…
- Hiểu đề tài của tác phẩm; Hiểu được đặc điểm nổi bật của nhân vật
- Biết cách lập dàn ý cho bài viết…
- Vận dụng kỹ năng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
để tạo lập bài viết đúng đặc trưng thể loại
- Bày tỏ sự hiểu biết sâu sắc về nhân vật trong tác phẩm văn học; có sự sáng tạo trong khi làm bài
C LUYỆN ĐỀ :
Đề 1:
Phần I Đọc hiểu (6,0 điểm): Đọc đoạn truyện sau và thực hiện yêu cầu:
Bao giờ cũng vậy, cứ đến chủ nhật là bà nội lại từ làng quê ngoại thành vào phố chơi với chúng tôi Bà đến quãng chín giờ sáng Đến là cho quà ríu rít và chuyện trò Ôi, dường như là bao nhiêu thương nhớ sau một tuần xa cách và tích đọng từ bao năm, giờ mới
có dịp bộc lộ Bà giở cái túi xách tay ra Cái túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày là nhân viên phục vụ trên tầu chạy đường Lao Cai - Hà Nội là cái túi có phép thần Ở trong
nó có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu Na tháng bảy Roi mùa hạ Gương sen mùa thu Lại còn bột sắn cho mẹ tôi vốn hay bị mệt và hoa hòe cho bố tôi mới chơm bị tăng huyết áp Vườn nhà bà có cây hòe Hòe ra nụ, bà bắc thang hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra.
- Bố anh ngày xưa cũng hay bị nhức đầu, hoa mắt, uống hoa hòe quanh năm là đỡ đấy.
Bà chả nhớ sót điều gì Thấy tôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bà bảo, chẳng bù cho ông cháu, chả bao giờ thấy ra tí mồ hôi nào, kể cả lúc ngồi ở toa tàu bí gió Ngày chủ nhật có
bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất Bà sửa sang lại bàn thờ Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng Khô rồi cũng đem ra nắng phơi, cho nó thơm như lời bà nói Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú Lại còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun Nắm cổ tay tôi, bà kêu sao cháu bà gầy thế Thấy tôi gãi đùi, gãi cẳng chân, bà bắt tôi kéo quần lên cho bà xem Rồi bà giẫy nẩy lên: “Thằng bố, con mẹ mày nó bận công bận việc nhà tầu, nó chẳng để ý
Trang 2gì đến con cả Ai lại để con gầy gò, ghẻ lở thế!” Rồi bà ra chợ mua nắm lá về đun tắm cho tôi Rồi giao hẹn với mẹ tôi, ngày nào cũng phải như thế Phải cho tôi ăn uống ngon lành Không thì bà đón về ở với bà Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất Nhưng bà không thể
ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ.
(Trích Giấc mơ của bà nội, Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi, Ma Văn Kháng,
NXB Kim Đồng, 2012, tr 82,83)
Khoanh tròn vào một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6): Câu 1 (0,5 điểm) “Cái túi có phép thần” của bà có những thức nào sau đây:
A Nhãn, na, roi, gương sen
B Nhãn, na, roi, bột sắn, hoa hòe
C Nhãn, na, roi, gương sen, nắm lá
D Nhãn, na, roi, gương sen, bột sắn, hoa hòe
Câu 2 (0,5 điểm) Hành động nào sau đây không phải là việc bà làm khi bà đến chơi vào ngày chủ nhật?
A Sửa sang lại bàn thờ
B Lau chùi bát đĩa, bàn ghế
C Đi chợ mua thức ăn
D Đem quần áo ra phơi phóng
Câu 3 (0,5 điểm) Câu văn: “ Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất” Có mấy số từ ?
A.Một B Hai C Ba D Bốn
Câu 4 (0,5 điểm) Nhà văn sử dụng ngôi kể thứ nhất tạo nên hiệu quả gì cho đoạn truyện?
A Lời kể tự nhiên, chân thực
B Cảm xúc được bộc lộ tự nhiên, chân thành
C Tạo tính khách quan cho câu chuyện
D Cả A, B đúng
Câu 5 (0,5 điểm) Trong các câu văn sau văn, câu nào có thành phần vị ngữ là một cụm từ?
A Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi
B Vườn nhà bà có cây hòe
C Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú
D Tất cả các câu văn trên.
Câu 6 (0,5 điểm) Phương án nào không nêu đúng tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong những câu văn sau:
Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất Bà sửa sang lại bàn thờ Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của
bố tôi Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng.
A Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập cho đoạn văn;
B Làm nổi bật sự sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu thương của
bà dành cho con cháu;
C Thổi hồn vào nhân vật người bà, khiến người bà hiện lên gần gũi, sinh động;
D Thấy được tình yêu thương, niềm kính trọng, biết ơn của nhà văn dành cho bà
Trang 3Câu 7 (0,5 điểm) Người kể chuyện đã gọi cái túi xách bằng vải thô mà bà dùng mỗi khi từ quê vào thành phố là “cái túi có phép thần” Còn em, em có thể gọi cái túi bằng tên gọi nào ý nghĩa hơn?
………
………
Câu 8 (0,5 điểm) Em cảm nhận gì về vẻ đẹp của bà trong các câu văn sau?
Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được,
vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ.
………
………
………
Câu 9 (1,0 điểm) Nếu là người cháu trong đoạn truyện, em sẽ bày tỏ gì với bà?
………
………
………
Câu 10 (1,0 điểm) Điều em xúc động nhất khi nghĩ về người bà kính yêu của em.
………
………
………
II Viết (4,0 điểm):
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy) phân tích nhân vật người bà trong đoạn truyện ở phần Đọc hiểu
Đề 2:
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ Ở một vùng nọ ,có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau Người mẹ đau yếu luôn Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ
Con gái bà còn rất nhỏ Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm Bà không ăn, không ngủ được Em bé thương mẹ lắm Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho
mẹ khỏi bệnh được Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ Em đi suốt cả ngày đêm Rồi một hôm em đến một ngôi chùa Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa
Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về
Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình
( Trích : Truyện cổ tích tổng hợp)
Trang 4Khoanh tròn vào một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6): Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính:
A Miêu tả
B.Biểu cảm
C.Tự sự
D.Nghị luận
Câu 2 (0,5 điểm) Ngôi kể của đoạn trích trên?
A.Ngôi thứ nhất
B.Ngôi thứ hai
C.Ngôi thứ ba
D.Cả A và C
Câu 3 (0,5 điểm) Câu văn: “ Ở một vùng nọ ,có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau”
có mấy số từ?
A Một B Hai C Ba
D Bốn
Câu 4 (0,5 điểm) Trong câu văn: “ Ở một vùng nọ ,có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau” mở rộng thành phần nào?
A Chủ ngữ
B Vị ngữ
C Cả A và B
Câu 5 (0,5 điểm) Trong các câu văn sau văn “ Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về” có mấy từ láy ?
A Một
B Hai
C Ba
D Bốn
Câu 6 (0,5 điểm) Phương án nào không nêu đúng tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong những câu văn sau:
Em bé thương mẹ lắm Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ Em đi suốt cả ngày đêm Rồi một hôm em đến một ngôi chùa
Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa
A Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập cho đoạn văn;
B Làm nổi bật sự lo lắng, tình yêu thương, tấm lòng hiếu thảo của em bé đối với mẹ
C Thổi hồn vào nhân vật người bà, khiến người bà hiện lên gần gũi, sinh động;
D Thấy được tình yêu thương, niềm kính trọng, biết ơn của tác giả dành cho người mẹ
Câu 7 (0,5 điểm) Ý nghĩa của chi tiết : “Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống
bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ”
………
………
Câu 8 (0,5 điểm) Nêu nội dung đoạn trích:
………
………
………
Trang 5Câu 9 (1,0 điểm) Nếu là người con trong đoạn truyện, em sẽ bày tỏ gì với mẹ?
………
………
………
Câu 10 (1,0 điểm) Điều em xúc động nhất khi nghĩ về người mẹ của em.
………
………
………
II Viết (4,0 điểm):
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy) phân tích nhân vật em bé trong đoạn truyện
ở phần Đọc hiểu
Đề 3:
I Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…
[…] Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày
cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.
Thầy luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu Chẳng bao giờ thầy cái giận, gắt gỏng với chúng tôi Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run.
Các cô giáo, thầy giáo trong trường kể rằng thầy là một trong số những hoạ sĩ học khoá đầu tiên của TrườngCao đẳng Mĩ thuật Đông Dương Bạn học của thầy, hầu hết đều
đã trở thành những hoạ sĩ tên tuổi, có người nổi tiếng cả ở nước ngoài, riêng thầy Bản chỉ
là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai.
Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa hoặc cảnh lao động ở vườn trường Thầy dạy rất ân cần, tỉ
mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ Nhưng thú vị hon cả là những câu chuyện của thầy Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp
đẽ Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác xếp đầy sách vở và tranh ảnh Thầy đưa chúng tôi xem những quyển sách của các bậc danh hoạ Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm… Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu
có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý Chúng tôi có đi hỏi nhưng chẳng mấy ai biết tên hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản.
(Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện
ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2016, tr 178 – 180)
Câu 1 Xác định ngôi kể của đoạn trích.
Câu 2 Tìm một số chi tiết miêu tả trang phục của thầy giáo dạy vẽ Những chi tiết đó cho
em cảm nhận gì về nhân vật?
Câu 3 Tìm số từ trong câu sau và giải thích ý nghĩa của số từ đó:
Trang 6Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…
Câu 4 Nhân vật “tôi” có cảm nhận như thế nào vè tính cách của thầy giáo dạy vẽ? Qua đó,
em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật “tôi”dành cho thầy giáo dạy vẽ của mình?
II Viết bài văn phân tích nhân vật người thầy trong đoạn trích trên
Đề
4:
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
SỢI DÂY THUN
Mẹ tôi có thói quen cất giữ những sợi dây thun khi mua bịch nước mía, bịch chè mỗi lúc đi chợ về Tôi ngạc nhiên lắm cứ thắc mắc tại sao mẹ lại không vứt nó đi Một sợi dây thun thì làm được gì Mẹ tôi còn dặn có sợi dây thun nào thì đưa cho mẹ cất Đôi khi, tôi lại quên lời mẹ, vứt sợi dây thun vào đống rác trước nhà Thấy vậy mẹ nhặt lại và cất vào một chỗ
- Con không nên phí phạm vậy, con không dùng lúc này nhưng có thể vài bữa nữa con cần tới.
Lúc đó tôi cũng chỉ ậm ừ cho xong chuyện Rồi một hôm khi những đứa con gái trong xóm tôi được ba mẹ mua cho những sợi dây để chơi nhảy dây, tôi cũng xin tiền mẹ mua Thật bất ngờ mẹ tôi lấy một bịch dây thun mà tôi biết đó là những sợi dây mà mẹ đã cất giữ trong những năm qua Tôi có một chùm dây thun dài lòng thòng để chơi nhảy dây, khi đó tôi mới biết ý nghĩa của việc tiết kiệm từng vật nhỏ nhất
Hôm qua, mẹ vào thăm con gái, dây buộc tóc của mẹ đột ngột đứt, tôi đưa ngay cho
mẹ một sợi dây thun mà tôi đã cất giữ Mẹ nhìn tôi mỉm cười Có những việc đơn giản nhưng đó là sợi dây tình cảm của con người.
(Nguồn: Hiền Phạm http://quehuongonline.vn)
Khoanh tròn vào một phương án trả lời cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) và viết câu trả lời (từ câu 9 đến câu 10)
Câu 1(0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A Tự sự B Miêu tả
C Biểu cảm D Nghị luận
Câu 2(0.5 điểm) Văn bản trên sử dụng ngôi kể:
Câu 3(0.5 điểm) Nhà văn sử dụng ngôi kể trên tạo nên hiệu quả gì?
A Người kể có thể tự do, linh hoạt kể những gì đang diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi
B Lời kể tự nhiên, chân thực, cảm xúc được bộ lộ tự nhiên, chân thành
C Tạo tính khách quan cho câu chuyện
D Lời kể sinh động, hấp dẫn
Câu 4(0.5 điểm) Trạng ngữ trong câu văn:“Thật bất ngờ mẹ tôi lấy một bịch dây thun
mà tôi biết đó là những sợi dây mà mẹ đã cất giữ trong những năm qua.” là:
A Thật bất ngờ B một bịch dây chun
C những sợi dây D trong những năm qua
Câu 5(0.5 điểm) Thái độ của nhân vật tôi khi trông thấy mẹ cất những sợi dây thun khi
mua bịch nước mía, bịch chè:
Trang 7A Ậm ừ cho xong chuyện B Không quan tâm.
C Ngạc nhiên lắm cứ thắc mắc tại sao mẹ
lại không vứt nó đi
D Biết ý nghĩa của việc tiết kiệm từ những đồ nhỏ nhất
Câu 6 (0.5 điểm) Phương án nào không nêu đúng nội dung của chi tiết:“Có những việc
đơn giản nhưng đó là sợi dây tình cảm của con người”?
A Những việc làm đơn giản nhưng lại thể hiện tình cảm cao quý, đáng trân trọng
B Những việc làm đơn giản nhưng lại là sợi dây kết nối tình cảm của con người
C Những việc làm đơn giản nhưng sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn
D Những việc làm đơn giản chưa thể hiện được tình cảm, sự gắn kết của con người
Câu 7(0.5 điểm) Người mẹ trong văn bản trên đã dạy con đức tính gì?
C.Tằn tiện D Siêng năng
Câu 8 (0.5 điểm) Hình ảnh người mẹ trong câu chuyện hiện lên với những phẩm chất nào
nổi bật?
A Chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương
B Tần tảo, siêng năng, giàu đức hi sinh
C Tiết kiệm, chắt chiu, biết cách giáo dục con cái
D Chịu thương, chịu khó, cần cù, nhẫn nại
Câu 9 (1.0 điểm) Viết từ 2 đến 3 câu văn bày tỏ tình cảm của bản thân với mẹ
Câu 10 (1.0 điểm) Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong cuộc sống?
Phần II VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong văn bản phần đọc hiểu
ĐỀ LUYỆN THÊM
ĐỀ 1
Em hãy phân tích đặc điểm nhân vật anh Hai trong truyện ngắn “Anh Hai” (Tác giả: Bùi Quang Minh)
ANH HAI
Mẹ nói số anh Hai là số khổ Ngủ thì không nằm trên giường mà cứ phải "kẻo cà kẻo kẹt" lắc lư trên võng mới ru được giấc nồng Cả nhà đi ăn tiệc ở nhà hàng Làm gì thì làm, cụng
ly với ai thì cụng,
bận sau cùng Hai cũng "len lén" chọn chiếc ghế sát cửa để ngồi Nhắm nhắm không ai để
ý, Hai trốn ra ngoài bậc thềm ngắm trời nhìn mây Vậy mà lòng Hai lại tự tại hơn nhiều!
Ở nhà, cơm trong nồi, Hai chỉ ăn phần cơm cháy dưới đáy, cơm thịt thì chê "nhạt nhẽo" con không nuốt được! Cha má thấy vậy ôm Hai khóc dữ lắm Chỉ có lũ em thì vẫn há miệng lùa cơm!!! Nhà nghèo, nó cám cảnh gì đâu không biết
Xong lớp 9, Hai dùng dằng một hai đòi nghỉ học Hai lang thang kiếm việc làm phụ cha
má kiếm tiền nuôi em đi học Mà có phải ít đâu, sau Hai còn có cả bảy đứa loi nhoi lúc nhúc như bầy heo con "chờ sữa !" Nhờ có sự hy sinh thầm lặng của Hai, mà bảy đứa em thì đúng bảy vinh hiển rạng rỡ tổ tông Cả thảy đều thành ông nọ bà kia Rồi cũng một tay Hai tìm hiểu chọn vợ dựng chồng cho các em Nước đẩy thuyền trôi - bông Lục Bình bị mạn thuyền nghiền nát
Ngày gái út (đứa em thứ thứ 7) vu quy theo chồng, nhà hàng tiệc cưới Minh Anh (Phường Cát Lái
Trang 8- Quận 2) cái nhà hàng to tổ bố nhất quận Chiếc ghế cha má bị bỏ trống Từ trước lúc thằng Ba lấy vợ thì cha má đã lần lượt bỏ cả nhà mà đi Có còn ai nữa đâu để mà ngồi vào
Cả nhà dòm qua dòm lại như "gà con lạc mẹ" nháo nhác đi tìm Hai Hàng loạt tiếng gọi thất thanh vang lên:
- Anh Haiiiiii ! Hai ơi !
- Hai ơi út tìm hai nè !
Hai lặng lẽ đứng bên kia đường nhìn qua hôn trường Đoạn đường này xe container kéo nhau chạy rầm rầm từ vòng xoay đi lên Dòng xe nườm nượp lướt qua bỏ lại Hai một mình trơ trọi Bộ Vest trên người Hai chợt run lên bần bật! Hai ít học thiệt Nhưng Hai cũng nhìn ra được một thứ sự thật phũ phàng, trong đó toàn người có học thức, địa vị xã hội, sự xuất hiện của mình chỉ khiến các em xấu hổ thêm mà thôi! Xòe tay mình ra, Hai không còn thấy đâu là những đường chỉ tay nữa Mà hằn lên đó là chồng chồng lớp lớp những vết
"cào cấu của thời gian!" Viết trọn vẹn một dòng chữ tên của mình, Hai còn toát cả mồ hôi Dáng đứng xiêu vẹo qua tháng năm hy sinh vì đàn em Một cái gì đó dâng lên nơi cuống họng Hai bứng nghẹn Hai có một chút tủi phận nhưng thiệt là nhanh cảm giác đó bị dập tắt Hai ngước nhìn lên trời xanh mà thầm nói trong nghẹn ngào " cha má ơi rốt cuộc thì con cũng đã làm được điều cha má căn dặn !"
Hai mỉm cười xoay người tính bước đi Bỗng cánh tay bị níu lại Cô em út trong chiếc
xoa-rê trắng tinh khôi khư khư giữ vạt áo Hai Út quỳ xuống:
- Hai ơi Hai đừng đi bỏ út Hai không những là Hai mà Hai còn là cha là má Hai ơi!!!!!
Hai chợt rùng mình và ngơ ngác khi thấy 6 đứa còn lại cũng đang tèm lem nước mắt! Ôm chầm bảy đứa em lớn xác mà còn mít ướt của mình vào lòng Tụi nó giờ lớn quá, có còn nhỏ dại như ngày nào được một tay Hai che chở nữa Bất giác Hai nhận ra một điều rằng
công sức cả đời mình đã không uổng phí (Tác giả: Bùi Quang Minh)
ĐỀ 2
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật bé Em trong truyện Aó tết của Nguyễn Ngọc Tư
ÁO TẾT
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:
- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi
Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má
nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai, hai đứa đi tới nhà cô giáo Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:
- Còn mấy ngày nữa tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?
- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được
- Vậy mầy được mấy bộ?
- Có một bộ hà
Con bé Em trợn mắt:
Trang 9- Ít quá vậy?
- Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó
-Vậy à?
Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không
Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:
- Còn mầy?
- Bốn bộ Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn
- Mầy sướng rồi
Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài,
“Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho” Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:
- Bộ đồ của mày chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?
Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo
bự Cô giáo tụi nó khen:
- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng
Hai đứa cười Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui Bạn bè phải vậy chớ Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, CÓ MẶC ÁO GÌ BÍCH VẪN QUÝ BÉ EM THIỆT ĐÓ
(Nguồn https://isach.info)
ĐỀ 3
Em hãy phân tích nhân vật người cha trong văn bản “Chiếc bánh mì cháy”.
CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi.
Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ
đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh
mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng
Trang 10thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ Đó là chìa khóa quan trọng nhất
để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
(Nguồn: https://sachhay24h.com/nhung-cau-chuyen-qua-tang-cuoc-song
ĐỀ 4
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Mạnh trong truyện ngắn sau:
CỦ KHOAI NƯỚNG
Tạ Duy Anh
Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút.
Nhưng từ giờ đến tối còn lâu và cậu cần phải tìm được một việc gì đó trong khi con trâu đang mải miết gặm cỏ Cậu bèn ngồi đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy kiếm ăn trên cánh đồng màu đã thu hoạch Thỉnh thoảng chúng lại nghiêng ngó nhìn cậu, ý chừng muốn dò la xem “anh bạn khổng lồ” kia có thể chơi được không Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai Nước miếng
đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng Ruột nó trong như thạch Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này Thật may là mình đem theo lửa - cậu lẩm bẩm Sợ niềm hy vọng đi veo mất nên cậu rón rén bới lớp đất mềm lên Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên Chà, thật tuyệt vời Nó không chỉ đơn thuần là củ khoai sót Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu.
Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì.
Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ Vài lần giáp mặt cậu
bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó.
Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.