1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học tài chính quốc tế chương 7 can thiệp của chính phủ lên tỷ giá hối Đoái

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Can thiệp của Chính phủ lên tỷ giá hối đoái
Tác giả Võ Phạm Thùy Linh, Trương Công Doanh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Đặng Thị Thanh Huyền, Lê Mạnh Hưng
Người hướng dẫn Ts. Hồ Thị Lam
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Tài chính Quốc tế
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 253,69 KB

Nội dung

Hồ Thị Lam Chương 7 CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ LÊN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHÓM 9 STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ 1 Võ Phạm Thùy Linh 2221003069 Nội dung và thuyết trình phần quá trình phát triển và hệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

o0o MÔN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Giảng viên: Ts Hồ Thị Lam

Chương 7 CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ LÊN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

NHÓM 9

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

1 Võ Phạm Thùy

Linh

2221003069 Nội dung và thuyết trình phần quá trình

phát triển và hệ thống tiền tệ quốc tế trước

và trong chiến tranh thế giới thứ nhất vàthứ hai

2 Trương Công

Doanh 2221002934 Nội dung và thuyết trình phần hệ thốngtiền tệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ

hai đến ngày nay

3 Nguyễn Thị

Thùy Linh 2221003065 Nội dung và thuyết trình phần chế độ tỷgiá hối đoái cố định và chế độ tỷ giá hối

đoái thả nổi

4 Đặng Thị

Thanh Huyền 2221003022 Nội dung và thuyết trình phần chế độ tỷgiá hối đoái trung gian

5 Lê Mạnh Hưng 2221003007 Nội dung và thuyết trình phần sự can thiệp

của Chính Phủ lên tỷ giá hối đoái

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Quá trình phát triển và các bộ phận của hệ thống tiền tệ quốc tế 3

1.1 Quá trình phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế 3

1.2 Hệ thống tiền tệ quốc tế 4

1.2.1 Hệ thống tiền tệ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914) 4

1.2.2 Hệ thống tiền tệ trong hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 - 1944) 6

1.2.3 Hệ thống tiền tệ thế giới sau thế chiến thứ 2 (1944 – 1990s) 7

1.2.4 Hệ thống tiền tệ quốc tế hậu Bretton Woods: 8

1.2.5 Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay 9

2 Các chế độ tỷ giá hối đoái 10

2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định 10

2.2 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn 13

2.3 Chế độ tỷ giá hối đoái trung gian 15

2.3.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý 15

2.3.2 Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định 17

3 Sự can thiệp của chính phủ lên tỷ giá hối đoái 18

3.1 Nguyên Nhân Can Thiệp Của Chính Phủ 18

3.1.1 Ổn Định Giá Cả 19

3.1.2 Thúc Đẩy Tăng Trưởng Kinh Tế 19

3.1.3 Cân Bằng Cán Cân Vãng Lai 19

3.2 Các Hình Thức Can Thiệp Của Chính Phủ 20

3.2.1 Can Thiệp Trực Tiếp 20

3.2.2 Can Thiệp Gián Tiếp 21

4 Kết Luận 23

Trang 3

1 Quá trình phát triển và các bộ phận của hệ thống tiền tệ quốc tế.

1.1 Quá trình phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế là chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ giữa các quốc gia, đượcthực hiện bằng những thỏa ước và quy định ràng buộc của các quốc gia, có hiệu lựctrong phạm vi không gian và thời gian nhất định Hệ thống tiền tệ quốc tế tập trungvào hai điểm đó là:

* Chọn đơn vị tiền tệ quốc tế: Đơn vị tiền tệ chung là đơn vị thanh toán, đo lường

và dự trữ giá trị của một cộng đồng kinh tế Thông thường các nước sử dụng một đồngtiền mạnh của một quốc gia nào đó trong khối làm đồng tiền chung của khối Cácđồng tiền USD, GBP… đã từng là các đồng tiền quốc tế trong một khoảng thời gian.Tuy nhiên, sau này do sự phát triển và hội nhập kinh tế, các liên minh kinh tế đượchình thành hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện do vậy, không có một đồng tiền nào củaquốc gia được chọn làm đồng tiền chung, mà các nước trong liên minh tự định ra mộtđồng tiền chung của cả khối Chẳng hạn: Ngày 01/01/1999 Đồng tiền chung của châu

Âu gọi là EURO đã ra đời với tỷ giá ngay tại ngày ra đời là 1 EURO = 1,16675 USD

* Tổ chức lưu thông tiền tệ:

Chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ trong các hệ thống tiền tệ quốc tế thông thường baogồm những nội dung đặc trưng sau:

 Xác định tỷ giá giữa đồng tiền chung với các đồng tiền thành viên của khối Cóthể theo tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả nổi

 Quy định về lưu thông tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và lưu thôngcác giấy tờ có giá khác ghi bằng đồng tiền chung của cả khối

 Quy định về tỷ lệ dự trữ ngoại hối: ấn định tỷ trọng giá trị của đồng tiền chungtrong tổng dự trữ ngoại hối của các nước thành viên, của ngân hàng thuộc khối

⇒ Tiền tệ quốc tế và hệ thống tiền tệ quốc tế là sản phẩm của các liên minh kinh tế

Do vậy sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế phụ thuộc vào các liên minh kinh tế.Tuy nhiên, các liên minh kinh tế thường không đứng vững trong một thời gian dài docác nguyên nhân khác nhau cho nên khi các liên minh kinh tế tan vỡ thì hệ thống tiền

tệ quốc tế cũng bị ảnh hưởng theo

Trang 4

Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế:

Hệ thống tiền tệ quốc tế đã hình thành từ tự phát đến tự giác Ban đầu là tự phát thểhiện một đồng tiền của quốc gia nào đó tự nó có đầy đủ các yếu tố trở thành tiền tệquốc tế Dần dần hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành một cách tự giác trên cơ sởcác quốc gia thỏa thuận, thống nhất với nhau thông qua đàm phán, ký kết văn bảnhoặc thừa nhận một đồng tiền của một quốc gia nào đó làm đơn vị tiền tệ quốc tế.Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem kỹ hơn sự phát triển này

1.2 Hệ thống tiền tệ quốc tế

1.2.1 Hệ thống tiền tệ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914)

 Chế độ bản vị hàng hóa và Hệ thống song bản vị trước 1875 (Bimetallism)

- Chế độ bản vị hàng hóa: Trong chế độ này, kim loại là hàng hóa (chủ yếu là

vàng và bạc) được đúc thành những khối với chức năng làm phương tiện trao đổi vàlưu thông trong nền kinh tế Do vàng và bạc luôn là hai kim loại đáp ứng những điều

mà đồng tiền hàng hóa yêu cầu: sự khan hiếm, tính bền, có thể chuyên chở, dễ phânchia, đồng chất và chất lượng được duy trì lâu bền

Sự ra đời của tiền đúc “thiếu giá” (1540 - 1560): Ở dạng tinh khiết, bản vị hàng hóakim loại hoạt động dựa trên cơ sở giá trị đầy đủ của đồng xu, nghĩa là giá trị tiền tệcủa chúng cũng chính là giá trị kim loại của các đồng xu Điều này có nghĩa là khi giávàng thay đổi so với giá bạc sẽ làm tỷ lệ trao đổi giữa các đồng xu vàng và bạc thayđổi theo

- Chế độ song bản vị ở Mỹ (1792 - 1861): Luật đúc tiền năm 1792 đã thông qua

đồng đô la là đơn vị tiền tệ của Mỹ có giá trị cố định của vàng so với bạc Như vậy ở

Mỹ chính thức hình thành chế độ đồng bản vị, với giá trị của đô la được ấn định bằng24,75 grains vàng hoặc 371,25 grains bạc Điều này hàm ý, tỷ lệ trao đổi giữa vàng vàbạc là 15/1 Tuy nhiên càng về cuối thế kỷ 18 thì giá bạc trên thị trường bắt đầu giảm

 Hệ thống bản vị vàng 1876 - 1913 (Gold Standard)

Trong thập niên 1870, hầu hết các quốc gia Châu Âu mà dẫn đầu là Đức đã chuyểnsang chế độ bản vị vàng và tiếp sau là Mỹ vào năm 1879 Năm 1880, bản vị vàng từmột số ít quốc gia đã phát triển thành Hệ thống tiền tệ quốc tế được hầu hết các nước

Trang 5

áp dụng Trong hơn 30 năm, từ 1880 – 1914 được xem là thời kỳ hoàng kim của chế

độ bản vị vàng Hệ thống tiền tệ quốc tế này thống trị ở khắp các nước, hoạt động mộtcách ổn định và liên kết chặt chẽ các nước trong các khu vực và trên thế giới với nhau

Ba đặc trưng cơ bản của chế độ bản vị vàng được mô tả như sau:

- Gắn giá trị đồng tiền của quốc gia với vàng :

Dưới chế độ bản vị vàng, chính phủ các quốc gia ấn định, cố định giá vàng tính bằngtiền quốc gia, đồng thời không hạn chế mua, bán vàng tại mức giá đã quy định Bản vịvàng giữa hai đồng tiền trở thành tỷ lệ trao đổi giữa chúng, tức tỷ giá hối đoái

Ví dụ: 1 ounce vàng nguyên chất ở Anh có giá 4,24 GBP và Mỹ giá 20,67 USD, như

vậy tỷ giá hối đoái GBP/USD sẽ là 20,67/4,67 = 4,87

- Tự do xuất nhập khẩu vàng

Dưới chế độ bản vị vàng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng được tự do hoạt động Dovàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia nên tỷ giá trao đổi trên thị trường tự dokhông biến động đáng kể so với bản vị vàng Trong thực tế, do tồn tại chi phí vậnchuyển vàng và các chi phí giao dịch nên giữa tỷ giá thị trường và bản vị vàng của cácđồng tiền có thể tồn tại một độ lệch nhất định gọi là “điểm vàng”

- Dự trữ vàng với quy mô đủ lớn là yêu cầu là nhu cầu đảm bảo sức mua đồng

tiền

Dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ theo lượngtiền phát hành Số vàng dự trữ này cho phép NHTW xử lý uyển chuyển việc chuyểnđổi tiền ra vàng mà không gặp bất cứ trở ngại nào, hay nói cách khác, tiền do NHTWphát hành được bảo đảm bằng vàng 100% và tiền được chuyển đổi tự do không hạnchế ra vàng

Ưu điểm nổi bật của chế độ bản vị vàng chính là đảm bảo tính ổn định cho hệ thống

tiền tệ quốc tế Dựa trên nguyên tắc ấn định cố định bản vị vàng của tiền tệ, trong suốtthời kỳ 1880 - 1914, không có một sự phá giá hay nâng giá nào giữa các đồng tiền củacác nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ Các hàng rào thương mại vàng được dỡ bỏ hoàn toàngiữa các quốc gia, các biện pháp kiểm soát vốn hầu như không được áp dụng

Trang 6

Chế độ bản vị vàng cũng có những hạn chế, cụ thể như sau:

- Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả,

lãi suất, thu nhập và thất nghiệp, nghĩa là nền kinh tế thường xuyên phải trảiqua sự bất ổn định;

- Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế

đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao trong khi các quốc gia có thặng dư cán cânthanh toán lại phải trải qua thời kỳ lạm phát;

- Các mỏ vàng mới có thể được phát hiện bất kỳ lúc nào và trở thành nguyên

nhân làm tăng cung ứng tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một cách đột biến;

1.2.2 Hệ thống tiền tệ trong hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 - 1944)

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức hoàn toàn suy sụp về kinh tế, chính trị và quân

sự Tháng 6/1919, hòa ước Vécxai được ký kết Nước Đức phải chịu những điều kiệnhết sức nặng nề, trở nên kiệt quệ và rối loạn Ngoài việc mất hết 1/8 đất đai, gần 1/12dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép vàgần 1/7 diện tích trồng trọt; nước Đức còn phải bồi thường một khoản chiến phí là 100

tỷ Mark Điều này khiến đồng Mark mất giá nghiêm trọng Năm 1914, 1 USD tươngđương 4,2 Mark Đức thì tháng 9/1923, 1 USD tương đương 98.860.000 Mark Đức

Mỹ tham gia cuộc chiến muộn hơn (1917) và cũng không phải là trung tâm của cuộcchiến nên có lạm phát thấp hơn các nước Châu Âu Kết quả là sức cạnh tranh thươngmại quốc tế của Mỹ tăng lên, do vậy lượng vàng đổ vào Mỹ nên dự trữ vàng của Mỹtăng lên nhanh chóng

Ngược lại với các nước có tỷ lệ lạm phát cao tiến hành ấn định lại giá vàng ở mức caohơn so với trước chiến tranh thì nhiều quốc gia lại chọn phương án chấp nhận thiểuphát mà đi đầu là Mỹ năm 1919 Năm 1922, Anh, Pháp, Ý và Nhật đồng ý về mộtchương trình kêu gọi cùng quay trở lại bản vị vàng và việc hợp tác giữa các NHTWtrong việc đạt được cân bằng bên trong và bên ngoài

Năm 1925, nước Anh quay về chế độ bản vị vàng, Chính phủ Anh ấn định bản vị vàng

ở mức giống như trước khi chiến tranh xảy ra (1913) Tuy nhiên sau năm 1925 giá cảhàng hóa ở Anh không giảm xuống như trước chiến tranh, do đó việc ấn định này làmbảng Anh được định giá quá cao Hơn nữa, đây là chế độ bản vị hối đoái vàng khi rất

Trang 7

nhiều NHTW đã thay đổi cơ cấu dự trữ quốc tế của mình và chuyển từ vàng sang nắmgiữ các ngoại tệ có thể chuyển đổi ra vàng như đô la Mỹ hay bảng Anh Sự dịchchuyển này một phần là do thương mại và đầu tư quốc tế của Mỹ tăng và đô la ngàycàng được sử dụng nhiều trong giao dịch quốc tế.

Sự quay trở lại chế độ bản vị vàng không kéo dài được lâu Cuộc Đại suy thoái kinh tếvào năm 1929 đã làm sụp đổ hệ thống ngân hàng trên thế giới và làm tan biến mọilòng tin và khả năng các quốc gia tiếp tục duy trì việc chuyển đổi các đồng tiền ravàng Gánh nặng đè lên nước Anh và một cuộc hỗn loạn đã xảy ra vào ngày21/09/1931, buộc nước Anh và các nước khác phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và việcchuyển đổi đồng tiền của nước mình sang vàng, tiếp sau là Mỹ vào năm 1933

Cuộc Đại suy thoái năm 1929 đã gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nhiều quốcgia, dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng trong thương mại quốc tế, khiến hầu hết cácquốc gia buộc phải áp dụng các chính sách như bảo hộ mậu dịch, thiểu phát, phá giátiền tệ Kết quả là dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính và thương mại quốc tế, sựtan rã của nền kinh tế thế giới

1.2.3 Hệ thống tiền tệ thế giới sau thế chiến thứ 2 (1944 – 1990s)

 Hệ thống Bretton Woods – BWS (1945 – 1971):

Tháng 7/1944, Hội nghị tài chính – tiền tệ quốc tế gồm 44 nước diễn ra tại thành phốBretton Woods, New Hampshire (Mỹ) khai mạc với mục đích quy định một trật tựtiền tệ quốc tế mới để tránh sự tan rã của các mối quan hệ tiền tệ quốc tế từng xảy ratrong những năm 1930 Hội nghị kết thúc với một thỏa ước quốc tế quan trọng mangtên hệ thống tiền tệ Bretton Woods với những nội dung chính sau:

- Hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh theo đơn vị tiền tệ quốc

tế là USD Đô la Mỹ là đồng tiền chuẩn, được sử dụng làm phương tiện dự trữ và

thanh toán quốc tế Việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế và ngoại thương làkhông hạn chế Tỷ giá trao đổi cố định giữa đồng tiền các nước được tính thông quabản vị vàng thế giới với giá vàng được chuẩn hóa và cố định Hệ thống này quy địnhmỗi quốc gia xây dựng chính sách ngang giá tương ứng với đồng Đô la Mỹ và quyđịnh giá vàng tính bằng Đô la là 35 USD/ounce

Trang 8

- Hình thành 2 tổ chức quốc tế mới là Quỹ tiền tệ thế giới IMF và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế IBRD thuộc Ngân hàng thế giới WB Nhằm

mục đích cho các nước thành viên vay vốn vào những lúc cần thiết để can thiệp, giữđồng tiền nước mình không biến động quá với tiêu chuẩn trên Thỏa ước về IMF làphần cốt lõi của hệ thống Bretton Woods và bắt đầu hoạt động vào 1945 Sau đó đãthành lập Ngân hàng thế giới, ngân hàng này chịu trách nhiệm tài trợ cho những dự ánphát triển

- Các nước thành viên duy trì dự trữ quốc tế chính thức của họ một cách rộng rãi

dưới hình thức vàng hoặc các tài sản bằng đô la và có quyền bán đô la cho Cục dự trữliên bang Mỹ lấy vàng theo giá chính thức Vì vậy hệ thống đó là bản vị hối đoái càng,trong đó đô la là đồng tiền chủ yếu

 Sự sụp đổ của BWS:

Sự sụp đổ vào ngày 15/8/1971 Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ được cho xuất phát

từ 2 điểm chính đó là vấn đề thanh khoản và sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh

1.2.4 Hệ thống tiền tệ quốc tế hậu Bretton Woods:

Những năm 1960 thực tế cho thấy dự trữ quốc tế tăng không kịp với tốc độ tăngtrưởng thương mại quốc tế, làm nổi lên mối lo ngại rằng tăng trưởng thương mại quốc

tế và tăng trưởng kinh tế thế giới có nguy cơ bị kìm hãm

Các nước thành viên IMF đã họp và sửa đổi lần thứ nhất các điều khoản của IMF vàonăm 1967 Với nội dung chính là trao quyền cho IMF thiết lập tài khoản rút vốn đặcbiệt để bổ sung vào hệ thống hạn mức tín dụng của IMF có tên gọi là Quyền rút vốnđặc biệt – SDR

Mỗi thành viên của IMF được phân bổ một số lượng SDR nhất định và tỷ lệ thuận vớihạn mức tín dụng tại IMF Trong hạn mức được phân bổ, các quốc gia có thể rút SDRvào bất cứ thời điểm nào khi cán cân thanh toán quốc tế gặp khó khăn hoặc có nhu cầu

bổ sung vào nguồn vốn dự trữ của mình Khác với khi rút hạn mức tín dụng, khi rútSDR không cần tham khảo ý kiến của IMF, không có bất kỳ điều kiện nào kèm theo

và không là đối tượng phải hoàn trả Các quốc gia rút SDR phải trả lãi suất cho cácquốc gia nhập SDR Tính từ 2016 đến nay, rổ SDR gồm 5 loại tiền tệ là USD, EUR,CNY, JPY và GBP

Trang 9

Hội nghị Jamaica 1976:

Vào tháng 1 năm 1976, IMF đã tiến hành sửa đổi lần thứ 2 các điều khoản của IMF tạiJamaica Các nước thành viên đã chính thức công bố hợp pháp hóa hoạt động cho chế

độ tỷ giá thả nổi

Liên minh Châu Âu (EU) và hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS):

Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC được thành lập từ năm 1956 theo Hiệp ước Romavới 6 thành viên Sau nhiều năm hoạt động mạnh mẽ, EEC thỏa thuận hình thành tỷgiá “Con rắn trong hang” vào năm 1971 với mục đích giảm biến động tỷ giá và đạtđược sự ổn định tiền tệ ở các nước châu Âu

Năm 1979, hệ thống tiền tệ châu Âu EMS ra đời, quy ước ECU là đơn vị quốc tế củakhu vực các nước châu Âu

Tháng 1/1999, Liên minh châu Âu chính thức đi vào hoạt động với 11 nước, riêng 3nước Đan Mạch, Thụy Điển và Anh mặc dù thuộc liên minh châu Âu nhưng khôngtham gia đồng tiền chung Tuy nhiên, Anh đã rời Liên minh châu Âu vào ngày31/1/2020 Cũng từ tháng 1/1999, đồng EURO được chính thức công bố là đồng tiềnchung vĩnh viễn của Liên manh châu Âu

1.2.5 Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay

Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay được gọi là Bretton Woods II với sự thống trị củađồng USD không chấm dứt, phần lớn các giao dịch thương mại quốc tế vẫn lấy USDlàm đồng tiền thanh toán Những thay đổi trong chính sách kinh tế của Mỹ vẫn tácđộng mạnh mẽ đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới

Sau những kinh nghiệm cay đắng, các nền kinh tế mới nổi đã học được cách bảo vệmình là tích lũy một lượng lớn USD dự trữ Việc các nền kinh tế mới nổi mua mộtlượng lớn USD lại khiến đồng đô la bị đánh giá cao và tạo ra lợi thế cạnh tranh chocác nhà xuất khẩu của họ Mỹ bắt đầu có thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng tăng vàtình trạng này kéo dài qua nhiều năm

Thực ra hệ thống này chưa bao giờ thực sự bền vững Mỹ không thể đi vay mãi vàthâm hụt cán cân vãng lai không thể kéo dài mãi với những hệ lụy tiêu cực Trong

Trang 10

những năm 2000, một số nhà kinh tế lo ngại nhà đầu tư có thể mất niềm tin vào đồngUSD, khiến USD sụt giá và kéo theo khủng hoảng toàn cầu.

Trong suốt thập kỷ qua, khi khủng hoảng ập đến thì các nhà đầu tư đã tìm đến các tàisản bằng USD và củng cố vị thế đầu bảng của USD Khủng hoảng nợ khiến niềm tinvào đồng Euro giảm sút Và niềm tin vào nhân dân tệ bị lu mờ vì nền kinh tế TrungQuốc giảm tốc cùng hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

2 Các chế độ tỷ giá hối đoái.

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức chính phủ một quốc gia, cụ thể là NHTW quản lýđiều hành đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài

2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái được giữ không đổi hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm

vi rất hẹp Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá được giữ cố định không phụthuộc vào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

Nếu một tỷ giá hối đoái bắt đầu dao động quá nhiều, Chính phủ có thể can thiệp đểduy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi này NHTW can thiệp nhiềutrên thị trường bằng cách mua vào hay bán ra ngoại tệ tại từng thời điểm để giữ cho tỷgiá không đổi NHTW cũng có thể can thiệp để phá giá hay nâng giá đồng tiền bằngcách điều chỉnh tăng hay giảm tỷ giá

Khi giá trị của đồng tiền trong nước tăng lên trên thị trường ngoại hối, NHNN sẽ bánđồng nội tệ và mua vào đồng ngoại tệ để duy trì tỷ giá ổn định Ngược lại, khi giá trịđồng tiền trong nước giảm xuống, NHNN sẽ bán ngoại tệ và mua vào đồng nội tệ

Phân tích:

- Ban đầu, tỷ giá được cố định ở điểm S-fixed Cầu USD tăng làm D0 dịchchuyển đến D1 tạo áp lực tỷ giá lên S* Để giảm áp lực tỷ giá, NHNN can thiệpbằng cách bán ra một lượng USD bằng Q1-Q0 làm cung USD tăng dịch chuyển

từ S0 đến S1, quay về tỷ giá ban đầu S-fixed

Trang 11

- Ban đầu, tỷ giá cố định ở mức S-fixed Cung USD tăng làm S0 dịch chuyểnđến S1 tạo áp lực giảm tỷ giá xuống S* NHNN can thiệp bằng cách mua vàomột lượng USD bằng Q1-Q0 làm cầu USD dịch chuyển từ D0 đến D1, quay về

tỷ giá ban đầu

Ưu điểm:

- Không có rủi ro tỷ giá: hạn chế sự biến động của tỷ giá vì vậy không cần phải

dự phòng cho rủi ro tỷ giá Các công ty xuất nhập khẩu không phải lo lắng về

sự thay đổi tỷ giá trong tương lai khi thực hiện các giao dịch thương mại quốctế

Trang 12

- Tạo niềm tin cho nhà đầu tư: các nhà đầu tư không sợ bị rủi ro biến động tỷ giálàm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư ra nước ngoài.

- Chính phủ và NHTW dễ dàng đạt được các mục tiêu liên quan bao gồm cả việcthu hút vốn đầu tư

Ví dụ: NHTW có thể định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực của nó bằng cách mua

ngoại tệ và bán nội tệ Khi đó, giá hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn, giá hàng nhập khẩu đắthơn và nhờ đó cải thiện cán cân thương mại Đây là điều mà chính phủ Trung Quốc đã

và đang thực hiện và trước đó nữa là trường hợp của Nhật Bản Đồng nhân dân tệ vàtrước đây là đồng yên nhật đều đã bị định giá quá thấp so với đồng USD và một sốđồng tiền khác Hệ quả là hai quốc gia này đã đạt được thặng dư thương mại rất lớn,qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm

Ví dụ: Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Chính phủ Trung Quốc đã cố

định tỷ giá ở mức 8,27 NDT một USD Trong 8 năm tiếp theo (đến tháng 7/2005), tỷgiá này vẫn được duy trì nhằm tạo ra môi trường ổn định cho ngoại thương và đầu tưvào quốc gia này Sau nhiều lần gây sức ép lên Trung Quốc, ngày 20/5/2005, Mỹ vàcác đối tác thương mại lớn khác một lần nữa gây sức ép buộc chính phủ Trung Quốcphải thay đổi chính sách tỷ giá tiền tệ để cho đồng nhân dân tệ tăng giá Mỹ cho rằng

tỷ giá hiện hành của đồng nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực của nó, đã đem lại nhữnglợi thế cạnh tranh không công bằng cho hàng xuất khẩu TQ, tác động tiêu cực đến nềnkinh tế Mỹ Ngày 21/7/2005, Trung Quốc hủy bỏ tỷ giá hối đoái cố định xác lập trong

Ngày đăng: 17/10/2024, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w