1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo đề tài chế độ và chính sách tỷ giá hối đoái

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế độ và Chính sách Tỷ giá Hối đoái
Tác giả Trần Ngô Hà Mỹ Duyên, Phạm Thảo Huyền, Nguyễn Phạm Tố Quyên, Võ Anh Thy, Nguyễn Ngọc Thảo Vy
Người hướng dẫn Thị Thanh Nga, TS. Trần
Trường học Trường ĐH Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Báo cáo đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 103,26 KB

Nội dung

Theo cách phân loại của Quỹ Tiền Tệ quốc tế IMF, kể từ ngày 31/07/2006, chếđộ tỷ giá của các quốc gia được phân thành các nhóm như sau: 1.1.Loại thứ nhất: Chế độ tỷ giá neo cứng Hard Peg

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn:TS Trần Thị Thanh Nga

2321002571

Nguyễn Ngọc Thảo Vy - 2321002638

BÁO CÁO ĐỀ TÀICHẾ ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

TP.HCM – 07/2024BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING

Trang 2

BÁO CÁO ĐỀ TÀICHẾ ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

TP.HCM – 07/2024BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING

Trang 3

MỤC L

1.CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 5

1.1 Loại thứ nhất: Chế độ tỷ giá neo cứng (Hard Pegs) 5

1.2 Loại thứ hai: Chế độ tỷ giá thả nổi ( Floating Arrangements) 6

1.3 Loại thứ ba: Chế độ tỷ giá neo mềm (soft pegs) 7

1.4 Loại thứ 4: Chế độ tỷ giá khác 9

2.CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 10

2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái 10

2.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái 10

2.3 Chính sách điều hành ngoại hối trên thế giới 10

2.3.1 Liên minh tiền tệ (Moneytary Union): 10

2.3.2 Đô la hóa/ EUR hóa (Dollarization/Euroization): 11

2.3.3 Hội đồng tiền tệ (Currency board): 11

3.CAN THIỆP NHTW VÀO THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 13

3.1 Phương pháp can thiệp trực tiếp: 13

3.2 Phương pháp can thiệp gián tiếp 14

4.LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ CHẾ ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 15

4.1 Chế độ tỷ giá của NHNN Việt Nam 15

4.2 Chính sách tỷ giá 16

Trang 4

DANH MỤC BẢNGY

Bảng 1 So sánh Tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước và Tỷ giá thả nổi hoàn toàn 7Bảng 2 So sánh Tỷ giá cố định thông thường,Tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng,Tỷ giá cốđịnh trượt, Tỷ giá cố định trượt có biên độ 9

Trang 5

1 CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Mỗi quốc gia có loại tiền tệ riêng của mình phải quyết định loại hình quản lý tỷgiá hối đoái nào để duy trì theo mục tiêu ổn định kinh tế – xã hội Qua nhiều năm, IMFđóng vai trò phân loại dựa trên báo cáo hàng năm của các quốc gia thành viên về cơ chếtỷ giá Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vàonăm 1997 Vì vậy, kể từ năm 1998, IMF không phân loại cơ chế tỷ giá theo báo cáo củacác nước thành viên mà tập trung phân tích chính sách tiền tệ và thực tế cơ chế thựchiện quản lý tỷ giá của các quốc gia thành viên

Theo cách phân loại của Quỹ Tiền Tệ quốc tế (IMF), kể từ ngày 31/07/2006, chếđộ tỷ giá của các quốc gia được phân thành các nhóm như sau:

1.1.Loại thứ nhất: Chế độ tỷ giá neo cứng (Hard Pegs)

Các quốc gia áp dụng chính sách này thường duy trì một tỷ giá cố định trong mộtkhoảng thời gian tương đối dài (chẳng hạn trong 1 năm) và không phụ thuộc vào sựbiến động của các ngoại tệ mạnh trên thị trường ngoại hối thế giới

Tác dụng của chế độ neo cứng tỷ giá là giúp duy trì được sự ổn định của đồng nộitệ và thị trường tiền tệ trong nước

Ví dụ: Hồng Kông có tỷ giá neo cứng với USD: Kể từ năm 1983, Hồng Kông đãduy trì chế độ tỷ giá neo cứng với đồng USD, với tỷ giá chính thức là 7,8 HKD/USD.Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) cam kết duy trì tỷ giá này bằng cách can thiệpvào thị trường ngoại hối khi cần thiết.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng như hiện nay, khi sựtùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và các đồng tiền ngày càng lớn, rất ít quốc giaáp dụng chế độ cố định tỷ giá Thông thường áp dụng cho các quốc gia chưa có đồngtiền pháp định riêng, chế độ đô la hóa hay liên minh hội đồng tiền tệ Chế độ này từngđược sử dụng ở Achentina, Estonia, Lithuania

- Chế độ này có ưu điểm là các hoạt động xuất, nhập khẩu không phải lo lắng về rủiro tỷ giá và có thể khống chế tốt lạm phát

- Nhược điểm là mất quyền kiểm soát tiền tệ quốc gia và các công ty đa quốc gia dễbị ảnh hưởng bởi sự biến động kinh tế của các nước khác

Ví dụ: Hệ thống Bretton Woods (1944-1971): Theo hệ thống này, giá trị của cácđồng tiền được neo vào giá vàng Ví dụ, 1 USD được định giá là 35 ounce vàng Hệthống này giúp ổn định tỷ giá hối đoái và thúc đẩy thương mại quốc tế sau Thếchiến II Tuy nhiên, hệ thống này đã sụp đổ vào năm 1971 do một số yếu tố, baogồm sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và sự gia tăng giá vàng; Hay

Trang 6

như Hồng Kông: Với tỷ giá neo cứng với đồng USD, Hồng Kông thường phải theođuổi chính sách tiền tệ của Mỹ, bất kể tình hình kinh tế nội địa của mình Khi CụcDự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, Hồng Kông cũngphải tăng lãi suất theo Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trongnước và các công ty đa quốc gia hoạt động tại Hồng Kông, đặc biệt khi kinh tế nộiđịa đang trong giai đoạn suy thoái hoặc cần kích thích kinh tế Việc tăng lãi suất cóthể làm tăng chi phí vay vốn và giảm khả năng đầu tư và tiêu dùng.

1.2.Loại thứ hai: Chế độ tỷ giá thả nổi ( Floating Arrangements)

Các quốc gia áp dụng chế độ thả nổi tỷ giá cho phép tỷ giá được dao động hoàntoàn theo cung – cầu và quan hệ mua – bán giữa đồng nội tệ với các đồng tiền khác(đặc biệt là các ngoại tệ mạnh) trên thị trường ngoại hối thế giới Bao gồm:

+ Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước (Managed Floating with NoPredetermined Path for the Exchange Rate)

+ Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Independently Floating) Trong cơ chế thả nổi hoàntoàn, chính sách tiền tệ độc lập với chính sách tỷ giá, và Mỹ là điển hình cho cơ chế thảnổi hoàn toàn. 

Tỷ giá thả nổi có điềutiết không công bốtrước

Tỷ giá thả nổi hoàntoàn

Can thiệp của ngânhàng trung ương

Có, nhưng không công

Mức độ tự do của tỷgiá

Tương đối tự do, có sựcan thiệp nhất định Hoàn toàn tự do

Mục tiêu

Ổn định kinh tế vĩ mô,đạt được các mục tiêuchính sách khác

Tối đa hóa hiệu quả củathị trường, tăng cườngtính tự chủ của chínhsách tiền tệ

Ưu điểm

Khử một phần nào táchại của các cú sốc kinhtế và có thể duy trì sứccạnh tranh cao, nền kinhtế ốn định

Nền kinh tế quốc giađược bảo vệ tốt hơntrước lạm phát, tỷ lệ thấtnghiệp của nước khác vàkhông cần dự trữ ngoạihối quá nhiều

Nhược điểm

Cơ chế can thiệp thịtrường thiếu minh bạchvà cần phải duy trì dựtrữ ngoại hối ở mức độcao

Biến động tỷ giá liên tụcở mức độ cao, nhất làtrong ngắn hạn; từ đó,hạn chế các hoạt độngđầu tư, tín dụng do tâmlý lo sợ biến động tỷ giá

Trang 7

Ví dụ

Ấn Độ: Ngân hàng Dự

trữ Ấn Độ can thiệp vàothị trường ngoại hối đểduy trì sự ổn định củađồng rupee mà không cómức tỷ giá cố định hoặcbiên độ dao động côngbố trước

ví dụ: vị thế cán cân

thanh toán, dự trữ quốctế, diễn biến thị trườngthế giới

Mỹ: Đồng đô la Mỹ

(USD) thả nổi hoàn toànvà tỷ giá được xác địnhhoàn toàn bởi thị trường

Bảng 1 So sánh Tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước và Tỷ giá thả nổi hoàn toàn

1.3.Loại thứ ba: Chế độ tỷ giá neo mềm (soft pegs)

Chế độ này thực chất là sự lai ghép giữa 2 chế độ neo cứng và thả nổi Loại nàycó thể chia thành:

+ Chế độ tỷ giá cố định thông thường (Conventional Fixed Peg).+ Tỷ giá cố định ới biên độ dao động rộng (Pegged exchange rate within horizontalbands)

+ Tỷ giá cố định trượt - con rắn tiền tệ (Crawling pegs).+ Tỷ giá cố định trượt có biên độ (Crawling Bands) Phạm vi áp dụng chế độ này có thể thấy ở các nước như Trung Quốc, Maroc, Bolivia - Ưu điểm của loại chế độ quản lý này là:

+ Dễ theo dõi biến động của tỷ giá cũng như.+ Có thể giúp nền kinh tế duy trì lãi suất thấp và giảm lạm phát

Vd: Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Iceland áp dụng một hệ thống tỷ

giá hỗn hợp cho đồng krona Iceland (ISK) Ban đầu, ISK được neo với một biên độ daođộng rộng, sau đó chuyển sang thả nổi có quản lý tùy thuộc vào điều kiện thị trường vàcác yếu tố kinh tế vĩ mô.

Trang 8

Tỷ giá cốđịnh thôngthường

(Conventional Fixed Peg)

Tỷ giá cốđịnh vớibiên độ daođộng rộng(Peggedexchangerate withinhorizontalbands)

Tỷ giá cốđịnh trượt(CrawlingPegs)

Tỷ giá cốđịnh trượtcó biên độ(CrawlingBands)

Tỷ giá

Cố định hoàntoàn

Cố định vớibiên độ rộng

Điều chỉnhđịnh kỳ

Điều chỉnhđịnh kỳ vàdao độngtrong biênđộ

Can thiệp

Can thiệpmạnh để duytrì tỷ giá cốđịnh

Can thiệpkhi tỷ giáchạm biênđộ

Can thiệp đểduy trì tỷ giá

chỉnh

Can thiệpkhi tỷ giáchạm biênđộ đã điềuchỉnh

Biên độduy trì

Dao động rấtnhỏ, thườnglà ±1% so vớitỷ giá cố định

Biên độ daođộng rộnghơn, có thểlà ±2% đến±5% hoặchơn

Tỷ giá cốđịnh nhưngcó thể điềuchỉnh địnhkỳ, thường

tháng hoặchàng quý

Biên độ daođộng có thểtừ ±1% đến±2% hoặchơn, đồngthời tỷ giácũng đượcđiều chỉnhđịnh kỳ

Đồng đô laHồng Kông(HKD) đượccố định vớiđồng USD ởmức khoảng7,8

HKD/USD

DanishKrone(DKK):

Được cốđịnh vớiđồng euro(EUR)

nhưng chophép daođộng trong

±2,25%

Brazil(trước năm1999): Đồng

real Brazil(BRL) đượcđiều chỉnhđịnh kỳ sovới đồngUSD dựatrên mứclạm phát vàcác chỉ số

Chile (trướcnăm 1999):

Đồng pesoChile (CLP)được điềuchỉnh theomột tỷ lệlạm phát đãđịnh trướcvà cho phépdao độngtrong một

Trang 9

kinh tế khác biên độ xác

định

Bảng 2 So sánh Tỷ giá cố định thông thường, Tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng, Tỷ

giá cố định trượt, Tỷ giá cố định trượt có biên độ.

1.4.Loại thứ 4: Chế độ tỷ giá khác.

Đơn giản là những cơ chế tỷ giá nào không đáp ứng ba loại trên thì xếp vào nhómnày Các quốc gia thường chuyển đổi hoặc kết hợp các cơ chế chính sách khác nhaunên hình thành các chế độ quản lý tỷ giá phong phú hơn

Trang 10

2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

2.1.Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái

Là một bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm những định hướng và biệnpháp của Nhà nước thông qua một hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đảm bảo sự ổnđịnh của tỷ giá và thị trường ngoại hối nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của mộtquốc gia trong một thời kỳ nhất định

2.2.Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái

- Mục tiêu chiến lược lâu dài:

+ Giữ vững chủ quyền tiền tệ quốc gia, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,chống

hiện tượng ngoại tệ hóa, đặc biệt là dollar hóa trong các giao dịch trên thị trường.+ Nâng dần vị thế của nội tệ, thực hiện chuyển đổi từng phần, tiến tới chuyển đổi hoàntoàn đồng nội tệ

2.3.Chính sách điều hành ngoại hối trên thế giới

2.3.1 Liên minh tiền tệ (Moneytary Union):

Được hiểu là sự hình thành một hệ thống tiền tệ chung, bao gồm cả việc thành lậpmột ngân hàng, một đồng tiền chung và cùng thực thi một chính sách tiền tệ - tín dụngvà chính sách ngoại hối chung

Trong lịch sử, các liên minh tiền tệ đã được hình thành trên cơ sở những cân nhắcvề kinh tế và chính trị

Thông thường, một liên minh tiền tệ liên quan đến việc phát hành tiền giấy và tiềnxu chung Chức năng này có thể được phân chia giữa các quốc gia tham gia Họ có thểđược cấp quyền phát hành tiền xu hoặc tiền giấy thay mặt cho hệ thống ngân hàngtrung ương chung hoặc các loại tiền tệ quốc gia tương ứng trở thành mệnh giá của mộtloại tiền tệ chung

Một liên minh tiền tệ có thể có tác động tiêu cực đến các nền kinh tế tham gia

Trang 11

+ Trong trường hợp của đồng EUR, một số nhà kinh tế đã đặt ra nghi ngờ vềviệc liệu EU có thể được coi là một “khu vực tiền tệ tối ưu hay không”.

+ Sự đa dạng về kinh tế và sự thiếu linh hoạt của thị trường lao động được coilà những trở ngại lớn đối với các nước thành viên EU trong việc khai thác tối đalợi ích của liên minh tiền tệ

=> Hội nhập tiền tệ được coi là khiến một số nền kinh tế đặc biệt dễ bị tổn thương bởicác cú sốc bất đối xứng (bên ngoài), vì các nhà hoạch định quốc gia không còn kiểmsoát được lãi suất danh nghĩa.

2.3.2 Đô la hóa/ EUR hóa (Dollarization/Euroization):

Khái niệm:

Là hình thức một loại ngoại tệ đóng vai trò như đồng tiền pháp định Đô la hóanói chung là một biện pháp sử dụng ngoại tệ làm căn cứ để điều hành tất cả các loạidịch vụ tiền tệ trong nền kinh tế nội địa Chính sách tiền tệ được neo vào đồng tiền củamột quốc gia cố định

Phân loại hiện tượng đô la hóa:

Hiện tượng đô la hóa có thể xảy ra hoàn toàn hoặc dollar hóa một phần

+ Đô la hóa hoàn toàn diễn ra sau một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn như trongcác trường hợp ở Ecuador, El Salvador và Zimbabwe

+ Trong trường hợp đôla hóa một phần thì một bộ phận tài sản của đất nước cóthể được giữ bằng ngoại tệ Nó cũng có thể chuyển hóa dần dần sang đôla hóatoàn bộ

2.3.3 Hội đồng tiền tệ (Currency board):

Khái niệm: Là cơ chế tiền tệ dựa trên cơ sở pháp lý gắn đồng tiền trong nước với một

ngoại tệ cụ thể theo tỷ giá cố định kèm những ràng buộc cho cơ quan phát hành

=> Ràng buộc này ám chỉ việc phát hành nội tệ chỉ với những ngoại hối được đảm bảobằng tài sản nước ngoài.

Trang 12

Hội đồng tiền tệ chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu ngân hàng trung ương nắm giữđủ dự trữ ngoại hối ít nhất như:

+Bao phủ toàn bộ cơ sở tiền tệ, thường được áp dụng bởi các quốc gia có ýđịnh siết chặt kỷ luật đối với các Ngân hàng Trung ương của họ

+ Loại bỏ các chức năng truyền thống của ngân hàng trung ương, chẳng hạnnhư kiểm soát tiền tệ và người cho vay cuối cùng

+ Để lại ít phạm vi hoạt động hơn cho chính sách tiền tệ

Lưu ý: Một số tính linh hoạt vẫn có thể được cung cấp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm

ngặt của các quy tắc ngân hàng được thỏa thuận trong hội đồng tiền tệ

Trang 13

3 CAN THIỆP NHTW VÀO THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Ngân hàng Trung ương (NHTW) có vai trò quan trọng trong việc ổn định thịtrường ngoại hối Để đạt được mục tiêu này, NHTW sử dụng nhiều công cụ và hìnhthức can thiệp khác nhau Nói một cách tổng quát thì can thiệp của NHTW bao gồm hainhóm là can thiệp trực tiếp và gián tiếp

3.1.Phương pháp can thiệp trực tiếp:

- Là việc cơ quan quản lý dùng đồng nội tệ để mua hoặc bán đồng ngoại tệ nhằmgây áp lực làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

- Năng lực can thiệp trực tiếp của NHTW phụ thuộc vào số lượng dự trữ ngoại hốicó thể sử dụng

+ Nếu NHTW có lượng dự trữ thấp thì khó có thể linh hoạt mua bán các loại

tiền tệ tạo áp lực biến động tỷ giá như mong muốn.

- Về phương pháp này (phương pháp can thiệp trực tiếp) có thể phân tiếp tục làm

hai loại, đó là: can thiệp không vô hiệu hóa và can thiệp vô hiệu hóa - NHTW sẽ sẽ sử dụng phương thức can thiệp vô hiệu hóa để can thiệp vào thị

trường ngoại hối mà không gây ra lạm phát hoặc ảnh hưởng đến các mục tiêu củachính phủ

- Can thiệp vô hiệu hóa được ngân hàng trung ương tiến hành bằng cách thực hiệnđồng thời song song hai giao dịch

(1) Trên thị trường ngoại hối

NHTW có thể điều chỉnh các quy định liên quan đến giao dịch ngoại hối để hạnchế hoặc khuyến khích các hoạt động mua bán ngoại tệ

=> Phương pháp can thiệp vô hiệu hóa sẽ không làm thay đổi mức cung tiền tệ tronglưu thông Ngược lại, khi NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối mà không điềuchỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ gọi là can thiệp không vô hiệu hóa, với loạican thiệp này sẽ làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế dẫn đến dễ gây ra sự giatăng tỷ lệ lạm phát.

+ Bán ngoại tệ: Ngược lại, khi muốn giảm giá trị đồng nội tệ, NHTW sẽ tung đồng nội

tệ ra thị trường ngoại hối để mua vào USD, ngân hàng trung ương phải can thiệp trênthị trường mở bằng cách bán trái phiếu để làm giảm cung tiền

Trang 14

3.2.Phương pháp can thiệp gián tiếp

Với can thiệp thông qua chính sách của cơ quan quản lý, NHTW có thể tác độngđến giá trị đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởngđến giá trị đồng nội tệ

- Điều chỉnh lãi suất:

+ Tăng lãi suất: Khi NHTW tăng lãi suất, sẽ thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài

vào, hay nói cách khác, tăng chuyển hóa các khoản tiền gửi từ đồng ngoại tệ sang đồngnội tệ, làm tăng cầu đối với đồng nội tệ và đẩy giá lên

+ Giảm lãi suất: Ngược lại, nếu muốn đồng nội tệ giảm giá thì ngân hàng trung

ương sẽ tác động làm giảm lãi suất

- Sử dụng các công cụ thanh khoản: NHTW có thể điều chỉnh lượng tiền cung ứng

vào nền kinh tế thông qua các công cụ như mua bán trái phiếu chính phủ, để ảnh hưởngđến lạm phát và từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái

- Cung cấp các tín hiệu về chính sách: Các tuyên bố công khai của NHTW về định

hướng chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường và từ đó tác độngđến tỷ giá hối đoái

Bên cạnh đó, NHTW cũng có thể tác động gián tiếp đến tỷ giá bằng cách áp đặtcác hàng rào mậu dịch quốc tế Thí dụ, nếu NHTW ở Mỹ muốn tăng giá đồng đô laMỹ, họ có thể đánh thuế trên hàng nhập khẩu nhằm làm giảm nhập khẩu Hoạt độngnày sẽ làm giảm nhu cầu của Mỹ đối với các ngoại tệ và tạo một áp lực làm tăng giáđồng đô la Mỹ

Lưu ý: Việc can thiệp vào thị trường ngoại hối đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và có

thể gây ra những tác động không mong muốn nếu không được thực hiện đúng cách.NHTW cần phải đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố liên quan và lựa chọn hình thức can thiệpphù hợp với từng tình huống cụ thể

Ngày đăng: 16/09/2024, 14:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. So sánh Tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước và Tỷ giá thả nổi hoàn toàn. - báo cáo đề tài chế độ và chính sách tỷ giá hối đoái
Bảng 1. So sánh Tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước và Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Trang 7)
w