Hình 1.2 Từ kinh tế tuyến tính đến Kinh tế tuần hoàn .JIÊN Hựy AH SY uy, AN HOdy, = Nguyên liệu thô Som Nguyên liệu thô > Chất thải không Chất thải không tái chế được tai ché du
Kinh tếtuần hoàn
Khái niệm về KTTH được tổng hợp với khoảng hơn 100 cách diễn giải khác nhau (Kirchherr và cộng sự, 2017), trong đó khái niệm đầu tiên về KTTH được sử dụng vào năm 1990, được định nghĩa là một mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác” (Pearce và cộng sự, 1989), hoàn toàn khác với cách vận hành của nền kinh tế tuyến tính truyền thống
Hình 1.1 Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn
Neguon: Alvaro Adam (2021) và thải bỏ sau tiêu dùng tạo ra một lượng phế thải không lồ thì KTTH đề cao tầm quan trọng của vòng đời tài nguyên, dồn mọi nỗ lực trong công tác quản lý, tái tạo tài nguyên nhằm tạo ra một vòng giá trị khép kín để giảm thiêu tối đa lượng phế thải
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt KTTH với mô hình kinh tế tái sử dụng - Recycling Economy Ở mô hình này, mặc dù một phần sản phâm đã được tái sử dụng làm đầu vào của một quá trình sản xuất khác, nhưng phần phế, phụ phẩm sau đó vẫn thả ra môi trường mà chưa được xử lý Còn ở mô hình KTTH phần nguyên liệu còn thừa lại sau khi trải qua quá trình sản xuất và tiêu dùng sẽ được thu hồi và tiếp tục được đưa trở lại làm đầu vào cho một quá trình sản xuất khác (Save Food, 2016)
Hình 1.2 Từ kinh tế tuyến tính đến Kinh tế tuần hoàn
.JIÊN Hựy AH SY uy, AN HOdy,
= Nguyên liệu thô Som Nguyên liệu thô >
Chất thải không tái chế được tai ché dugc
Nguôn: Tạp chí Công nghiệp Môi trường Điện tử (2020)
Một khái niệm KTTH khác cũng được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu là khái niệm của Ellen MacArthur “KTTH là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tôn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phâm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.” (Industry Agenda, 2016)
Nông nghiệp KTTH trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là quá trình ứng dụng công nghệ để sản xuất nông sản hữu cơ Công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý được tận dụng để tái chế phế phẩm, chất thải thành nguyên liệu đầu vào, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng Mô hình này không chỉ giúp giảm lãng phí, thất thoát mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng về tái sử dụng phụ phẩm, bảo vệ môi trường.
Phụ phẩm nông nghiệp là các sản phâm phụ được tạo ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp mà không phải là sản phẩm chính Chúng bao gồm các loại chất thải hoặc các vật liệu không được sử dụng ngay trong quá trình sản xuất chính nhưng có thể tái sử dụng hoặc tái chế cho các mục đích khác Phụ phẩm nông nghiệp có thê phân chia thành bốn loại chính: (1) Phụ phẩm cây trồng, (2) Chất thải chăn nuôi, (3)
Chat thải nông-công nghiệp và (4) Chất thải nuôi trồng thủy sản (Muhammad & các cộng sự, 2022)
Phụ phẩm nông nghiệp có thê được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm phân bón hữu cơ, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất năng lượng sinh học, hoặc nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp khác Việc sử dụng phụ phâm nông nghiệp một cách hiệu quả không chỉ giúp giảm thiêu lãng phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế
Khái niệm NNTH hiện vẫn chưa được biết đến rộng rãi mà chủ yếu được hiểu là KTTH trong sản xuất nông nghiệp NNTH vận hành theo nguyên tắc giảm tối đa lượng tài nguyên sử dụng làm đầu vào sản xuất, giảm phát thải ra môi trường bao gồm chất thải và khi thai (Ward, 2017)
Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) là một mô hình sản xuất dựa trên nền tảng kinh tế tuần hoàn, tận dụng chất thải, phế phẩm từ các quá trình sản xuất trước đó làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sau, qua đó tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm thiểu lãng phí, thất thoát và hạn chế tối đa lượng chất thải thải ra môi trường, hướng đến mục tiêu không phát sinh chất thải (Hồng, 2020) Ngoài ra, NNTH còn được định nghĩa là một nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phu phéim néng nghigp ccccccccccccsceessseesseesvseevseesssesvsesseeevseeeseees 8
Khái niệm Kinh tế tuần hoàn với phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình “kinh tế tuần hoàn với phụ phâm nông nghiệp" tận dụng và tái sử dụng các phụ phẩm và chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phan vào việc tạo ra một chu trình kinh tế khép kín nhằm hạn chế thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đồng thời gia tăng giá trị kinh tế và xã hội từ các nguồn tài nguyên phụ Ở mô hình này, các loại PPNN không được coi là rác thải mà được xem là hoặc tài nguyên, nguyên liệu đầu vào cho các quy trình sản xuất khác Thay vì bị loại bỏ và gây ô nhiễm môi trường, các phụ phẩm này được thu thập, xử lý, và tái sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới có giá trị, như phân bón hữu cơ, thức ăn cho gia súc, hoặc năng lượng sinh khối
Mục tiêu của mô hình này là tối đa hóa giá trị từ mỗi bước trong chu trình sản xuất, giảm thiếu thất thoát tài nguyên và chất thải góp phần phát triển một nền nông nghiệp xanh, bền vững Đồng thời, mô KTTH với PPNN cũng góp phần vào việc giảm thiêu tác động tiêu cực đên môi trường và sức khỏe con người.
Hình 1.3 Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn
Vật liệu sinh học Vật liệu
Khai thắc/Sản xuất kỹthuật Lằm nông/
Nhà sẵn xuất vật lun kiện
„ Nhà sẵn xuất sắn phẩm
Cải tạo đất —— Tái chế
+ *x 2Ð Nhà cưng cấp dịch vụ/bán lẻ eo < Tan trang/Chế
Bôogas Tai sử dụng/Phõn phổi lai quấn? Ủ yếm mkhí/tàm compost =
Khai thác nguyên Phuc hb nắng lượng liệu hóa sinh
+ * ˆ + 3ụ rẽ/Giảm thiếu tối đa
Theo sơ đồ trên có thể thấy KTTH bao gồm hai chu trình: chu trình sinh học và chu trình kỹ thuật Khi gắn mô hình KTTH với PPNN và 2 chu trình này sẽ tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, hiệu quả về mặt tài nguyên
Thu thập và xử lý nguyên liệu tự nhiên là bước đầu tiên trong quá trình sản xuất phân bón hữu cơ và biogas Tại đây, các nguồn nguyên liệu như rơm rạ, bã mía được thu gom từ các vùng sản xuất nông nghiệp Sau đó, thông qua các phương pháp như ủ phân hoặc lên men yếm khí, những nguyên liệu này được chuyển hóa thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng hoặc biogas sạch, thân thiện với môi trường.
Sản xuất nông nghiệp bên vững: Trong quá trình canh tác, việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế và phân bón hữu cơ từ PPNN đã giúp cải thiện chất lượng đất đai, gia tăng năng suất mà không sử dụng thêm các hoá chất độc hại khác Các kỹ thuật canh tác hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước và giảm thiểu sử dụng hoá chất độc hại
Tiêu thụ và xử lý chất thái: PPNN từ các trang trại và vườn trồng rau có thể được tiêu thụ ại các chợ nông sản hữu cơ hoặc siêu thị địa phương PPNN không được sử dụng làm thức ăn có thể được xử lý thông qua việc tái chế hoặc chế biến thành thức ăn cho gia súc hoặc phân bón hữu cơ
Tái chế và sử dụng lại nguyên liệu: PPNN được tái chế, tái sử dụng dé lam dau vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất năng lượng khác Vi du, rom rạ có thê được chế biến thành thức ăn cho gia súc hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất biogas
Tại Việt Nam, mô hình KTTH đã được hình thành cách đây 20 năm, xuất phát từ mô hình VAC (Vườn - Ao - Chuông) Theo thời gian các khái niệm như “khu công nghiệp sinh thái”, “Không phát thải”, “Sản xuất sạch hơn” cũng dần xuất hiện Các khái niệm này đã được sử dụng trong các chính sách về bảo vệ môi trường của Đảng và nhà nước, được các cơ quan triển khai nghiên cứu, áp dụng như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh)
Khái niệm KTTTH cũng được định nghĩa tại Điều 142, Luật bảo vệ môi trường
72/2020/QH14: “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phâm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiêu tác động xấu đến môi trường”.
Vai trò và các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn
Vai trò của kinh tế tuần Noda 11
Áp dụng và thúc đẩy tuần hoàn trong nông nghiệp là vấn đề cấp thiết do áp lực gia tăng lên chuỗi cung ứng thực phẩm từ sự gia tăng dân số, thay đổi thói quen tiêu dùng và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất và nước Ví dụ, báo cáo của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng dân số thế giới sẽ tăng lên 10 tỷ người vào năm 2050, đòi hỏi sản lượng lương thực tăng 70% để đáp ứng nhu cầu của họ.
Hoa Kỳ từ 30% đến 50% thực phẩm được sản xuất là không bao giờ được tiêu thụ và chắc chắn sẽ bị lãng phí, theo mô hình một chiều của "trang trại đến cãi nĩa đến bãi rác" Ngoài ra, trên cơ sở hàng năm, mỗi công dân Hoa Kỳ lãng phí tới 180 Kg thực pham (Nunley, 2013), theo sau là người Châu Âu với khoảng 173 Kg thực phẩm bị lãng phí mỗi người năm Năm 2012, tổng chỉ phí liên quan đến rác thải thực phâm ở
Chau Au (EU-28) ước tính khoảng 143 tỷ Euro Số liệu thống kê tương tự đã tiết lộ rằng Hoa Kỳ chỉ tới 218 tỷ đô la mỗi năm (1,3% GDP) đề trồng trọt, đóng gói chuyên nghiệp và vận chuyên thực phâm bị lãng phí Ở Canada, ước tính thực phẩm bị lãng phí hàng năm trị giá hơn 25 tỷ đô la, gần 2% GDP (Gooch, 2010)
Giá những mặt hàng quan trọng trong ngành nông nghiệp như ngũ cốc, dự báo là sẽ tăng 20% trong thời gian tới, ngoại trừ yếu tố biến đổi khí hậu Xét đến bối cảnh biến đổi khí hậu, mức tăng giá trung bình từ năm 2010 đến năm 2050 được dự đoán là khoảng 50% Giá thịt dự kiến cũng sẽ tăng 20%, với giá giảm nhẹ sau năm 2040 khi các nước phát triển, Trung Quốc và Brazil giảm tiêu thụ thịt bình quân đầu người của họ (Turk, 2016)
Nền nông nghiệp quy mô nhỏ có tác động tiêu cực đến môi trường ít hơn đáng kể so với hệ thống công nghiệp quy mô lớn Hệ thống nông nghiệp công nghiệp sử dụng 70% tài nguyên để cung cấp 30% nhu cầu thực phẩm toàn cầu, trong khi hệ thống nông nghiệp quy mô nhỏ chỉ sử dụng 30% tài nguyên để cung cấp 70% nhu cầu thực phẩm Hệ thống nông nghiệp quy mô nhỏ ít tác động hơn đến hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, sử dụng đất đai, nước ngầm và năng lượng.
Thông thường, ngành công nghiệp thực phẩm được xem như ngành công nghiệp quan trọng nhất hành tinh, với khoảng một tỷ lao động làm việc mỗi ngày nhằm thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân phối, nấu ăn, đóng hộp, bán hoặc giao nhận thực phẩm Các nguồn tài nguyên cần thiết đê phát triển ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung là vô cùng rộng lớn với 50% diện tích đất có thê canh tác của trái đất và 70% tổng lượng nước ngọt Do đó, áp dụng các quy tắc kinh tế tuần hoàn đối với sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp nông nghiệp liên quan quan là điều cấp thiết và hành động ngay lập tức nhằm "duy trì" một ngành kinh tế cốt lõi, giảm thiểu sức ép đối với tài nguyên tự nhiên vốn dĩ đã cạn kiệt (đất, nước ngầm, khí hậu, hệ sinh thái, v vv ), và khôi phục lại nguồn tài nguyên có lợi đối với các hoạt động nông nghiệp (các vòng khép kín) hoặc phát triển các ngành có giá trị (vòng tuần hoàn mở
1.2.2.2 Vai trò của KTTH với PPNN
Mô hình kinh tế tuần hoàn với nền nông nghiệp bền vững (KTTH-PPNN) hướng đến một hệ sinh thái nông nghiệp hiệu quả, nơi mọi hoạt động sản xuất và tiêu dùng được tối ưu hóa nhằm tái sử dụng và tái chế nguyên liệu, sản phẩm, đồng thời hạn chế chất thải (EME).
2013) KTTH mang lại nhiều lợi ích đa chiều, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và môi trường Việc chuyên đổi sang mô hình KTTH có thể giúp giảm chi phí sản xuất, tăng cường sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sông cho cộng đồng Ngoài ra, việc giảm lượng chất thải và tiêu hao tài nguyên còn giúp bảo vệ môi trường và giảm bớt tác động tiêu cực đến hệ sinh thái
Hình 1.4 Vai trò và lợi ích của Kinh tế tuần hoàn đối với phát triển bền vững
Lợi ích về môi trường Lợi ích về môi trường
- Giảm nguyên liệu và năng lượng - Giảm chất thải và khí thải; | đầu vào; - Các tài nguyên trong hệ thống sản xuất
Sử dụng nguyên liệu thô tái tạo trong hệ sinh thái sản xuất giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide và chất thải, đồng thời tái sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Quá trình này mô tả một hệ thống đầu vào và đầu ra trong đó các đầu vào ban đầu được chuyển đổi thành các sản phẩm hữu ích, đồng thời tạo ra các đầu ra có thể tái sử dụng như chất dinh dưỡng và năng lượng.
Lợi ích về kinh tế Lợi ích về kinh tế
- Giảm chỉ phí nguyên liệu và năng - Giá trị thiệt hại và tồn thất giảm; lượng; - Giảm chỉ phí quản lý chất th nquyên không chỉ Lợi ích về xã hội kinh tế một lân mà - Giảm chỉ phí aod ~ Giảm chỉ phí từ những quy định về ee hoe eae môi trường, thuế và bảo hiểm; nguồn tài nguyên khan hiểm;
Giảm chi phí phát sinh pháp lý, nâng cao nhận thức cộng đồng, rút ngắn các trình tự thủ tục cho luật môi trường, thuế và bảo hiểm, thúc đẩy sự hợp tác và tham gia của các bên thông qua nền kinh tế chia sẻ.
- Các doanh nghiệp hình kinh tế tuân hoàn sẽ hấp dẫn áp dụng mô _ và thu hút đầu tư hơn
- Hình ảnh, trách nhiệm và tiềm năng thị trường xanh hiện nay
Nguôn: Korhonen và cộng sự (2019). a Về mặt kinh tế
Việt Nam đang trong giai đoạn cần chú trọng đây mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm Việc kết hợp mô hình KTTH với PPNN sẽ góp phần tối ưu sử dụng năng lượng và tiết kiệm tài nguyên, nâng cao năng suất, từ đó tăng cường tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp Các ngành công nghiệp tái chế và tái sử dụng PPNN cũng mở ra cơ hội kinh doanh mới và tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng Điều này thúc đây sự da dạng hóa kinh tế và giúp tăng cường tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp trong thị trường quốc tế
Về lĩnh vực thực phẩm thế giới, Quỹ Ellen MacArthur dự đoán rằng việc áp dụng các nguyên tắc của KTTH có thể đem lại lợi ích kinh tế lên tới 2.7 nghìn tỷ USD vào năm
2050 Đồng thời, Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự báo về hiệu quả của việc áp dụng các nguyên tắc của KTTH đối với lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm có thể cung cấp thêm 2.3 nghìn tỷ USD cho tăng trưởng kinh tế vào năm 2030 (Ellen MacArthur Foundation, 2019) b Về tính bền vững và bảo vệ môi trường
Việc đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn (KTTH) đem lại nhiều lợi ích cho môi trường, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái môi trường nghiêm trọng, bằng cách giảm thiểu chất thải và ô nhiễm Nông nghiệp và lương thực, là một trong những ngành có trách nhiệm hàng đầu đối với môi trường, đang phải đối mặt với thách thức lớn Theo báo cáo của Circular Economy, Ecofys & WBCSD, ngành nông nghiệp đóng góp hơn 20% lượng khí thải nhà kính, tiêu thụ 95% lượng nước và 88% diện tích đất Riêng tại Châu Âu, mỗi năm thải ra khoảng 1,3 tỷ tấn chất thải, trong đó có hơn 700 triệu tấn là chất thải nông nghiệp (Zou, 2015).
Các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn -© -ccccc2 15
Trong khung lý thuyết của KTTH, nguyên tắc "3R" là một khía cạnh quan trọng bao gom Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng), và Recycle (tái chế)
Reduce (Giảm thiểu): Nguyên tắc này tập trung vào việc giảm lượng tài nguyên sử dụng và sản phẩm phát sinh, nhằm giảm thiểu lãng phí và tác động tiêu cực đến môi trường Điều này có thê được thực hiện bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất và tiêu thụ, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, thiết kế sản phẩm có tuổi thọ cao và đễ tái sử dụng, và thúc đây văn hóa tiêu dùng bền vững Điều này có thé đạt được trong khuôn khổ của mô hình KTTH với PPNN bằng việc cải tiễn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên nước, phân bón và thuốc trừ sâu, qua đó giảm lượng chất thải tạo ra từ các hoạt động sản xuất
Reuse (Tái sử dụng): Tập trung vào việc sử dụng lại các sản phâm và nguyên liệu sau khi chúng đã được sử dụng một lần Thay vì loại bỏ sản phẩm sau khi sử dụng, chúng có thể được sửa chữa, tái sử dụng hoặc tái chế để tạo ra các sản phẩm mới hoặc sử dụng chúng với mục đích khác Các loại PPNN sẽ trở thành nguyên liệu hoặc thành phần cho các quy trình sản xuất khác Ví dụ, phụ phâm như bã hèm (bã hèm từ cây lúa, bã hèm từ cây mía ) có thể được tái sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc làm thức ăn cho gia súc, giúp phân bổ hợp lý chi phí sản xuất và giảm lãng tài nguyên
Recycle (Tai ché): Qua quá trình tái chế, các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại và thủy tỉnh có thê được thu gom, xử lý và chuyền đổi thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất Tái chế PPNN là quá trình chuyên đổi nguồn phụ phẩm đã qua sử dụng thành các sản phẩm hoặc nguyên liệu mới Vi dụ, bã mía có thé được chế biến thành đường, rượu mía, hoặc sản xuất thành năng lượng sinh học Quá trình này giúp giảm thiểu lượng chất thải, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, và góp phần vào bảo vệ môi trường
Một số tổ chức nghiên cứu đã mở rộng hệ thống từ 3R đến 4R và thậm chí đến
10R, với những hoạt động phong phú hơn Nguyên tắc 10R bao gồm các giai đoạn như sau: R0 - Refuse (Từ chối), R1 - Rethink (Suy nghĩ lại), R2 - Reduce (Giảm thiêu), R3 - Reuse (Tái sử dụng), R4 - Repair (Stra chữa), R5 - Refurbish (Làm mới), R6 - Remanufacture (Tai san xuất), R7 - Repurpose (Tái sử dụng với mục đích khác), R8 - Recycle (Tai ché), va R9 - Recover (Phuc hồi) Thực hiện các nguyên tắc có xếp hạng càng cao trong hệ thống này sẽ giúp tăng cường tính tuần hoàn và giảm thiểu lượng chất thải một cách dang ké.(Potting và cộng sự, 2017)
Hình 1.4 mô tả 3 nhóm tiêu chí đánh giá khả năng chuyển đổi sang sản xuất tuần hoàn gồm: Sử dụng và thiết kế sản phẩm thông minh hơn (3 tiêu chí); Sử dụng vật liệu tuần hoàn (4 tiêu chí); và Quản lý vòng đời sản phẩm thông minh (3 tiêu chí).
R0 đến R2) Nhóm tiêu chí lớn thứ hai, bao gồm các tiêu chí nhỏ từ R3 đến R7, hướng tới kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và phụ phẩm Tiêu chí lớn thứ ba gồm các tiêu chí nhỏ R8 và R9 hướng tới thu hồi lại và tái chế sản phâm sau sử dụng.
Bảng 1.1 Khung 10R cho các hệ thống sản xuất kinh doanh áp dụng tiếp cận
Cấp độ tuần hoàn càng cao = sử dụng ít tài nguyên hơn và ít áp lực môi trường hon
Sử dụng sản xuất sản phẩm thông minh hơn
Làm cho sản phâm trở nên dư thừa bằng cách loại bỏ một số chức năng hoặc đưa ra một sản phẩm khác với cùng chức năng
Làm cho việc sử dụng sản phẩm chuyên sâu hơn (ví du: thông qua việc chia sẻ sản phẩm hoặc bằng cách đưa các sản phẩm đa chức năng ra thị trường)
Tăng hiệu quả trong sản xuất hoặc sử dụng sản phẩm bằng cách tiêu thụ ít tài nguyên và vật liệu hơn
Kéo dài vòng đời sản phẩm và một phần của chúng
Người tiêu dùng khác tái sử dụng các sản phẩm thải bỏ vẫn còn tốt, vẫn đáp ứng đầy đủ chức năng ban đầu
Sửa chữa và bảo trì sản phâm bị lỗi để có sản phẩm đó có thể được sử dụng với chức năng ban đầu
Khôi phục và cập nhận sản phẩm cũ
Sử dụng một phân của sản phẩm thải bỏ để đưa vào sản phâm mới có cùng chức năng
R7 Sử dụng sản phâm thải bỏ
Tái sử dụng cho | hoặc một phần của chúng dé
E mục đích khác | đưa vào một sản phẩm mới
‘a có chức năng khác ie Ung dung vat R8 Xử lý nguyên vật liệu dé thu bị liệu hữu ích Tái chê vê chât lượng tương đương
(cấp cao) hoặc thấp hơn (cấp thấp)
Kinh tế R9 Đốt nguyên vật liệu dé thu tuyến tính Thu hồi hồi năng lượng
Nguôn: Potting và cộng sự (2017)
Nhờ có nguyên tắc 10R, các giải pháp hiệu quả nhất đã được đưa ra áp dụng trong các lĩnh vực liên quan đến tính tuần hoàn và tài nguyên, từ quy trình thiết kế sản phâm đến các quá trình tiếp thị và phân phối sản phâm, cũng như nhận thức của người tiêu dùng Để đi tới đích đến cuối cùng của một nền KTTH hoàn toàn vào năm
2050, cần tập trung nhiều hơn vào việc áp dụng các nguyên tắc được xếp hạng cao hơn như R0 (Từ chối), R1 (Suy nghĩ lại), R2 (Giảm thiểu), thay vì chỉ tập trung vào R8 (Tái chế) và R9 (Phục hồi) (Karamanou, 2019; Rijksoverheid, 2018).
Bộ chỉ số kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp
Các nhà nghiên cứu đã phát triển và thử nghiệm nhiều thước đo và chỉ số khác nhau cho từng lĩnh vực kinh tế khác nhau nhằm chuyên đôi từ mô hình kinh tế tuyến tính thành mô hình KTTH Các nghiên cứu tổng quan về việc xây dựng bộ chỉ số KTTH đang trở nên phô biến, giúp xác định và đo lường hiệu suất của các hệ thống và quy trình KTTH Đề phân tích và đo lường hiệu suất của từng mô hình KTTH trong nền kinh tế, việc
Một số nghiên cứu đã đề xuất các khung cho bộ chỉ số KTTH trong nông nghiệp, bao gồm khung đề xuất của Ellen MacArthur Foundation, khung đề xuất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization), và nhiều khung đề xuất khác Nhìn chung, bộ chỉ số KTTH trong nông nghiệp thường bao gồm hai nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí kỹ thuật và nhóm tiêu chí tác động Hải tiêu chí này sẽ giúp đo lường và đánh giá các hoạt động tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp, từ quy trình sản xuất đến tác động của chúng đối với môi trường và xã hội
Bảng 1.2 Bộ chỉ số kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
STT Tiêu chí Chỉ số Nguôn
Nhóm các tiêu chí kỹ thuật
1 Hiệu quả KTTH cho phân bón
Tỷ lệ niơ hữu cơ được sử dụng
Tỷ lệ phốt pho hữu cơ được sử dụng
Tỷ lệ nitơ được tái sử dụng
Tỷ lệ phốt phi được tái sử dụng
Molina-Moreno & cộng sự (2017), Fernandez-Mena & cộng sự (2020), Papangelou & cộng sự (2020), Tadesse
2 Hiệu quả KTTH bảo vệ sinh vật
Tỷ lệ loài được bảo vệ từ cộng sinh trong nông trại
Tỷ lệ chế phẩm sinh học được sử dụng trong tổng số chế phẩm bảo vệ thực vật, động
3 Tuân hoản năng | Tỷ lệ nhiên liệu không tái tạo | Liu & cộng sự vật lượng được sử dụng (2018)
Tỷ lệ nhiên liệu tái tạo | Santagata & cộng sự
Tỷ lệ năng lượng được tái sử dụng
4 Tỷ lệ rác thải được tái chế
Tỷ lệ chất thải vô cơ được tái sử dụng
Tỷ lệ chất thải hữu cơ được tái sử dụng
Tỷ lệ nước được tái sử dụng
Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chê cho sản xuât
Fernandez-Mena & cong su (2020), Cobo & cong sự
Nhóm các tiêu chí tác động
1 Tác động môi Lượng phốt pho xả vào Zoboli & cộng sự trường nguồn nước (2016)
Lượng chất gây ô nhiễm xả | Zabaniotou (2018) vào nguồn nước
Tỷ lệ đất được duy trì hoặc _ | Zabaniotou (2018) cải thiện chất lượng trên tổng diện tích đất
Chỉ số thải — sản lượng Kraker & cộng sự
2 Tac dong kinh té Ty suất hoàn vốn nội bộ Moreno & cộng sự
Chỉ số giá trị gia tăng Di Maio & cộng su(2017)
Tỷ lệ lợi nhuận trên von dau tu
Thời gian thu hồi von Matrapazi and
Thu nhap rong Tadesse & cộng sự
3 Tác động xã hội | Mức độ rủi ro về an toàn lao | Zabaniotou (2018) động
Khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
Khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe cộng dồng
Tỷ lệ lao động nữ có việc làm
Tỷ lệ người trưởng thành không có việc làm
Nguôn: Hà và cộng sự (2022)
Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa hoàn thành việc thiết lập một bộ chỉ số riêng để đánh giá mô hình KTTH nói chung và KTTH với PPNN nói riêng Tuy nhiên, mô hình KTTH với PPNN có thê được đánh giá dựa trên các chỉ số đo lường liên quan đến chiến lược khép kín vòng lặp tài nguyên Chiến lược này tập trung vào việc tái sử dụng phế phụ phâm nông nghiệp thông qua các quá trình chế biến và tiêu thụ Mục tiêu của chiến lược này là tận dụng lại tài nguyên một cách hiệu quả, tạo ra giá trị gia tăng và giảm thiểu lãng phí goài ra, việc sử dụng một phần các chất dinh dưỡng đã được thu hồi trong quá trình canh tác nông nghiệp cũng được đưa vào mô hình thông qua việc sử dụng các chế phâm vi sinh và phân bón hữu cơ, giúp cải thiện sức khỏe của đất đai và tăng cường năng suất cây trồng một cách bền vững Trong việc đánh giá tác động và tiến bộ của mô hình KTTH với PPNN, các chỉ tiêu đo lường dựa trên chiến lược này đóng vai trò quyết định Đầu tiên, việc đo lường lượng năng lượng sinh học từ PPNN giúp đánh giá mức độ chuyền hóa của các phụ phâm thành nguồn năng lượng sinh khối, đồng thời cung cấp bằng chứng về mức độ bền vững của quá trình này
Thứ hai, chỉ số quản lý dinh dưỡng, đo bằng sự cân bằng nitơ sử dụng và tái chế, cho phép đánh giá hiệu quả của lượng nitơ sử dụng trong ngành nông nghiệp Điều này đặc biệt quan trọng vì nitơ là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng trong nông nghiệp, và việc quan ly nitơ một cách hiệu quả có thê giúp tối ưu hóa san xuất và giảm thiêu lãng phí
Cuối cùng, bộ chỉ tiêu phân tích các mô hình canh tác theo chuỗi giúp đo lường hiệu suất của các mô hình sử dụng phụ phẩm và phế phẩm nông nghiệp Chúng ta có thể đánh giá được giá trị gia tăng và ảnh hưởng kinh tế của mô hình đến phát triển kinh tế và xã hội bằng việc đánh giá hiệu suất của từng nhóm cây trồng hoặc sản phâm nông nghiệp khác nhau Việc đo lường các chỉ tiêu này không chỉ cung cấp thông tin quan trọng đê đánh giá và theo dõi tiến triển của mô hình, mà còn giúp hỗ trợ trong việc điều chỉnh và tối ưu hóa các hoạt động trong mô hình KTTH với PPNN
Bảng 1.3 Chỉ số đo lường đối với chiến lược khép kín vòng lặp tài nguyên cho ngành nông nghiệp
Tiêu chí Chỉ số Nguồn Đánh giá mức độ tự cung tự
Mức độ tự cung , ko, , De Kraker & cộng
cap cac chat dinh dưỡng đề bón tu cap su, 2019 phan cho cay
Lượng chất dinh dưỡng có sẵn hoặc tổng lượng đầu vào các
Chât thải sinhra | chât dinh dưỡng có thê được xử
: su, 2019 lý băng các hoạt động nông nghiệp thuộc cùng lĩnh vực
` Dau vao phan bon va dau ra FernandezMena &
Cân băng nitơ ` cây trông cộng sự, 2020
Sản xuất năng Khả năng sản xuất năng lượng | Femández-Mena & lượng tái tạo tái tạo của hệ thống cộng sự, 2020
Chỉ số năng Năng lượng được sử dụng đê
, Liu & cộng su, 2018 luong tạo ra sản phâm hoặc dịch vu
Tiêu chí Chỉ số Nguồn
Tadesse & cộng sự, Chỉ số tái chế nitơ Tỷ lệ nitơ được tái chế
Tỷ lệ giữa Nitơ đâu ra thu
Hiệu quả sử dụng ` Tadesse & cộng sự, hoạch và Nitơ đâu vào được nito 2019 quan ly
Tỷ suât lợi nhuận gộp, trừ di Thu nhập rũng từ | „, ; ơ Tadesse & cộng sự,
: tông chi phí cô định của trang nông trại - 2019 trại
Nguôn: Jelasco-Munoz và cộng sự (2021)
1.4 Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đấy ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
Kinh nghiệm quốc IỄ . -2 CEECEEEEErrrrrerrree 23
Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) đóng vai trò là văn bản phản ánh kì vọng cao hơn và tập trung hơn vào sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường của các quốc giá EU (European Commission, 2017) Chính sách CAP được nhìn nhận có thể giúp giảm lãng phí thực phâm và thất thoát thực phâm bằng cách kích thích thực hành sản xuất và chế biến tốt hơn, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến chuyển đồi sản xuất — sử dụng truyền thống — loại bỏ các mô hình tiêu dùng thành một nền kinh tế sinh học tuần hoàn (European Commission, 2017) Nói cách khác, châu Âu đã đưa ra một hệ thống chính sách chung đề phát triển nông nghiệp tuần hoàn Thông qua chính sách này, một mô hình NNTH phô biến được áp dụng ở nhiều quốc gia Châu Âu là tái chế phế thải của hoạt động canh tác nông nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ biogas Đứng đầu trong việc áp dụng công nghệ này là Đức, theo sau là Anh và Ý Các quốc gia này thường sử dụng biogas làm nguồn năng lượng tái tạo cho phát điện, thay thế cho các nguồn năng lượng khác như hóa thạch hoặc năng lượng sinh học từ ngô sinh khối Với sự ủng hộ bởi chính quyền và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, công nghệ biogas ở những quốc gia Châu Âu được khuyến khích cũng như ý thức tích cực của người dân đối với xử lý chất thải cùng lợi ích kinh tế và môi trường do việc tái chế chất thải đem lại Điển hình là Đức với chính sách khuyến khích các hộ nông và trang trại sử dụng hệ thống biogas như một nguồn cung cấp năng lượng cho sản xuất điện Điều này giúp họ nhận thấy lợi ích tài chính và môi trường nhờ việc sử dụng biogas mang lại, đồng thời đóng góp vào việc giảm lượng chất thải và khí thải ra môi trường
Hà Lan là quốc gia đứng đầu trong việc thúc đây mô hình NNTH tại Châu Âu Chính phủ Hà Lan đã đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, và NNTH được chú trọng phát triển như một phần kế hoạch triển khai của bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Thực phẩm Ha Lan (Ministry of Agriculture, Nature and Food Quality of the Netherlands, 2018) Dựa trên sự tham gia tích cực của nông dân, quốc gia này tập trung vào việc xây dựng NNTH, đồng thời nhận được sự trợ giúp từ chính phủ Mặc dù nông dân là lực lượng chủ chốt trong nông nghiệp, nhưng vẫn rất khó để họ tự mình vượt qua các rào cản về công nghệ và tài chính mà không có sự trợ giúp (Wageningen University and Research, 2018) Một số điều kiện quan trọng đã được Hà Lan thiết lập nhằm thúc đây NNTH Đầu tiên, nông dân cần được định giá hợp lý đối với sản phâm của họ nhằm thúc đây họ tham gia vào các hoạt động tuần hoàn Thứ hai, cần nâng cao hơn chất lượng của thực phẩm, từ đó giảm thiểu lãng phí, hơn nữa, cần thúc đây người tiêu dùng mua các thực phẩm sạch nhằm kích thích thị trường Cuối cùng, nông dân cần hợp tác trong việc sử dụng hiệu quả các dòng chất thải và bảo vệ sức khỏe của đất Việc đưa NNTH trở thành một phần quan trọng của chương trình giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu tại các trường đại học là một bài học quan trọng từ Hà Lan Điều này tạo ra một cộng đồng kiến thức mạnh mẽ và nguồn nhân lực trình độ cao tạo một nền móng vững chắc cho ngành NNTH
Phát triển NNTH hiện đang là một xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm ở Úc (Pagotto & Halog, 2016) Chính phủ nước này đã xây dựng một khung pháp lý nhằm thúc đây NNTH gồm rất nhiều chính sách, chiến lược về xử lý chất thải như Chính sách that thai quốc g1a liên tục được cập nhật từ 2009 tới nay, Chiến lược Quốc gia về Chất thải thực phẩm nhằm mục tiêu guản 50% chất thải của toàn quốc gia vào năm 2023 Cũng như ở châu Âu, lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục cũng rất được chú trọng đại học Ví dụ, sự cộng tác giữa Tổ chức Khoa học và Nghiên cứu Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) và các trường đại học nhằm giúp xây dựng mô hình và nghiên cứu đòng nguyên vật liệu để hiểu rõ hơn về những thay đổi hiện đang xảy ra với dòng nguyên vật liệu trong nền kinh tế Australia (Levitzke, 2020)
Trong giai đoạn 2000-2018, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc áp dụng nông nghiệp thông minh (NNTH), đặc biệt tại tỉnh Hà Nam Sự phát triển này chủ yếu nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả công nghệ canh tác chính xác, Internet of Things (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhằm thúc đây và khuyến khích việc áp dụng KTTH trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp, chính phủ Trung Quốc cũng ban hành nhiều chính sách và luật lệ Các ví dụ điển hình là "Đạo luật thúc đây sản xuất sạch hơn" và “Đạo luật giảm thiêu ô nhiễm và quản lý chất thải rắn”, cả hai đã có hiệu lực lần lượt vào những năm
2003 và 2005 Từ năm 2009 đến năm 2016, quốc gia này cũng đã ban hành thêm một số văn bản nhằm xây dựng khung pháp lí và thúc đây đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và chuyên giao khoa học công nghệ để áp dụng hiệu quả KTTH trong nông nghiệp Các văn bản này có thể kế đến Luật khuyến khích Kinh tế tuần hoàn đưa ra hướng dẫn tất cả các chính sách KTTH ở Trung Quốc ban hành năm 2009 (Su & cộng sự, 2013); Kế hoạch Phát triển Nông nghiệp Bên vững Quốc gia (2015-2030) nhằm đề xuất thúc đây “cộng sinh lúa — cá”, “lợn — biogas” và cây ăn quả” cùng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn khác theo điều kiện của địa phương ban hành năm 2015;
Dự án Nông nghiệp sinh thái trong các Khu vực Phát triển Nông nghiệp Toàn diện (2017-2020) với những đề xuất năng cao chất lượng và an toàn của các sản phâm nông nghiệp, mức độ sản xuất tiêu chuẩn hoá và mức độ phát triển nông nghiệp tuần hoàn được ban hành năm 2016 (L¡ & cộng su, 2021)
Tóm lại, từ những kinh nghiệm nêu trên đúc rút được rằng, VIỆC đây mạnh KTHH cần sự phối hợp giữa việc xây dựng khuôn khổ pháp luật và đầu tư mạnh mẽ vào khoa học và chuyền giao công nghệ.
1.42 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Việt Nam có thể học tập và ứng dụng các mô hình KTTH và PPNN tiên tiến trên thế giới vào NNTH, đặc biệt khi ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Chính phủ cũng có những chính sách chiến lược hướng tới mục tiêu nông nghiệp bền vững Để thành công, Việt Nam cần xác định phát triển NNTH là hướng đi chiến lược để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển Các cơ quan, tổ chức về nông nghiệp từ trung ương đến địa phương cần đồng thuận và đưa ra các chương trình hành động nhằm phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
Thứ hai, Việt Nam cần có một khung pháp lý và cơ chế chính sách đặc thù đối với việc phát triển NNTH Việc học tập kinh nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới đã chứng minh rằng, muốn đây mạnh phát triền NNTH, Chính phủ cần phải xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách và hướng dẫn rõ ràng, nhất quán nhằm khuyến khích và định hướng mục tiêu cho quá trình phát triển này
Thứ ba, việc phát triển NNTH không thé tách rời sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ Việt Nam cần đây mạnh quá trình tăng cường nghiên cứu về NNTH, áp dụng ngay các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất Việc nghiên cứu và phát triển các quy trình công nghệ mới, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây NNTH
Thứ tư, Chính phủ cần có những biện pháp thúc đầy đề đưa nội dung giáo duc và đào tạo về chủ đề này vào chương trình đào tạo chính quy ở các trường đại học và các chương trình đảo tạo ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo nghề nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về NNTH Đồng thời, cần đây mạnh tuyên truyền về NNTH trong cộng đồng
Cuối cùng, Việt Nam cần tận dụng và huy động nguồn lực từ toàn cộng đồng, đặc biệt là từ cộng đồng doanh nghiệp nhằm đây mạnh phát triên NNTH Bằng cách này, sẽ tạo ra một đà phát triển bền vững về để NNTH phủ sóng toàn quốc.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIÊN KHAI MÔ HÌNH KINH
TẾ TUẦN HOÀN VỚI PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI
2.1 Tông quan về phụ phẩm nông nghiệp tại Việt Nam
Trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng thị trường, Việt Nam chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế cho người sản xuất Tuy nhiên, quá trình này cũng tạo nên một lượng lớn phế phẩm và phụ phẩm, với ước tính khoảng 160 triệu tấn vào năm 2020 (theo Tổng cục Thống kê).
Thống kê, 2021) bao gồm gần 90 triệu tấn từ cây trồng sau thu hoạch, 61.4 triệu tắn phân gia súc, gia cằm từ chăn nuôi, tuy nhiên số lượng phụ phẩm thu gom được chỉ chiếm lần lượt 52% và 51% Riêng phụ phẩm trồng trọt, theo tính toán của các chuyên gia nông nghiệp và môi trường, có thể lãng phí tới vài trăm nghìn tỷ đồng/năm (Công thông tin điện tử Bộ tài chính, 2023)
Hình 2.1 Tổng lượng phế phụ phẩm tại Việt Nam
Tổng sản lượng phụ phẩm 156,8
Trồng trọt Chă nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Tổng
# Lượng phụ phẩm (triệu tấn) =Tỷ lệ phụ phẩm (%) =Tỷ lệ thu gom (%)
Nguôn: Tổng cục thống kê (2020)
Thực trạng triển khai mô hình kinh tẾ tuần hoàn với phụ phẩm nông L14/1110818 á128À(./,SEEERESSSaaa Ả.Ả
Thực trạng triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn với phụ phẩm nông 14/1110818 á128À(./,88000nn88.a
2.2.1 Thực trạng triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn với phụ phẩm nông nghiệp tại Việt Nam
Phát triển kinh tế tuần hoàn hiện nay đang là xu thế chung đề phát triển kinh tế xanh và bền vững Thực tế tại nước ta, hiện nay, đã có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Đó là các mô hình: Tạo và dùng khí đốt từ chất thải, nước thải trong chăn nuôi, trồng trọt; mô hình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; mô hình nông — lâm kết hợp; mô hình vườn — rừng: mô hình tuần hoàn lấy phế phụ phẩm trong nông nghiệp làm chất xúc tác hoặc tạo ra các sản phâm có giá trị khác; mô hình tiết chế hóa, gắn liền với việc hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thuốc tăng trưởng trong trồng trọt và chăn nuôi
Trong đó, một số mô hình cụ thể đang triển khai và mang lại hiệu quả như: mô hình vườn — ao — chuồng: mô hình lúa — tôm, lúa - cá Mô hình trồng lúa - trồng nắm
Sử dụng hiệu quả chất thải nông nghiệp, các mô hình sản xuất phân hữu cơ đang được triển khai rộng rãi, bao gồm: sản xuất phân từ chất thải nông nghiệp, kết hợp bò - trùn quế - cỏ, ngô - gia súc, gia cầm - cá, và mô hình thủy sản tuần hoàn nước Những mô hình này không chỉ góp phần tăng cường độ phì nhiêu cho đất, mà còn giúp xử lý chất thải nông nghiệp một cách bền vững, đồng thời tạo nguồn thu nhập bổ sung cho người nông dân.
Thực tế hiện nay, việc phát triển kinh tế tuần hoàn đang mang lại nhiều giá trị cho sản xuất nông nghiệp Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần giúp giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao Tại Việt Nam, việc chuyên đổi mô hình sản xuất sang kinh tế tuần hoàn góp phần phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững Thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với công nghệ cao, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn nâng cao hiệu quả tăng trưởng so với cách thức tăng trưởng trước đây
Bảng 2.2 Một số mô hình KTTH với PPNN tại Việt Nam
Mô hình Thông tin về mô hình
- Đối tượng: Vỏ trâu từ quá trình xay xát gạo
Mô hình sử dụng - Phương pháp xử lý: Sấy lúa bằng trấu thay cho dầu và trâu làm chất đốt sản xuất củi trấu trong xay xát lúa tại | Mô hình này đang được áp dụng với Nhà máy xay xát gạo nhà máy xay xát gạo
Vĩnh Bình - An voi cong suất 80.000 tấn/năm, tạo ra 16.000 tấn trấu
(lượng trấu sẽ sử dụng vào việc sấy lúa cho nhà máy chiếm
Giang khoảng 50% (8.000 tắn trấu) và phản còn lại sẽ được chế biến thành thanh củi trau ban ra thi trường)
- Phương pháp xử lý: Vỏ dừa sau khi được thu gom sẽ
Mô hình sử dụng sợi xơ dừa từ Bến Tre đã tạo ra nhiều sản phẩm như chỉ nệm, chỉ xơ cứng, chỉ xơ xoăn, chỉ nệm tráng cao su, thảm dệt, chiếu thảm, thảm trải sàn Những sợi xơ dừa này được đập nát bằng máy, sau đó se thành sợi để dệt, tạo nên các sản phẩm bền chắc và thân thiện với môi trường.
Mô hình xử lý phế phụ phẩm của công | - Đối tượng: Bã mía từ quá trình sản xuất đường ty cô phần mía
33 đường Lam Sơn - Phương pháp xử lý: Thay vì đô bã mía xuống ruộng
(LASUCO) dé cai tao đất như trước đây, từ năm 2000, phụ phẩm này được công ty sử dụng để sản xuất nhiệt và điện
- Đối tượng: Hệ thông chăn nuôi gia súc (trâu, bò)
- Phương pháp xử lý: Công ty xây dựng mô hình KTTH
Mô hình sử dụng quy mô 25ha với các hạng mục gôm: Nhà xưởng chê đệm lót sinh học biên đệm lót sinh học từ phê phụ phâm tại địa phương trong chăn nuôi bò (rơm, rạ, vỏ cây keo) với công suất 100 tan/ngay; 1 trai công ty T&T 159
Hòa Bình chăn nuôi giống quy mô 1200 con và l trại chăn nuôi thịt quy mô 3800 con; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp công suat 150 tan/ngay; nha may sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải chăn nuôi công suất 25000 tắn/năm
Dù mang lại những lợi ích không nhỏ, tuy nhiên hiện nay, việc triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại tại Việt Nam vẫn đang còn ở mức khiêm tốn; các mô hình tái chế và tận thu phế phụ phẩm trong nông nghiệp còn chưa phát triển Nguyên nhân do Luật pháp, khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện Việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế tuần hoàn còn hạn chế Đặc biệt, hiện nay, chúng ta còn chưa phát huy hết các tiềm năng từ nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm lớn trong ngành nông nghiệp.
Phân tích một số mô hình kinh tế tuần hoàn với phụ phẩm nông 14/1110818 á128À(./,88000nn88.a
2.2.2.1 Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi của Công ty CP chăn nudi T&T 159
Công ty Cổ phần chăn nuôi T&T 159 là doanh nghiệp tiêu biéu của tỉnh Hoà Bình vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn, tổ chức thực hiện khá thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn, xử lý triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh, gop phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên
Mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là sự kế thừa và phát triển từ mô hình VAC truyền thống, được bổ sung, hoàn thiện theo hướng khoa học, hiệu quả, được kỳ vọng sẽ trở thành tương lai của nền nông nghiệp Việt Nam Các giải pháp linh hoạt, phù hợp đã được áp dụng trong quá trình tiếp cận, giải quyết các vấn đề phát sinh trong khâu tổ chức thực hiện, trong đó, bài toán chia sẻ lợi ích cho các bên liên quan ở mức độ hợp lý đóng vai trò quan trọng, giúp dễ dàng xác định quyền lợi, trách nhiệm của từng thành phần tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm.
Với quy mô chăn nuôi tập trung 5.000 con trâu, bò, hàng năm, mỗi khu trang trại, khu liên hợp sản xuất sử dụng khoảng 30 nghìn tắn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, để sản xuất khoảng 25 nghìn tan phân bón hữu cơ vi sinh Công ty tiếp tục hoàn thiện các mô hình sản xuất khép kín, trong thời gian tới đưa vào hoạt động trang trại chăn nuôi trâu, bò khép kín tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), sản xuất 100.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh (Thu Thuỷ, 2021)
Hình 2.2 Mô hình của trang trại chăn nuôi bò của Công ty T&T 159
2.2.2.2 Phát triển mô hình kinh tế tuân hoàn trong sản xuất của Công ty Cổ phân Mia đường Sơn La
Mô hình tuần hoàn trong sản xuất cũng đã và đang được nhiều doanh nghiệp ngành Mía đường nghiên cứu triển khai, áp dụng, trong đó phải kể đến Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La với việc tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu để sản xuất và tạo giá trị kinh té cao
Ngành mía đường trong nước luôn phải đứng trước sức ép từ thị trường cũng như những ảnh hưởng của chuỗi cung ứng và giá thành vật tư đầu vào tăng cao Bên cạnh đó, diện tích trồng mía bị cạnh tranh với các cây trồng khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp ngành Miía đường nói chung và Công ty Cô phần Mía đường Sơn La nói riêng (Công ty Mía đường Sơn La) Vì vậy để có thể vừa đảm bảo sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế việc chủ động áp dụng các giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ đề tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị sản xuất đã được Công ty Mía đường Sơn La thực hiện thông qua việc đầy mạnh hoạt động sản xuất tuần hoàn, thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí khi toàn bộ phụ phẩm trong quá trình chế biến mía đều được tận dụng đề sản xuất phân bón và nguyên liệu đốt phát điện
Tại Công ty, bã mía sau khi ép được chuyên qua hệ thống băng tải đưa sang bộ phận lò hơi làm nguyên liệu đốt, cung cấp hơi cho máy phát điện 9 MW của Công ty Hiện tại, với lượng nhiên liệu bã mía ước đạt 120.000 tan/vu, lượng điện sản xuất phục vụ dây chuyền bình quân trong mỗi vụ mía ước đạt 17.000 MW Công ty đã tự cung cấp được lượng điện cho hoạt động sản xuất và dư thừa gần 2 MW (hiện nhà máy đang làm thủ tục để có thể phát lên lưới điện quốc gia) Một lượng bã mía dư thừa Công ty bán cho các đơn vị ép viên nén xuất khẩu và các hợp tác xã trong vùng sử dụng sản xuất phân bón hữu cơ, cải tạo đất Phần tro và bã bùn cũng được Công ty thu gom để sản xuất phân bón
Quá trình lắng nhanh giúp loại bỏ các tạp chất trong nước mía, tạo ra nước bùn Một phần nước bùn này được dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu sau sản xuất Công ty đã xây dựng thêm xưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh với công suất 10.000 tấn/năm, cung cấp toàn bộ lượng phân bón cho các hợp tác xã và hộ trồng mía trong vùng nguyên liệu.
Công ty và một phần cung cấp cho các đơn vị bạn trên dia ban dé sản xuất phân bón cho các cây trồng khác
Công ty luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, thể hiện qua việc xây dựng 2 hệ thống xử lý nước thải hiện đại với công suất lên tới 900m3/ngày đêm Bằng việc đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải hiệu quả, công ty không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn thể hiện nỗ lực trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Công ty liên tục vận hành hệ thống xử lý nước thải công suất 2.000m3/ngày đêm, đảm bảo nước thải đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia và tái sử dụng hoàn toàn Ngoài ra, công ty đã triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục với camera giám sát, đồng thời truyền dữ liệu quan trắc về cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền.
Sở Tài nguyên và Môi trường phục vụ cho việc theo dõi, giám sát hoạt động xử lý chất thải Những nỗ lực trên đã giúp Công ty cổ phần Mía đường Sơn La nâng cao hiệu quả sản xuất kinh đoanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Phạm Kiên, 2024)
Hình 2.3 Mô hình tuần hoàn mía đường Đường dùng aK =
NT si aK 'Thức ăn chăn
'Các sản phẩm khác (cốc, đĩa, ống hút, )
DI mía, sau xử lý) 102)
Nguôn: Tác giả tự tổng hợp
2.2.2.3 Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuyển hoá chất thải thành tài nguyên của Công ty cổ phân sữa Viét Nam (Vinamilk)
Tại các trang trại bò sữa, việc xử lý chất thải để bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu, Vinamilk rất nghiêm ngặt và khắt khe trong việc tuân thủ và thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý chất thải, trong đó tất cả các Trang trại chăn nuôi đều được đầu tư hệ thống xử lý chất thải hiện đại, hoàn chỉnh và khép kín
Phân trong chuồng bò được thu gom tự động bằng hệ thống máy cào phân, hoạt động theo chu trình cài đặt phù hợp với quy mô từng chuồng nuôi Từ các máy cào phân, phân được gom xuống mương phân kín, dẫn về các hồ thu và bơm tập trung về khu vực tập kết Các nguồn nước thải hữu cơ khác cũng được vận chuyên về đây đê xử lý Tại khu xử lý trung tâm, phân được bơm tới các máy tách dé tách phan rắn và phần lỏng từ đó có các phương pháp xử lý phù hợp
Lượng phân rắn được trang trại tái sử dụng bằng cách ủ hoai phân chuồng (áp dụng theo công nghệ ủ phân từ Nhật Bản), mô hình ủ phân này đề chuyên hóa phân thải thành nguồn dinh dưỡng hữu cơ dé thay thé cho chất hóa học và phân bón vô cơ Trong đó, phân hữu cơ ủ hoai mục dược tạo ra mang lại hiệu quả cao:
- _ Cải thiện cấu trúc, độ phì của đất: tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất, cân bằng vi sinh vật trong đất, tăng khả năng lưu giữ nước, chống rữa trôi và xói mòn đất
-_ Giảm biến đổi khí hậu: giảm phát thải khí metan và oxit nito từ quá trình phân hủy chất thải, đồng thời giảm lượng phân bón vô cơ
Chất thải lỏng được xử lý tại hồ biogas công suất lớn, đảm bảo điều kiện yếm khí đủ thời gian phân hủy các hợp chất hữu cơ, sau đó trải qua các công đoạn sục khí, lắng cặn, lọc, tách cặn để tái sử dụng Năng lượng tái tạo từ hệ thống biogas được dùng lại cho hoạt động sản xuất trang trại như thanh trùng sữa, nước nóng sinh hoạt, sấy khăn, áo và cỏ khô Giải pháp này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí điện, phân bón, từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm cho mỗi trang trại (Vinamilk, 2022).
Hình 2.4 Hệ thống Biogas của Vinamilk: từ chất thải thành tài nguyên ĐÐun nước nóng sử dụng cho trang trại
Trang trại ey Al Khi Metan
Bò sữa b Š ° : ue ; "4 „+®-: Đồng cỏ Phân bón + nước
Bón cho đồng cỏ và trồng côy tái tạo đốt
Đánh giá thực trạng ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn với phụ phẩm
2.3.1 Những thành tựu dạt được
Phần 2.2.2 đã giới thiệu một số mô hình KTTH với PPNN đã thực hiện hiệu quả hiệu quả tại Việt Nam và đem lại những giá trị kinh tế nhất định Thực chất, KTTH đã sớm hiện hiện trong nền nông nghiệp Việt với mô hình Vườn - Ao - Chuồng
Mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) ra đời từ cuối thế kỷ 20, là sự kết hợp trồng trọt và chăn nuôi theo chuỗi thức ăn Sau năm 2000, mô hình được bổ sung xử lý chất thải vật nuôi dạng hầm biogas Với đặc điểm thâm canh sinh học cao, khai thác hiệu quả tài nguyên đất, nước và năng lượng mặt trời, VAC tạo nên chuỗi chăn nuôi khép kín, giúp người chăn nuôi thu lợi cao với chi phí thấp Bên cạnh đó, mô hình còn hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
39 nhiều thành công tại Việt Nam, mô hình này không đem tới tác động to lớn hay những biến đổi đáng kê đối với nền nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, nhiều loại mô hình KTTH đã được áp dụng trên nhiều quy mô và lĩnh vực khác nhau (Vụ Kế hoạch, Bộ NNPTNT, 2023), được triển khai trên khắp các vùng miền của đất nước Để tối ưu nguồn tài nguyên, hạn chế lượng rác thải, bảo vệ môi trường sinh thái, và gia tăng hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, các mô hình đã được nghiên cứu và áp dụng trên cơ sở chuyên hoá PPNN thành phân bón hay chế tạo các sản phâm có giá trị khác
Việc tận dụng hiệu quả các loại PPNN không chỉ giúp tạo ra nguồn thu nhập mới cho người nông dân mà còn góp phần vào sự phát triên bền vững của ngành nông nghiệp và bảo vệ môi trường Dưới đây là các bảng số liệu đo tác giả tông hợp cho thấy những giá trị kinh tế, môi trường và xã hội mà mô hình KTTH với PPNN đem lại cho Việt Nam
Bảng 2.3 Hiệu quả của các mô hình kinh tế tuần hoàn với phụ phẩm nông nghiệp tại Việt Nam
Mô hình Lợi ích về kinh tế trường Lợi ích xã hội
Mô hình sử dụng trâu làm chất đốt trong xay xát lúa tại nhà máy xay xát gạo Vĩnh Bình
Giảm chi phí năng lượng 30%, tăng lợi
400.000 déng/tan từ việc bán cui trau (8,000 tấn x
400,000 déng/tan = 3.2 tỷ đồng/năm) nhuận thụ năng lượng tại
Giảm tiêu các cơ sở xay xát-
(50% dung sấy lúa trực sấy lúa tiếp, 50%-củi trau bán cho các cơ sở chế biến đề đốt lò hoi)
Giam 6 nhiém môi trường nước,
Có giảm thải khí nhà kính 10,2 tiêm năng tấn
Cải thiện sức khỏe của người nông dân nhờ từ việc môi trường không khí được cải thiện tốt hơn; giảm công sức cho phơi, sấy và vận chuyên lúa
CO2e/ha/năm nhờ việc thay thế năng lượng
Mô hình sử dụng phụ phẩm từ dừa tại Bến Tre
Mỗi năm làng nghề chỉ xơ dừa cung cấp hơn 40.000 tấn chỉ nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khâu, ước tính mang về hơn 120 tỷ đồng cho làng nghề
Sản phâm mụn dừa là chất phế thải sau sơ chế chi xo dira có giá trị 0 đồng/kg, nhưng khi được xử lý trở thành đất sạch, làm khô và ép thành viên đạt tiêu chuân xuất khẩu thì có giá bán 4.200 đồng/kg
Vỏ dừa không thải sông, kênh còn bị Tả
Bánh mụn dừa được sử dụng như là đất “sạch” để trồng hoa, quả, rau và chăn nuôi
Mô hình xử lý phế phụ phẩm của công ty cổ phần mía đường Lam
Quy trình sản xuất điện từ bã mía giúp LASUCO tận dụng phế phẩm sau khi ép mía, tạo ra nguồn điện năng dồi dào lên đến 100-120 kWh cho mỗi tấn mía cây Với công suất 33,5 MW, LASUCO sử dụng một nửa lượng điện sản xuất để phục vụ sản xuất, phần còn lại cung cấp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngoài lợi ích kinh tế, quy trình này còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường từ các phế phẩm sau sản xuất đường, giúp ngành công nghiệp đường giảm áp lực về môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò công ty T&T 159
Nệm lót sinh học tại trang trại chăn nuôi bò của công ty không chỉ giúp đàn trâu, bò khỏe mạnh mà còn góp phần nâng cao chất lượng thịt Nhờ đó, trung bình mỗi tháng, trang trại có thể cung cấp cho thị trường khoảng 800 con trâu, bò thương phẩm Ngoài ra, việc áp dụng nệm lót sinh học còn giúp trang trại tăng năng suất chăn nuôi, tiết kiệm chi phí chăm sóc và bảo vệ môi trường.
100 phân hữu cơ, giá trị
300 -500 triệu đồng, đủ để vận hành trang trại trong ngày khoảng tấn
Giảm thiểu chất thải chăn nuôi ra môi trường Đệm lót sinh học cũng giúp giảm mùi trong chuồng nuôi, giảm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động
Công ty T&T 159 thực hiện liên kết với gần 6.000 hộ dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận để đảm bảo cung cấp phẩm phế phụ nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật đề các hộ tiến tới chăn nuôi trâu, bò tại nhà Hiện tại, công ty giải quyết việc làm cho
40 lao động địa phương, với thu nhập bình quân đạt 5Š triệu ngườ1/ tháng đồng/
Nguôn: Bộ NNPTNT (2023) Ở mô hình của nhà máy xay xát gạo Vĩnh Bình, hiện Đã có 2.600 hộ gia đình với tông diện tích canh tác là 8.000 ha tham gia liên kết sản xuất lúa gạo với nhà máy
Mô hình này không chỉ phù hợp áp dụng tại khu vực ĐBSCL mà còn có thể triển khai tại ĐBSH và các vùng sản xuất lúa chuyên canh quy mô lớn khác Đối với các cơ sở xay xát quy mô vừa và lớn, lợi nhuận ít hơn Đối với các hộ gia đình, sử dụng trấu làm chất đốt đem lại hiệu quả lợi nhuận cao Là mô hình tiềm năng bền vững cho việc triển khai nông nghiệp theo hướng xanh hơn
Bảng 2.4 Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của mô hình nhà máy xay xát gạo Vĩnh Bình Đơn vị: Tấn CO›e/ha/năm cắt giảm
Phát thải khí nhà kính trong sản | Say lúa thông | Mô hình tại nhà | Khí nhà kính xuất và chế biến lúa gạo thường** máy Vĩnh Bình cắt giảm
Giảm phát thải khí nhà kính từ
Giảm phát thải khí nhà kính từ
Giảm phát thải khí nhà kính từ sử dụng củi trâu thay thế cho sử 5.17 0.14 5.03 dụng nhiên liệu hóa thạch
Tổng lượng khí nhà kính
** Kịch bản quy đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch dé say lúa
2.3.2 Một số hạn chế trong quá trình triển khai
!Sử dụng mô hình Ex-Act cho tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ hình thức sử dụng đất và canh tác khác nhau, FAO, 2012 và giả định là nông dân hợp đông với nhà máy áp dụng mô hình canh tác lúa (3 giảm, 3 tăng)
?Sử dụng hệ số mặc định của ADB (2013) Nghiên cứu tiền khả thi cho dự án thí điểm đầu tư nhân rộng mô hình củi trâu từ trâu trong sản xuât lúa gạo thân thiện với khí hậu trang 58
Dù mang lại những lợi ích không nhỏ, tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai các mô hình KTTH với PPNN tại nước ta vẫn đang còn ở mức khiêm tốn Trên thực tế, tỷ lệ thu gom phụ phẩm trồng trọt mới đạt 52,2%, ngành chăn nuôi đạt 75,1% (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2023) Các mô hình hiệu quả còn mang tính phân tán ở các lĩnh vực mà chưa có chương trình mang tính tích hợp, tính tổng thể dé tao tính đột phá
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc ứng dụng và triển khai thực hiện các mô hình KTTH với PPNN ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế: