1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf

86 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
Người hướng dẫn TS. Mai Nguyễn Ngọc
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Đề Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 50,04 MB

Nội dung

Nguyên tắc và nội hàm của Kinh tế tuần hoàn Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, việc thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và cung cấp dịch vụ đều nhằm mục đích giảm lượng nguyên liệu và vật liệu đ

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG

DE AN TOT NGHIEP

XAY DUNG MO HINH KINH TE TUAN HOAN CHO

LINH VUC KHACH SAN TAI VIET NAM

NGANH: KINH TE QUOC TE

NGUYEN VU NGUYET MINH

Hà Nội - 2024

Trang 2

TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG

DE AN TOT NGHIEP

XAY DUNG MO HINH KINH TE TUAN HOAN CHO

LINH VUC KHACH SAN TAI VIET NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: Nguyễn Vũ Nguyệt Minh Người hướng dẫn: TS Mai Nguyên Ngọc

Hà Nội - 2024

Trang 3

thành Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong đề án có nguồn trích dẫn đầy đủ, trung thực Nếu có bắt kỳ sự gian lận nảo, tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2024

Học viên

Or2—

Nguyễn Vũ Nguyệt Minh

Trang 4

DANH MUC HINH VE, SO DO .cssscsssssssssssssssssesssessssssssssesssessssssessseesssssessseessees iv

0080060710077 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu . 2s s<ssssezssessse 1 2 Mục tiêu nghiÊn CỨU 2-5-2 <4 Ử 1 9.090 11 009008 9e 2 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu . « ssss5sse 2 4 Phương pháp nghiÊn CỨU 5-5 << S4 51695 5E999 5 2 5 Cấu trúc €ủa đỀ án 2-2 << €Ese©Es€EzseEseEreEreersetvsetrerserserrseree 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VÁN DE CHUNG VE KINH TẾ TUẦN HOÀN VA

KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN 4

1.1 Những khái niệm cơ bản về Kinh tế tuần hoàn - 4

1.1.1 _ Khái niệm Kinh tế tuần hoàn 2 22+222++22222222222222Ezzzzrxccee 4

1.1.2 Nguyên tắc và nội hàm của Kinh tế tuần hoàn - z2 5 1.1.3 Lợi ích của Kinh tế tuần hoàn 22-22222522 255522525225225252552-5552 8

1.2 Phương pháp xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn 11 1.2.1 _ Tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn - + 11 1.2.2 Khái quát mô hình Kinh tế tuần hoàn . -2-z2zs+zzzc+z 13 1.3 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn . -. 5-s 16

1.3.1 Tiềm năng phát triển Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn 16 13.2 Kinh nghiệm áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại một số quốc gia phát triển trên thế giới -2-©22+2E2++2EE222222222272222222ze2 17

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO LĨNH VỰC KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM -2 <cs<©cs©csseessessersserseccse 24 2.1 _ Tổng quan về lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam -«- 24

2.1.1 Khái quát về tăng trưởng của thị trường khách san tại Việt Nam 24

2.1.2 Sự cần thiết của KTTH đối với lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 27

2.2 Thực trạng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam

2.2.1 KTTH trong chính sách về lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 30

Trang 5

2.2.2 Thực trạng áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam - ck SE 1E 1n TH TT 34 2.2.3 Đánh giá việc áp dụng KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam

3.2 Giải pháp thúc đấy xây dựng mô hình KTTH trong lĩnh vực khách Sạn tại VIỆC ÏN¿IT << 5-5 << HH H0 Hi 00 61 3.2.1 Khuyến nghị với doanh nghiệp lĩnh vực khách sạn 61 3.2.2 Kiến nghị với các cơ quan quản lý và Nhà nước . - 64

40000.) 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO . -EEEEEEEEEEEEEEvvvvvvvvvcccccee 68

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin

SGDs Các mục tiêu phát triển bên vững UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc

UNWTO Tô chức du lịch thê giới

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐÒ

Hình 1.1: Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc KTTH 2-2+2252 7 Hình 1.2: So sánh kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn -22- 222222222 10 Hình 1.3: Quy trình xây dựng mô hình K TH . 2-55++++++£++eze+z+x+zezxr+ 14 Hình 2.1: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành 7 tháng đầu năm 2023 24 Hình 3.1: Quy trình xử lý rác thải thực phẩm bằng bề phân hủy sinh học 49 Hình 3.2: Quy trình xử lý nước thải tại khách sạn ¿2252 ++s+z+z+z>+szzze++ 51 Hình 3.3: Sơ đồ cánh bướm mô hình KTTH lĩnh vực khách sạn Việt Nam 54

Trang 8

Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ những vấn đề về mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu và

dịch bệnh Theo ước tính của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), đến

năm 2030 nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, nhu cầu sử dụng tài nguyên của thế giới sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của trái đất, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn sức chịu tải của môi trường Do đó, sự xuất hiện của mô hình kinh tế tuần hoàn được coi là một biện pháp dé thúc đây sự phát triển kinh tế một cách bền vững và hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu ô

nhiễm và suy thoái môi trường, đồng thời đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trên

phạm vi toàn cầu

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế,

trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác

nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường” Phát triển Kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành

xu hướng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thé trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức ngày càng lớn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững

Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành dịch vụ quan trọng nhất, đang ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cau nền kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, đầu tư phát triển lĩnh vực này nhằm thu hút khách du lịch đồng nghĩa với áp lực lên môi

trường, hệ sinh thái ngày càng cao Một khách sạn trung bình phát thải khoảng 0,0591 tấn COs2/m?/năm hay 5,8381 tắn COz/phòng ngủ/năm, kèm theo hàng nghìn tấn rác

thải từ hoạt động kinh doanh, vận hành mỗi năm (Tạp chí môi trường, 2024) Việc xây dựng khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại các khu vực như Phú Quốc, Đà Nẵng, và Nha Trang đã gây ra sự mất mát đáng kê về điện tích rừng và hệ sinh thai tự nhiên Theo báo cáo cua WWF nam 2020, trong 10 năm qua, diện tích rừng ở những khu vực này đã giảm từ 10-20% do phát triển các khu du lịch và khách sạn Vì vậy, phát

Trang 9

khách sạn đã và đang dần đưa KTTH vào các hoạt động kinh doanh của mình tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức định hướng hoặc chưa xây dựng được mô hình khép kín, hoàn chỉnh ở tất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề án này, tác giả sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam, từ đó xây dựng một mô hình KTTH tổng thể có ý nghĩa thực tiễn và đưa ra một số giải pháp phát triên KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu Đề án cung cấp cơ sở lý luận về KTTH nói chung và đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn hoàn chỉnh và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đây phát triển KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mô hình KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá dé xây dựng mô hình

KTTH

5 Cau trúc của đề án Ngoài lời mở đầu, kết luận và các Danh mục bảng biểu, từ viết tắt, nội dung chính của đề án gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về Kinh tế tuần hoàn và Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn

Chương 2: Xây dựng mô hình Kinh tế tuần hoàn cho lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam

Trang 11

1.1 Những khái niệm cơ bản về Kinh tế tuần hoàn

1.1.1 Khái niệm Kinh tế tuần hoàn Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990

bởi các nhà khoa học Pearce và Turner trong tác phâm của họ "Kinh tế Tài nguyên

và Môi trường" Kê từ đó, mặc dù đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về KTTH

do sự đa dạng trong cách tiếp cận từ các lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng cụ thể, nhưng

bản chất của nó vẫn được chú trọng

Dưới góc độ kinh tế, "KTTH được định nghĩa là một hệ thống kinh tế nơi các

quá trình thiết kế, sản xuất và cung cấp dịch vụ được hướng đến mục tiêu kéo đài vòng đời của sản phẩm và giảm thiểu ảnh hưởng xấu lên môi trường" Đặc điểm của sự tuần hoàn này là việc tái sử dụng sản phẩm thông qua các hoạt động như chia sẻ, sửa chữa, cải tạo, tái chế và tái sản xuất, tạo nên các chu trình kinh tế khép kín, nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu mới, lượng rác thải, khí thải và ô nhiễm

Liên minh Châu Âu đã đưa ra định nghĩa “KTTH là nền kinh tế mà giá trị của

sản phẩm, nguyên vật liệu, tài nguyên được duy trì lâu nhất có thể và đồng thời giảm thiểu việc phát thải” Theo nguyên lý đó, nền kinh tế càng bỏ đi ít sản phẩm thì sẽ càng ít tài nguyên thiên nhiên bị khai thác để sản xuất sản phẩm mới, từ đó, môi trường sẽ chịu càng ít tác động tiêu cực từ con người

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, “KTTH là mô hình kinh tế, trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.”

Đến nay, định nghĩa được nhiều quốc gia và các tô chức quốc tế thừa nhận rộng rãi là: “KTTH là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tốn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải

Trang 12

Dựa trên các định nghĩa đã nêu, có thể tổng kết lại rằng KTTH là một cơ chế hoạt động mà trong đó việc tái sử dụng và tái chế tài nguyên, cũng như chuyển hóa chất thải thành nguồn nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất, được khuyến khích Sự chuyên đổi này được thúc đây bởi sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa, thách thức từ biến đổi khí hậu, những bước tiến trong công nghệ và nhu cầu ngày càng cao đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên giới hạn

Trong một lĩnh vực kinh tế nhất định, KTTH biểu hiện qua một quy trình sản xuất khép kín, nơi mà chất thải được tái chế và tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tiếp theo Qua đó, nó góp phần giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe của con người

112 Nguyên tắc và nội hàm của Kinh tế tuần hoàn Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, việc thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và cung cấp dịch vụ đều nhằm mục đích giảm lượng nguyên liệu và vật liệu được sử dụng, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, hạn chế lượng chất thải sinh ra và giảm thiểu ảnh hưởng độc hại lên môi trường Đây là một phương pháp phát triển bền vững được quảng bá nhằm giải quyết những thách thức ngày càng trở nên cấp bách liên quan đến suy thoái môi trường và tình trạng khan hiếm tài nguyên Trong mô hình này, việc sử dụng nguyên liệu, chất thải, khí thải và năng lượng được cố gắng giảm thiểu tối đa từ khâu thiết kế đến bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế, đều dựa trên các nguyên tắc kinh tế, hướng tới việc xây dựng một hệ thống kinh tế không phát

thải

Một mô hình kinh tế tuần hoàn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: () Thiết kế tái sử dụng: Nếu những thành phần sinh học và hóa học trong sản phẩm được thiết kế để có khả năng tái nhập vào một vòng đời mới, thì rác thải sẽ không còn là vấn đề Điều này có nghĩa là các thành phần này có thê được tách ra và tái sử dụng, không chỉ quay trở lại vòng đời sản xuất ban đầu mà còn có thê được sử dụng làm nguyên liệu cho các sản phẩm và chu trình sản xuất khác

Trang 13

không lường trước từ môi trường xung quanh Đề đạt được sự linh hoạt này trong nền kinh tế, việc duy trì sự đa dạng trong cả các hình thức doanh nghiệp, mô hình kinh doanh và quy trình sản xuất là rất quan trọng Bên cạnh đó, việc xây dựng các mạng lưới doanh nghiệp có mối quan hệ hỗ trợ và phối hợp với nhau, đa dạng các nhà cung ứng và khách hàng, cũng góp phần vào việc tạo ra sự linh hoạt Hệ sinh thái tự nhiên cung cấp những ví dụ rõ ràng nhất về cách mà các hệ thống sản xuất có thể trở nên linh động thông qua sự đa dạng và kết nối

(iii) Su dụng năng lượng từ các nguồn vô tận: Đề giảm thiểu tôn thất sản phẩm thông qua quá trình tái chế và cải tiến, việc sử dụng thêm năng lượng là cần thiết Có hai nguồn năng lượng chính liên tục có sẵn: năng lượng tái tạo và sức lao động con người Chỉ khi tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta mới có thể đáp ứng các yêu cầu của một nền kinh tế tuần hoàn Do đó, KTTH yêu cầu sự đổi mới, tìm kiếm

và phát triển để chuyển đổi phế liệu thành nguồn năng lượng sạch, phục vụ làm lựa

chon thay thế cho các nguồn nhiên liệu truyền thống đang dần kiệt quệ (iv) Tư duy hệ thống: Tư duy hệ thống nhắn mạnh vào việc nghiên cứu các hệ thống phi tuyến, đặc biệt là những vòng lặp phản hồi trong đó Trong loại hệ thống này, sự tương tác giữa các yếu tố môi trường không xác định và phản ứng của hệ thống đối với những yếu tổ này thường tạo ra các kết quả không thể dự báo trước được Đề hiểu và tối ưu hóa chúng, quan trọng là phải xem xét các mối quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống và quá trình di chuyên của nguyên liệu qua chuỗi sản xuất Trong khuôn khô của nền KTTH, các hệ thống này hoạt động ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra các mối quan hệ tương thuộc và vòng lặp phản hồi, qua đó tăng cường khả năng linh hoạt cho toàn bộ hệ thống

(v) Nền tảng sinh học: Ngày nay, một lượng lớn các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất từ nguyên liệu sinh học, áp dụng nguyên tắc "phân tầng" trong quá trình sử dụng Điều này có nghĩa là các thành phần sinh học được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trước khi chúng được trả lại vào chu trình sinh quyền

Trang 14

Ủ yếm khí/Làm

compost Khai thác nguyễn

liệu hóa sinh

+ * Phục hồt nắng lượng

8È rÍ/Giắm thiếu tối đa

Hình 1.1: Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc KTTH

Nguon: Ellen MacArthur Foundation, 2019 KTTH có 3 nội ham co ban sau:

¡ Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên: KTTH nhắn mạnh việc quản lý nguồn tài nguyên không tái tạo một cách cần thận, đồng thời duy trì sự cân bằng và phát triển với tài nguyên có khả năng tái tạo Mục tiêu này cũng bao gồm việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và các tài nguyên có thể phục hồi để giảm thiểu áp lực lên môi trường tự nhiên

1i Tối ưu hóa lợi tức từ tài nguyên: Bằng cách tái chế và tái sử dụng sản phẩm và vật liệu một cách tối đa trong chu trình sản xuất và tiêu dung, KTTH tao ra một hệ thống sản xuất hiệu quả hơn, giảm lãng phí và tăng cường giá trị kinh tế từ mỗi đơn vị tài nguyên được sử dụng

Trang 15

sản xuất Điều này bao gồm việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất, nhằm mục đích cải thiện hiệu suất sử dụng nguồn lực và giảm ảnh hưởng đến môi trường

Thông qua ba nội hàm cơ bản này, KTTH mục tiêu hướng tới một hệ thống kinh tế bền vững, giảm thiêu tác động đến môi trường và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên một cách thông minh và hiệu quả Những ý nghĩa sâu sắc của kinh tế tuần hoàn giúp phá vỡ mối quan hệ thường thấy giữa sự phát triển kinh tế và những tác động xấu đối với môi trường KTTH không chỉ tập trung vào việc tái chế vật liệu mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu sử dụng những vật liệu khó tái chế Trong quan điểm này, chất thải không được xem xét như một vấn đề cần giải quyết mà là một nguồn tài nguyên có giá trị, chưa được khám phá hoặc sử dụng triệt để Bằng cách tái định nghĩa và tái sử dụng chất thải, KTTH giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên mới, đồng thời giảm thiểu lượng khí thải và tác động tiêu cực lên môi

trường Điều này không chỉ đem lại lợi ích về mặt môi trường mà còn mở ra cơ hội

kinh tế mới, thúc đầy sự phát triển bền vững và tăng trưởng của nền kinh tế thông qua việc tạo ra giá trị từ những gì trước đây được coi là "rác thải"

1.13 Lợi ích của Ninh tế tuần hoàn

KTTH dựa trên quan điểm coi nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên liệu thô

nhập vào hệ thống kinh tế, sau đó đi qua quá trình sản xuất và tiêu dùng Kết quả là, nguyên vật liệu thừa và chất thải được thu hồi và tái nhập vào hệ thống kinh tế như là nguồn đầu vào mới Điều này tạo nên một sự đối lập rõ rệt so với mô hình kinh tế tuyến tính hiện đang phô biến, nơi các nguyên liệu và sản phẩm được tạo ra, sử dụng và sau cùng bị loại bỏ mà không có sự tái chế hay tái sử dụng nảo

Là một quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam hiện vẫn đang theo đuôi mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, nơi tăng trưởng kinh tế chủ

yếu dựa vào việc mở rộng quy mô sản xuất thay vì cải thiện sâu sắc hiệu quả và chất

lượng Quy trình sản xuất này tiêu hao nhiều tài nguyên và năng lượng, đồng thời tạo

Trang 16

một ngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị, trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh Vấn đề rác thải chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường đã trở thành một thách thức đáng kế cho nỗ lực bảo vệ môi trường của Chính phủ

Việt Nam Theo báo cáo từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới,

Việt Nam ước tính lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm do không tái chế hết rác thải nhựa sinh hoạt và hơn 30 tỷ USD mỗi năm từ chất thải hữu cơ, với gần 70% trong số đó không được tái chế

Kinh tế tuyến tính là mô hình bắt đầu từ khai thác tài nguyên làm đầu vào cho

hệ thống kinh tế, tiếp đó là sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại

Một cách ngắn gọn, có thê nói đây chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường

Mô hình kinh tế tuyến tính, nơi nguyên liệu được khai thác, sử dụng và sau đó

loại bỏ, không còn phù hợp với một thế giới có tài nguyên giới hạn Tình trạng này

dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu, tăng cường ô nhiễm, và nhu cầu cao đối với sản

phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Sự phụ thuộc vào số lượng giới hạn của vật liệu và một số ít nhà cung cấp khiến cho giá cả của các nguyên, vật liệu quan trọng trở nên biến động mạnh

Phương pháp tiếp cận "tuyến tính" trong kinh tế, thường được mô tả bằng nguyên tắc "lấy, sử dụng, loại bỏ," đang cho thấy sự thiếu bền vững trong thời gian dài Doanh nghiệp hoạt động dựa trên mô hình này phụ thuộc lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn đến rủi ro cao trong việc duy trì và mở rộng quy mô hoạt động Sự suy giảm nguồn tài nguyên không chỉ làm cạn kiệt nguồn cung mà còn tăng lượng chất thải đưa ra môi trường Điều này được minh

họa rõ ràng thông qua sự tăng vọt 190% trong tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên toàn

cầu so với 50 năm trước, theo Living Planet Report 2018 Sự gia tăng đáng kể này cảnh báo về nhu cầu thiết yếu cho một sự chuyên dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó việc tái chế và tái sử dụng trở thành trọng tâm, nhằm giảm thiểu tác

Trang 17

động đến môi trường và đảm bảo sự bền vững cho tương lai

Nguôn: Nguyễn Minh Phong, 2022

Trong khi đó, KTTH là một mô hình phát triển kinh tế mới, nhằm mục tiêu tái

kết nối điểm cuối của chu trình với điểm khởi đầu, thậm chí còn khôi phục và tái tạo vật liệu tại mỗi điểm kết thúc của chuỗi khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, đảm bảo vật liệu được giữ trong sử dụng càng lâu càng tốt

KTTH có những ưu điểm và lợi ích như sau:

e Đối với quốc gia: Việc phát triển KTTH đại diện cho cam kết của các quốc

gia trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu như ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, đồng thời cũng cải thiện năng lực và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Mô hình này khuyến khích việc tái sử dụng nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng,

giảm bớt chi phí liên quan đến việc xử lý chất thải, từ đó giảm thiêu nhu cầu khai thác

mới nguồn tài nguyên thiên nhiên Kinh tế tuần hoàn nhắn mạnh việc tối ưu hóa giá trị của tài nguyên, giảm thiểu lượng chất thải và khí thải nhằm mục tiêu xây dựng

Trang 18

một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững e Đối với xã hội: KTTH đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt các chỉ phí xã hội liên quan đến việc quản lý và bảo vệ môi trường, cũng như ứng phó với biến đôi khí hậu Mô hình này khuyến khích việc tạo ra sản phẩm và nguyên liệu mới, mở ra thị trường mới và cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động, qua đó cải thiện sức khỏe cộng đồng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong dân chúng

e Đối với doanh nghiệp: KTTH đóng góp vào việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến khủng hoảng thừa sản phẩm và tình trạng khan hiếm tài nguyên Mô hình này tạo ra động lực cho việc đầu tư và đổi mới công nghệ, giúp giảm chi phi sản xuất và tăng

cường hiệu quả của chuỗi cung ứng

Việc chuyền đổi sang mô hình KTTH có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế to lớn Dựa trên nghiên cứu cua Lacy, P va Rutqvist, J., 2015, đến năm 2030, việc áp dụng KTTH có thể mang lại lợi ích kinh tế 4,5 nghìn tỷ USD trên phạm vi toàn thế giới Đặc biệt, tại châu Âu, KTTH không những tác động tích cực đến môi trường và cộng đồng mà còn có khả năng tạo ra giá trị kinh tế 1,8 nghìn tỷ Euro vào năm 2030, theo McKinsey & Co Các lĩnh vực như thực phẩm, nông nghiệp, thời trang, xây

dựng, năng lượng, hóa chất, và công nghệ cao đều được đánh giá là có khả năng thúc đây KTTH mạnh mẽ

1.2 Phương pháp xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn

1.2.1 Tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn

Xây dựng một mô hình KTTH yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng và tuân thủ một số tiêu chí cụ thể để đảm bảo sự bền vững và hiệu quả Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng dựa trên các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn theo nghiên cứu của Quỹ Ellen MacArthur:

a Thiét kế sản phẩm bền vững Thiết kế cho sự tái sử dụng và tái chế: Sản phẩm nên được thiết kế sao cho dễ dàng tháo rời và tái chế, với việc sử dụng các vật liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng Thiết kế để kéo dài tuổi tho: San phẩm cần được thiết kế để có tuổi thọ lâu dai, với khả năng sửa chữa và nâng cấp đễ dàng

Trang 19

b._ Sử dụng tài nguyên hiệu quả

Giảm thiểu sử dụng nguyên liệu thô: Tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu và giảm lượng nguyên liệu thô cần thiết thông qua cải tiến quy trình sản xuất

Tái sử dụng và tái chế: Khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế nguyên liệu và sản phẩm sau khi hết vòng đời sử dụng

c Quản lý chất thải Giảm thiểu chat thai: Ap dung các phương pháp đề giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất và sau khi sản phâm được sử dụng

Xử lý và tái chế chất thải: Phát triển các hệ thống hiệu quả đề xử lý và tái chế chat thải, chuyền đôi chúng thành tài nguyên có giá trị

d Sử dung năng lượng tái tạo Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo: Sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, và sinh khối để giảm thiểu tác động môi trường

Hiệu quả năng lượng: Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất và vận hành

e Đảm bảo lợi ích kinh tế xã hôi đa mục tiêu: © Lợi ích kinh tế

Tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên Giảm chỉ phí nguyên liệu: Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và tái chế, doanh nghiệp có thể giảm chi phí mua nguyên liệu mới

Tăng giá trị sản phẩm: Các sản phẩm thiết kế cho vòng đời dài hơn và dễ sửa chữa có thể tăng giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường

Tạo ra cơ hội kinh doanh mới Dịch vụ sửa chữa và tái chế: Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới trong các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và tái chế

Phát triển lĩnh vực công nghiệp xanh: Tạo điều kiện cho sự phát triển của các lĩnh vực công nghiệp mới, như năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện với môi trường và công nghệ sạch

Tăng trưởng bền vững

Trang 20

Ôn định nguồn cung cấp: Việc tái sử dụng va tai chế giúp ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu và giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu mới

Phát triển kinh tế địa phương: Khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp

địa phương trong việc tái chế và sửa chữa sản phẩm e Lợi ích xã hội

Tạo việc làm Việc làm xanh: Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực như tái chế, sửa chữa, bảo trì và sản xuất bền vững

Nâng cao kỹ năng: Đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động trong các lĩnh vực công nghiệp mới và các quy trình bền vững

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Giảm ô nhiễm: Bằng cách giảm lượng chất thải và sử dụng năng lượng tái tạo,

mô hình này giúp cải thiện chất lượng không khí và nước, giảm ô nhiễm môi trường Nâng cao sức khỏe cộng đồng: Giảm thiểu tác động của hóa chất độc hại và chất thải công nghiệp đến sức khỏe cộng đồng

Tăng cường nhận thức cộng đồng Giáo dục và nâng cao nhận thức: Khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích của kinh tế tuần hoàn và cách thực hiện nó trong cuộc sống hàng ngày

Hành vi tiêu dùng bền vững: Thúc đầy thói quen tiêu dùng bền vững, như mua

sắm sản phâm bền vững, tái sử dụng và tái chế

Bằng cách tuân thủ các tiêu chí ké trên, doanh nghiệp và cộng đồng có thê xây dựng một mô hình KTTH hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời thúc đây sự phát triển bền vững

1.2.2 Khái quát mô hình Kinh tễ tuần hoàn

Những nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu, Quỹ Ellen MacArthur đã chỉ ra rằng

một mô hình KTTH là một hệ thống đầy đủ 05 (năm) khâu: thiết kế chủ động, sản

xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải và chuyên chất thải trở thành tài nguyên với các tiêu chí kể trên được áp dụng xuyên suốt các vòng lặp tuần hoản của mô hình Quy trình xây dựng mô hình KTTH được thể hiện tại hình 1.3 dưới đây:

Trang 21

Thiết kế chủ động Chuyển

chất thải thành tài nguyên

Quản lý Tiêu chất thải ding

đến thiết kế tuần hoàn là:

Nguyên liệu thô: nguồn nguyên liệu là gì và làm thế nào chúng ta có thể khai

thác nó một cách bền vững? Thông số kỹ thuật của sản phẩm: sản phẩm có thê tái sử dụng, sửa chữa và tái chế không?

Quy trình sản xuất: nó có tiết kiệm năng lượng và có tạo ra chất thải không? Phân phối và sử dụng: Cần bao nhiêu năng lượng đề cung cấp và sử dụng sản phẩm/dịch vụ? Năng lượng này đến từ đâu?

Loại bỏ: Sản phẩm có thể được tháo dỡ? Chúng ta có thể sử dụng lại các bộ phận nguyên trạng trong quá trình sản xuất không? Chúng ta có thê trả lại nguyên

liệu thô cho trái đất không?

Trang 22

Tóm lại, thiết kế chủ động với mục tiêu gồm tạo ra các sản phẩm xanh, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng về sau, thiết kế chất thải

e Sản xuất: Sản xuất trong KTTH là sản xuất xanh hơn, sạch hơn, giảm phát thải và thực hiện tuần hoàn vật liệu trong khâu sản xuất

Sản xuất xanh giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh thường sử dụng các công nghệ và quy trình tiết kiệm năng lượng, tái chế và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo Điều này giúp giảm lượng khí thải, ô nhiễm và lượng chất thải sinh ra, từ đó bảo vệ và duy trì sự cân bằng môi trường tự nhiên Các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, sử dụng ít năng lượng, nước và nguyên liệu hơn đề sản xuất cùng một lượng hàng hóa Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giảm chi phí vận hành và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp

e Tiêu dùng: Tiêu dùng trong KTTH hướng đến người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với môi trường sinh thái và thông minh hơn Ngoài ra, các doanh nghiệp cần cải thiện dịch vụ tốt hơn, nâng cao nhận thức người tiêu dùng về các sản phẩm xanh Ngày nay, thu nhập và chất lượng cuộc sống tăng lên đồng nghĩa với việc khách hàng ngày càng quan tâm đến môi trường và sự bền vững Khách hàng thường ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có cam kết với môi trường và sẵn lòng trả giá cao hơn đề tiêu dùng các sản phâm và dịch vụ có nguôn gôc xanh

Việc tiêu dùng tuần hoàn còn thê hiện ở ý thức hạn chế tiêu dùng các sản phẩm không thê tái chế hoặc có nguồn gốc gây hại cho môi trường

e Quản lý chất thải: Một trong những mắt xích quan trọng đề giải quyết bài toán về kinh tế tuần hoàn là việc quản lý chất thải hiệu quả Trong KTTH, quản lý chất thải gồm có phân loại, thu gom cuối vòng đời, tái chế tạo

e Chuyển chất thải thành tài nguyên:

Trang 23

Chuyền chất thải trở thành tài nguyên bao gồm tái chế chất thải, tái sử dụng tài nguyên Rác thải chỉ có thê biến thành tài nguyên khi được phân loại từ nguồn và sử dụng công nghệ xử lý phù hợp Điều này đòi hỏi một chuỗi liên kết giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp thu gom, tái chế chất thải thành tài nguyên hữu dụng để đưa trở lại quy trình sản xuất, bắt đầu một vòng tuần hoàn mới

1.3 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn 1.3.1 Tiềm năng phát triển Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn

Lĩnh vực kinh doanh khách sạn có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ khoảng 1200 năm trước, với khái niệm ban đầu là "nhà trọ", ra đời cùng thời điểm đồng tiền bắt

đầu được sử dụng làm phương tiện trao đổi Cơ sở lưu trú và ăn uống là những yếu tố cơ bản trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho lĩnh vực du lịch Trong số các loại hình cơ sở lưu trú, khách sạn là loại hình có sự phát triển nhanh chóng trên toàn cầu

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), vào năm 2010, số lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt 940 triệu lượt, với doanh thu từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn 30% giá trị xuất khẩu dịch vụ thương mại toàn cầu (UNWTO, 2011) Sự phát

triển của hoạt động du lịch đã kéo theo sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp khách

sạn và các loại hình lưu trú khác Cùng với xu thế toàn cầu, tiềm năng phát triển kinh

tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn là rất lớn Thứ nhất, kinh doanh khách sạn là một trong những lĩnh vực phát triển năng động nhất, liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu, thị hiểu của khách hàng/người tiêu dùng Cùng với việc đời sống ngày càng được nâng cao, khách hàng không chỉ quan tâm đến tiện ích mà còn có nhận thức tích cực, trách nhiệm với môi trường Do đó, nhằm tạo dựng ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, nhiều khách sạn đã quyết định áp dụng mô hình kinh doanh xanh Theo Liên minh Zero Waste, xu hướng khách sạn xanh được định nghĩa là những khách sạn nỗ lực trở nên thân thiện với môi trường hơn bằng cách sử dụng năng lượng, nguồn nước và vật liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả, trong khi vẫn duy trì mức độ dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng

Thứ hai, lĩnh vực khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du

Trang 24

lịch, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, do đó việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững là yéu té then chốt trong hoạt động kinh doanh khách sạn Đề làm giảm ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường trong quá trình hoạt động, khách sạn cần tập trung vào việc xây dựng một cách thức vận hành thân thiện với môi trường, từ thiết kế đến phương thức phục vụ, cũng như trong cách quản lý các hệ thống lưu trú, đặc biệt là trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiếm có Việc quản lý chất thải và áp dụng các công nghệ giảm thiểu phát thải, như sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, và vật liệu bền vững có khả năng tái sử dụng trong thời gian dài, cần được ưu

tiên hàng đầu

Thứ ba, lĩnh vực khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư và chỉ phí vận hành lớn và

xu hướng kinh tế tuần hoàn có thể giải quyết phần nào bài toán tiết kiệm chỉ phí cho doanh nghiệp Cụ thể là, các khách sạn đầu tư vào thiết bị sử dụng năng lượng tự nhiên thường nhận được phản hồi tích cực và thực hiện tiết kiệm chỉ phí một cách

đáng kể Dù rằng chỉ phí ban đầu cho việc triển khai những hệ thống thân thiện với

môi trường và có ích cho hoạt động kinh doanh có thể cao, nhưng lợi ích lâu dài mà chúng mang lại là hoàn toàn xứng đáng với khoản đầu tư đó Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu tái chế hay nói không với các sản phẩm không thân thiện với môi trường cũng góp phần giảm chỉ phí đầu vào cho hoạt động của khách sạn Xây dựng được mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ là một hình thức quảng bá hình ảnh hiệu quả, tiết kiệm cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi thế đáng kê trong cạnh tranh trên thị trường

1.3.2 Kinh nghiệm áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại một số quốc gia phát triển trên thế giới

Những ưu tiên của lĩnh vực khách san tai Thuy Si:

Du lịch đem lại cơ hội khám phá văn hóa, thực phẩm, và kỳ quan thiên nhiên, nhưng sự tồn tại của chúng đang bi đe đọa bởi việc sử dụng tài nguyên không bền vững Điều này đặc biệt quan trọng với lĩnh vực du lịch và khách sạn ở Thụy Sĩ, nơi dựa vào vẻ đẹp tự nhiên như dãy Alps và các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Sự phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như lượng tuyết rơi và bảo tồn sông băng làm nỗi bật tầm quan trọng của việc du khách lựa chọn du lịch bền vững đề bảo vệ hệ sinh

Trang 25

thái quý giá Lĩnh vực du lịch Thụy Sĩ đã kết hợp cùng các hiệp hội chính và bên liên quan để phát triển thỏa thuận lâu dài với các trường Đại học Ứng dụng và trường dạy nghề Mục đích la dé tan dụng giá trị từ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, đồng thời góp phần tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và giảm phát thải CO¿ Đó cũng chính là mục tiêu xây dựng mô hình KTTH cho lĩnh vực khách sạn tại Thụy Sĩ Để triển khai mô hình KTTH hiệu quả, lĩnh vực khách sạn và mọi thành phần của chuỗi giá trị du lịch đã đặt ra những vấn đề trọng tâm như sau:

e Ưu tiên số 1: Năng lượng

Năng lượng của Thụy Sĩ không phải 100% không có carbon Một phần ba năng lượng được sản xuất ngày nay là không thể tái tạo Do đó, các khách sạn và địa điểm du lich cần tìm một nguồn năng lượng tái tạo có thé hoạt động như một giải pháp thay

thế tốt về lâu dài, đáng tin cậy, hiệu quả và giá cả phải chăng để đáp ứng đúng mức

năng lượng cần thiết Giải pháp là công nghệ khí hóa plasma Công nghệ này biến chất thải thành hydro, sau đó có thể được sử dụng để tạo ra điện, nhiệt và nhiên liệu Trong quá trình này, carbon dioxide được tạo ra Dé ngăn carbon dioxide bay vào khí quyền, lượng khí này cần được hóa lỏng, thu giữ, vận chuyên đến vị trí thích hợp và bơm vào lòng đất Khí hóa bằng plasma khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn và ít tốn

kém hơn so với việc sản xuất hydro từ quá trình điện phân, khiến hệ thống sưởi ấm

và làm mát của khách sạn ít thải carbon hơn Hệ thông tiêu biểu đã được áp dụng hiệu quả trong các khách sạn tại Thụy Sĩ là SkyCool Systems

e Ưu tiên số 2: Thực phẩm

Thụy Sĩ đối mặt với vấn đề chất thải thực phẩm đáng kể, với 2,8 triệu tấn mỗi năm, gây ảnh hưởng lớn đến diện tích đất nông nghiệp Các hộ gia đình và lĩnh vực khách sạn là những tác nhân chính, đặc biệt là lĩnh vực khách sạn chiếm 18% tổng lượng chất thải Giải pháp sử dụng AI trong giám sát và quản lý chất thải đã thể hiện hiệu quả đáng kể, với việc khách sạn Pullman giảm được 50% chất thai chi sau bốn tháng, mở ra hướng tiếp cận mới trong việc quản lý bền vững chất thải thực phâm

e Ưu tiên số 3: Vật liệu (bao gồm xây dựng, dọn dep, tiện nghi, ga giường và

Trang 26

đồ nội thất)

Bản thân tòa nhà là một phần quan trọng của mô hình KTTH vì nó có thể giúp tiết kiệm năng lượng thông qua việc sử dụng vật liệu Ví dụ, nước mưa là một nguồn tài nguyên lớn bởi sau khi được thu thập, nó đã được sử dụng để trồng trọt, tưới và trồng vườn, sử dụng trong nhà và có thể uống được sau khi được lọc và khử trùng

Các khách sạn đã tham gia bảo vệ môi trường bằng cách chọn các sản phẩm làm sạch thân thiện, từ nguồn gốc tự nhiên, không độc hại và có khả năng phân hủy sinh học Điều này giúp giảm thiểu hóa chất độc hại tiếp xúc với nguồn nước Việc hợp tác chiến lược với nhà sản xuất “sạch” giúp cắt giảm chỉ phí và tận dụng quy mô kinh tế, cung cấp lợi ích kép cho doanh nghiệp và môi trường

Tiện nghi cũng là một vấn đề lang phí trong khách sạn Thụy Sĩ sử dụng nhựa nhiều gấp ba lần so với mức trung bình bình quân đầu người của châu Âu nhưng chỉ tái chế được 30% trong số đó Các khách sạn đã áp dụng KTTH bằng cách hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận thu gom xà phòng đã qua sử dụng từ khách san dé tai chế và phân phối lại cho các bên có nhu cầu Để giảm tác động môi trường từ chất thải trong lĩnh vực khách sạn, việc hợp tác với chính quyền địa phương và các tô chức

liên quan trong quản lý chất thải là thiết yếu Một cách tiếp cận mới là tái chế vật liệu

từ các sản phẩm như ga trải giường bị rách, chuyên đổi chúng thành sản phẩm mới thông qua sự hợp tác với các công ty tái chế địa phương Khi các khách sạn tại Thụy Sĩ tân trang lại, hàng trăm đồ đạc và vật dụng sẽ bị thải bỏ, chúng đã được các khách sạn này cung cấp cho các công ty tái chế hoặc tặng nó cho các tổ chức để phân phối

lại cho những người có nhu cầu

e Ưu tiên số 4: Vận tải Giao thông vận tải cũng là một vấn đề quan trọng cần xem xét khi muốn phát triển bền vững hơn Nhu cầu khử cacbon ngày càng tăng trong giao thông vận tải đồng nghĩa với việc mối quan tâm ngày càng tăng đối với các động cơ như tàu chạy bằng hydro Sự đóng góp của các chủ khách sạn trong việc khuyến khích sử dụng phương tiện đi chuyển này là không hề nhỏ Cụ thê là, trong khi đã có nhiều tuyến đi thăng đến các trạm trượt tuyết, cung cấp dịch vụ vận chuyền hành lý tận nơi và không

Trang 27

gian được phân bổ cho thiết bị trượt tuyết, các chủ khách sạn đã đề xuất, thông qua quan hệ đối tác, giảm hoặc miễn phí phương tiện giao thông công cộng cho khách của họ Thay vì thực hiện các giao dịch một cách độc lập, các khách sạn và điểm đến du lịch đã hợp tác và thương lượng mức giá đặc biệt với chính quyền bang và SBB

(Đường sắt Liên bang Thuy Si)

e Ưu tiên số 5: Vốn nhân lực Lĩnh vực khách sạn và du lịch đã và đang đối mặt với một thiếu hụt nhân lực do nhiều yếu tố như mức lương, cảm giác kiệt sức ở nhân viên trẻ, tác động của đại dịch COVID-19, va sự chuyền giao thé hệ Để giải quyết tình trạng này, một số khách sạn đang chuyền sang sử dụng công nghệ đề giảm bớt gánh nặng cho nhân viên và cải thiện hiệu quả Tuy nhiên, việc đào tạo một thế hệ nhân viên mới với kỹ năng phù hợp được xem là giải pháp lâu dài nhất (Nguồn: EHL Insights) Thụy Sĩ nồi tiếng với chất lượng giáo dục và đảo tạo trong lĩnh vực khách sạn, cung cấp nhiều chính sách ưu đãi như học bồng, cơ hội thực tập, và phát triển kỹ năng đề thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực

Ngoài việc xây dựng các ưu tiên kế trên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn ở Thụy Sĩ đang tích cực theo đuổi các chứng nhận uy tín từ các tổ chức chứng nhận bền vững uy tín trên toàn cầu như Chứng nhận B Corp!, Tiêu chuẩn Green

Globe? và EarthCheck3 Các chứng nhận này đánh giá các tiêu chí bền vững, bao gồm

các thực hành hữu cơ và sử đụng nguồn tài nguyên tái tạo, đặt ra bản mẫu cho khách sạn để đạt và duy trì hoạt động bền vững

Như vậy, khách sạn tại Thụy Sĩ đang từng bước phác thảo một mô hình KTTH 1 Chứng chỉ B Corp: chứng nhận dành cho các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về tác động

môi trường và xã hội, tính minh bạch công khai, và trách nhiệm pháp lý Chứng nhận này được sáng lập bởi B Lab — một doanh nghiệp phi lợi nhuận toàn cầu ra đời năm 2006 (Nguôn: bcorporation.net)

? Tiêu chuẩn Green Globe: một tiêu chuẩn dùng đề đánh giá hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch Bên cạnh đó, tiêu chuân này cũng có thể đánh giá hiệu suất làm việc của các đối tác Tiêu chuẩn này được phát triển ở Anh vào những năm 1980 và được GBI mua lại Quyền toàn cầu đối vào nam 2017 (Nguén: greenglobe.com)

3 Chứng nhận EarthCheck: được công nhận trên toàn cầu chuyên về đánh giá chuẩn mực tập trung chủ yếu vào khía cạnh môi trường và khoa học trong ngành du lịch và lữ hành EarthCheck hợp tác với các cơ sở nghiên cứu nồi bật và trường đại học trên toàn cầu dé giải quyết các thách thức về bền vững và biến đổi khí hậu tại các điểm đến du lịch và doanh nghiệp Tổ chức này có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu Du lịch & Lữ hành

quốc gia đầu tiên của Úc, được thành lập năm 1987 tại Đại học James Cook (Nguồn: earthcheck.org).

Trang 28

hoàn chỉnh với 5 khâu:

e Thiết kế chủ động: Thiết kế hệ thống sưởi ấm và làm mát tiết kiệm nhiên liệu,

ít phát thải; thiết kệ hệ thống thu thập và xử lý nước mua; sản phẩm tiện ích của khách sạn có thành phần, nguồn gốc tự nhiên

e Sản xuất: sản phẩm làm sạch thân thiện, từ nguồn gốc tự nhiên, không độc hại và có khả năng phân hủy sinh học; vận hành khách sạn sử dụng nguồn năng lượng tái

tạo, sử dụng AI đề tiết kiệm điện

e Tiêu dùng: Khuyến khích KH sử dụng phương tiện giao thông công cộng đề đến

các điểm du lịch, khu trượt tuyết với mức phí ưu đãi

e Quản lý chất thải: Sử dụng công nghệ AI để quản lý chất thải thực phẩm; tái chế, phân phối lại tiện nghi và nội thất của khách sạn; xử lý nước mưa để phục vụ tưới tiêu và các hoạt động vận hành của khách sạn

e Chuyền chất thải thành tài nguyên: nước sạch, xà phòng tài chế, nội thất cũ được tái sử dụng, là nguồn tài nguyên hữu ích được đưa trở lại quá trình sản xuất của chính khách sạn và các quá trình sản xuất khác

Tóm lại, lĩnh vực khách sạn Thụy Sĩ đang chuyển hướng mạnh mẽ về mô hình KTTH để tăng cường tính bền vững, giảm chất thải và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên với điều kiện tiên quyết là ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực khách sạn và xây dựng quan hệ hợp tác thành chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp và với chính phủ, các tổ chức từ thiện

Singapore đặt mục tiêu xanh hóa lĩnh vực du lịch - khách sạn từ năm 2050

Singapore, với vị thế là một trong những trung tâm kinh doanh và du lịch hàng đầu khu vực, luôn thu hút du khách nhờ sự tiện lợi trong dịch vụ cũng như môi trường sạch đẹp và không khí trong lành Điều này đã trở thành động lực quan trọng thúc đây mục tiêu hướng tới việc "xanh hóa" lĩnh vực khách sạn trong thời gian tới, hướng

đến một tương lai kinh doanh không gây phát thải vào môi trường, từ đó phát triển

du lịch theo hướng bền vững Theo đó, Hiệp hội Khách sạn Singapore cùng với Tổng cục Du lịch Singapore đã xây dựng một lộ trình bao gồm 4 giai đoạn nhằm hướng dẫn lĩnh vực du lịch và

Trang 29

khách sạn của quốc gia này tién gần hơn đến mục tiêu xanh hóa Cụ thể: ¡ Năm 2023: theo dõi thời gian bắt đầu phat thai

ii Năm 2025: trên 60% khách san tai Singapore đạt chứng nhận quốc tế về tinh bền vững

11 Năm 2030: giảm được lượng khí thải 1v Năm 2050: đạt được độ trung tính cacbon hoàn toàn, cho mức phát thải ròng bằng không

Để hiện thực hóa và đạt được các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn của lộ trình, các chiến lược, hướng dẫn và danh sách hỗ trợ cụ thể đã được phát triển, khuyến khích các khách sạn cải thiện việc sử dụng nước, quản lý chất thải một cách hiệu quả, áp dụng tái chế và kinh tế tuần hoàn, tìm kiếm nguồn cung cấp và mua sắm các sản phẩm bền vững, cũng như tăng cường tiết kiệm năng lượng Đồng thời, các khách sạn còn có cơ hội tiếp cận với nguồn quỹ từ Tổng cục Du lịch để triển khai các dự án bền vững, cũng như nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường trong số nhân viên của họ

Trước khi lộ trình xanh hóa được chính thức triển khai, nhiều khách sạn ở Singapore đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm loại bỏ việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, khuyến khích khách hàng từ chối việc thay khăn hàng ngày đề tiết kiệm nước, tích hợp cây xanh vào khuôn viên, ưa chuộng kiến trúc và thiết kế nội thất lấy cảm hứng từ thiên nhiên, và trang bị các cơ sở vật chất thân thiện với môi trường Những bước đi tiên phong này, trước khi có lộ trình, đã là minh chứng cho sự cam kết và hợp tác của phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và khách sạn tại Singapore, tạo ra một tương lai hứa hẹn cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ xanh, không phát thải và bền vững với môi trường

Nếu như Thụy Sĩ đại điện cho những quốc gia tiên phong trong việc doanh nghiệp khách sạn chủ động xây dựng mô hình KTTH thì Singapore lại là quốc gia mà lĩnh vực khách sạn nhận được sự hỗ trợ hiệu quả về chính sách, định hướng rõ ràng để xây dựng KTTH, hướng tới phát triển xanh trong tương lai Khách sạn tại Việt

Trang 30

Nam có thê học hỏi từ mô hình KTTH thành công tại Thụy Sĩ đồng thời những định hướng, lộ trình cụ thể của Singapore dành cho lĩnh vực khách sạn sẽ là gợi ý cho những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đề xây dựng hành lang pháp lý và tiêu chí cụ thể khi ứng dụng KTTH cho lĩnh vực khách sạn

Tóm lại, trong chương này, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và phân tích về vai trò và tầm quan trọng của mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn, đồng thời tổng hợp một số kinh nghiệm thực tiễn trong áp dụng mô hình KTTH lĩnh vực khách sạn tại một số quốc gia trên thế giới Qua đó, có thê thay rằng việc áp dụng mô

hình kinh tế tuần hoàn không chỉ là một bước tiến cần thiết để đối mặt với các thách

thức môi trường ngày càng tăng mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả vận hành, giảm thiểu chi phí và tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp, khách hàng và xã hội Khách sạn, với vai trò là một trong những lĩnh vực dịch vụ tiêu thụ lượng lớn tài nguyên và năng lượng, có trách nhiệm và cơ hội lớn trong việc chuyên đổi

sang mô hình kinh doanh bền vững hơn Bằng cách giảm lượng chất thải, tái chế và

tái sử dụng tài nguyên, cũng như tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo và sạch, lĩnh vực khách sạn có thể giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường và đồng thời tăng cường sự hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng Ngoài ra, việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn còn giúp tăng cường mối quan hệ với cộng đồng địa phương thông qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu và dịch vụ từ cộng đồng, hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương và tạo ra các giá trị xã hội tích cực Điều này không chỉ củng cố vị thế và uy tín của khách sạn trong mắt khách hàng mà còn mở ra các cơ hội kinh doanh mới thông qua việc phát triên các sản phẩm và dịch vụ du lịch bền vững Nhận thức được những lợi ích này, lĩnh vực khách sạn Việt Nam đã triển khai áp dụng KTTH như thế nào, tác giả sẽ tiếp tục đi sâu phân tích trong chương 2 của đề án

Trang 31

CHUONG 2: XAY DUNG MO HINH KINH TE TUAN HOAN CHO LINH

VUC KHACH SAN TAI VIET NAM

2.1 Tổng quan về lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 2.1.1 Khái quát về tăng trưởng của thị trường khách sạn tại Việt Nam

e Tăng trưởng doanh thu lĩnh vực khách sạn gắn liền với tăng trưởng của lĩnh vực đu lịch

Việt Nam là điểm đến du lịch thu hút hàng chục triệu lượt khách mỗi năm với nhiều địa điểm du lịch, văn hóa, âm thực đặc trưng thu hút Theo Tổng cục Thống kê

năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12-2023 đạt gần 1,4 triệu lượt người,

tăng 11,2% so với tháng trước và tăng 93,9% so với cùng kỳ năm 2022 Tính chung cả năm 2023, du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế Con số này gap 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách Tuy vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá số lượng này mới chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID- 19 Lượng khách du lịch nội địa cả năm 2023 ước đạt 108 triệu lượt người, vượt 5,8% so với kê hoạch đâu năm

==Tổng số (Nghìn tỷ đồng) —=®&—Tốc độ tăng/giảm so với tháng trước (%)

Hình 2.1: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành 7 tháng đầu năm

2023

Nguôn: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2023

Trang 32

Nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế đồi dào kéo theo nhiều dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải tri,,,, cling phat triển Lĩnh vực Du lịch - khách sạn, được mệnh danh là lĩnh vực "công nghiệp không khói", được xem như là "con gà đẻ trứng vàng" do tiềm năng sinh lời lớn mà nó mang lại Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, thời kỳ mà nhiều khách sạn, nhà hàng phải đóng cửa và các điểm du lịch vắng lặng không một bóng người, hiện nay, lĩnh vực Du lịch - khách sạn đang trên đà phục hồi mạnh mẽ Theo bản tin Tháng 7/2023 của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã chào đón gần 6,6

triệu lượt khách quốc tế và phục vu 76,5 triệu lượt khách nội dia, mang lai tổng thu

từ du lịch ước tính đạt 416,6 nghìn tỷ đồng Bản tin cũng đã thống kê trong các thị trường chính của lĩnh vực du lịch trong 7 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc dẫn đầu danh sách với gần 1,9 triệu lượt khách, chiếm gần một phần ba tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn này Trung Quốc đứng thứ hai với 738 nghìn lượt khách, tiếp theo là Mỹ với 445 nghìn lượt khách

Sự thay đổi trong chính sách thị thực và xuất nhập cảnh của Việt Nam từ ngày 15/08/2023, như việc kéo dài thời hạn thị thực điện tử lên đến 90 ngày và cho phép

nhập cảnh nhiều lần, cũng như việc kéo dài thời gian tạm trú cho người nhập cảnh miễn thị thực, có ý nghĩa rất lớn đối với lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Một số ảnh hưởng và cơ hội mà chính sách mới này mang lại cho thị trường khách sạn Việt Nam có thể ké đến là:

¡ Tăng lượng khách quốc tế: Chính sách linh hoạt hơn về thị thực sẽ làm tăng lượng khách du lịch quốc tế, vì việc nhập cảnh và lưu trú dài hạn trở nên thuận tiện hơn Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh phục hồi sau dai dich COVID-19, khi lĩnh vực du lịch toàn cầu đang trong quá trình hồi sinh

1 Khuyến khích du lịch dài hạn: Việc kéo dài thời hạn thị thực cũng khuyến khích

du khách quốc tế lên kế hoạch cho các chuyến đi đài ngày hơn, điều này có lợi cho

các doanh nghiệp du lịch và khách sạn, vì khách sẽ chi tiêu nhiều hơn cho lưu trú, âm thực, giải trí, và các dịch vụ khác

iii Phát triển sản phẩm du lịch mới: Với thời gian lưu trú kéo dài, các doanh nghiệp

Trang 33

trong lĩnh vực du lịch có cơ hội phát triển và đưa ra thị trường các gói sản phẩm du lịch mới, bao gồm cả chương trình du lịch kết hợp làm việc từ xa, du lịch sức khỏe, và du lịch trải nghiệm

iv Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực khách sạn: Sự tăng trưởng dự kiến trong lượng khách du lịch quốc tế và nhu cầu lưu trú dài hạn sẽ thúc đây đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, từ việc nâng cấp cơ sở vật chất đến việc xây dựng thêm các khách sạn mới, nhà nghỉ, và các loại hình lưu trú khác

v Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực: Chính sách thị thực mới mở ra cơ hội cho Việt Nam tăng cường hợp tác với các quốc gia và khu vực khác trong việc thu hút du khách, qua đó góp phần vào sự phát triển của du lịch khu vực và quốc tế

Chính sách mới này không chỉ là tin tốt cho du khách mà còn là cơ hội đề lĩnh vực du lịch và khách sạn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng từ bây giờ, bao gồm việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, và áp dụng công nghệ mới nhằm cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho du khách

e Tăng trưởng về quy mô của lĩnh vực khách sạn Sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở lưu trú ở Việt Nam gần đây, dù lĩnh vực du lịch gặp nhiều thách thức, thê hiện sức hấp dẫn và khả năng phục hồi của thị trường này Theo đữ liệu từ Tổng cục Du lịch, trong khoảng thời gian chỉ 5 năm, số lượng cơ sở lưu trú đã tăng hơn gấp đôi, từ hơn 17.422 cơ sở với khoảng 370.907 buồng

vào năm 2017, lên đến khoảng 38.000 cơ sở với 780.000 buồng vào năm 2021 Tuy

nhiên, vào năm 2019 - được coi là "năm đỉnh cao" về lượng khách du lịch - công suất buồng bình quân trên toàn quốc chỉ đạt 52% Đến năm 2021, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến công suất buồng phòng bình quân cả nước giảm xuống chỉ còn 5%, phản ánh những thách thức lớn mà lĩnh vực du lịch nước này phải đối mặt trong bối cảnh đại dịch Theo đữ liệu từ Savills Hotels, tính đến cuối tháng 3 năm 2022, công suất phòng khách sạn tại thị trường Việt Nam vẫn giữ ở mức dưới 20%; giá phòng bình quân cũng vẫn thấp hơn so với năm 2019 khoảng 20% Đồng thời, thị

Trang 34

trường này đang chứng kiến một lượng lớn nguồn cung sẽ được đưa vào sử dung trong vài năm tới Cụ thể, số lượng dự án khách sạn mang thương hiệu của các nhà

điều hành quốc tế và khu vực tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gắp đôi trong một vài năm

tới, từ 127 dự án lên đến 261 dự án vào năm 2025, cho thấy một sự phát triển mạnh

mẽ và tiềm năng lớn của thị trường khách sạn Việt Nam trong tương lai Việc hợp tác

chiến lược với các thương hiệu khách sạn uy tín và có bề dày lịch sử trên thị trường

quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực khách sạn Việt Nam, tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, cung cấp hàng nghìn cơ hội việc làm và tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư Tuy nhiên, nguy cơ quá tải nguồn cung có thê dẫn đến cạnh tranh giá, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, thậm chí làm sai lệch đối tượng khách du lịch mà Việt Nam mong muốn thu hút Hơn nữa, thiếu sự quản

lý, quy định và kiểm soát từ cơ quan quản lý địa phương có thé gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường Vì vậy, lĩnh vực khách sạn cần hạn chế tăng trưởng quá nóng, đảm bảo tăng trưởng bền vững

2.1.2 Sự cần thiết của KTTH dỗi với lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam

Bên cạnh lĩnh vực du lịch, lĩnh vực khách sạn cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm và thúc đây tăng trưởng kinh tế, nhất là ở cấp độ kinh tế địa phương Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực khách sạn nếu không được định vị trong khuôn khổ bền vững sẽ tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực cả xã hội Vì vậy, kinh tế tuần hoàn là thực sự cần thiết đối với lĩnh vực khách sạn của Việt Nam bởi một số ly

do có thể kể đến là:

e Phát triển nóng tác động tiêu cực đến môi trường Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực du lịch và dịch vụ lưu trú đã mang lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường do lĩnh vực này tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên địa phương như đất đai, nguồn nước, năng lượng, và thực phẩm, đồng thời sản sinh ra rác thải, gây ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn và không khí Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc năm 2017, riêng lĩnh vực khách sạn đóng góp vào 1% tổng lượng khí thải toàn cầu và tiêu thụ 5% tổng lượng nước sử dụng trên thế giới Tại Việt Nam, một số điểm du lịch nổi tiếng đã chứng kiến tác động tiêu cực đáng kế

Trang 35

lên môi trường, bao gồm sự xuất hiện của chất thải rắn, rác thải, và nước thải chưa được xử lý kỹ lưỡng, gây ra ô nhiễm không khí, nước, và tiếng ồn, cũng như làm thay đôi cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống của các loài sinh vật Nước thải từ một số cơ sở lưu trú du lịch chưa qua xử lý được xả trực tiếp vào môi trường, tăng cường mức độ hữu cơ trong nước biển ven bờ Xung đột lợi ích kinh tế giữa các bên liên quan, cùng với tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế trong việc áp dụng công nghệ tiên tiễn, đã dẫn đến việc tài nguyên du lịch bị suy thoái, bao gồm cả xói mòn đường bờ biển và suy giảm hệ sinh thái rừng và biển đảo Các vấn đề này không chỉ làm suy giảm môi trường mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và sự phát triển bền vững của lĩnh vực du lịch Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm và suy giảm môi trường tại các điểm du lịch ở Việt Nam có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

¡ Lĩnh vực du lịch còn thiếu các hướng dẫn cụ thể: Chưa có những hướng dẫn đầy

đủ và chỉ tiết về các tiêu chí đánh giá tác động môi trường cũng như hệ thống kiểm

soát và quản lý môi trường cho các cơ sở kinh doanh du lịch; ii Doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn: nhiều công ty trong lĩnh vực du lịch chọn cách giảm chỉ phí và tăng doanh thu bằng việc “sao chép” sản phẩm du lịch của các công ty khác thay vì tạo ra các sản phẩm du lịch mới, phù hợp với xu hướng du lịch xanh, dẫn đến việc bỏ qua cơ hội nghiên cứu và phát triển sản phẩm bền vững:

ii Nhận thức của khách du lịch còn hạn chế: Một bộ phận khách du lịch vẫn chưa có ý thức về tiêu dùng xanh và du lịch xanh Họ chưa hiểu rõ hoặc chưa được thuyết phục về lợi ích của việc duy trì một môi trường sạch đẹp và bền vững, dẫn đến các hành vi tiêu dùng có thê gây hại cho môi trường

Đề giải quyết những vấn đề này, cần có sự chung tay của cả chính phủ, các

doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm xây dựng và thúc đây một lĩnh vực du lịch bền vững, thân thiện với môi trường Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần tăng cường hình ảnh và sự phát triển lâu dài của lĩnh vực du lịch Việt Nam Tình hình hiện tại yêu cầu các nhà quản lý khách sạn phải xem xét lại một cách

Trang 36

nghiêm túc các quy trình kinh doanh của mình để giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường một cách tối đa

e Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao Lĩnh vực dịch vụ khách sạn hiện đang đối mặt với thách thức lớn liên quan đến thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng cao Theo thông tin từ VIRAC, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang suy giảm cả về số lượng và chất lượng so với năm 2019 Hiện nay, lực lượng lao động trực tiếp trong khối cơ sở lưu trú du lịch rất thiếu hụt, chưa đáp ứng được hơn 70% nhu cầu với công suất trung bình dưới 50%, và tỷ lệ nhân sự trên mỗi buồng là đưới 0.6 người Trong các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, con số này thậm chí còn thấp hơn, chỉ khoảng 0.4 người/buồng, đặc biệt là trong các dịp cao điểm như nghỉ lễ, Tết, cuối tuần Sự thiếu hụt nhân sự cũng diễn ra không đồng đều giữa các khu vực, dẫn đến mắt cân đối trong chất lượng dịch vụ giữa các vùng và sự không ổn định trong phát triển lĩnh vực Bên cạnh đó, cơ cấu nhân sự trong nhiều doanh nghiệp vận hành cơ sở lưu trú chưa được bồ trí đồng bộ, với sự thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là ở cấp quản tri

Một khảo sát của Navigos Search cũng cho thấy nhu cầu tuyển dụng vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực du lịch và khách sạn đang tăng trở lại, ưu tiên cho các ứng viên nước ngoài Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng lớn về nhân sự có kỹ năng và kinh nghiệm quản trị ở cấp cao, đặc biệt khi các dự án khách sạn và nghỉ dưỡng bắt đầu hồi phục và phát triển

e Thiếu nguyên, nhiên liệu để vận hành kinh doanh Tình trạng thiếu hụt điện kéo dài gần đây, do nhiều nguyên nhân, đã tạo ra áp lực lớn cho lĩnh vực dịch vụ khách sạn, đặc biệt là trong mùa hè, thời điểm mà lĩnh vực này thường xuyên trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ Nhiều tỉnh thành trên cả nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua Việc cắt điện luân phiên đã khiến hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú bị ngưng trệ, gây ra một trở ngại lớn cho lĩnh vực này trong mùa hè Sự lo lắng và sốt sắng từ phía các doanh nghiệp dịch vụ lưu trú đối với các chỉ thị từ Nhà

Trang 37

nước và Tổng Công ty Điện lực là rất lớn, khi họ phải tìm cách ứng phó với tình trạng thiếu điện Doanh thu từ du lịch của các địa phương, do đó, cũng bị ảnh hưởng đáng kê, gây ra lo ngại cho sự phát triển của lĩnh vực khách sạn ở Việt Nam

Bên cạnh vấn đề thiếu điện thì giá xăng tăng do những nguyên nhân khách quan đã khiến chi phí vận hành kinh doanh khách sạn tăng đáng kể Điều này kết hợp cùng sự tăng giá của các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực trở thành bài toán khó cho doanh nghiệp khách sạn khi muốn thu hút khách hàng bằng chính sách giá nhưng vẫn phải đảm bảo có lợi nhuận để tái đầu tư

Vấn đề về nhiên liệu kể trên đòi hỏi doanh nghiệp có những cải tiến, áp dụng công nghệ mới đề thay thế nhiên liệu truyền thống và có những biện pháp hạn chế sử dụng hoặc tiết kiệm nhiên liệu một cách hiệu quả

e Xu hướng du lịch xanh - bên vững Giữa cuộc sống hiện đại, khách du lịch ngày càng có xu hướng được trải nghiệm, khám phá thiên nhiên hoang sơ hay hòa mình vào thiên nhiên Hiện nay, giới trẻ đang trở thành một phần quan trọng của thị trường du lịch, với xu hướng tiêu dùng ưu tiên các dịch vụ thân thiện với môi trường Du lịch xanh, hay các hoạt động du lịch hướng tới bảo vệ môi trường, ngày càng nhận được sự ưa chuộng từ khách hàng, đặc biệt là từ những người trẻ Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú đề thu hút đối tượng khách hàng này bằng cách định hình và thực hiện các chiến lược phát triển du lịch bền vững Vì thế, các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư và phát triển các sản phẩm, dịch vụ lưu trú bền vững, hướng tới môi trường từ bây giờ để không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn tận dụng được xu hướng tiêu dùng của thế hệ trẻ, bắt kịp với xu thế của thời đại và dap ứng nhu cầu của thị trường

2.2 Thực trạng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 2.2.1 KTTH trong chính sách về lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) cho giai đoạn 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, kinh tế tuần hoàn đã được tích hợp và đề xuất là một nội dung quan trọng Điều này phản

Trang 38

ánh sự nhận thức và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc phát triển bền vững và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên Đồng thời, quy định pháp luật về kinh tế tuần hoàn cũng được nghiên cứu và thể chế hóa thành các quy định cụ thé trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 Điều này không chỉ thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thúc đây một nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và khuyến khích tái chế, tái sử dụng tài nguyên, mà còn tạo ra một khuôn khổ pháp lý vững chắc để hỗ trợ thực hiện mục tiêu này Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 của Việt Nam đã đặt ra một nền móng vững chắc cho việc lồng ghép và thúc đây các mô hình KTTH và kinh tế xanh vào trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội Điều này được khẳng định tại khoản 11 Điều 5 của Luật, cho thấy cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các mô hình phát triển bền vững Cụ thể hơn, Điều 142 của Luật đã đưa ra quy định riêng về kinh tế tuần hoàn, xác định rõ ràng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là mô hình kinh tế mà ở đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng, và dịch vụ đều nhằm mục tiêu giảm bớt việc khai

thác nguyên liệu, vật liệu, kéo đài vòng đời của sản phẩm, hạn chế tạo ra chất thải và giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường Quy định này không chỉ định hình lại cách

tiếp cận của Việt Nam đối với phát triển kinh tế mà còn là bước tiến quan trọng trong việc chuyền hướng tới một nền kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường Luật Bảo

vệ Môi trường năm 2020 của Việt Nam không chỉ giới thiệu khái niệm về kinh tế

tuần hoàn mà còn quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trong việc áp dụng và thúc đây mô hình này Cụ thé, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh được yêu cầu lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, và để án phát triển Họ cũng có trách nhiệm quản lý, tái chế và tái sử dụng chất thải, nhằm thực hiện mục

tiêu giảm khai thác tài nguyên và giảm lượng chất thải Các cơ sở sản xuất, kinh

doanh, và dịch vụ được yêu cầu thiết lập hệ thống quản lý và áp dụng các biện pháp nhằm giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, và tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, đến quá trình sản xuất và phân phối Đặc biệt, Luật giao cho Chính phủ nhiệm vụ quy định tiêu chí, lộ trình,

Trang 39

va co ché khuyén khích thực hiện kinh tế tuần hoàn, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước

Đối với lĩnh vực khách sạn, trước khi khái niệm kinh tế tuần hoàn được nhắc đến trong văn bản luật, vào tháng 4 năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã triển khai một bước đi quan trọng trong việc thúc đây du lịch bền vững tại

Việt Nam bằng cách ban hành Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh”

Nhãn hiệu này được thiết kế như một công cụ đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú du lịch trên khắp đất nước Nhãn “Bông sen xanh” được cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch đã đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và phát triên bền vững, bao gồm những nỗ lực trong việc giảm thiêu tác động môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng một cách hiệu quả, cũng như đóng góp vào việc bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương Việc áp dụng và phát triển tiêu chí “Bông sen xanh” không chỉ giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở lưu trú đối với môi trường mà còn làm tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh của họ trên thị trường du lịch ngày càng đòi hỏi cao về yếu tố bền vững Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh là sự kết hợp giữa Tiêu

chí Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC) và các tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường,

được thiết kế để phản ánh tính thực thi của Nhãn tại Việt Nam Mục tiêu của nhãn là hướng tới hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững toàn cầu Bộ tiêu chí được phân chia thành bốn nhóm chính:

A - Quản lý bền vững: Đề cao việc quản lý và điều hành cơ sở lưu trú theo hướng bền vững:

B - Tối đa hoá lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương: Khuyến khích các hoạt động mang lại lợi ích kinh tế và tăng cường giá trị xã hội cho cộng đồng địa phương;

C - Giảm thiểu các tác động tiêu cực tới di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: Nhắn mạnh vào việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hoá và thiên nhiên;

D - Giảm thiêu những tác động tiêu cực tới môi trường: Tập trung vào việc giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động du lịch lên môi trường.

Trang 40

B6 tiéu chi bao gém téng sé 81 tiéu chí đánh giá, với tối đa 154 điểm và 25

điểm thưởng, và được chia làm ba cấp độ: « Cấp cơ sở: Gồm 30 tiêu chí co ban va dé thực hiện, tập trung vào quản lý nội bộ Mỗi tiêu chí đạt được chấm tối đa 1 điểm

° Cấp khuyến khích: Gồm 29 tiêu chí với yêu cầu cao hơn, mỗi tiêu chí đạt được chấm tối đa 2 điểm

« Cấp cao: Gồm 22 tiêu chí khó đạt hơn, đòi hỏi sự đầu tư lớn và đồng bộ, mỗi tiêu chí đạt được chấm tối đa 3 điểm

s Tiêu chí thưởng được áp dụng cho các cơ sở đã đạt chứng chỉ Công trình Xanh

- LOTUS (15 điểm) hoặc chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường (10 điểm)

Hội đồng đánh giá do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thành lập sẽ xác định số điểm và các tiêu chí cụ thể mà đơn vị đạt được đề quyết định việc xếp hạng và cấp Chứng nhận Nhãn Bông sen xanh

Khi Nhãn hiệu "Bông sen xanh" được giới thiệu, nó được kỳ vọng là một "giấy bảo hành" môi trường quan trọng, thúc đầy sự phát triển của du lịch bền vững tại Việt Nam Mục tiêu của nhãn hiệu này là khích lệ các cơ sở lưu trú áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng cơ sở lưu trú được cấp nhãn hiệu "Bông sen xanh" vẫn còn hạn chế, và sự quan tâm đến nhãn hiệu này từ phía các cơ sở lưu trú đường như đã giảm đi trong thời gian gần đây

Một bộ tiêu chí khác mang định hướng kinh tế tuần hoàn là Bộ tiêu chí du lịch xanh trong một số loại hình hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do UBND

tỉnh Quảng Nam đã ban hành theo Quyết định số 3570/QĐ-UBND ngày 04/12/2021

Bộ tiêu chí này được xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình Du lịch Bén vững

Thụy Sỹ (SSTP) và dựa trên cơ sở tham khảo từ 25 Bộ tiêu chí du lịch bền vững quốc

tế, sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ cũng như điều kiện kinh doanh thực tế tại Việt Nam Bộ Tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam bao gồm các tiêu chí dành riêng cho các loại hình dịch vụ khác nhau như khách sạn,

Ngày đăng: 16/09/2024, 17:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.1:  Sơ  đồ  cánh  bướm  mô  phỏng  nguyên  tắc  KTTH - Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf
nh 1.1: Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc KTTH (Trang 14)
Hình  1.2:  So  sánh  kinh  tế  tuyến  tính  và  kinh  tế  tuần  hoàn - Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf
nh 1.2: So sánh kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn (Trang 17)
Hình  1.3:  Quy  trình  xây  dựng  mô  hình  KTTH - Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf
nh 1.3: Quy trình xây dựng mô hình KTTH (Trang 21)
Hình  2.1:  Doanh  thu  dịch  vụ  lưu  trú,  ăn  uống  và  lữ  hành  7  tháng  đầu  năm - Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf
nh 2.1: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành 7 tháng đầu năm (Trang 31)
Hình  3.1:  Quy  trình  xử  lý  rác  thải  thực  phâm  băng  bê  phân  hủy  sinh  hoc - Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf
nh 3.1: Quy trình xử lý rác thải thực phâm băng bê phân hủy sinh hoc (Trang 56)
Hình  3.2:  Quy  trình  xử  lý  nước  thải  tại  khách  sạn - Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf
nh 3.2: Quy trình xử lý nước thải tại khách sạn (Trang 58)
Hình  3.3:  Sơ  đồ  c - Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf
nh 3.3: Sơ đồ c (Trang 61)
Hình  kinh  tế  tuần  hoàn  trong  lĩnh  vực  khách  sạn  tại  Việt  Nam. - Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Cho Lĩnh Vực Khách Sạn Tại Việt Nam.pdf
nh kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w