1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệp định evfta những cơ hội và thách thứctrong xuất khẩu thủy sản của việt nam vào eu

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệp Định EVFTA: Những Cơ Hội Và Thách Thức Trong Xuất Khẩu Thủy Sản Của Việt Nam Vào EU
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 5,47 MB

Cấu trúc

  • A. LỜI MỞ ĐẦU (6)
  • B. NỘI DUNG (6)
  • Chương I: Tổng quan về Hiệp định EVFTA và thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU (6)
    • 1. Tổng quan Hiệp định EVFTA và các quy định tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (6)
    • 2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU (8)
    • 3. Một số lý thuyết về mô hình nghiên cứu tác động của EVFTA lên xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam (12)
      • 3.1. Lý thuyết cân bằng cục bộ (12)
      • 3.2. Lý thuyết mô hình cân bằng từng phần SMART (13)
      • 3.3. Lý thuyết lợi thế so sánh (13)
  • Chương II: Các quan điểm về tác động của hiệp định EVFTA đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (14)
    • 1. EVFTA - cơ hội cho việc xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam (14)
      • 1.1. EVFTA giúp giảm thuế quan ở cả hai chiều (14)
      • 1.2. EVFTA giúp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của hai bên (15)
      • 1.3. EVFTA giúp giảm thiểu tác động vào môi trường (16)
    • 2. EVFTA - sự cạnh tranh và áp lực đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam (17)
      • 2.1. Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp với các biện pháp phòng vệ thương mại (18)
      • 2.2. Khó khăn trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA (19)
      • 2.3. Yêu cầu về sự cải tiến khoa học kĩ thuật trong dây chuyền xuất khẩu (20)
      • 3.1. Nghiên cứu định lượng (22)
      • 3.2. Nghiên cứu định tính (24)
        • 3.2.1. Cơ hội từ EVFTA (24)
        • 3.2.2. Thách thức khi thực hiện EVFTA (28)
  • Chương III: Đề xuất giải pháp, hướng đi cho VN trước những cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA (31)
    • 1. Về góc độ quốc gia (31)
    • 2. Về góc độ doanh nghiệp (35)
    • C. KẾT LUẬN (35)
    • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Mặc dù vậy, xuấtkhẩu thủy sản vào thị trường EU vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn từ các biện phápphi thuế như quy tắc xuất xứ, các biện pháp kỹ thuật TBT và vệ sinh dịch tễ SPS, cá

Tổng quan về Hiệp định EVFTA và thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU

Tổng quan Hiệp định EVFTA và các quy định tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Hiệp định EVFTA được khởi động đàm phán từ tháng 6/2012 Đến ngày 30/6/2019, Hiệp định được ký kết tại Hà Nội Sau thời gian phê chuẩn bởi Nghị viện EU và Quốc hội Việt Nam, EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 Đây là sự kiện quan trọng mở ra cho Việt Nam một bước tiến mới trong quan hệ thương mại song phương với EU.

Những nội dung cơ bản của Hiệp định có ảnh hưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể kể đến như:

Thứ nhất, các cam kết về thuế quan: Gần 50% dòng thuế giảm về 0% ngay khi

Hiệp định có hiệu lực; hơn 50% dòng thuế còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 đến 7 năm Chẳng hạn, tôm sú đông lạnh, tôm sú nguyên con được giảm thuế ngay về 0%. Các sản phẩm tôm khác có lộ trình giảm 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm Các sản phẩm cá tra có lộ trình 3 năm, riêng cá tra hun khói cần 7 năm để về mức 0% Đối với cá ngừ đóng hộp và chả cá surimi, EU áp dụng hạn ngạch lần lượt là 11,5 nghìn tấn và 500 tấn.

Thứ hai, cam kết về quy tắc xuất xứ: Thủy sản Việt Nam sang EU muốn được hưởng ưu đãi thuế phải đảm bảo quy tắc xuất xứ và thuộc một trong ba trường hợp sau: (1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy; (2) Hàng hóa có xuất xứ cộng gộp, bao gồm các hàng hóa được hình thành từ nguyên liệu có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ từ EU/Việt Nam và được chế biến hoặc sản xuất tại Việt Nam; (3) Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam, sử dụng một phần nguyên liệu không có xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam hoặc EU Ngoài ra, EVFTA cũng quy định cho phép các bên sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ bên cạnh cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, tức là hai bên thống nhất cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ

Thứ ba, cam kết về hàng rào thương mại kỹ thuật (TBT): Hiệp định EVFTA yêu cầu Việt Nam và EU phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn hóa và quy trình đánh giá sự phù hợp nhằm tăng sự hiểu biết lẫn nhau về các hệ thống tương ứng của mình và tạo thuận lợi cho thương mại giữa hai bên; rà soát lại các quy chuẩn kỹ thuật khi cần thiết để bảo đảm sự phù hợp nhất định với các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng như tiêu chuẩn của ISO, IEC, ITU, Codex Hai bên EU và Việt Nam cam kết xem xét công nhận tương đương quy chuẩn kỹ thuật của bên kia khi được yêu cầu

Thứ tư, cam kết về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS): Hiệp định EVFTA khẳng định các bên tuân thủ Hiệp định SPS của WTO và các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế như Codex, OIE và IPPC nhằm bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ Việt Nam và

EU, hạn chế sử dụng các biện pháp này gây cản trở thương mại; cho phép mỗi bên thiết

2 lập Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm đáp ứng yêu cầu về SPS để gửi bên kia Với các biện pháp SPS Việt Nam khó đáp ứng, Việt Nam có quyền chọn một trong ba cách: (1) có thời gian chuẩn bị, thực hiện; (2) đề xuất biện pháp tương đương; (3) hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam từng bước nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu.

Thứ năm, các biện pháp phòng vệ thương mại và biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp: Việt Nam và EU thỏa thuận rằng các biện pháp này có thể được sử dụng dựa trên cơ sở công bằng, minh bạch và tuân thủ đúng quy định liên quan của WTO, đồng thời phải cân nhắc đến lợi ích của bên bị áp đặt các biện pháp này

Thứ sáu, cam kết về sở hữu trí tuệ: Hiệp định có làm rõ một số vấn đề liên quan bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn việc bị đánh đồng nguồn gốc sản phẩm với vùng địa lý khác nguồn gốc sản phẩm đó; quy định về thời gian khiếu nại nếu nhãn hiệu bị vi phạm về chỉ dẫn địa lý EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam như sò Quảng Ninh, mực Hạ Long và sản phẩm từ thủy sản như nước mắm Phú Quốc…

Thứ bảy, cam kết về lao động: Cũng như các ngành khác, sử dụng lao động sản xuất thủy sản xuất khẩu cũng phải tuân theo các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) và Tuyên bố ILO về các nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc là sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc về các quyền cơ bản tại nơi làm việc.

Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU

Về giá trị xuất khẩu và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, năm 2010, EU là thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với giá trị đạt 1,203 tỷ USD, chiếm 23,91% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã giảm dần xuống mức thấp nhất vào năm

2020 là 11,4%, đưa EU xuống xếp hạng thứ 4 (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc) về kim ngạch xuất khẩu thủy sản Năm 2021, EU là thị trường đứng thứ 3 với giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,077 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Nhìn chung, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2021 có nhiều biến động Trong đó, năm 2012, 2015,

2019, 2020 là các năm mà kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu lần lượt là -14,75%, -17,75%, -11,86% và -26,09%; trong khi năm

2014 và 2017 là các năm có giá trị xuất khẩu cao nhất, tương ứng là 1,429 tỷ USD và 1,481 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng lần lượt là 20,88% và 21,43%

Hình 1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2021

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu của VASEP.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhìn chung, giá trị xuất khẩu thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng qua các năm, tuy nhiên thủy sản nuôi trồng (điển hình là cá tra và tôm) chiếm tỷ trọng khoảng 70% và có tốc độ tăng trưởng cao hơn, thủy sản khai thác (cá ngừ, mực, bạch tuộc) chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu (World Bank, 2021). Tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai vỏ, cua ghẹ, chả cá và surimi là các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường EU, trong đó đứng đầu về kim ngạch vẫn là các mặt hàng tôm Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm chân trắng đông lạnh) đạt giá trị thấp trong các năm 2012, 2015 và 2020 tương ứng khoảng 312 triệu USD, 548,6 triệu USD và 517 triệu USD, song về cơ bản, giá trị tôm xuất khẩu giai đoạn 2010-2021 tăng lên từ 342,17 triệu USD năm 2010 đến 613,14 triệu USD năm 2021, đưa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tôm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU tăng từ 28,5% lên 57%, và đưa nhóm hàng này từ vị trí số hai (2010) lên vị trí thứ nhất (2021) về kim ngạch xuất khẩu sang EU Đối với mặt hàng cá tra, chủ đạo là cá tra phi lê đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam vào

EU liên tục giảm từ năm 2010-2017, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 tăng khoảng 20% so

4 với năm 2017, tuy nhiên, trong vòng 3 năm (từ năm 2019- 2021), tỷ trọng này liên tục giảm Nếu năm 2020, xuất khẩu cá tra đạt 127,778 triệu USD, thì hết năm 2021 con số này chỉ đạt 106,190 triệu USD, giảm gần 17% tốc độ tăng trưởng Một trong những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm tại thị trường EU đó là tính cạnh tranh của mặt hàng này tương đối lớn, lượng tiêu thụ ở nhiều thị trường chưa tăng, thêm vào đó tính chi phí logistic, chi phí vận chuyển, lại tăng đáng kể Trong khi đó, cá ngừ có kim ngạch xuất khẩu tăng dần, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang EU của Việt Nam có mức tăng trưởng tốt trong các năm 2010-2013, 2015-2018; kim ngạch xuất khẩu năm 2019 giảm khoảng 11,4% so với 2018 nhưng đã tăng dần vào các năm 2020, 2021, tuy nhiên chưa thể đạt giá trị cao như năm 2018 Từ năm 2015 trở về trước, EU có xu hướng nhập khẩu nhiều cá ngừ chế biến và đóng hộp của Việt Nam Tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp của Việt Nam luôn trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Tuy nhiên, từ năm 2016, xuất khẩu cá ngừ tươi sống và đông lạnh có xu hướng tăng mạnh. Các nhóm còn lại như mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh, cua, ghẹ và giáp xác khác có giá trị xuất khẩu thấp hơn và biến động nhẹ qua các năm

Hình 2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong các năm 2010, 2015, 2021 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu của VASEP.

Về cơ cấu thị trường, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang tất cả các thành viên thuộc khối EU, song kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD vẫn được duy trì từ năm 2010-2021 tập trung ở các thị trường Hà Lan, Đức, Bỉ, Ý, trong khi Pháp, Tây Ban Nha cũng là thị trường nhập khẩu nhiều và có dấu hiệu giảm trong những năm gần đây.

Sự biến động về kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU cũng như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu thị trường nhập khẩu trong thời gian qua có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân Ngoài nguyên nhân biến động của giá trên thị trường, có một số nguyên nhân quan trọng như: Đồng Euro mất giá, Anh rời khỏi EU Bên cạnh đó, năm 2020, đại dịch COVID19 bùng phát toàn cầu đã khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2010-2021

Hình 3 Cơ cấu thị trường thuộc khối EU nhập khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2010-2021 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu của VASEP.

Các quy định nghiêm ngặt về ghi nhãn, truy suất nguồn gốc xuất xứ, quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm (chẳng hạn quy định dự lượng hóa chất như kim loại nặng, kháng sinh, thuốc trừ sâu, chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng ), quy định về giám sát hoạt động sản xuất và chế biến thủy sản phù hợp với HACCP là những nguyên nhân thường trực khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn để được chấp nhận tại thị trường EU Theo World Bank (WITS), 97,5% mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào EU chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp TBT và 99,7% mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp SPS Quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): đối với thủy sản đánh bắt, EU yêu cầu tất cả các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có chứng nhận khai thác có thông tin về các loài, vị trí khai thác, tàu cá, ngày khai thác, và bất kỳ hoạt động trung chuyển nào phù hợp Quy định 1005/2008 ngày 29/9/2008 về thiết

6 lập Hệ thống quản lý trong cộng đồng châu Âu về ngăn ngừa và xóa bỏ các hoạt động IUU Theo quy định này, Việt Nam đang bị EU áp dụng thẻ vàng từ tháng 10/2017 Điều này có nghĩa là trong thời gian bị áp dụng thẻ vàng, các sản phẩm thủy sản được khai thác từ biển xuất khẩu sang EU phải được kiểm tra các thông tin về nguồn gốc khai thác nhằm đảm bảo quy định IUU, điều này buộc Việt Nam phải thay đổi trong hoạt động khai thác, gây mất thời gian, chi phí, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm do phải kiểm tra Do vậy, không chỉ xuất khẩu thủy sản khai thác của Việt Nam (cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh, cua, ghẹ ) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thẻ vàng mà xuất khẩu những sản phẩm thủy sản nuôi trồng cũng bị ảnh hưởng gián tiếp khi uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng Ngoài ra, thông tin về chất lượng không an toàn, tính bền vững trong nuôi trồng và các vấn đề về điều kiện lao động liên quan mặt hàng cá tra là nguyên nhân của sự sụt giảm liên tục về kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường này (World Bank, 2011) Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA được coi là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang EU, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2020-2021 chưa cao song tăng trưởng kim ngạch của các mặt hàng được hưởng lợi về thuế quan như tôm, mực, bạch tuộc, các ngừ đông lạnh đã có sự chuyển biến tích cực Xuất khẩu tôm năm

2021 tăng gần 19% đạt 613 triệu USD, chiếm gần 57% xuất khẩu thủy sản sang thị trường này (VASEP, 2021).

Một số lý thuyết về mô hình nghiên cứu tác động của EVFTA lên xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam

3.1 Lý thuyết cân bằng cục bộ

Trong phân tích chính sách thương mại EVFTA, nhóm tác giả sử dụng các mô hình để tạo ra những dự báo trong tương lai về tác động kinh tế của chính sách này và những thay đổi chính sách chưa xảy ra Trong đó, áp dụng mô hình phân tích cân bằng cục bộ là một trong số hoạt động phân tích chính sách thương mại đó.

Phân tích cân bằng cục bộ, hay còn được gọi là phân tích cân bằng từng phần, phân tích cân bằng riêng, trong tiếng Anh là Partial equilibrium analysis.

Theo Marshall (1890), ông cho rằng giá cân bằng được xác định thông qua sự giao nhau của đường cầu và đường cung với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus) Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng và số lượng tại mức giá đó gọi là số lượng cân bằng Theo ông: “Khi giá cầu ngang với giá cung, còn số lượng sản xuất thì không có xu hướng tăng lên hay giảm đi, nó ở trạng thái cân bằng. Một sự cân bằng tương tự là một sự cân bằng ổn định, nghĩa là giá dù có chệch đi đôi chút rồi cũng quay về ở đó, giống như quả lắc đồng hồ dao động quanh điểm cân bằng thấp nhất của nó” Tuy nhiên, sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi mức giá cân bằng trên thị trường

3.2 Lý thuyết mô hình cân bằng từng phần SMART

Thông qua các lý thuyết kinh tế, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng mô hình SMART, hay còn gọi là Software for market analysis and restriction on trade, được xây dựng bởi Cơ sở Dữ liệu và Phần mềm về Thương mại của Ngân hàng Thế giới (WITS) để tiến hành đi vào phân tích ảnh hưởng của chính sách thương mại EVFTA lên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU SMART được xây dựng trên các lý thuyết nền tảng gồm có lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết tạo lập, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội, lý thuyết cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu, các lý thuyết và các thông số về độ co dãn Mô hình này tập trung vào một thị trường nhập khẩu, cụ thể hơn là EU và các đối tác xuất khẩu của thị trường đó mà ở trong bài nghiên cứu này chính là Việt Nam, nhằm đánh giá tác động của kịch bản thay đổi thuế quan tới nguồn gốc và khối lượng nhập khẩu hàng hóa vào thị trường xem xét Mô hình SMART thể hiện được ưu điểm trong việc đánh giá tác động của FTA, đặc biệt là tác động lên một nhóm/ ngành hàng cụ thể (tức phân tích ở mức độ đơn ngành - disaggregated analysis) Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là phân tích đối tượng một cách độc lập, chưa đặt trong mối quan hệ với các ngành liên quan cũng như trong bối cảnh tổng thể nền kinh tế.

3.3 Lý thuyết lợi thế so sánh Ý tưởng về lợi thế so sánh ( hay còn gọi là lợi thế tương đối) được đề cập đến lần đầu tiên bởi Robert Torrens vào năm 1815 trong bài viết về thương mại mặt hàng ngô (An

8 essay on the external com trade) Robert kết luận rằng, nước Anh có lợi khi sản xuất các mặt hàng khác để đổi lấy ngô từ Ba Lan cho dù Anh có thể sản xuất ngô rẻ hơn Ba Lan. Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế so sánh chỉ thật sự gắn liền với tên tuổi của David Ricardo khi ông phát triển nó trong tác phẩm nổi tiếng năm 1817 “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”

- Thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một phía Một nước có hiệu quả sản xuất thấp hơn (chi phí cao hơn) trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi ngoại thương, thông qua chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh.

- Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác; Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh khi chúng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó Lợi thế so sánh xác định thông qua tính toán chi phí cơ hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.

Các quan điểm về tác động của hiệp định EVFTA đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

EVFTA - cơ hội cho việc xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam

1.1 EVFTA giúp giảm thuế quan ở cả hai chiều

Nhìn chung, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU bên ngoài châu Âu(sau Mỹ và Trung Quốc) Theo Eurostat, năm 2020, Việt Nam là đối tác xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 30 của EU (0,5 %) và là đối tác nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 10 của EU(2,0%) Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng con số này lên 99% sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm Cụ thể hơn, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU sẽ được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu Sau 10 năm, mức độ xóa bỏ này sẽ lần lượt là 98,3% số dòng thuế và 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU Đối với 1,7% số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO hoặc lộ trình xóa bỏ thuế quan đặc biệt Với cam kết xóa bỏ gần như 100% thuế nhập khẩu mà hai bên đã thống nhất, cơ hội lớn để gia tăng xuất khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản, thủy sản, sản phẩm gỗ và các sản phẩm khác. Theo đánh giá của các chuyên gia, những ưu đãi cắt giảm thuế quan theo EVFTA cũng góp phần đáng kể giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần tại EU, đồng thời được tiếp cận nguồn hàng hóa chất lượng cao của EU.

1.2 EVFTA giúp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của hai bên

Theo nghiên cứu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng sẽ tăng nhưng với tốc độ thấp hơn so với xuất khẩu Ngoài ra, EVFTA sẽ góp phần đưa GDP của Việt Nam tăng bình quân 2,18-3,25% (giai đoạn 2020-2023); 4,57-5,30% (2024-2028) và 7,07-7,72% (2029-2033).

EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Về phía

EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu 䄃Ā, chỉ xếp sau Trung Quốc Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường EU Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020 Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước

Năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam-

EU tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng rất mạnh, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm thứ 2 thực thi EVFTA (từ tháng

8/2021 đến tháng 7/2022), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 61,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, trong đó, xuất khẩu đạt 45 tỷ USD, tăng 17% và nhập khẩu đạt 16,4 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 8 tháng qua sang hầu hết các thị trường trong khối EU đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt và chứng kiến sự chuyển dịch tích cực, không chỉ tập trung vào các thị trường lớn, cửa ngõ EU như Đức, Hà Lan, Pháp… mà còn tiếp cận tốt các thị trường nhỏ hơn như tại Bắc Âu, Đông Âu hay Nam Âu.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng có xu hướng mở rộng và đa dạng hóa, khi không chỉ các mặt hàng chủ lực đạt tốc độ tăng ấn tượng, như máy móc và thiết bị (tăng 34,8%), dệt may (41,2%), giày dép (36,2%) mà kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng đang tăng ở mức rất cao, đáng kể như cà phê (tăng 54,4%), thủy sản (tăng gần 42%), rau quả (18%), hồ tiêu (25%), gạo (22,2%)… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU, điển hình như dược phẩm (tăng 7,6%), hóa chất (tăng 102%), gỗ và sản phẩm gỗ, thức ăn gia súc (15,5%), sữa và sản phẩm sữa (tăng 29,1%), chế phẩm thực phẩm khác (45,3%), cùng các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

1.3 EVFTA giúp giảm thiểu tác động vào môi trường

Theo nghiên cứu của bà Nguyễn Thu Trang (Trường Đại học Luật Hà Nội), bà cho rằng, EU cũng công nhận giá trị của việc duy trì tính bền vững và các yêu cầu về môi trường trong các hiệp định thương mại của mình, đồng thời quy định một khuôn khổ thể chế và các cơ chế được thiết lập để giám sát và xem xét việc áp dụng hiệp định và tác động của nó đối với cả hai bên, cũng như giải quyết tranh chấp EVFTA dành một chương riêng quy định về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, cụ thể Chương 13 về Thương mại và phát triển bền vững của EVFTA từ Điều 13.1 đến Điều 13.17, tập trung giải quyết

5 nội dung sau: (i) biến đổi khí hậu, (ii) bảo vệ tầng ozon, (iii) đánh giá tác động môi trường, (iv) đầu tư trong lĩnh vực môi trường và (v) giải quyết tranh chấp môi trường Các yêu cầu về bảo vệ môi trường được Hiệp định cam kết ở mức độ ràng buộc cao, nhằm thúc đẩy chính sách hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại và môi trường Cụ thể, các cam kết và nghĩa vụ về biến đổi khí hậu trong EVFTA được quy định tại Điều 13.6 Chương 13

Thương mại và phát triển bền vững đã đặt ra mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, ghi nhận thông qua việc thúc đẩy sự đóng góp của các lĩnh vực liên quan đến thương mại và đầu tư lên các vấn đề lao động và môi trường Từ mục tiêu này, nhằm yêu cầu các Bên thực hiện các điều ước đa phương liên quan đến Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Nghị định thư thuộc Công ước khung Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (Nghị định thư Kyoto) và Hiệp định tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (Hiệp định Paris)

Tuy nhiên, EVFTA có thể sẽ có tác động rất hạn chế đối với môi trường vì tăng trưởng của Việt Nam vốn dĩ sẽ gây bất lợi cho lượng khí thải CO2 và các vấn đề gây ô nhiễm khác Những vấn đề môi trường này được giải quyết tốt nhất bằng các chính sách môi trường hơn là thương mại EU có thể hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực giảm thiểu các tác động ngoại tác do quá trình chuyển đổi kinh tế nhanh chóng của Việt Nam gây ra, nhưng việc đưa các điều khoản đó vào một hiệp định thương mại sẽ mang lại rất ít lợi ích và có thể được sử dụng như một phương tiện để EU đưa ra các biện pháp bảo hộ Kinh nghiệm sử dụng các chính sách thương mại để hướng tới các mục tiêu môi trường, chẳng hạn như thuế biên giới đối với hàng hóa sử dụng nhiều carbon, thường không được nhắm mục tiêu chính xác và có tính bóp méo, và trong trường hợp song phương, chúng chỉ khuyến khích chuyển hướng thương mại

EVFTA - sự cạnh tranh và áp lực đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam

Không thể phủ nhận được vai trò to lớn của EVFTA trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, EVFTA cũng đặt ra vô vàn thách thức đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, đòi hỏi chúng ta cần phải thay đổi, khắc phục được những hạn chế nhằm tận dụng tối đa những cơ hội mà hiệp định này mang lại, từ đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá một cách mạnh mẽ Một số thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia EVFTA như sau:

2.1 Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp với các biện pháp phòng vệ thương mại

Trung tâm WTO và hội nhập nhận định rằng, kể từ thời điểm EVFTA có hiệu lực, thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU và ngược lại đều tăng trưởng hơn so với trước khi Hiệp định chưa có hiệu lực Tuy nhiên, đi cùng với đó thì nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM), số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại của cả hai bên sẽ gia tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vững các cam kết trong Hiệp định để chuẩn bị, khai thác các lợi ích mà các Hiệp định mang lại, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Bởi lẽ, EVFTA có mức độ cắt giảm thuế quan sâu, kéo theo đó là áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn và khi đó, nhu cầu sử dụng công cụ phòng vệ thương mại cũng sẽ tăng cao để bảo vệ ngành sản xuất mỗi nước. Ở Chương 3 EVFTA bao gồm các cam kết giữa Việt Nam và EU về các nguyên tắc và cách thức áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) đối với hàng hóa xuất khẩu của mỗi bên Chương 3 nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu trong WTO về các biện pháp này, đồng thời bổ sung thêm một số cam kết mới, đáng chú ý có:

- Đối với các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp: Một số yêu cầu cụ thể về quy trình thủ tục, điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ và mức thuế phòng vệ.

- Đối với biện pháp tự vệ: Các quy định mới về biện pháp tự vệ song phương, một số yêu cầu bổ sung đối với biện pháp tự vệ toàn cầu.

Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia, bởi mục đích là bảo vệ hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập Do năng lực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng nhanh nên hàng hóa xuất khẩu ngày càng trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2001 mới đạt hơn 30 tỷ USD thì năm 2022 con số này là 732 tỷ USD, tăng hơn 24 lần so với năm 2001, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế có quy mô ngoại thương lớn nhất trên thế giới Trong cùng giai đoạn, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ mức 15 tỷUSD vào năm 2001 lên gần 50 tỷ USD năm 2007 và đạt gần 371,5 tỷ USD vào năm 2022(tăng gần 25 lần) Song song với quá trình gia tăng thương mại, số vụ việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài lên hàng hóa Việt Nam cũng đã gia tăng Tính đến hết tháng 11-2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị 22 quốc gia/vùng lãnh thổ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với tổng cộng 225 vụ việc Không chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như sản phẩm gỗ, cá tra, cá basa, tôm, da giày, dệt may, thép mà các mặt hàng khác như mật ong, gạch men, giấy bọc thuốc lá cũng đã bị điều tra phòng vệ thương mại

Trong khi đó, năng lực ứng phó với các rủi ro trong thương mại quốc tế của doanh nghiệp rất bất cập, một phần do nguồn lực hạn chế Mặt khác, quy định về phòng vệ thương mại trong các FTA cũng gây ra những thách thức lớn như doanh nghiệp có thể bị điều tra về bán phá giá, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều hơn

Không những thế, do một phần không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại quốc tế chưa có ý thức hoặc sự hiểu biết đầy đủ về những nguy cơ nên không chủ động được các biện pháp để bảo vệ chính mình Ngoài ra, doanh nghiệp cũng như chưa kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước hỗ trợ, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và có thể còn bị mất thị phần.

2.2 Khó khăn trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA

Dựa trên những nghiên cứu của Bà Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng phòng xuất xứ hàng hóa thuộc cục Xuất nhập khẩu, theo Hiệp định EVFTA, có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%; trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm Ngoài những lợi ích cơ bản là thuế, thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Ấn Độ, Thái Lan…Để khai thác được tối đa được những lợi ích mà EVFTA mang lại đòi hỏi quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và kiểm định chất lượng trong một loạt các ngành phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về nhập khẩu vào thị trường EU cũng như các điều kiện để được hưởng ưu đãi loại bỏ thuế quan của EVFTA.

Thực tế, những hàng rào kỹ thuật trong thương mại của EU được quy định rất cao Vào tháng 10/2017, Việt Nam đã phải nhận “thẻ vàng” cảnh báo từ Ủy ban châu Âu (EC) về

14 hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không theo báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) Nếu không cải thiện, nguy cơ sẽ bị giơ “thẻ đỏ”, tức là cấm hoàn toàn việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU.

Hiệp định EVFTA yêu cầu sản phẩm thủy sản phải có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam hoặc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy được nhập khẩu từ EU Điều này có nghĩa là nguyên liệu thủy sản dùng cho thủy sản sơ chế hoặc chế biến phải được nuôi dưỡng, thu hoạch hoặc đánh bắt tại Việt Nam hoặc nhập khẩu có xuất xứ từ EU Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cho thủy sản chế biến hiện nay của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là tôm và EU không phải là thị trường nhập khẩu nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất xuất khẩu trong nước Do vậy, năng lực sản xuất, kinh doanh, nguồn hàng nguyên liệu cho sản xuất của ngành thủy sản Việt Nam trong ngắn hạn chưa thể đáp ứng hoàn toàn tiêu chí xuất xứ thuần túy của Hiệp định EVFTA. Điều đáng nói, Việt Nam hiện cũng chưa có quy định về bộ tiêu chí, cũng như tỷ lệ nội địa hóa để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam

So với các FTA Việt Nam tham gia, quy tắc xuất xứ hàng hóa theo EVFTA có một số điểm mới Theo đó, ở danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR), EVFTA xây dựng danh mục theo mã HS 2 số, khác với một số FTA khác của Việt Nam có danh mục ở cấp độ HS

6 số Các quy định mới về cộng gộp mở rộng xuất xứ hay quy định hàng hóa vẫn giữ nguyên xuất xứ sau khi được chia nhỏ lô tại nước không thuộc hiệp định là những điều doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý

Khái niệm xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA không trùng với khái niệm “Made in Vietnam” Một sản phẩm có gắn nhãn “Made in Viet Nam” chưa hẳn đã có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam, ngược lại một lô hàng xuất khẩu có C/O chưa chắc gắn mác “Made in Vietnam”.

2.3 Yêu cầu về sự cải tiến khoa học kĩ thuật trong dây chuyền xuất khẩu

Những quy định về quy tắc xuất xứ, kỹ thuật, môi trường đối với xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp đẩy mạnh triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất 䄃Āp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, công nghệ cao, bảo vệ môi trường Tham gia các FTA thế hệ mới sẽ thúc đẩy

Đề xuất giải pháp, hướng đi cho VN trước những cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA

Về góc độ quốc gia

Chính phủ cần xây dựng lộ trình chiến lược tổng thể để đưa ra những định hướng, kế hoạch, lộ trình cho các bộ, ngành, và địa phương nhằm triển khai đầy đủ, kịp thời các cam kết của EVFTA, giúp hiện thực hóa lợi ích của Hiệp định này cho người dân và doanh nghiệp Đồng thời, Chính phủ cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các

26 thông tin về EVFTA và thị trường các nước EU với các kênh thông tin đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng người dân và doanh nghiệp, như: trang thông tin điện tử, báo đài, in ấn các ấn phẩm, tài liệu, triển khai các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết và các công việc để thực thi hiệu quả EVFTA.

Chính phủ cần rà soát pháp luật trong thực thi Hiệp định, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đúng với lộ trình đã quy định của EVFTA, đồng thời xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý, hình thức xử phạt để xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch hơn, thuận lợi hơn với thông lệ quốc tế, cụ thể: Đầu tiên, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân

Nhà nước nên dành ra khoản ngân sách hợp lý, đồng thời đứng ra huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức để đầu tư đồng bộ vào các vùng sản xuất nguyên liệu với diện tích lớn và công nghệ hiện đại, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành Thủy sản và phát triển thêm các mặt hàng thủy sản có tiềm năng như cá rô phi, cá điêu hồng.

Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp được phép nhập khẩu nguyên liệu bù đắp vào phần thiếu hụt trong nước để đẩy mạnh hoạt động sản xuất các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra sự thông thoáng hơn, cũng cần chú ý tới việc quản lý nguồn gốc, chất lượng, vệ sinh dịch tễ,… để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ và truy xuất nguồn gốc của thị trường EU.

Hai là, hoàn thiện chính sách về phát triển thị trường Đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần từng bước gia nhập kênh phân phối thị trường EU Về lâu dài, để xuất khẩu thủy sản sang EU đạt hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nên có một hệ thống phân phối riêng Tuy nhiên, đó là kế hoạch dài hạn, do hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ khả năng về năng lực tài chính và thời gian có hạn Vì vậy, trước mắt, doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp là liên kết với cộng đồng người Việt tại EU để đầu tư sản xuất, chế biến và xuất khẩu những mặt hàng thủy sản mà thị trường EU đang có nhu cầu Hai bên cùng góp vốn đề thành lập liên doanh.

Phía Việt Nam với ưu thế về lao động, nguyên liệu và nhà xưởng sẽ chịu trách nhiệm sản xuất Phía nước ngoài với sự nhạy bén trong kinh doanh và kênh phân phối có sẵn sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa Bằng cách này, hàng hóa được sản xuất sẽ thuận lợi trong việc thâm nhập kênh phân phối trên thị trường EU, đồng thời đáp ứng tốt và kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng nước này Các doanh nghiệp Việt Nam lớn có nguồn hàng ổn định có thể liên kết dưới nhiều hình thức với các công ty thương mại hay các nhà phân phối lớn tại EU, nhờ đó thâm nhập trực tiếp vào kênh phân phối chủ đạo trên thị trường này như các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng thị trường Hiện nay, xuất khẩu thủy sản sang EU chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp lớn, còn lại là đa phần là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Vì vậy, nếu chỉ tách ra hoạt động riêng lẻ thì khó có thể cạnh tranh được với hàng thủy sản nội địa và với các cường quốc xuất khẩu khác Các doanh nghiệp Việt Nam vì thế cần liên kết và hợp sức lại để nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường EU.

Ba là, hoàn thiện chính sách về sản phẩm

 Nâng cao chất lượng sản phẩm giá trị gia tăng

Các doanh nghiệp cần tích cực tiếp nhận chuyển giao các công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đồng thời đào tạo công nhân để vận hành hiệu quả các thiết bị, dây chuyền ấy Các tiêu chuẩn tiên tiến như HACCP, ISO 9000, ISO 14000,… cũng cần được tăng cường áp dụng vào toàn bộ quá trình sản xuất để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cần có quỹ dành cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm Danh mục sản phẩm phải được mở rộng dựa trên thị hiếu của thị trường nhập khẩu Phần giá trị thêm vào sản phẩm cũng cần phải sáng tạo và khác biệt với các đối thủ để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, không chỉ là tạo ra hương vị mới, màu sắc hấp dẫn, mà còn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng, nhiều cách chế biến khác nhau, hay bao bì nhãn mác bắt mắt hơn, tiện dụng hơn, kiểu dáng thiết kế mới lạ, độc đáo.

 Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân

28 Để có được sự phát triển ổn định, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp với người nông dân cần phải ưu tiên thực hiện trước nhất Nguồn nguyên liệu có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Vì vậy, các doanh nghiệp phải đảm bảo có được nguồn cung đầu vào đáp ứng được cả về khối lượng lẫn chất lượng Để có được sự chủ động đó, các doanh nghiệp phải tiến hành ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các trại nuôi trồng thủy sản, đồng thời giúp đỡ người nông dân về kỹ thuật nuôi trồng, chọn giống, thức ăn, thuốc thú y, kiểm soát dịch bệnh và đặc biệt là kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau khi thu hoạch.

 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cùng nhau xây dựng một thương hiệu chất lượng chung cho các sản phẩm thế mạnh như cá tra, tôm, cá khô và nhuyễn thể Các sản phẩm nào đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng mới được gắn logo và hình ảnh thương hiệu hàng thủy sản Việt Nam chất lượng cao Các sản phẩm nào không duy trì được chất lượng sẽ bị loại khỏi danh sách Có như vậy, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU nói riêng và thế giới nói chung sẽ đảm bảo được chất lượng đồng đều, đồng thời cũng là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực thường xuyên kiểm soát chất lượng trên tất cả các khâu, duy trì và đảm bảo hàng đạt chuẩn Ngoài ra, một số thương hiệu truyền thống như tôm sinh thái

Cà Mau, nghêu Bến Tre, cá basa An Giang,… cũng cần được duy trì và tiếp tục quảng bá, mở rộng thương hiệu trên thị trường EU.

Bốn là, thực hiện tốt quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho thủy sản

Thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc là giải pháp chiến lược để giải quyết vấn đề thẻ vàng cảnh báo IUU của EU Để làm được như vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư các ứng dụng phần mềm thông minh như I-tracing, công nghệ đám mây và blockchain để quản trị sản xuất, số hóa các dữ liệu trong nuôi trồng thủy sản, như: Quản lý giống, quản lý ao, quản lý cho ăn, quản lý tăng trưởng, thu hoạch, Các chủ tàu đánh bắt cá cần đầu tư kinh phí vào lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, sử dụng ứng dụng công nghệ ghi nhật ký khai thác và truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT) do Tổng cục Thủy sản đề ra, từ đó giúp cơ quan chức năng nhanh chóng truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt dựa trên các dữ liệu điện tử thay vì nhật ký giấy thô sơ như trước đây.

Về góc độ doanh nghiệp

● Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu về hướng dẫn của Hiệp định, nghiên cứu kỹ càng, đánh giá các tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu sang thị trường

EU Các yêu cầu từ thị trường này rất khắt khe và khó đáp ứng, vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị trường, đánh giá các yếu tố của thị trường kinh doanh của EU, xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh toàn diện.

● Từ mục tiêu và chiến lược tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn Doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp để đối phó với tình hình dịch bệnh, đồng thời phát triển các hình thức thương mại trên nền tảng trực tuyến để đảm bảo việc phục hồi nền kinh tế sau dịch bệnh.

● Doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trên trường quốc tế về các yếu tố: nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ và minh bạch thông tin.

● Việc nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn cốt lõi để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU Để tận dụng tốt các cơ hội từ Hiệp định, các doanh nghiệp cần phải chịu những chi phí nhất định, như: nhằm đảm bảo quy tắc xuất xứ, yêu cầu về hàm lượng nội địa, doanh nghiệp cần thay đổi về nguồn nguyên liệu, thay vì mua hàng hóa nước ngoài, có thể thu mua tại thị trường nội địa để đảm bảo những lợi thế khi cam kết trong Hiệp định.

● Doanh nghiệp cần cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động, chủ động vận hành theo cơ chế thị trường, cần linh hoạt để thay đổi, cải thiện các điều kiện lao động, đầu tư và công nghệ mới Việc tập trung thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng chuyển đổi số ngày nay đang trở thành mục tiêu cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch như hiện nay.

KẾT LUẬN

Hiệp định EVFTA mang đến những cơ hội vô cùng lớn cho ngành thủy sản Việt Nam khi có thể tiếp cận được thị trường EU với các khoản thuế xuất giảm, các quy định

30 về chất lượng, an toàn thực phẩm và môi trường được nâng cao Điều này giúp tăng cường sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và góp phần đưa ngành sản xuất thủy sản Việt Nam phát triển Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội từ Hiệp định EVFTA, Việt Nam cần đối mặt với nhiều thách thức, như phải đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, môi trường và quản lý nguồn lực đạt tiêu chuẩn của EU Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác, cũng như phải đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường EU Tóm lại, Hiệp định EVFTA là cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, Việt Nam cần phải đối mặt với những thách thức và thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tăng cường đối thoại và hợp tác với các đối tác trong EU để tăng cường sức cạnh tranh và tạo đà phát triển bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 data.worldbank.org, (2021) WorldBank [Online] Available at: https://data.worldbank.org/country/vietnam?view=chart

2 Tuấn, Đ M (2022) Thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA Truy cập ngày: 20/05/2023, từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi- ngoai1/-/2018/825735/thuc-day-xuat-khau-nong%2C-thuy-san-cua-viet-nam-sang- thi-truong-eu-trong-boi-canh-thuc-thi-evfta.aspx

3 Hoàng, N T.,& Tân, P V P (2020) Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU Truy cập ngày: 20/05/2023, từ https://vjol.info.vn/index.php/jiem/article/view/64622/54465

4 Hiền, T T T (2022) Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới Truy cập ngày: 21/05/2023, từ https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-xuat- khau-hang-hoa-viet-nam-khi-tham-gia-cac-fta-the-he-moi-4557.4050.html

5 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2021) EVFTA và Ngành

Nhựa Việt Nam: Cam kết về các biện pháp phi thuế quan Truy cập ngày:

21/05/2023, từ https://trungtamwto.vn/chuyen-de/19023-evfta-va-nganh-nhua-viet- nam-cam-ket-ve-cac-bien-phap-phi-thue-quan

6 Trang, N T (2022) Những tác động từ các cam kết của CPTPP và EVFTA về biến đổi khí hậu tới pháp luật môi trường Việt Nam Truy cập ngày: 21/05/2023, từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-tac-dong-tu-cac-cam-ket-cua-cptpp-va- evfta-ve-bien-doi-khi-hau-toi-phap-luat-moi-truong-viet-nam-100577.htm

7 Bộ Công thương (2021) Chuyên san: EVFTA với thương mại Việt Nam – Chuyên ngành: Thủy sản Truy cập ngày: 21/05/2023, từ https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/CHUY N_SAN_V TH _Y_S _N_1122b.pdf

8 Anh, L (2022) Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU tăng gần 15%. Truy cập ngày: 21/05/2023, từ https://baochinhphu.vn/kim-ngach-thuong-mai-hai- chieu-viet-nam-eu-tang-gan-15-102220929175730832.htm

9 Nhung, L H (2022) Tôm sú Việt gần như không có đối thủ lớn tại thị trường EU. Truy cập ngày: 23/05/2023, từ https://mekongasean.vn/tom-su-viet-gan-nhu- khong-co-doi-thu-lon-tai-thi-truong-eu-post5987.html

10.Linh, P (2022) Chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA Truy cập ngày: 23/05/2023, từ https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tin-tong-hop/thi-truong-the-gioi/chinh- sach-xuat-khau-thuy-san-sang-thi-truong-eu-cua-viet-nam-trong-boi-canh-thuc-thi- hiep-dinh-evfta-24396.html

11.Bộ Công thương (2021) Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam - Chuyên ngành: Hàng nông sản Truy cập ngày: 24/05/2023, từ https://trungtamwto.vn/chuyen-de/19805-chuyen-san-evfta-voi-thuong-mai-viet- nam chuyen-nganh-hang-nong-san-quy-iv2021

12.Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) (2021) Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

Ngày đăng: 04/08/2024, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. data.worldbank.org, (2021). WorldBank. [Online] Available at:https://data.worldbank.org/country/vietnam?view=chart Sách, tạp chí
Tiêu đề: WorldBank
Tác giả: data.worldbank.org
Năm: 2021
2. Tuấn, Đ. M. (2022). Thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA. Truy cập ngày: 20/05/2023, từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/825735/thuc-day-xuat-khau-nong%2C-thuy-san-cua-viet-nam-sang-thi-truong-eu-trong-boi-canh-thuc-thi-evfta.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thịtrường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
Tác giả: Tuấn, Đ. M
Năm: 2022
3. Hoàng, N. T.,& Tân, P. V. P. (2020). Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Truy cập ngày: 20/05/2023, từ https://vjol.info.vn/index.php/jiem/article/view/64622/54465 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩumặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
Tác giả: Hoàng, N. T.,& Tân, P. V. P
Năm: 2020
4. Hiền, T. T. T. (2022). Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới. Truy cập ngày: 21/05/2023, từ https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-xuat-khau-hang-hoa-viet-nam-khi-tham-gia-cac-fta-the-he-moi-4557.4050.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Namkhi tham gia các FTA thế hệ mới
Tác giả: Hiền, T. T. T
Năm: 2022
5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2021). EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam: Cam kết về các biện pháp phi thuế quan. Truy cập ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: EVFTA và NgànhNhựa Việt Nam: Cam kết về các biện pháp phi thuế quan
Tác giả: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Năm: 2021
8. Anh, L. (2022). Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU tăng gần 15%.Truy cập ngày: 21/05/2023, từ https://baochinhphu.vn/kim-ngach-thuong-mai-hai-chieu-viet-nam-eu-tang-gan-15-102220929175730832.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU tăng gần 15%
Tác giả: Anh, L
Năm: 2022
9. Nhung, L. H. (2022). Tôm sú Việt gần như không có đối thủ lớn tại thị trường EU.Truy cập ngày: 23/05/2023, từ https://mekongasean.vn/tom-su-viet-gan-nhu-khong-co-doi-thu-lon-tai-thi-truong-eu-post5987.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôm sú Việt gần như không có đối thủ lớn tại thị trường EU
Tác giả: Nhung, L. H
Năm: 2022
10. Linh, P. (2022). Chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA. Truy cập ngày: 23/05/2023, từ https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tin-tong-hop/thi-truong-the-gioi/chinh-sach-xuat-khau-thuy-san-sang-thi-truong-eu-cua-viet-nam-trong-boi-canh-thuc-thi-hiep-dinh-evfta-24396.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của Việt Namtrong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA
Tác giả: Linh, P
Năm: 2022
11. Bộ Công thương (2021). Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam - Chuyên ngành: Hàng nông sản. Truy cập ngày: 24/05/2023, từhttps://trungtamwto.vn/chuyen-de/19805-chuyen-san-evfta-voi-thuong-mai-viet-nam--chuyen-nganh-hang-nong-san-quy-iv2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam - Chuyên ngành: Hàng nông sản
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2021
12. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) (2021). Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giátác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định vềchống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
Tác giả: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
Năm: 2021

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w