Bài tiểu luận này sẽ đưa người đọc đi sâu vào thế giới ẩm thực độc đáo của miền Nam, từ những món ăn quen thuộc hàng ngày đến những món đặc biệt đầy sức hút, giúp người đọc hiểu rõ hơn v
Các yếu tố tác động đến sự phát triển ẩm thực miền Nam
Sự ảnh hưởng từ vị trí địa lý
Miền Nam bao gồm 19 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam Có hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ
Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch, nơi nào cũng kênh rạch phong phú và nhiều lung, hồ, láng , không nơi nào mà không có cá, tôm, cua, ếch Bên cạnh đó, còn có cả rừng già, rừng thưa, đầy dẫy các loại động vật lớn, nhỏ Chính yếu tố kênh rạch chằng chịt cùng với hệ thống sông lớn đầy ắp phù sa đã tạo cho vùng Nam Bộ nguồn thủy hải sản phong phú để phục vụ cho đời sống của người dân nơi đây.
Nam Bộ gồm 2 tiểu vùng gồm Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và Tây Nam Bộ (hay Đồng bằng Sông Cửu Long) (13 tỉnh).
● Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn:
○ Phía Bắc và Tây giáp với Campuchia.
○ Phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
○ Phía Đông Bắc giáp với Tây Nguyên.
○ Phía Đông và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và biển Đông.
● Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) (13 tỉnh) là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734km² Vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
○ Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo, nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.
○ Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An,Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước.Ngoài ra vùng này còn trồng mía, rau đậu, xoài, dừa, sầu riêng,cam, bưởi
○ Ngoài ra, nghề chăn nuôi cũng khá phát triển như trâu, bò, vịt… Gia súc nuôi ở đây không được nhiều và cũng là tỉnh có bình quân nuôi thấp nhất cả nước
○ Do có bờ biển dài và có sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông, khí hậu thuận lợi cho hải sản, kênh rạch chằng chịt, nhiều sông ngòi, lũ đem lại nguồn thủy sản và thức ăn cho cá, có nhiều nước ngọt và nước lợ nên thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nên sản lượng thủy sản chiếm 50% nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang.
Nam bộ được mệnh danh đất rộng sông dài, thiên nhiên ưu đãi Nên nơi nào cũng kênh rạch chằng chịt cùng với hệ thống sông lớn đầy ắp phù sa đã tạo cho vùng Nam Bộ nguồn thủy hải sản phong phú để phục vụ cho đời sống của người dân nơi đây Đặc biệt tại nơi đây cũng được thiên nhiên ưu ái cung cấp cho một số nguyên liệu nổi tiếng như: Cá linh, cá lóc, cá bông lau, chuột đồng, bông điên điển, cây cỏ xước, bông súng trắng,
Sự ảnh hưởng từ khí hậu
Khác với miền Bắc có bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông Miền Nam vì nằm cận đường xích đạo nên đã gộp lại thành hai mùa chính là mùa Mưa và mùa Khô Mùa mưa biểu hiện cho Thu và Đông, mùa Khô biểu hiện cho mùa Xuân và Hạ Sự khác nhau này đã làm cho miền Nam có một vẻ khác biệt đặc biệt, nhờ đó mà miền Nam được thiên nhiên ưu ái nhiều thứ từ đất đai màu mỡ cho đến nguyên liệu làm món ăn đặc biệt.
Miền Nam được chia làm hai mùa là:
● Mùa mưa (gọi là mùa nước nổi ở miền Tây) độ tháng 7 – tháng 10 âm lịch hàng năm
● Mùa khô (gọi là mùa gặt ở miền Tây) độ tháng 11 - tháng 4 năm sau
Mỗi mùa mang đến những sản vật thiên nhiên riêng biệt tạo nên những điểm đặc trưng cho món ăn miền Nam:
● Vào mùa nước nổi: người dân địa phương lại bắt đầu chế biến và thưởng thức những món ăn dân dã từ những nguyên liệu đặc trưng theo mùa như lẩu cá linh điên điển, bún nước lèo, bông súng kho mắm, Điển hình như món lẩu cá linh từng thớ cá mềm ngọt kết hợp với bông điên điển vị chua chua, thanh thanh, giòn giòn là sự kết hợp tuyệt vời tạo nên món lẩu cá linh điên điển của ẩm thực miền Nam vào mùa nước nổi.
● Còn vào mùa gặt: Ẩm thực miền Nam lại trở nên phong phú bởi những loại cá đồng béo ngậy hay những loại rau, bông, đọt cây được chế biến theo nhiều cách đa dạng khác nhau Những món ăn nổi tiếng của miềnNam vào mùa gặt như cá lóc nướng trui, cá trê nướng rơm, chuột đồng…
Sự ảnh hưởng từ sự hòa trộn văn hóa
Đối với nơi có sự giao thoa giữa nhiều nền văn hóa đa dạng và lâu đời như miền Nam, thì ẩm thực nơi đây cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nhiều vùng miền và nhiều nền văn hóa Ẩm thực miền Nam có thể gọi là sự tổng hòa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer, Hoa.
Cụ thể, có thể kể đến 2 nền văn hóa chính ảnh hưởng đến ẩm thực Nam Bộ:
● Văn hóa người Khmer: Những món ăn của người dân miền Nam có phần đậm đà mang theo những hương vị đặc trưng từ ảnh hưởng của văn hóa Khmer
○ Vị chua: Đặc trưng trong khẩu vị của người Khmer Nam Bộ, vị chua thường xuất hiện trong các món canh.
○ Vị cay: Cũng là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Khmer, vị cay được thêm vào nhiều món ăn để tạo nên sự kích thích cho vị giác Và ẩm thực miền Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ yếu tố này những món ăn miền Nam ngoài làm nổi bật sự mặn mà của muối và các gia vị, vị ngọt của đường mà con làm bật lên vị cay nồng của ớt và tiêu mang đến cho người ăn những món ăn vô cùng độc đáo
○ Mắm cá: Người Khmer thường sử dụng mắm cá cho các món ăn của mình Điều này cũng được người dân Nam Bộ sử dụng trong ẩm thực Tuy chịu ảnh hưởng là thế nhưng với sự sáng tạo của người dân nơi đây đã chế biến và tạo ra những món ăn riêng biệt và hợp khẩu vị người miền Nam.
● Văn hóa người Hoa: Còn về cách thức chế biến ẩm thực nơi đây có đôi phần chịu ảnh hưởng từ người Hoa, những món nước canh, nước lèo đều được ninh bằng xương và nhiều nguyên liệu khác, hay những cách chế biến thức ăn bằng chảo gang đúc làm tăng thêm hương vị đặc trưng của món ăn cũng được người dân nơi đây áp dụng Ngoài ra những món ăn đặc trưng của người Hoa cũng được người dân miền Nam điều chỉnh và đón nhận rộng rãi như bánh pía, hủ tiếu, bột chiên, vịt quay, há cảo…
Tổng hòa giữa những yếu tố đặc trưng của văn hóa Khmer, Hoa cùng với sự sáng tạo và linh hoạt của người dân miền Nam đã làm nên những món ăn đặc sản độc đáo, làm nên bản sắc riêng không thể nhầm lẫn của ẩm thực miền NamViệt Nam Đây không chỉ là việc thưởng thức hương vị mà còn là cách để hiểu sâu hơn về vẻ đẹp và sức sống của văn hóa đặc trưng trong ẩm thực của vùng đất này.
Phân tích thực đơn 5 món ăn tiêu biểu trong 1 ngày ở miền Nam
Cơm tấm (Buổi sáng)
Cơm tấm xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 20 Cơm tấm có nguồn gốc từ miền TâyNam Bộ, cụ thể, ban đầu, món ăn này phổ biến với những người nông dân và công nhân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Vào các năm mùa màng đói kém,nhiều người không có đủ gạo ngon để bán và ăn, vì vậy họ phải đã dùng gạo tấm (gạo bể) để nấu ăn.
Khi Việt Nam đô thị hóa, cơm tấm trở nên phổ biến ở hầu khắp các tỉnh Nam
Bộ, đặc biệt là Sài Gòn Vì thế nên cơm tấm còn được gọi với cái tên là Cơm tấm Sài Gòn.
Cơm tấm đặc trưng nằm ở nước mắm chan cơm Đây là loại nước mắm pha kết hợp mặn - ngọt - chua - cay Chén nước mắm này sẽ là sự quyết định độ ngon của một dĩa cơm tấm Có một chén nước mắm thơm ngon sẽ hòa quyện hoàn hảo với hạt cơm tấm dẻo thơm, sườn nướng đậm đà ngọt nhẹ, chả trứng bùi thơm, dưa chuột giòn mát, cà chua chua nhẹ
Ngoài cơm tấm sườn nướng, còn có nhiều biến tấu khác của món ăn này, chẳng hạn như cơm tấm bì chả, cơm tấm gà, cơm tấm trứng,
Một dĩa cơm tấm chuẩn là biểu hiện của sự hòa hợp trong ngũ hành:
● Thổ - Vị ngọt: Là từ nguyên liệu chính của cơm tấm là gạo tấm Gạo tấm là những hạt gạo bị vỡ ra trong quá trình xay xát Gạo tấm có vị ngọt thơm và bùi hơn gạo thường
● Thủy - Vị mặn: Là từ sườn nướng được ướp đậm đà và nước mắm pha được pha cho chuẩn chan cơm tấm (Nước mắm pha được làm từ nước mắm ngon, đường, chanh, tỏi, ớt Nước mắm pha có vị chua ngọt, đậm đà chứ không mặn gắt, điều này cũng thể hiện được khẩu vị đặc trưng của người Miền Nam là CHUA NGỌT)
● Mộc - Vị chua: Là từ đồ chua, dưa leo, cà chua là những món ăn kèm giúp món cơm tấm thêm phong phú Đồ chua được làm từ cà chua, dưa chuột, hành tây, ngâm giấm Dưa leo, cà chua được rửa sạch, thái lát mỏng
● Kim - Vị cay: Thường là ớt được thêm vào nước mắm, để tăng vị giác và cân bằng lại chén nước mắm pha có vị chua ngọt.
● Hỏa - Vị đắng: Là từ chén canh khổ qua, chén canh đặc trưng của món cơm tấm, thường rất hay được ăn kèm.
Món cơm tấm tuy đủ 5 loại vị theo ngũ hành nhưng rõ ràng cũng thể hiện rõ khẩu vị của người Nam Bộ là thích ăn CHUA (nhiều mộc) và NGỌT (nhiều thổ).
III.1.3 Thông tin thú vị
Có 1 câu chuyện thú vị nhỏ, chưa được xác thực về món cơm tấm như sau:
Cơm tấm ngày nay thật ra cũng có sự ảnh hưởng của người Pháp Thời Pháp thuộc, Pháp muốn biến Sài Gòn thành một trong những cảng bận rộn nhất thế giới, họ đã thuê nhiều công nhân và xây dựng các dự án lớn Ở gần cảng thuyền,
Má Hai, người bán cơm hấp với thịt heo kho và trứng, thường bị mắng vốn vì giá cơm hơi cao với khả năng chi trả của công nhân Để giải quyết vấn đề này, bà đã sử dụng gạo tấm thay vì gạo nguyên hạt để giảm giá thành Bà nấu cơm tấm với lá dứa và hấp trong nồi, kết hợp với nước mắm ngọt cay pha với tỏi và ớt
Giá cả phải chăng và mùi vị thơm ngon đã thu hút thêm nhiều khách hàng, từ kỹ sư Pháp đến công nhân nghèo Để giữ khách, bà đã thêm bì, da heo xé, làm topping miễn phí Sau đó, để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng hơn, bà đã tạo ra chả, một sự kết hợp hấp của trứng, thịt heo băm và các nguyên liệu rau củ khác
Danh tiếng của cơm tấm cuối cùng đã đến tai chính quyền Pháp, những người này yêu cầu thêm sườn heo nướng giống như steak kiểu phương Tây Đây là cách mà topping cuối cùng, sườn heo nướng, được thêm vào món ăn Điều này cũng giải thích tại sao ngày nay chúng ta ăn cơm tấm bằng thìa và nĩa, thay vì đũa Kể từ đó, mỗi khi nhắc đến cơm tấm, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến là combo “sườn - bì - chả”, tức là cơm tấm được ăn kèm với sườn heo nướng, da heo xé và chả trứng thịt.
Bánh xèo (Buổi trưa)
Bánh xèo miền Tây là một món ăn đặc sản của vùng đất sông nước miền TâyNam Bộ Đây là món ăn dân dã, nhưng lại vô cùng thơm ngon, hấp dẫn Bánh xèo miền Tây có kích thước lớn hơn bánh xèo miền Trung và miền Bắc, với đường kính trung bình khoảng 20-30 cm Vỏ bánh được làm từ bột gạo, bột nghệ và nước cốt dừa, có màu vàng ươm đẹp mắt Nhân bánh thường là tôm,thịt, giá đỗ, hành lá, được xào chín Bánh xèo miền Tây được ăn kèm với rau sống, nước mắm chua ngọt và tương ớt.
Nguồn gốc của bánh xèo miền Tây vẫn chưa được xác định rõ ràng Có nhiều giả thuyết khác nhau về quê quán của món ăn này, bao gồm:
● Nguồn gốc từ miền Trung: Theo một số thông tin, bánh xèo miền Tây có nguồn gốc từ miền Trung Trong quá trình di dân, khai phá và định cư ở miền Nam, nhất là Tây Nam Bộ, người miền Trung đã mang theo cách chế biến món bánh độc đáo này.
● Nguồn gốc từ người Khmer: Một giả thuyết khác cho rằng, bánh xèo miền Tây được học từ người Khmer trong nhiều thế kỷ trước Người Khmer có một món ăn tương tự gọi là "bánh khọt".
● Nguồn gốc từ ẩm thực Nam Ấn: Có ý kiến cho rằng, bánh xèo miền Tây có nguồn gốc từ ẩm thực Nam Ấn trước thế kỷ XI.
Dù nguồn gốc của bánh xèo miền Tây là gì thì đây vẫn là một món ăn đặc sản của người dân Nam Bộ Bánh xèo miền Tây có hương vị thơm ngon, đậm đà, khó quên Vỏ bánh giòn rụm, nhân bánh tôm thịt ngọt bùi, ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt thì ngon tuyệt vời Bánh xèo miền Tây thường được ăn vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối Đây là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc, hội họp của người dân miền Tây.
Bánh xèo miền Tây không chỉ là món ăn ngon mà còn là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất sông nước miền Tây Món ăn này đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc ẩm thực Việt Nam.
Bánh xèo miền Tây là một món ăn đặc sản của vùng đất sông nước miền Tây Nam Bộ Món ăn này có hương vị thơm ngon, đậm đà, khó quên, được nhiều người cả người Việt lẫn người nước ngoài yêu thích.
Nguyên liệu và cách chế biến:
● Nguyên liệu làm bánh xèo miền Tây khá đơn giản, gồm bột gạo, bột nghệ, trứng gà, tôm, thịt heo, giá đỗ, đậu xanh, hành tây, Bột gạo được pha với nước cốt dừa, nước lọc, trứng gà và bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt Tôm và thịt heo được xào chín cùng hành tây, đậu xanh.
● Bánh xèo miền Tây thường được đổ bằng chảo gang sâu lòng Khi chảo nóng già, múc một lượng bột vào chảo và dàn đều Sau đó, cho nhân bánh gồm tôm, thịt heo, giá đỗ, đậu xanh lên trên Đợi bánh chín vàng thì gấp đôi lại và tiếp tục chiên cho chín đều.
● Quá trình làm bánh xèo đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế, từ việc pha bột, đổ bánh cho đến việc chọn lựa các loại rau sống và gia vị để tạo nên một món ăn hoàn hảo.
● Hương vị của bánh xèo miền Tây là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của nước dừa, vị mặn của tôm và thịt, nước mắm pha, vị chua của rau sống và vị cay của ớt xắt trong chén nước mắm.
● Nước mắm pha là yếu tố chính tạo nên độ ngon của bánh xèo miền Tây. Nước mắm được pha với đường, chanh, tỏi, ớt, tạo nên vị chua ngọt, cay nồng kích thích vị giác.
● Rau sống ăn kèm với bánh xèo miền Tây cũng rất đa dạng, gồm các loại như: rau diếp cá, xà lách, húng quế, dưa leo, thơm, Rau sống giúp món ăn thêm thanh mát, cân bằng hương vị.
● Bánh xèo miền Tây thường được ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau sống và tương ớt Bánh xèo chín vàng, giòn rụm, nhân bánh ngọt bùi, ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt thì ngon tuyệt vời.
● Bánh xèo miền Tây không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình những yếu tố văn hoá đặc trưng của người người Nam Bộ Việc chế biến bánh xèo thường được thực hiện trong gia đình, tạo ra không khí ấm cúng và gắn kết giữa các thành viên Bánh xèo cũng thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên liệu và gia vị để tạo ra hương vị độc đáo Vì thế nếu chọn một món ăn để cả gia đình cùng quây quần nấu ăn và thưởng thức thì món bánh xèo cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Bánh xèo miền Tây là một món ăn dân dã, đậm đà hương vị, mang đậm bản sắc văn hóa của người dân miền Tây Nam Bộ Món ăn này đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc ẩm thực Việt Nam.
III.2.3 Thông tin thú vị
Cái tên “bánh xèo” bắt nguồn từ âm thanh khi lớp bột gạo “hạ cánh” trên chiếc chảo nóng và chiên đến giòn rụm, nóng hổi.
Chè bà ba (Buổi xế)
III.3.1 Nguồn gốc Đây là một món chè truyền thống có nguồn gốc từ Nam Bộ và được rất nhiều người yêu thích
Nhưng một số nguồn thông tin vẫn cho rằng nguồn gốc của món chè này chưa rõ ràng chỉ là những lời tương truyền
Có thông tin cho hay “Chè bà ba” là món chè được chế biến lại từ chè bột khoai đường cát của bà Ba bán chè nổi tiếng ở chợ Bình Tây (thuộc quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) cách đây khoảng nửa thế kỷ (50 năm)
Trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, chè luôn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày và các dịp lễ hội Mỗi loại chè mang đến một hương vị đặc trưng và câu chuyện riêng, và trong đó, chè Bà Ba - một món tráng miệng ngon miệng và độc đáo, không chỉ chiếm trọn trái tim người Sài Gòn mà còn trở thành một biểu tượng của nền ẩm thực miền Nam Việt Nam.
Món chè bà ba là một món chè thập cẩm đặc trưng của vùng Nam Bộ
Hương vị đặc trưng của món chè này là sự kết hợp hài hòa giữa các loại nguyên liệu như khoai lang, sắn (khoai mì), đậu xanh, và nước cốt dừa, tạo nên một hương vị béo ngậy, thơm ngon.
Món chè này còn được biết đến với sự phong phú của các nguyên liệu khác, có thể được thêm vào như hạt sen, phổ tai, và lá dứa, mang lại một trải nghiệm ẩm thực phong phú và độc đáo
Chè Bà Ba không chỉ hấp dẫn vị giác bởi hương vị độc đáo mà còn bởi sự phong phú và hài hòa trong cách kết hợp nguyên liệu Bí ngô, khoai lang, đậu xanh và nước cốt dừa là những thành phần chính, tạo nên bảng hương đặc trưng cho món chè này Bước đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu Bí ngô và khoai lang được gọt vỏ, cắt thành những sợi mảnh, và đậu xanh được luộc chín Sau đó, những nguyên liệu này được trộn chung với đường, nước cốt dừa tươi ngon và một chút muối, tạo nên hỗn hợp thơm ngon và mềm mại Quy trình chế biến không chỉ đòi hỏi sự khéo léo trong việc chọn lựa nguyên liệu mà còn là sự tôn trọng đối với từng bước thực hiện Bí ngô và khoai lang không chỉ là những thành phần chính để tạo nên sự ngon miệng, mà còn là những di sản của đất đai miền Nam, nơi mà những giống cây này phát triển mạnh mẽ.
III.3.3 Thông tin thú vị
Một câu chuyện khác cho rằng tên gọi “chè bà ba” xuất phát từ việc món chè này dù nấu rất đơn giản mà lại ngon độc đáo, giống như người con gái đẹp miềnTây mặc chiếc áo bà ba mộc mạc mà hấp dẫn, gây “nghiện”
Ngoài ra, đây cũng là một món chè bình dân của Nam Bộ, được cho là phải thưởng thức ở khu vực bình dân, ngõ hẻm mới cảm nhận hết được hương vị đặc trưng của nó
Lẩu mắm cá linh (Buổi tối)
Nói về nguồn gốc của lẩu mắm cá linh thì phải nói về nguồn gốc của cá linh Cá linh có nguồn gốc từ biển Hồ của Campuchia, mỗi mùa nước nổi đến, chúng lại xui theo dòng nước, bơi từ Campuchia xuống sông Tiền, sông Hậu của Việt Nam Sau đó lại quay về xứ chùa tháp Campuchia, dân gian ta gọi đó hiện tượng đó gọi là “cá lên”, lâu ngày bà con đọc trại thành “cá linh”. Đó là lý do vì sao cứ mỗi mùa nước nổi thì ở một số khu vực ở Đồng BằngSông Cửu Long, cá linh chiếm khoảng 60-70% tổng số cá xuất hiện ở đó Do cá linh về nhiều vô số kể, cá bắt được, ăn không hết phải ủ làm nước mắm hoặc làm mắm dự trữ dành cho mùa khô hạn Đó cũng là nguồn gốc ra đời của món mắm cá linh.
Món lẩu mắm cá linh không chỉ là một món ăn ngon mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn kết gia đình và cộng đồng Việc thưởng thức lẩu mắm cá linh thường được xem như một dịp để tạo ra kỷ niệm, chia sẻ và kết nối với người thân và bạn bè.
Thêm vào những chi tiết như cách chế biến, cách thức thưởng thức, và giá trị văn hóa sẽ làm cho thông tin về món lẩu mắm cá linh trở nên phong phú và thú vị hơn.
Mắm cá linh có vị ngọt nhẹ của đường, mặn mặn của muối kết hợp với vị béo của cá và thịt tạo nên một hương vị thơm ngon độc đáo Nước dùng lẩu thường dùng nước hầm xương hoặc nước dừa và các gia vị, nêm nếm cùng mắm cá linh tạo ra một nước lẩu đậm đà, hấp dẫn, có mùi hương vô cùng đặc trưng, ai ăn không quen có thể sẽ thấy khó ăn.
Món ăn này phản ánh sự hiền lành, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây, cũng như sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên sông nước
Lẩu mắm cá linh còn là một món ăn mang tính cộng đồng, thể hiện sự gắn kết và chia sẻ của người miền Tây Món ăn thường được dùng trong những dịp lễ hội, sinh nhật, đám cưới hay đơn giản là những buổi họp mặt bạn bè, gia đình. Lẩu mắm cá linh cũng là một món ăn thu hút nhiều du khách khi đến du lịch miền Tây, bởi vị ngọt tự nhiên của cá, sự thanh mát của rau và sắc tố đẹp mắt của món ăn.
Người thưởng thức thường đặt nồi lẩu giữa bàn, đun sôi và để các thành viên trong gia đình hoặc nhóm bạn xung quanh tham gia nấu nước lẩu và thêm các nguyên liệu theo ý thích.
Lẩu mắm cá linh thường được thưởng thức khi nóng hổi và tươi ngon Hương vị đặc trưng của mắm cá linh kết hợp với nước dùng đậm đà, thơm ngon từ các loại rau củ, thịt, hải sản Mỗi người sẽ có một cái chảo nhỏ hoặc chén riêng để chế biến thức ăn của mình trong nồi lẩu.
Lẩu mắm cá linh thường được ăn kèm với bún, bánh phở, hoặc cơm, và các loại nước chấm như mắm nêm, nước mắm pha chua ngọt hoặc nước mắm gừng.
III.4.3 Thông tin thú vị
Về tên của loài cá này có 1 giai thoại kể rằng:
Một hôm, khi đang trên đường chạy trốn khỏi quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh đã gặp phải một cuộc tập kích bất ngờ Trong lúc hoảng loạn, một con cá linh nhảy vào thuyền của ông và bơi lượn quanh chúa Nguyễn Ánh, như thể muốn nói điều gì đó.
Nhờ vào sự xuất hiện kịp thời của cá linh, chúa Nguyễn Ánh đã quyết định thay đổi hướng đi và tránh được nguy hiểm Sau sự kiện này, chúa Nguyễn Ánh đã đặt tên loài cá này là cá linh như một lời tri ân vì đã giúp ông thoát khỏi nguy hiểm Cá linh từ đó trở thành biểu tượng của sự may mắn và trí tuệ, được người dân yêu mến và trân trọng.
Kẹo dừa (Tráng miệng)
Kẹo dừa Bến Tre có nguồn gốc từ huyện Mỏ Cày Theo các tư liệu sưu tầm, người đầu tiên làm ra kẹo là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, cư ngụ tại khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày.
Ban đầu, kẹo dừa được gọi là kẹo Mỏ Cày, và có một câu ca dao lưu truyền trong dân gian nói về kẹo dừa Mỏ Cày:
“Bến Tre nước ngọt sông dài Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo Gái Mỏ Cày vừa khéo (lại) vừa ngoan.”
Vào năm 1970, bà Nguyễn Thị Vinh, sinh năm 1945, cư ngụ tại thị xã Bến Tre đã đổi mới cách chế biến kẹo Bà thành lập cơ sở sản xuất kẹo dừa Thanh Long, cơ sở đầu tiên ở thị xã Bến Tre, và từ đó tạo ra tên kẹo dừa Bến Tre.
Từ đó đến đây, kẹo dừa đã trở thành một đặc sản không chỉ riêng của Bến Tre mà còn là đặc sản của Nam Bộ và Việt Nam Rất được du khách nước ngoài yêu thích.
Thuở ban đầu, nghề làm kẹo dừa Bến Tre chỉ là một ngành sản xuất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương Mãi đến năm 1970, bà Nguyễn Thị Vinh, một người phụ nữ tài năng sống tại thành phố Bến Tre, đã tiên phong đổi mới cách chế biến kẹo dừa và thành lập cơ sở sản xuất kẹo dừa Thanh Long. Đây chính là bước ngoặt đánh dấu sự ra đời của thương hiệu kẹo dừa Bến Tre đầu tiên.
Với sự phát triển của xã hội và nhu cầu ngày càng tăng cao, nghề làm kẹo dừa Bến Tre cũng dần dần được cải tiến và nâng cao về cả số lượng lẫn chất lượng. Nhiều làng nghề làm kẹo dừa đã hình thành và trở thành một nét đặc trưng của vùng đất và con người nơi đây.
Những người thợ làm kẹo dừa Bến Tre luôn tỉ mỉ và khéo léo trong từng công đoạn sản xuất Họ sử dụng nguyên liệu tươi ngon, kết hợp với công thức gia truyền để tạo nên những viên kẹo dừa thơm ngon, béo ngậy và hấp dẫn.
Ngày nay, kẹo dừa Bến Tre đã trở thành một đặc sản nổi tiếng khắp cả nước và được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích Những viên kẹo dừa ngọt ngào, thơm lừng như gói trọn cả hương vị của vùng đất Bến Tre trù phú và hiền hòa.
Hương vị đặc trưng của kẹo dừa thường là ngọt thanh, thơm mùi dừa tự nhiên và có độ béo từ nước cốt dừa Đôi khi cũng có thêm hương vị của đậu phộng, sô cô la, hoặc các loại hương liệu khác tùy thuộc vào loại kẹo dừa cụ thể.
Khi mới ra đời, kẹo dừa chỉ có một loại được sản xuất từ ba nguyên liệu như cốt dừa, mạch nha và đường Nhưng đến nay, có đến gần 10 loại kẹo dừa khác nhau:
● Kẹo dừa dẻo nước cốt dừa
● Kẹo dừa dẻo đậu phộng
● Kẹo dừa đậu phộng Sầu Riêng và dẻo sầu riêng
● Kẹo dừa Cacao và cacao sầu riêng
● Kẹo dừa lá dứa và dẻo sầu riêng lá dứa
● Kẹo dừa khoai môn và dẻo dâu tây
Sự đa dạng này đến từ việc sử dụng hương liệu và phụ gia khác nhau. Để tạo ra được 1 viên kẹo dừa người ta phải trải qua các công đoạn sau:
Ngày xưa, nghề làm kẹo dừa Bến Tre chủ yếu dựa trên phương pháp thủ công truyền thống Người thợ phải dậy từ sớm tinh mơ để chuẩn bị nguyên liệu và trải qua nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ Họ nấu mạch nha, lột dừa, nạo cơm dừa, ép nước cốt, trộn nguyên liệu, đổ kẹo và gói kẹo hoàn toàn bằng tay.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc và công nghệ hiện đại đã ra đời, hỗ trợ đáng kể cho quá trình sản xuất kẹo dừa tại các doanh nghiệp và làng nghề ở Bến Tre Những máy móc này giúp rút ngắn thời gian chế biến, tăng năng suất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất kẹo dừa Bến Tre đã sáng tạo và kết hợp nhiều hương vị khác nhau vào sản phẩm của mình Họ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như sầu riêng, lá dứa, đậu phộng, cacao để tạo nên những viên kẹo dừa thơm ngon, hấp dẫn và phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Nguyên liệu làm kẹo dừa bao gồm nước cốt dừa, mạch nha và đường.
● Trước đây, người ta thường dùng đường thốt nhưng ngày nay thì sử dụng đường cát.
● Mạch nha được chắt lọc từ chất đường của hạt nếp khi được ủ cho lên mầm.
● Thóc nếp dùng để nấu mạch nha phải là loại nếp tốt, hạt to và chín đều. Để nảy mầm, thóc cần được tưới bằng nước mưa sạch rồi đem nấu để lấy mạch nha.
Thợ nấu mạch nha cần phải là những người lành nghề và điêu luyện Trái dừa khô được lựa chọn từ những trái "rám vàng" mới hái xuống Vì trái dừa mới bắt đầu khô có hương vị đặc trưng và nước cốt có độ ngọt thanh Đường dùng để nấu kẹo phải là loại đường mới, có màu vàng tươi.
III.5.3 Thông tin thú vị