1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU HƯỚNG DƯƠNG

45 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Mặt Hàng Dầu Hướng Dương
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,05 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU (5)
    • 1.1. Phân tích chủ thể hợp đồng (0)
      • 1.1.1. Doanh nghiệp Xuất khẩu (5)
      • 1.1.2. Doanh nghiệp Nhập khẩu (5)
    • 1.2. Loại hình nhập khẩu (5)
    • 1.3. Phân tích về mặt hàng và chính sách mặt hàng (6)
      • 1.3.1. Tổng quan về mặt hàng (6)
      • 1.3.2. Chính sách về mặt hàng (6)
  • CHƯƠNG II: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA (7)
    • 2.1. Chuẩn bị bộ chứng từ hải quan (7)
    • 2.2. Khai báo hải quan điện tử (8)
    • 2.3. Thông quan và giải phóng hàng (16)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH BỘ HỒ SƠ HẢI QUAN (16)
    • 3.1. Tờ khai hải quan (16)
      • 3.1.1. Tờ khai 1/3 (16)
      • 3.1.2. Tờ khai 2/3 (24)
      • 3.1.3. Tờ khai 3/3 (25)
    • 3.2. Hóa đơn thương mại (28)
    • 3.3. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) – Form EAV (30)
    • 3.4. Vận đơn đường biển (32)
    • 3.5. Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) (34)
    • 3.6. Phiếu đóng gói (Packing List) (36)
    • 3.7. Bản tự công bố sản phẩm (37)
  • CHƯƠNG IV: ÁP MÃ HS CHO MẶT HÀNG VÀ TÍNH THUẾ CHO ĐƠN HÀNG39 4.1. Áp mã HS cho mặt hàng (38)
    • 4.2. Tính thuế cho đơn hàng (42)

Nội dung

MỤC LỤCCHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU..................................... 61.1. Phân tích chủ thể hợp đồng ................................................................................ 61.1.1. Doanh nghiệp Xuất khẩu ................................................................................ 61.1.2. Doanh nghiệp Nhập khẩu................................................................................ 61.2. Loại hình nhập khẩu ........................................................................................... 61.3. Phân tích về mặt hàng và chính sách mặt hàng................................................ 71.3.1. Tổng quan về mặt hàng................................................................................... 71.3.2. Chính sách về mặt hàng .................................................................................. 7CHƯƠNG II: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA ......... 82.1. Chuẩn bị bộ chứng từ hải quan............................................................................. 82.2. Khai báo hải quan điện tử...................................................................................... 92.3. Thông quan và giải phóng hàng .......................................................................... 17CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH BỘ HỒ SƠ HẢI QUAN ................................................ 173.1. Tờ khai hải quan................................................................................................ 173.1.1. Tờ khai 13 .................................................................................................... 173.1.2. Tờ khai 23 .................................................................................................... 253.1.3. Tờ khai 33 .................................................................................................... 263.2. Hóa đơn thương mại.......................................................................................... 293.3. Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) – Form EAV................................................ 313.4. Vận đơn đường biển .......................................................................................... 333.5. Giấy báo hàng đến (Arrival Notice)................................................................. 353.6. Phiếu đóng gói (Packing List)........................................................................... 373.7. Bản tự công bố sản phẩm.................................................................................. 38CHƯƠNG IV: ÁP MÃ HS CHO MẶT HÀNG VÀ TÍNH THUẾ CHO ĐƠN HÀNG394.1. Áp mã HS cho mặt hàng....................................................................................... 394.2. Tính thuế cho đơn hàng........................................................................................ 43

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

Loại hình nhập khẩu

A12 áp dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phục vụ tiêu dùng và thương mại, bao gồm cả nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (ngoại trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp khu phi thuế quan) Ngoài ra, hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế và đầu tư nộp thuế cũng cần thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan khác ngoài Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập Doanh nghiệp nội địa có thể nhập hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc thực hiện nhập kinh doanh tại chỗ.

Phân tích về mặt hàng và chính sách mặt hàng

1.3.1 Tổng quan về mặt hàng

- Mặt hàng: Dầu ăn hướng dương SLOBODA Organic (Dầu ăn hữu cơ không biến đổi gen)

- Thành phần: 100% dầu hướng dương tinh chế

- Thời hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất

- Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: chai nhựa chất liệu PET thể tích thực: 1L; 1,8L; 2,7L; 3,0L; 5L

- Tên địa chỉ và cơ sở sản xuất sản phẩm: Coordinating distribution center “EFKO – Kaskad” LLC Seevka, Belgorod Region, Russia Địa chỉ: 4 Frunze Street, 309850 Alekseevka, Belgorod Region, Russia

Dầu hướng dương là loại dầu chiết xuất từ hạt hoa hướng dương, được sử dụng chủ yếu làm dầu ăn và nguyên liệu cho nhiều hoạt động khác như trang điểm và nhiên liệu Lần đầu tiên được chiết xuất và sử dụng vào năm 1835 tại Nga, dầu hướng dương có nhiều loại với tỷ lệ acid béo không no khác nhau, giúp nó trở thành một trong những loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch Một số loại dầu hướng dương chế biến có tỷ lệ acid béo không no, đặc biệt là acid béo không no ngắn, cao hơn cả trong dầu ô liu Ngoài ra, dầu hướng dương cũng thường được chế biến thành diesel sinh học do chi phí sản xuất thấp hơn so với dầu đậu nành và dầu ô liu.

Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương, dầu hướng dương không nằm trong danh sách hàng hóa bị cấm xuất khẩu.

Theo Quyết định 4755/QĐ-BCT ngày 21/12/2017, mặt hàng dầu hướng dương thuộc danh mục sản phẩm nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm trước khi thông quan, do Bộ Công Thương quản lý Việc kiểm tra và đảm bảo tiêu chuẩn là điều kiện tiên quyết để dầu hướng dương được thông quan.

Theo Điều 3 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 về thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, công ty cổ phần Ruvi có trách nhiệm công bố và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sản phẩm được lưu thông trên thị trường.

QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA

Chuẩn bị bộ chứng từ hải quan

Chuẩn bị chứng từ là bước quan trọng nhất trong quy trình làm thủ tục hải quan, với việc chuẩn bị sớm và chính xác có thể ảnh hưởng đến 95% tiến độ khai báo hải quan và chi phí liên quan.

Thủ tục nhập khẩu dầu ăn thực vật – Căn cứ pháp lý:

 Theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC bổ sung điều 16 tại Thông

 tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 quy định về thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu,

Luật An toàn thực phẩm được ban hành vào ngày 17/6/2010, cùng với Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ, quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật này và các văn bản hướng dẫn liên quan.

 Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 05/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Công ty cổ phần Ruvi cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để nhập khẩu lô hàng "dầu ăn hướng dương Sloboda Organic" từ Singapore, bao gồm tờ khai hàng hóa nhập khẩu và hóa đơn thương mại.

Để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, cần chuẩn bị các tài liệu sau: vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương, giấy thông báo kết quả kiểm tra từ cơ quan chuyên ngành, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phiếu đóng gói hàng hóa, và các chứng từ liên quan khác.

Khai báo hải quan điện tử

B1 : Chọn doanh nghiệp khai báo

 Khởi động phần mềm Ecus5 VNACCS, từ giao diện chính của phần mềm, vào tab Hệ thống, chọn dòng 7: “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu”

 Nhập mã số thuế (0108512966) hoặc tìm tên doanh nghiệp Công ty cổ phần Ruvi, click chọn để bắt đầu khai báo

 Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)

Hình 1: Khai báo hải quan bước 1

Nhập liệu vào các ô có dấu sao (*) màu đỏ theo hướng dẫn cụ thể ở góc trái bên dưới, hoặc tham khảo Phụ lục II của Thông tư 39/2018.

Hình 2: Khai báo hải quan bước 2

Hình 3: Khai báo nhóm loại hình

 Mã loại hình: điền A12 - Nhập kinh doanh sản xuất

 Cơ quan hải quan: DNVBHNHN-Chi cục HQ Bắc Hà Nội

 Phân loại cá nhân/tổ chức: 4 – Tổ chức/ Công ty gửi Tổ chức/ Công ty

 Mã bộ phận xử lý tờ khai: ta chọn mã là 00 - Đội Thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu

 Mã hiệu phương thức vận chuyển: Chọn mã hiệu phù hợp với hình thức vận chuyển hàng hóa là đường biển có container, mã 2

 Đơn vị Xuất Nhập Khẩu

 Thông tin người NK: Hệ thống tự động điền vì đã có mã số thuế

Hình 4: Khai báo Đơn vị Xuất nhập khẩu

Tên: TOTAL EQUIPMENT SOLUTION PTE LTD Địa chỉ: No.6 Harper Road #06-02, Leong Huat Building, Singapore 369674

 Vận đơn: Điền các thông tin cơ bản trên vận đơn như sau:

Hình 5: Khai báo Vận đơn

 Mã địa điểm lưu kho : 03CCS04- cảng PTSC Đình Vũ

 Điểm xếp hàng : RUNVS NOVOROSSIYSK

 Số hóa đơn: A – 423; là hóa đơn khai bằng hóa đơn thương mại, mã A

Hình 6: Khai báo hải quan bước 3

● Hình thức: Hóa đơn thương mại

● Phương thức thanh toán: KC : Khác

● Phân loại giá: A - Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền

● Điều kiện: CFR Việt Nam Incoterms 2010

Hình 7: Khai hóa đơn thương mại

Mã phân loại 6 được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, với các giá trị kê khai hải quan rõ ràng và minh bạch Hơn nữa, do hai công ty không có mối quan hệ đặc biệt, việc áp dụng phương pháp này là hoàn toàn hợp lý.

● Phí vận chuyển : Không phí bảo hiểm

● Phí bảo hiểm : D – Không bảo hiểm

● Chi tiết khai trị giá :

+ Phương thức thanh toán KC

+ CO form EAV số: VN9067010029

Nhập danh sách hàng hóa từ file Excel mà công ty cổ phần Ruvi đã gửi vào hệ thống

Hình 9: Khai hải quan bước 4

 Mã biểu thuế NK: B01 – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN)- Thuế nhập khẩu 2.5

 Mã biểu thuế VAT: VB901 – Thuế VAT 10%

Mã biểu thuế khác áp dụng cho các mặt hàng không nằm trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế bảo vệ môi trường (BVMT), do đó mã thuế suất sẽ không được cung cấp.

B5 : Ghi lại và Khai trước thông tin tờ khai (IDA)

− Bước 1: Ghi lại để lưu các thông tin đã khai

− Bước 2: Khai trước thông tin tờ khai sẽ sáng lên, click vào đó Sử dụng USB chữ ký số của Công ty cổ phần Ruvi và nhập mật khẩu

Hình 10: Khai hải quan bước 4

 Hệ thống trả lại kết quả và cấp số tờ khai: 102645914010

Hình 11: Kết quả khai hải quan phần 1

 Hệ thống trả về các thông tin còn thiếu tại các ô màu xám như Số tờ khai, đơn giá tính thuế, thuế suất v.v

Hình 12: Kết quả khai hải quan phần 2

B6: Khai chính thức(IDC) và lấy kết quả phân luồng

Nhân viên in tờ khai để kiểm tra và đối chiếu thông tin với chứng từ Nếu không phát hiện sai sót, hãy nhấp vào dòng 3: Khai chính thức tờ khai (IDC) để gửi tờ khai và chờ hệ thống phản hồi.

Hình 13: Khai hải quan bước 6 Sau đó click vào dòng 4: Lấy kết quả phân luồng, thông quan và chờ Hải quan phản hồi

Hình 14: Kết quả phân luồng

Tờ khai được phân luồng Vàng – mức 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

Thông quan và giải phóng hàng

Sau khi kiểm tra và chấp nhận điều kiện đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai hải quan và phân luồng cho lô hàng Theo thông tin trên tờ khai, lô hàng có mã phân loại kiểm tra 2, tức là được phân vào luồng vàng, chỉ cần kiểm tra chi tiết hồ sơ mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa.

=> Sau khi nhận phân luồng vàng

=> Xuất trình hồ sơ hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu

=> Hải quan kiểm tra hồ sơ và tiến hành thông quan nếu phù hợp và đã nộp thuế

Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc có nghi ngờ, hải quan sẽ chuyển lô hàng sang luồng đỏ để tiến hành kiểm tra thực tế Nếu không có vi phạm, lô hàng sẽ được thông quan.

=> In tờ khai và thanh lý lấy hàng (hàng nhập) tại cảng.

PHÂN TÍCH BỘ HỒ SƠ HẢI QUAN

Tờ khai hải quan

Hình 15: Tờ khai hải quan phần 1

- Không phải nhập liệu hệ thống tự động sẽ cấp số tờ khai

Số tờ khai hải quan gồm 12 ký tự, trong đó 11 ký tự đầu tiên được sử dụng để thống kê và truy xuất thông tin khi cần thiết Các cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan chỉ sử dụng 11 ký tự này Ký tự thứ 12 chỉ ra số lần khai bổ sung của tờ khai.

- Ở đây ký tự thứ 12 là “0”, tức là doanh nghiệp chưa khai bổ sung lần nào

Số tờ khai đầu tiên: để trống

- Chỉ nhập liệu cho trường hợp lô hàng có nhiều hơn 5 dòng hàng hoặc các trường hợp phải tách tờ khai Cách nhập như sau:

(1) Đối với tờ khai đầu tiên: nhập vào chữ “F”

Từ tờ khai thứ hai trở đi, cần nhập số tờ khai đầu tiên Ô 2 yêu cầu nhập số thứ tự của tờ khai trong tổng số tờ khai của lô hàng, trong khi Ô 3 yêu cầu nhập tổng số tờ khai của lô hàng Ở dòng cuối trang 1/3 của tờ khai hải quan có ghi “Tổng số dòng hàng của tờ khai: 1”, do đó lô hàng này chỉ có một dòng hàng, và số tờ khai đầu tiên sẽ được để trống.

Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: để trống

Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp sau:

(1) Trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất thì nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng

(2) Trường hợp nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa của lô hàng tạm nhập thì nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng

(3) Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một

Tờ khai ban đầu cần phải còn hiệu lực trong thời gian cho phép lưu giữ tại Việt Nam Do đây không phải là trường hợp tạm nhập tái xuất, nên mục này sẽ được để trống.

Mã phân loại kiểm tra: “2”

Theo quy định tại mục a.1.2 khoản 3 điều 19 thông tư 39/2018/TT-BTC, các lô hàng được phân luồng Vàng cần phải tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình, cũng như các chứng từ liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Hàng hóa được phân vào luồng vàng do doanh nghiệp chưa đủ điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo Điều 42 Luật Hải quan 2014, trong khi hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định pháp luật về hải quan nên không cần kiểm tra thực tế.

Mã loại hình A12 được áp dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, bao gồm hàng hóa thương mại, nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (không bao gồm GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan) Hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế và hàng hóa nhập từ khu phi thuế quan cũng thuộc mã này, với thủ tục được thực hiện tại Chi cục Hải quan khác ngoài Chi cục Hải quan cửa khẩu.

- Mã hiệu phương thức vận chuyển: “2” – hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển đóng trong container

- Phân loại cá nhân/ tổ chức: “4” – tổ chức/công ty gửi tổ chức/công ty

Mã số hàng hóa đại diện cho tờ khai là “1512”, tương ứng với 4 ký tự đầu của mã hàng hóa (mã HS) thuộc nhóm “Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học.”

Tên Cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai: “DNVBHNHN”

Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, mã chi cục 01E1, đội nghiệp vụ 00

Theo khoản 1 điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, hàng hóa xuất khẩu phải đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở, nơi sản xuất, nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng Đối với hàng hóa nhập khẩu, tờ khai hải quan được đăng ký tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình cụ thể, địa điểm đăng ký tờ khai sẽ được thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

CP và hướng dẫn tại Thông tư này…

Công ty Cổ phần Ruvi quyết định thực hiện thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, nơi có trụ sở làm việc, thay vì tại cơ quan Hải quan Cảng Hải Phòng, nơi có cảng đến theo vận đơn Quyết định này hoàn toàn hợp lệ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Mã bộ phận xử lý tờ khai: “00” Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu (bảng “Mã chi cục Hải quan-Đội thủ tục”)

Mã bộ phận xử lý tờ khai hải quan trong trường hợp này là "00", cho thấy tờ khai đã được tiếp nhận và xử lý bởi đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ngày đăng kí, giờ đăng kí: 16/05/2019 10:56:35

Ngày hàng đến là 14/05/2019 và ngày mở tờ khai là 16/05/2019, tức là sau 2 ngày từ ngày hàng đến Điều này tuân thủ quy định tại điều 25 Luật Hải quan và Điều 18 Khoản 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC, theo đó việc khai và nộp tờ khai hải quan cho mặt hàng nhập khẩu phải được thực hiện trong vòng 40 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

Thời hạn tái nhập/ tái xuất: bỏ trống

Khi mở tờ khai theo loại hình tạm nhập, doanh nghiệp cần căn cứ vào quy định về thời hạn lưu hàng tạm nhập tại Việt Nam để xác định ngày hết hạn theo định dạng ngày/tháng/năm Nếu doanh nghiệp không thực hiện tạm nhập, ô này sẽ để trống.

Hình 16: Tờ khai hải quan phần 2

Thông tin người nhập khẩu

- Mã “0108512966: là mã số thuế của công ty nhập khẩu

- Tên người NK: Công ty Cổ phần Ruvi

- Địa chỉ người NK: số 48, ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Tên người XK: TOTAL EQUIPMENT SOLUTION PTE LTD

- Địa chỉ: No.6 Harper Road #06-02, Leong Huat Building Singapore 369674

- Mã nước: SG, mã nước người xuất khẩu, Singapore (bảng mã UN LOCODE)

Hình 17: Tờ khai hải quan phần 3

- “180319” là ngày vận đơn, trùng với ngày trên vận đơn

- “COSU4515916710”: số vận đơn, trùng với ngày trên vận đơn và giấy báo hàng đến

Số lượng: 1.800 CT: Trùng số lượng trên vận đơn Trong đó:

- CT: mã đơn vị dùng để đếm số lượng thùng

Tổng trọng lượng hàng: “26.190 KGM”: nghĩa là tổng trọng lượng hàng là 26.190 kilogam

Số lượng container: “1”: hàng được đóng trong 1 container Địa điểm lưu kho: "03CCS04 CANG PTSC DINH VU M2”

- “CANG PTSC DINH VU M2”: Cảng PTSC Đình Vũ Địa điểm dỡ hàng: “VNPTS PTSC DINH VU”

Địa điểm lưu kho và địa điểm dỡ hàng trùng nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa Cảng xếp hàng “RUNVS NOVOROSSIYSK” nằm tại cảng NOVOROSSIYSK của Nga.

Theo Hợp đồng, hàng hóa được vận chuyển từ Alekseevka, Belgorod, Frunze, Nga Đây là kho hàng của công ty người bán

Phương tiện vận chuyển: “9999 FENG YUN HE 1712S”

Mã phương tiện vận chuyển:

Khi nhập hàng đường biển, cần ghi Mã tàu thuyền của tàu xếp hàng Nếu thông tin cơ bản về tàu thuyền chưa được đăng ký trong hệ thống, hãy nhập mã [9999] Trong trường hợp hệ thống tự động cung cấp thông tin, bạn không cần phải nhập mã này.

(2) Trường hợp không phải hàng đường biển thì không thể nhập được và không có thông tin xuất ra

Tên phương tiện vận chuyển:

(1) Trường hợp hàng đường biển thì xuất ra tên tàu thuyền của tàu xếp hàng (trường hợp hệ thống tự động đưa ra thì không cần nhập

(2) Trường hợp không được nhập thì sẽ xuất ra Tên tàu thuyền đã được đăng ký sẵn trong hệ thống dựa vào Mã tàu thuyền

(9999) cho biết thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng kí vào hệ thống, FENG YUN HE là tên tàu, 1712S là mã hiệu tàu

Ngày hàng đến: “14/05/2019”: trùng Thông báo hàng đến

- A: Hóa đơn cho hàng hóa

- 432: số hóa đơn, trùng Invoice

Phương thức thanh toán: “KC”: khác

Hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong công tác thanh toán, do người bán lập để yêu cầu người mua thanh toán số tiền hàng Hóa đơn này ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị, điều kiện giao hàng theo quy định của Incoterm, cũng như phương thức thanh toán và vận chuyển hàng hóa.

Mục đích: bằng chứng ghi nhận hoạt động mua bán hàng hóa giữa 2 bên

Hình 24: Hóa đơn thương mại phần 1

Số hóa đơn (Invoice No): 432

Hợp đồng số: 104/IBS-TES, ngày 04/2018

Người xuất khẩu: TOTAL EQUIPMENT SOLUTION PTE LTD Địa chỉ: No.6 Harper Road #06-02, Leong Huat Building, Singapore 369674

Người nhập khẩu: Công ty cổ phần Ruvi Địa chỉ: Số 48, ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Tên hàng hóa: Refined deodorized sunflower oil Extra grade “Sloboda” 1 liter (Dầu hướng dương nhãn hiệu Sloboda)

STT Tên sản phẩm Đóng gói

Trọng lượng bao bì chính

Số lượng sản phẩm Đơn giá Tổng

Dầu ăn hướng dương organic

Bảng 1: Hóa đơn thương mại Nhận xét:

- Các thông tin trong hóa đơn thương mại trùng khớp với các thông tin đã được khai trong tờ khai hải quan

- Miêu tả về hàng hóa chi tiết, số lượng, đơn giá, tổng hóa đơn, đồng tiền thanh toán cụ thể, trùng với thông tin trong tờ khai

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) – Form EAV

C/O form EAV là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV, được phát hành theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (Hiệp định VN - EAEU FTA).

Lô hàng này có nguồn gốc từ Nga, vì vậy việc áp dụng C/O form EAV là hợp lý Theo công văn số 38/2018/TT-BTC ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2018, hàng hóa xuất xứ từ các nước có thỏa thuận ưu đãi thuế quan với Việt Nam cần có giấy chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một chứng từ thiết yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xác định nguồn gốc của hàng hóa từ vùng lãnh thổ hoặc quốc gia sản xuất Đối với nhà nhập khẩu, C/O mang lại ý nghĩa quan trọng vì giúp doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế, có thể lên tới vài chục phần trăm.

Hình 25: Giấy chứng nhận xuất xứ Ô 1: Người xuất khẩu, Tên, Địa chỉ người xuất khẩu Ô 2: Người nhập khẩu, Tên, Địa chỉ người nhập khẩu Ô 3: Thông tin vận tải

Cảng dỡ hàng: cảng Hải Phòng

Số vận đơn COSU4515916710, với số tham chiếu quốc gia VN9067010029, được cấp bởi Liên bang Nga theo yêu cầu của Việt Nam Hàng hóa bao gồm 1800 thùng, được mô tả chi tiết trong ô 8.

- Mẫu mã, thương hiệu: Dầu ăn hướng dương Sloboda, loại 1 lít Ô 9 (Tiêu chí xuất xứ): WO – tiêu chí xuất xứ thuần túy tại một bên Ô 10 (số lượng sản phẩm):

- Trọng lượng tịnh: 25677,00 Ô 11 (số và ngày hóa đơn)

33 Ô 12 (Địa điểm và ngày phát hành giấy chứng nhận xuất xứ, chữ ký và con giấu của cơ quan được ủy quyền):

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Belgorod

- Địa chỉ: 110, Belgorodsliy Ave, Belgorod, 308600, Nga

- Ngày 12-04-2019 Ô 13: (ghi xuất xứ hàng hóa, ngày khai, chữ kí, con dấu)

- Đã có chữ kí và con dấu của người khai

- C/O hợp lệ về mặt hình thức: màu sắc, kích thước, không có lỗi chính tả

- Nội dung về các bên tham gia, hàng hóa và khối lượng hàng, tên và hành trình vận chuyển đều chính xác như trên tờ khai hải quan.

Vận đơn đường biển

Proforma Bill of lading, hay còn gọi là vận đơn chiếu lệ, là một loại chứng từ vận tải có hình thức tương tự như vận đơn chính thức Đây được xem là bản nháp sơ bộ của vận đơn đường biển, giúp các bên liên quan có cái nhìn tổng quan về thông tin vận chuyển trước khi phát hành vận đơn chính thức.

Bản chất của vận đơn này là một bản nháp ban đầu, giúp người gửi hàng và hãng tàu đối chiếu và thống nhất các thông tin trước khi phát hành vận đơn chính thức.

- Số vận đơn (Bill of Lading No.): COSU4515916710

- Người gửi hàng: KRC EFKO-KASKD LTD

- Người nhận hàng (Công ty nhập khẩu): Công ty Cổ phần Ruvi

- Bên nhận thông báo khi hàng đến: TOTAL EQUIPMENT SOLUTION PTE LTD

- Nơi giao hàng đi (Place of receipt): NOVOROSSIYSK

- Cảng bốc hàng (Port of loading): NOVOROSSIYSK

- Cảng đến (Port of discharge/Place of delivery): cảng Hải Phòng

- Tên con tàu: CONTSHIP SEA 087S

- Phương thức giao nhận hàng: FCL/FCL – giao nguyên nhận nguyên

FI/CY: người chuyên chở được miễn chi phí xếp hàng tại cảng đi, hàng được giao tại CY (Container Yard)

- Thanh toán cước phí: FREIGHT-PREPAID – cước phí trả trước

- Số container là 1, số hiệu: FSCU8534737/038368

Bộ chứng từ mà nhóm em thu thập không bao gồm Vận đơn bản gốc, chỉ có bản Proforma Bản vận đơn chiếu lệ này chỉ mang tính chất tham khảo và không đủ giá trị để thực hiện thủ tục hải quan hoặc nhận hàng hóa Khi nhận hàng, Công ty Cổ phần Ruvi cần phải có Vận đơn bản gốc Có thể trong quá trình tổng hợp chứng từ, Vận đơn đã bị thiếu Mặc dù bản Vận đơn chiếu lệ không có chữ ký, con dấu hay phê chú của thuyền trưởng về tình trạng hàng hóa, nhưng vẫn chứa đầy đủ các nội dung chính của vận đơn, do đó vẫn có giá trị cho bài tiểu luận này.

Thông tin trên vận đơn, bao gồm số vận đơn, người gửi, người nhận, cảng xếp dỡ và tên tàu chuyên chở, đã được xác nhận phù hợp với tờ khai hải quan Lưu ý rằng tên tàu ghi trên vận đơn là tên tàu cho chặng 1 của hành trình.

Vận đơn được phát hành vào ngày 18/03/2019, trùng với ngày xếp hàng lên tàu Việc xếp hàng diễn ra sau ngày hóa đơn 18/02/2019 và trước ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu 16/05/2019 là hợp lý.

Số lượng container là 1, với 1800 thùng carton và tổng trọng lượng đạt 26.190 kg, tất cả đều khớp với thông tin trên tờ khai, phiếu đóng gói và hóa đơn.

Cước phí "Freight Prepaid" là hình thức cước phí trả trước, thường áp dụng trong xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF, CFR, v.v Theo điều khoản này, người bán sẽ chịu trách nhiệm thuê tàu và thanh toán cước phí vận chuyển Việc công ty xuất khẩu thanh toán tiền hàng trước khi hàng hóa được vận chuyển là hợp lý và đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch.

Giấy báo hàng đến (Arrival Notice)

Giấy báo hàng đến từ công ty vận chuyển là một chứng từ quan trọng giúp người nhận hàng (Công ty Cổ phần Ruvi) lấy lệnh giao hàng D/O Để thực hiện thủ tục này, người nhận cần mang theo giấy giới thiệu, A/N, B/L gốc và chứng minh nhân dân.

Hình 28: Giấy báo hàng đến

- Tên đơn vị được thông báo: Công ty Cổ phần Ruvi – Công ty nhập khẩu

- Tên tàu: Feng Yn He Đây là con tàu ở chặng vận chuyển thứ 2, con tàu đến cảng Đình Vũ và được khai báo trên Tờ khai hải quan ( )

- Thời gian dự kiến tàu đến: 14/05/2019 (Trùng khớp với ngày tàu đến trên tờ khai hải quan)

- Cảng đến: PTSC Đình Vũ

- Số vận đơn: COUS4515916710 (Trùng khớp với số vận đơn trên Vận đơn và trên tờ khai hải quan)

Hình 29: Giấy báo hàng đến phần 2

Hai thông tin này hoàn toàn trùng khớp với thông tin trên vận đơn

- Thông tin về hàng hóa, khối lượng hàng: hoàn toàn trùng khớp với Tờ khai hải quan, Vận đơn đường biển và Hóa đơn thương mại

Giấy báo hàng đến từ Chi nhánh Công ty TNHH Cosco Shipping Line tại Hải Phòng gửi đến Công ty Cổ phần Ruvi đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết Tất cả thông tin trên AO đều khớp với các tài liệu khác như Tờ khai hải quan, Vận đơn đường biển, Hóa đơn thương mại và các giấy tờ liên quan.

Phiếu đóng gói (Packing List)

Phiếu đóng gói (Packing List) là tài liệu quan trọng, cung cấp thông tin chi tiết về cách thức đóng gói hàng hóa, bao gồm danh sách các mặt hàng, số lượng và khối lượng Trong trường hợp này, phiếu đóng gói được cấp bởi công ty xuất khẩu TOTAL EQUIPMENT SOLUTION PTE LTD cho công ty Cổ phần Ruvi, người nhập khẩu.

- Trên hóa đơn có các thông tin về tên hàng, số lượng và trọng lượng hàng

Nhận xét: Các thông tin này trùng khớp với thông tin trên Tờ khai hải quan, Vận đơn, Hóa đơn thương mại.

Bản tự công bố sản phẩm

Theo Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật 55/2010/QH12 về An toàn thực phẩm:

1 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này

2 Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm

Công ty Cổ phần Ruvi cần thực hiện Bản tự công bố sản phẩm cho Dầu ăn hướng dương mà công ty nhập về, theo quy định tại khoản 1 điều nêu trên.

Theo Điều 5 của luật này, hồ sơ cần bao gồm: a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I; b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm có giá trị trong vòng 12 tháng, được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 Phiếu này phải bao gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành, dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro theo quy định quốc tế, hoặc các chỉ tiêu an toàn theo quy chuẩn của tổ chức, cá nhân công bố nếu chưa có quy định từ Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Bộ hồ sơ Tự công bố sản phẩm của người nhập khẩu đã bao gồm đầy đủ hai loại giấy tờ cần thiết, đảm bảo tính hợp lệ về hình thức và tuân thủ các quy định hiện hành.

ÁP MÃ HS CHO MẶT HÀNG VÀ TÍNH THUẾ CHO ĐƠN HÀNG39 4.1 Áp mã HS cho mặt hàng

Tính thuế cho đơn hàng

4.2.1 Xác định Trị giá hải quan (Trị giá tính thuế)

Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng lần lượt các phương pháp từ 1 đến 6

Lô hàng đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 6 của Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.

− Người nhập khẩu là công ty TNHH Mai Phương không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu

Giá cả và việc bán hàng không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện hay khoản thanh toán, vì chúng không xác định được giá trị tính thuế của hàng hóa nhập khẩu Điều này có nghĩa là không cần phải mua thêm hàng hóa khác và không phụ thuộc vào giá của bên thứ ba.

− Sau khi bán lại hàng, người mua không phải thanh toán bất kể tiền lãi nào cho người bán

− Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch

Do đó, hoàn toàn có thể áp dụng Phương pháp trị giá giao dịch để tính Trị giá hải quan cho lô hàng

Từ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu ta có các thông tin như sau:

Gía 1,15 USD/chai (Theo điều kiện CFR

Tổng giá trị hợp đồng 31.050 USD

Tỷ giá giữa USD và VND áp dụng là 1 USD = 23.330 VND (đã giải thích chi tiết ở phần Tờ khai hải quan)

 Do đó, trị giá hóa đơn = 31.050 x 23.330 = 724.396.500 VND

Hàng hóa được mua bán theo điều kiện cơ sở giao hàng CFR Incoterms 2010, giá này đã bao gồm chi phí vận tải

Phí bảo hiểm: không có do công ty nhập khẩu không mua bảo hiểm cho lô hàng này

Lô hàng phát sinh thêm các chi phí như phí CIC, phí D/O và phí CCF, nhưng Công ty TNHH AK Chemt Hồng Lan không cần điều chỉnh trị giá hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan Việt Nam Ngày 20/9/2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông tư số 5475/TCHQ – TXNK hướng dẫn về việc cộng các khoản điều chỉnh vào trị giá tính thuế Theo đó, chi phí vận tải và các chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa phát sinh sau khi hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên, hoặc không đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1, Điều 13 TT 39/2015/TT - BTC, sẽ không được cộng vào trị giá hải quan.

Kết luận: Tổng giá trị tính thuế của lô hàng là: 724.396.500 VND

4.2.2 Tính thuế xuất nhập khẩu

Theo Nghị định số 150/2017/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu, mặt hàng Dầu ăn hướng dương Sloboda có mã HS 15.12.1990 được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 2,5% Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2022, được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 26/12/2017.

CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)

Do đó, thuế nhập khẩu doanh nghiệp cần nộp là: 724.396.500 x 2,5% = 18.109.912,5 VND Nhận xét: Trùng với Trị giá thuế nhập khẩu trên Tờ khai hải quan

4.2.3 Tính thuế giá trị gia tăng

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, khoản 3 điều 8 quy định rằng mức thuế suất 10% sẽ được áp dụng cho các hàng hoá và dịch vụ không nằm trong danh mục quy định tại khoản 1 và khoản 2 của điều này.

Mặt hàng Dầu ăn hướng dương organic không thuộc các mặt hàng quy định trong khoản 1, khoản

2 Luật trên Do đó, hàng hóa này chịu mức thuế suất giá trị gia tăng là 10%

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá tính thuế + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất = (724.396.500 + 18.109.912,5) x 10%t.250.641 VND

Vậy, số thuế phải nộp = 18.109.912,5 + 74.250.641 = 92.360.554 VND

Hình 33: Tiền thuế Nhận xét: Tiền thuế các loại đều trùng khớp với số liệu trên tờ khai hải quan

Ngày đăng: 26/03/2022, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thông tin công ty (website: http://www.thongtincongty.com/company/3f9ada06-cong-ty-co-phan-ruvi/, truy cập ngày 7/12) Link
2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm Khác
3. Công văn 5654/TCHQ-GSQL Hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu Khác
4. Nghị định 69/2018NĐ-CP ngày 15/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương Khác
5. Quyết định 4755/QĐ-BCT ngày 21/12/2017 Về việc công bố danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương Khác
6. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Khai báo hải quan bước 1 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 1 Khai báo hải quan bước 1 (Trang 8)
Hình 2: Khai báo hải quan bước 2 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 2 Khai báo hải quan bước 2 (Trang 9)
Hình 3: Khai báo nhóm loại hình - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 3 Khai báo nhóm loại hình (Trang 9)
Hình 5: Khai báo Vận đơn - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 5 Khai báo Vận đơn (Trang 10)
Hình 6: Khai báo hải quan bước 3 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 6 Khai báo hải quan bước 3 (Trang 11)
Hình 8: Khai trị giá - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 8 Khai trị giá (Trang 12)
Hình 9: Khai hải quan bước 4 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 9 Khai hải quan bước 4 (Trang 13)
Hình 12: Kết quả khai hải quan phần 2 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 12 Kết quả khai hải quan phần 2 (Trang 14)
Hình 11: Kết quả khai hải quan phần 1 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 11 Kết quả khai hải quan phần 1 (Trang 14)
Hình 14: Kết quả phân luồng - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 14 Kết quả phân luồng (Trang 15)
Hình 13: Khai hải quan bước 6  Sau đó click vào dòng 4: Lấy kết quả phân luồng, thông quan và chờ Hải quan phản hồi - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 13 Khai hải quan bước 6 Sau đó click vào dòng 4: Lấy kết quả phân luồng, thông quan và chờ Hải quan phản hồi (Trang 15)
Hình 16: Tờ khai hải quan phần 2 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 16 Tờ khai hải quan phần 2 (Trang 20)
Hình 17: Tờ khai hải quan phần 3 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 17 Tờ khai hải quan phần 3 (Trang 21)
Hình 18: Tờ khai hải quan phần 4 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 18 Tờ khai hải quan phần 4 (Trang 24)
Hình 19: Tờ khai hải quan phần 5 - PHÂN TÍCH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT HÀNG  DẦU HƯỚNG DƯƠNG
Hình 19 Tờ khai hải quan phần 5 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w