Rơnê Đềcáctơ (1596 1650) đại biểu của triết học Pháp TK X

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 38 - 40)

Ông đ−ợc coi là ng−ời cùng với Bêcơn tạo ra cuộc cách mạng trong lịch sử triết học Tây Âu cận đại.

Theo ông, trình độ phát triển của t− duy triết học là th−ớc đo quan trọng để đánh giá trình độ văn minh của loài ng−ời nói chung, của một dân tộc nói riêng, bởi vì triết học là sự thông thái không chỉ trong lĩnh vực nhận thức mà cả trong công việc.

-Nguyên tắc "nghi ngờ khoa học" của Đềcáctơ:

Theo ông, cần phải nghi ngờ mọi tri thức của loài ng−ời từ tr−ớc đến nay vẫn đ−ợc thừa nhận chân lý. Nguyên tắc "nghi ngờ" nêu ra ở đây hoàn toàn không giống với quan niệm của chủ nghĩa hoài nghi (phủ định khả năng nhận thức thế giới của con ng−ời ) cũng không giống với quan niệm siêu hình "phủ

39

định sạch trơn" những tri thức đã đ−ợc thực tiễn xác nhận là chân lý. Nghi ngờ ở đây là một cách thức giúp con ng−ời tiếp tục suy nghĩ để tìm ra những tri thức mới đúng đắn hơn. Đây chính là một ph−ơng pháp cần thiết trong quá trình nhận thức để thúc đẩy con ng−ời tìm tòi chân lý và có niềm tin chắc chắn vào những tri thức mới. Nghi ngờ chỉ là tiền đề để kiếm tìm tri thức, chứ không phải là kết luận. Ông đề xuất ph−ơng pháp nhận thức duy lý gồm 4 nguyên lý:

(1)- Tr−ớc hết phải nghi ngờ, nếu ch−a thấy chắc chắn tri thức đó là chân lý; (2)- Cần chia nhỏ đối t−ợng để nhận thức về các bộ phận của nó;

(3)- Trong quá trình nhận thức cần xuất phát từ điều đơn giản nhất, sơ đẳng nhất, dần dần đi đến những điều phức tạp hơn, cao hơn;

(4)- Phải xem xét đầy đủ dữ kiện, không đ−ợc bỏ sót bất cứ tài liệu nào trong quá trình nhận thức.

Từ nguyên tắc đó, Đềcáctơ kết luận: Tôi hoài nghi sự tồn tại của mọi cái, nh−ng không thể nghi ngờ sự tồn tại của bản thân tôi vì tôi đang nghi ngờ. Nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ mọi cái đ−ợc và thông qua sự nghi ngờ tôi biết mình đang tồn tại. Mà nghi ngờ cũng là đang suy nghĩ, đang t− duy. Do vậy, "tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại".

Quan niệm về thế giới: Trong "Vật lý học", ông nêu ra quan niệm duy vật về thế giới rằng: vũ trụ là thế giới vật chất, vật chất là vô tận bao gồm cả những hạt nhỏ nh−ng có thể phân chia đến vô cùng. Đây là quan niệm về tính vô tận của thế giới vật chất. Theo ông, không có không gian, thời gian trống rỗng, không gian, thời gian gắn liền với vật chất vận động và không bị tiêu diệt. Song, do giới hạn của thời đại quy định, ông hiểu vận động của vật chất chỉ là vận động cơ học.

Trong "Siêu hình học" "Me-ta-phi-si-ca" Đêcáctơ đứng trên quan điểm nhị nguyên luận khi cho rằng: 2 thực thể vật chất là tinh thần tồn tại song song không phụ thuộc vào Th−ợng đế. Nh− vậy, xét về toàn bộ, bản thể luận triết học của Đêcáctơ có xu h−ớng duy vật, nh−ng xét riêng bộ phận "Siêu hình học" thì ông là nhà triết học duy vật không triệt để, nhị nguyên luận.

40

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành triết học T.S Vũ Minh Tuyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)