Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM Maritime bank chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam maritime bank - chi nhánh hà nội (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ CỦA NHTM

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM Maritime bank chi nhánh Hà Nội

2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh NH vì nó là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của NH. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết địng năng lực cạnh tranh của NH. Trong thời gian gần đây, Maritime Bank đã không ngừng khai thác và triển khai các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kết hợp với chính sách marketing hợp lý cũng như lãi suất linh hoạt đã thu hút một lượng khách hàng lớn từ khối dân cư và các tổ chức kinh tế. Từ đó giúp cho nguồn vốn củaNH Maritime Bank liên tục tăng nhanh qua các năm.

Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn của ngân hàng Maritime Bank – Chi nhánh Hà Nội các năm 2010, 2011 và 2012

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

So sánh

Năm 2012

So sánh Tuyệt

đối Tương đối ( % )

Tuyệt

đối Tương đối ( % ) Huy động từ

TCKT 3.570 7.215 3.645 102,10 6.149 (1.066) (14,77) Huy động từ

TGDC 12.647 19.422 6.775 53,57 22.137 2.715 13,98

Huy động từ

TCTD 9.145 11.464 2.319 25,36 12.467 1.003 8,75

Tổng vốn huy

động 25.362 38.101 12.739 50,23 40.753 2.652 6.96

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng vốn của ngân hàng Maritime bank – Chi nhánh Hà Nội các năm 2010, 2011 và 2012

Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy trong năm 2011 tổng nguồn vốn NH Maritime bank đã huy động đạt 38.101 tỷ đồng, tăng 50,23% (tương đương 12.739 với tỷ đồng) so với năm 2010. Có được điều này là do năm 2011 là năm mà có nhiều biến động kinh tế như giá dầu tăng cao, lạm phát tăng đến 2 con số, lãi suất liên NH tăng mạnh. Các NH cũng đồng loạt tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động nên lãi suất NH tăng cao khiến cho nguồn vốn huy động tăng vượt bậc. Tuy nhiên, đến năm 2012, do NH đã huy động được rất nhiều vốn nhưng rất khó để cho vay do lãi suất quá cao, dẫn đến nguồn vốn bị ứ đọng, không quay vòng được. Để tránh tình trạng đó, NHNN liên tục giảm lãi suất cơ bản. NHNN đã ban hành văn bản điều chỉnh lãi suất điều hành có hiệu lực từ ngày 28/05/2012. Cụ thể, lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng từ 4%/năm xuống 3%/năm, và với kỳ hạn trên 1 tháng từ 12%/năm xuống 11%/năm; riêng quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 12,5%/năm xuống còn 11,5%/năm. Lãi suất huy động giảm xuống sẽ không còn thu hút được nhiều vốn như trước đây nữa, khiến cho nguồn vốn huy động của cũng giảm theo. Đó là nguyên nhân khiến cho tổng vốn huy động trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ là 6,96% so với năm 2011 trong khi tổng vốn huy động của năm 2011 tăng tới 50,23% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2012 nguồn huy động từ TCKT giảm 14,77% so với năm 2011, nguồn huy động từ TGDC tăng 13,98% so với năm 2011, nguồn huy động từ TCTD tăng 8,75% so với năm 2011. Ngoài mức giảm của nguồn huy động từ TCKT thì các nguồn huy động khác cũng tăng nhưng mức tăng không đáng kể, hay nói cách khác mức tăng thấp hơn rất nhiều so với mức tăng của các nguồn huy động khác năm 2011 so với năm 2010.

Nguồn huy động từ TCKT năm 2011 tăng 102,10% so với năm 2010, đây là mức tăng lớn nguyên nhân là các doanh nghiệp trong nền kinh tế có mức tăng nguồn vốn và mức lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế lớn nên tiền các doanh nghiệp để trong ngân hàng để phuc vụ cho thanh toán là tăng cao. Đây là nguồn mà vốn huy động đạt mức tăng trưởng lớn nhất. Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế tăng hơn 1,6 lần. Từ 10.149 khách hàng năm 2010 lên 14.883 khách hàng năm 2011, trong đó khách hàng SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tiếp tục là nhóm khách hàng quan trọng nhất, chiếm gần 80% khách hàng doanh nghiệp của NH Maritime Bank. Nhưng đến năm 2012 thì lượng vốn huy động từ TCKT giảm mạnh, chỉ đạt mức 6.149 tỷ đồng tương đương với mức giảm là 14,77% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 là một năm mà nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, vì vậy nguồn vốn của các TCKT cũng gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành, không những thế các doanh nghiệp còn phải cố gắng đầu tư để đưa nền kinh tế của nước nhà được ổn định, chính vì thế mà lượng tiền gửi vào NH của các TCKT giảm mạnh.

Nguồn huy động vốn từ TGCD: năm 2011 hệ thống điểm giao dịch tiếp tục phát huy lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng. Được hỗ trợ bởi hàng loạt các chương trình huy động tiết kiệm hấp dẫn, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng đối với khách hàng trong các sản phẩm huy động dân cư; đóng góp số dư tiền gửi đạt 19.422 tỷ đồng, tăng tới 53,57% so với năm 2010. Tính đến năm 2012 thì số dư tiền gửi lại có xu hướng tăng đạt 22.137 tỷ đồng tương đương với 13,98% so với năm 2011 mặc dù lãi suất giảm nhưng các thị trường đầu tư khác không có tính hấp dẫn và nhiều rủi ro rất cao như thị trường BĐS đang trong tình trạng trầm lắng, giá vàng lúc tăng lúc giảm, thị trường chứng khoán cũng không ổn định... vì vậy các cá nhân có tiền sẽ gửi tiền vào NH để đảm bảo mức sinh lời ổn định và rủi ro thấp.

Nguồn huy động vốn TCTD của năm 2011 là 11.464 tỷ đồng tương đương với mức tăng là 25,36% so với năm. Đến năm 2012 nguồn vốn huy động từ các TCTD là 12.467 tỷ đồng, tương đương với mức tăng là 8,75%. Mặc dù nguồn vốn huy động của năm 2012 có tăng tuy nhiên mức tăng nhỏ và không đáng kể, nguyên nhân là do sự lưu chuyển tiền tệ giữa các tổ chức tín dụng trong năm 2012 là nhỏ.

Phân tích theo thành phần kinh tế, nguồn vốn trong dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất, đây là một nguồn vốn rất quan trọng do tính ổn định của nó. Tuy mức tăng của nguồn vốn huy động năm 2012 năm 2011 thấp hơn mức tăng nguồn vốn của năm 2011 so với năm 2010 nhưng so với mặt bằng chung các NHTM khác thì NH Maritime Bank vẫn có tình hình huy động vốn khả quan và khá ổn định ngay cả trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho NH Maritime Bank mở rộng quy mô tín dụng cũng như tăng cường hơn nữa khả năng cho vay. Bên cạnh đó, NH

Maritime Bank cần có các biện pháp nhằm tăng quy mô nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, là nguồn vốn lớn và tương đối ổn định nhămg phục vụ cho việc mở rộng quy mô tín dụng cho vay mua nhà.

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là hoạt động cho vay)

Trong hoạt động NH, việc sử dụng vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NH, do vậy chỉ tiêu dư nợ sẽ cho ta thấy được tình hình mở rộng tín dụng của NH chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích hoạt động sử dụng vốn của NH Maritime bank chi nhánh Hà nội trong 3 năm 2010, 2011, 2012 để thấy được rõ hơn tình hình mở rộng tín dụng của NH.

Bảng 2.2: Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Maritime Bank – Chi nhánh Hà Nội các năm 2010, 2011 và 2012

Đơn vị: tỷ đồng Dƣ nợ cho vay

Năm 2010

Năm 2011

So sánh Năm

2012

So sánh Tương

đối Tuyệt

đối (%) Tương

đối Tuyệt đối (%)

1. Theo thời han

- Ngắn hạn 11.876 13.296 1.420 11.96 11.850 (1.446) (10,88) - Trung và dài hạn 3.959 4.254 295 7,45 4.631 377 8,86

2. Theo ngành kinh tế

- Nông lâm nghiệp 386 420 34 8,81 414 (6) (1,43)

- TM, SX và chế biến 6.326 7.426 1.100 17,39 6.972 (454) (6,11) - Xây dựng 1.209 1.120 (89) (7,36) 957 (163) (14,55) - Bến bãi, vận tải,

truyền thông 1.025 1.275 250 24,39 1.280 5 0,39

- Khách sạn 177 186 9 5,08 149 (37) (19,89)

- Khác 6.712 7.123 411 6,12 6.709 (414) (5,81)

3. Theo loại khách

hàng

- DN quốc doanh 870 600 (270) (31,03) 400 (200) (33,33) - DN cổ phần, TNHH 8.748 9.728 980 11,20 9.052 (676) (6,95)

- DN có vốn ĐTNNg 659 976 317 48,10 897 (79) (8,09)

- Cá nhân & hộ gia

đình 5.558 6.246 688 12,38 6.132 (114) (1,83)

Tổng dƣ nợ cho vay 15.835 17.550 1.715 10,83 16.481 (1.069) (6,09) (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012)

Nhìn vào bảng 2.2 Hoạt động sử dụng vốn của NH Maritime Bank các năm 2010, 2011, 2012 ta thấy trong 3 năm tổng dư nợ cho vay của năm 2011 là lớn nhất, đạt 17.550 tỷ đồng, điều này cho thấy hoạt động sử dụng vốn năm 2011 của NH Maritme Bank chi nhánh Hà Nội là tốt nhất. Đến năm 2012 thì tổng dư nợ cho vay của NH giảm chỉ đạt được 16.481 tỷ đồng, giảm 1.069 tỷ đồng so với năm 2011 nhưng vẫn nhiều hơn năm 2010 là 1.715 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 nền kinh tế suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động cho vay của các NHTM mà NH Maritime bank là một trong những ngân hàng chịu ảnh hưởng đó.

Theo thời hạn cho vay: thì trong năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 1.420 tỉ đồng, tương đương với mức tăng là 11,96% so với năm 2010; cho vay trung dài hạn tăng 295 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 7,45%. Nhìn chung thì tổng dư nợ cho vay theo thời gian của năm 2011 tăng lên so với năm 2010. Ta thấy mức tăng trưởng cho vay ngắn hạn cao hơn so với mức tăng trưởng cho vay trung và dài hạn, nguyên nhân là do nguồn huy động ngắn hạn của NH cao hơn so với nguồn huy động trung và dài hạn. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế việc mở rộng cho vay mua nhà.

Theo ngành kinh tế: hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp thương mại, sản xuất và chế biến có mức dư nợ đạt mức cao nhất và luôn đồng đều trong cả 3 năm, năm 2012 có giảm nhưng lượng vốn ngân hàng cho vay đối với ngành này vẫn cao nhất so với các ngành kinh tế khác, lượng vốn cho vay đạt 6.972 tỷ đồng. Đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu của ngân hàng. Ngoài ra thì cho vay xây dựng cũng đang được ngân hàng chú trọng phát triển, tuy nhiên dư nợ cho vay qua các năm đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2011 dư nợ cho vay là 1.120 tỷ đồng giảm 7,36%, tương đương với mức giảm là 89 tỷ đồng so với năm 2010; năm 2012 dư nợ đạt 957 tỷ đồng, giảm 14,5%, tương đương với mức giảm là 163 tỷ đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do thị trường BĐS vẫn chưa có xu hướng thoát khỏi sự “đóng băng”, vì thế NH cần chú trọng hơn trong hoạt động với ngành kinh tế này, vì khi thị trường BĐS đang bắt đầu khởi sắc thì đây là một thì trường tiềm năng. Nhìn chung các ngành kinh tế đều có mức tăng nhẹ vào năm 2011 tuy nhiên đều có xu hướng giảm vào năm 2012, có ngành kinh tế bến bãi vận tải có tăng tuy nhiên mức tăng cũng không đáng kể, nguyên nhân là do các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế vì thế nhu cầu vay vốn để đầu tư giảm.

Theo loại khách hàng: NH Maritime Bank cho vay đối với các DN cổ phần và tư nhân là lớn nhất, chiếm tới hơn 55% trong tổng số dư nợ cho vay theo loại khách hàng.

Trong năm 2011 dư nợ cho vay có lượng tăng đáng kể, đạt mức 9.728 tỷ đồng tăng 980 tỷ đồng, tương đương với mức tăng là 11,20% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 thì dư nợ lại giảm tới 6,96%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 NH đã thu hồi được gần hết các khoản nợ dài hạn, thu nợ được một số các công ty có nợ quá hạn.

Đối với cá nhân và hộ gia đình, mà các khoản vay hầu hết là các khoản vay tiêu dùng. Cụ thể là trong năm 2011 dư nợ cho vay đạt 5.558 tỷ đồng tăng 688 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 12,38%; trong năm 2012 dư nợ cho vay đạt 6.132 tỷ đồng giảm 114 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 1,83%. Đây cũng là thế mạnh của NH trong việc mở rộng hoạt động cho vay mua nhà, vì số lượng khách hàng cá nhân của NH ngày càng tăng.

Đới với các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong 2 năm 2011 và năm 2012 đều có xu hướng giảm, có tăng cũng chỉ tăng nhẹ, vì trong năm 2011 có rất nhiều doanh nghiệp quốc doanh thông báo số nợ lớn như Vinalines, Vinashin... vì thế dư nợ cho vay của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, và việc chấp nhận hồ sơ các dự án của các doanh nghiệp này để cho vay cũng là một việc khó khăn đối với NH. Ngoài ra năm 2012 hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, không những các doanh nghiệp nhà nước mà còn bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài, vì thế để đầu tư một số tiền vào các dự án cũng cần có sự phân tích tính toán kỹ lưỡng của các doanh nghiệp nước ngoài vì thế dư nợ cho vay đối các ngành này đều giảm.

Hoạt động tín dụng năm 2012 có phần chững lại do điều kiện nền kinh tế nhưng chất lượng tín dụng vẫn ở mức an toàn. Điều này cho thấy NH cần kiểm soát chặt chẽ hơn lượng khác hàng, và các chính sách tín dụng và tạo uy tín tốt để ổn định hơn mức cho vay đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam maritime bank - chi nhánh hà nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)