Tình hình nghiên cứu phát triển hoa lily trên thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa lily vụ đông xuân 2012 - 2013 tại thành phố thái nguyên (Trang 24 - 37)

1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới

1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu phát triển hoa lily trên thế giới

Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu phát triển hoa lily đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ, đứng đầu trong công tác nghiên cứu lai tạo giống và nghiên cứu các kỹ thuật trồng trọt là Hà Lan, các nước khác như là Pháp, Chi Lê, Niu Di Lân… cũng là nhƣng nơi trồng và sản xuất giống lily rất lớn và hiện đại. Các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với điều kiện sinh thái thích hợp cho hoa lily sinh trưởng chính vì vậy việc nghiên cứu phát triển hoa lily ở các nước này cũng phát triển rất nhanh.

Theo Zaboplant (2006) [40] ( công ty chuyên sản xuất các giống hoa trồng củ ở Hà Lan), để trồng thành công hoa lily cần lưu ý đến rất nhiều vấn đề như điều kiện sinh thái, đất trồng, nước tưới, dinh dưỡng, sâu bệnh hại…

Về đất trồng, hoa lily có thể đƣợc trồng trên hầu hết các loại đất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quan trọng những người trồng phải đảm bảo là sử dụng những loại đất có kết cấu tốt cho việc trồng hoa đặc biệt là tầng đất mặt, và nó cũng phải thoát nước tốt trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Đất có kết cấu nặng nhiều mùn và đất sét không thích hợp để trồng lily. Bên cạnh nước và dinh dƣỡng, khí oxy ở trong đất cũng cần cho sự sống của cây để hệ thống rễ phát triển khoẻ mạnh và cây sinh trưởng phát triển khỏe. Để cải tạo tầng đất mặt, tạo cho đất có kết cấu nhẹ và tơi xốp có thể dùng các vật liệu sẵn có nhƣ thân rơm rạ, chấu, cây thông nhỏ, phân trộn bùn... để trộn vào đất Zaboplant (2006) [40].

Bên cạnh việc đảm bảo kết cấu, khi trồng lily cần phải quan tâm đến pH đất. Để duy trì một lƣợng pH chính xác cho đất đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của rễ hoa lily và đối với sự hấp thu dinh dƣỡng. Nếu nhƣ pH của đất trồng quá thấp rễ sẽ hút dƣ thừa các nguyên tố nhƣ Mn, Al và Fe, và nếu nhƣ pH quá cao sẽ gây ra sự hút không đủ các chất nhƣ P, Mn và Fe và các loại dinh dƣỡng khác. Tốt nhất nên duy trì pH từ 6-7 cho giống lai Asiatic, nhóm Longiflorum và L/A, đối với giống lai Oriental thì pH từ 5.5 - 6.5 Zaboplant (2006) [40].

Để giảm pH nên sử dụng các sản phẩm than bùn đối với tầng đất mặt. Khi sử dụng phân, tốt nhất nên sử dụng phân chuồng hoai mục (nước giải), điều này sẽ làm giảm pH.

Để tăng pH nên sử dụng hỗn hợp vôi bột hoặc vôi trộn với đất trước khi trồng. Trong trường hợp mà pH rất thấp thì sau khi bón vôi tốt nhất là để ít nhất 1 tuần trước khi trồng. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây cũng nên sử dụng phân bón, nhƣ là phân nitrat-N, nó cũng tăng độ pH [28].

Hoa lily thuộc vào nhóm cây mẫn cảm với muối vì thế nồng độ muối trong đất cao nó hạn chế quá trình hút nước qua rễ, do đó nó làm ảnh hưởng đến độ dài sinh trưởng các bộ phận của cây.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nồng độ muối của đất ảnh hưởng bởi 3 nhân tố sau:

- Nồng độ muối trong phân bón.

- Nồng độ muối của nước tưới.

- Nồng độ dinh dưỡng của vụ trước.

Phải lấy 1 mẫu đất trước khi trồng ít nhất là 6 tuần, để có thông tin về pH của đất, tổng lƣợng muối và nồng độ Clo, số lƣợng dinh dƣỡng có trong đất. Tổng lƣợng muối không quá 1ms. Nồng độ Clo không quá 50mg/l.Nếu nồng độ muối hoặc Clo cao hơn, thì đất nên ngập nước với một lượng nước phù hợp. Chúng ta phải chắc chắn một điều đất phải được làm ngập hoàn toàn trước khi trồng, điều này làm ngăn ngừa (tránh) được sự hư hại tới cấu trúc của đất [40].

Khi sử dụng các loại phân mới đảm bảo nồng độ muối không đƣợc quá cao và không đƣợc sử dụng lớn số lƣợng phân nhân tạo cùng một lúc [40].

Về nước tưới, theo Zaboplant (2006) [40] nồng độ muối (EC) của nước tưới bao gồm tổng nồng độ muối của đất và vì thế nên phải thấp:

0.5ms/cm hoặc thấp hơn. Với một lượng EC xấp xỉ 0.1, lượng nước mưa tương ứng với nồng độ EC trên (0.1). Nồng độ muối của các loại nước sông, hồ (nước trên bề mặt) khi là nguồn sử dụng chung hoặc trong suốt những tháng mùa hè có thể tăng lên nhiều. Nồng độ Clo cho phép của nước tưới không được vượt quá 50mg.

Như vậy việc kiểm tra thường xuyên nồng độ muối và Clo trong nước tưới là việc rất quan trọng. Nếu hàm lượng các chất này quá nhiều trong nước tưới và trong đất trồng thì nên giữ cho đất luôn ẩm để ngăn ngừa sự tập trung nồng độ quá cao của muối.

Ở Hà Lan công nghệ sản xuất hoa lily rất hiện đại chính vì thế hệ thống tưới nước được nghiên cứu rất hoàn chỉnh đảm bảo cung cấp nước chính xác đầy đủ theo nhu cầu của cây. Thiết bị quan trọng nhất là hệ thống

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tưới phân phối nước. Sự cần thiết phải tiến hành những kiểm tra dều đặn để đảm bảo cho sự cân bằng phân phối nước, đối với tất cả cây trồng. Sự thiếu nước hoặc thừa nước dẫn đến sự không cân bằng và làm chậm quá trình sing trưởng và phát triển của cây. Và thậm chí làm ảnh hưởng đến sự ra nụ của cây Zaboplant (2006)[40].

Hệ thống tưới trên cao này là thích đáng nó cung cấp sự phân phối nước cân bằng và cả khả năng làm sạch cây hoa. Hơn nữa, trong những điều kiện độ ẩm tương đối thấp hệ thống này làm cho cây trồng mát mẻ.

Vào giai đoạn tiếp theo của cây hoa, khi cây sinh trưởng nhiều, thì hệ thống tưới với mức độ thấp hoặc hệ thống tưới trên cao này là những ống tưới nhỏ giọt có thể được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển quá mức, những cây quá cao, nặng thì nó bị đổ, đặc biệt là vào mùa đông.

Hơn nữa cây trồng sẽ tiếp tục khô hơn. Điều này sẽ giảm hƣ hại do Botrytis gây ra. Điều này đặc biệt quan trọng khi những cây hoa mà bị ảnh hưởng bởi “Botrytis” và những cây trồng sinh trưởng trong những vùng có độ ẩm tương đối cao hoặc vào một thời gian chính xác trong năm khi độ ẩm tương đối cao.

Một hệ thống tưới trên cao cần một số các trang thiết bị kỹ thuật sau:

Chiều cao của hệ thống nên là giữa 1.60 đến 2.15m.

Khoảng cách giữa các ống tưới nên là 2,20 – 3,20cm.

Khoảng cách giữa vòi phun dải ở dọc một ống tưới ít nhất là 1m.

Mỗi vòi phun dải nên cung cấp xấp xỉ 4l nước/1’.

áp lực phun dải nên là 1,5 – 2bar (kg/cm2).

Khả năng thấm nước là 1 – 400microns. Chắc chắn là không tốt khi làm ngập nước trong đất đối với thời gian cây hoa sinh trưởng, điều này ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của cây hoa Zaboplant (2006) [40].

Về nhiệt độ, đối với hoa lily một bộ rễ khoẻ là một trong những điều

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan trọng nhất để đạt đƣợc một sản phẩm chất lƣợng cao. Nhiệt độ thích hợp nhất của hoa lily trong thời gian đầu sẽ dao động trong khoảng 12-130C cho 1/3 chu kỳ sinh trưởng của cây hoặc ít nhất là cho đến khi các bộ phận rễ đã trưởng thành. Nếu nhiệt độ thấp hơn trong thời gian đầu thì nó sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng không cần thiết và nếu như nhiệt độ cao hơn 150C thì sẽ làm cho chất lƣợng sản phẩm kém hơn [35], Zaboplant (2006) [40].

Sự mát mẻ của đất là điều rất cần thiết trong những tháng thời tiết nóng hơn. Sự mát mẻ này sẽ giảm dần rất đều đặn sau khi 1/3 chu kỳ sinh trưởng thì kết thúc.

Trong suốt thời kỳ nhiệt độ cao, thì nhiệt độ đất có thể đƣợc giữ ở một mức thấp đầy đủ bởi vì sự mát mẻ của đất. Sự mát mẻ của đất có thể đƣợc sử dụng từ lúc trồng cho đến khi hình thành các bộ phận rễ. Hệ thống làm mát này bao gồm 4 ống dẫn dẻo cho mỗi ống dẫn nó đƣợc đặt ở một chiều sâu xấp xỉ 45cm. Nhiệt độ đất đƣợc điều chỉnh và duy trì một nhiệt độ thích hợp bằng sự sử dụng nước đã được làm mát hoặc nước. Điều này đem lại kết quả tốt hơn và sự sinh trưởng đồng đều hơn, cây trồng phát triển dài hơn và cứng cáp hơn với nhiều nụ hơn Zaboplant (2006) [40].

Đối với cây lai Asiatic, để đạt đƣợc chất lƣợng tốt nhất, hàng ngày phải duy trì nhiệt độ 14-150C cho thời gian còn lại của chu kỳ sinh trưởng. Trong suốt một ngày, mặt trời chiếu sáng làm cho nhiệt độ tăng lên đến 200C, có thể đến 250C, và ban đêm nhiệt độ có thể hạ xuống trong khoảng 8-100C ( thì phải đảm bảo môi trường không quá ẩm). Để các bộ phận phát triển dài hơn và ngăn ngừa đƣợc sự rụng nụ thì nên hạ thấp nhiệt độ hơn từ 140C/150C giảm từ 1-1,50C, nếu cây trồng phát triển quá ngắn hoặc sản phẩm mà thiếu ánh sáng Zaboplant (2006) [40].

Đối với cây lai Oriental, sau thời kỳ ra rễ, thì nhiệt độ tối thích hàng ngày trong nhà kính là từ 15-170C, chú ý rằng chỉ nên tăng nhiệt độ trong

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoảng đƣợc chấp nhận là từ 20-220C, có khả năng đến 250C. Nếu nhiệt độ dưới 150C sẽ gây rụng nụ và làm cho lá vàng theo Zaboplant (2006)[40].

Cây lai Longiflorum, nhiệt độ thấp nhất trong nhà kính đối với hoa lily sau thời kỳ ra rễ là từ 14-160C. Mặt trời có thể làm tăng nhiệt độ đối với hoa lily từ 20-220C chấp nhận đƣợc theo Zaboplant (2006)[40].

Dưới điều kiện ánh sáng, thì nhiệt độ trong nhà kính có thể giảm 1- 1,50C. Nhiệt độ tối thiểu ngày và đêm phải đƣợc duy trì là 140C để ngăn ngừa sự phai màu và rụng các cánh hoa.

Trong suốt thời gian cuối của mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân thì nói chung không khó để duy trì nhiệt độ trong nhà kính. Tuy nhiên trái ngược trong những tháng mùa hè. Ngay cả trước khi trồng cũng như trong suốt vụ trồng thì cần thiết phải thông gió, màn che và sử dụng nước lạnh để duy trì một nhiệt độ mong muốn. Nếu nhiệt độ cao sẽ làm giảm chiều dài đối với các bộ phận của cây và có ít nụ hơn theo Zaboplant (2006)[40].

Theo Triệu Tường Vân [37], nhiệt độ thích hợp cho lily sinh trưởng ban ngày 20 – 250C, ban đêm 13 – 170C, dưới 50C và trên 280C sự sinh trưởng bị ảnh hưởng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.1: Nhiệt độ tối thích của một số giống lily qua các thời kỳ sinh trưởng

Nhóm giống

Thời kỳ phân hoá hoa Thời kỳ phát dục mầm hoa

Ra rễ nhú mầm

(0C) T0 ngày T0 đêm T0

đất

T0 ngày

T0

đêm T0 đất Dòng lai á

Châu 18 10 12-15 23-25 12 12-15 12-13

Dòng lai

Phương Đông 20 15 15 25 15 15 12-13

Dòng lai thơm 25-28 15-18 15-18 25-28 15-18 15-18 12-13 (Nguồn: VWS 2005) [37]

Nhiệt độ có ảnh hưởng tương đối rõ tới sự nảy mầm của lily. Năm 1996, Roh [37] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ với hoa lily L.

formolongi: Đặt hạt giống ở các nhiệt độ 140, 170, 200, 230, 260, 290C dù có qua xử lý nhiệt độ thấp hay không thì ở 140C tỷ lệ nảy mầm cao nhất.

Nhƣng xử lý 50C trong 2 tuần và gieo hạt khi 200C thì chỉ cần 21 ngày là nảy mầm đƣợc 50%.

Nhiệt độ còn điều tiết sự phân hoá hoa và ra hoa. Các dòng lai thơm, lai Á Châu đều yêu cầu phải có thời gian nhiệt độ lạnh nhất định mới ra hoa. Kết quả nghiên cứu của Roh năm 1972 - 1973 [37] cho thấy liên tục xử lý củ ở 12,80C với 2 giống Ace và Nellie White làm thân mọc nhanh.

Xử lý củ giống Ace ở nhiệt độ 1,7/12,80C; 1,7/7,20C hoặc 7,20C/1,70C làm nụ ra rất nhiều.

Roh còn phát hiện ở chu kỳ quang 16 giờ từ khi mọc đến lúc ra nụ, duy trì nhiệt độ ngày 21,10C, đêm 12,80C có thể làm cho dòng lily thơm ra hoa sớm hơn và làm tăng số lƣợng nụ đợt 2, đợt 3… Nhiệt độ 7,20C thích hợp với sự hình thành đợt nụ thứ 2, 15,60C thích hợp với đợt nụ thứ 3.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chiếu sáng 12 giờ từ khi phân hoá hoa đến khi xuất hiện nụ với nhiệt độ ngày 18,30C, ban đêm 15,60C sẽ kích thích ra hoa sớm, giảm bớt nụ bại dục. Từ khi ra nụ đến ra hoa, nhiệt độ ngày 21,10C, ban đêm 18,30C sẽ làm chúng ra hoa sớm và giảm lượng nụ bị bại dục ở đợt 3 theo Triệu Tường Vân et al (2005)[37].

Về ánh sáng, theo các chuyên gia của Zaboplant (2006)[40] ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hoa lily hấp thu và phát triển của chúng, kể cả đối với sự ra hoa (thời gian chiếu sáng). Phụ thuộc vào thời gian của năm, địa điểm sản xuất nó liên quan đến đường xích đạo, số lượng lớn ánh sáng thâm nhập vào trong nhà kính và cây trồng, lƣợng ánh sáng hấp thu hoặc thời gian chiếu sáng dài trong ngày có thể là cần thiết hoặc có thể là thực sự cần thiết.

Bảng 1.2: Yêu cầu về ánh sáng của một số nhóm giống hoa lily

Nhóm Lily Thời gian Số giờ/ngày

Chiếu sáng bắt đầu

Kết thúc chiếu sáng Asiatic, L/A 15/10-15/3 20-24 Từ khi nụ 1cm Cuối vụ thu

hoạch Cây lai

Oriental 5/10-15/3 10-16 Từ khi lá mở ra Cuối vụ thu hoạch Cây lai

Longiflorum 1/12-15/1 10-16 Từ khi lá mở ra

2-3 tuần trước thu

hoạch (Nguồn: Zaboplant 2006) [40]

Bảng trên cho biết mỗi loại hoa lily thời gian chiếu sáng tự nhiên là không đủ, số giờ chiếu sáng cần cho mỗi ngày và giai đoạn mà cây yêu cầu sự hấp thu ánh áng. Thông thường đối với sự hấp thu ánh sáng này nó sẽ đƣợc cung cấp từ một bóng đèn 400 watt SON-T-lamp với một thiết bị phản chiếu đặc biệt cho mỗi khu 10m2.

Sự thiếu ánh sáng (nhiệt năng) sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển không đầy đủ, đối với hoa lily nó sẽ gây rụng nụ, làm cho cây

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trồng yếu hơn, tán lá nhạt màu và vòng đời sống ngắn hơn. Đặc biệt hoa lily cần đầy đủ ánh sáng cho sự phát triển của những nụ hoa. Trong suốt thời kỳ mùa đông, trong điều kiện ánh sáng không đủ, từ đó những nụ hoa phát triển 1-2cm và cứ giữ mức nhƣ vậy cho đến khi thu hoạch, những nụ này có thể chuyển thành màu trắng và rụng (rụng nụ) theo Zaboplant (2006) [40].

Giống lai Asiatic là những cây mà mẫn cảm nhất gây ra rụng nụ, nhƣng có nhiều sự khác nhau giữa các các loại cây hoa. Giống Longiflorum là ít mẫn cảm hơn và giống Oriental là ít mẫn cảm nhất. Đối với trồng vào mùa đông, thì phụ thuộc vào vùng miền và khí hậu của vùng đó, với những người trồng hoa thì phải bảo đảm sự đầy đủ ánh sáng trong nhà kính và không sử dụng nhà trồng mà nó bị che bóng xung quanh. Những người trồng cây cũng nên biết về việc sử dụng màn che cây, bao gồm các màn che bằng nhựa, nó sẽ làm giảm đáng kể sự hấp thu ánh sáng vào trong nhà kính.

Hơn nữa sử dụng thích hợp trong suốt những tháng mùa đông những cây trồng mà ít mẫn cảm hơn với sự thiếu ánh sáng và đối với những cây phát triển mạnh hơn theo Zaboplant (2006) [40].

Mức độ ánh sáng tối thiểu trong nhà trồng đối với giống Asiatic là 300wh/m2 hoặc 190 Joules/cm2/ngày (PAR= Photosynthetically Actve Radiation). Tuy nhiên ánh sáng trong ngày cần đƣợc bổ sung khi nụ 1-2cm.

Sự kéo dài ngày nhân tạo chỉ đƣợc đề cập đối với những cây vào mùa xuân với những chồi hoa mới. nếu sử dụng vào mùa thu thì nó sẽ làm ngắn thời gian sinh trưởng của cây bởi vì sự phát triển nhanh của hoa lily làm cho các bộ phận của hoa yếu ớt. Nhóm cây hoa mà nhận đƣợc nhiều thuận lợi đối với độ dài ngày là giống lai Oriental và thời gian sinh trưởng của nó kéo dài hơn 100 ngày đối với vụ xuân với những chồi mới theo Zaboplant (2006) [40].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ lúc mà 50% nụ đã nở, hoa lily yêu cầu sự chiếu sáng ngày dài cho đến 16 tiếng, tiếp tục 6 tuần hoặc cho đến khi chúng ta nhận thấy các nụ hoa đã đóng lại (tức là tạm dừng quá trình nở hoa). Kéo dài ánh sáng ngày, sử dụng ánh sáng cho nụ hoa (xấp xỉ 20watt/m2) đƣợc lắp đặt ngay lập tức trước khi mà ánh sáng trong ngày (tự nhiên) bắt đầu. Cũng có thể sử dụng chu kỳ chiếu sáng (10 phút sáng, 10 phút tối) nhƣng ít hiệu quả hơn.

Sự kéo dài ánh sáng ngày cho phép tiêu thụ trên thị trường sớm hơn đối với những giống lai Oriental, điều này đem lại lợi ích hơn là những hoa lily trong vụ xuân. Tuy nhiên những hoa này có thể có phần hơi ngắn và có một mức độ ảnh hưởng gây ra rụng nụ lớn. Khi độ dài ngày tự nhiên kéo dài khoảng 16 tiếng hoặc dài hơn thì không cần phải cung cấp ánh sáng ngày dài lúc này lợi ích lại không còn hoặc quá nhỏ (ánh sáng ngày dài) theo Zaboplant (2006) [40].

Theo Triệu Tường Vân [37], lily là cây ngày dài, thiếu ánh sáng không những ảnh hưởng tới phân hoá hoa mà còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát dục của hoa. Mùa đông nếu không có chiếu sáng bổ sung thì hoa sẽ bị bại dục. Vào mùa đông mỗi ngày chiếu sáng thêm 8 giờ (3.350 lux) kéo dài thời gian chiếu sáng lên 16 giờ - 24 giờ thì cây sẽ lùn đi nhiều, ra hoa nhanh hơn và giảm số hoa bị bại dục. Khi nụ lớn bằng 0,5 cm, xử lý ánh sáng dài ngày 3 tuần lợi hơn 1 tuần, 2 tuần. Các giống thuộc dòng lai Phương Đông (Casa Blanca, Star Gazer…) bắt đầu từ tháng thứ nhất, mỗi ngày chiếu sáng bổ sung một số giờ trong 6 tuần thì ra hoa rất nhanh. Vừa chiếu sáng bổ sung và tăng thêm nhiệt độ (16 - 180C) có thể rút ngắn thời gian ra hoa với tất cả các giống. Điều này có thể áp dụng ở nước ta trong điều kiện mùa đông để điều khiển sinh trưởng ra hoa của lily vào đúng thời điểm cần thiết.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa lily vụ đông xuân 2012 - 2013 tại thành phố thái nguyên (Trang 24 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)