3.1. Nghiên cứu được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống hoa lily
3.1.1. Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống hoa lily
3.1.1.8. Tình hình sâu, bệnh hại chính trên các giống hoa lily
Rất nhiều giống hoa lily mẫn cảm với bệnh cháy lá ngọn mà theo các nhà sản xuất giống thì nguyên nhân chính là do bản chất của từng giống (các nguyên nhân khác là do chăm sóc kém, thời vụ trồng nhạy cảm, thời gian bảo quản củ giống trong kho quá lâu, trồng củ có kích thước quá to…). Các giống hoa lily đang trồng hiện nay thuộc nhiều nhóm giống khác nhau, trong nghiên cứu này chúng tôi đƣa vào nghiên cứu các giống thuộc hai nhóm là nhóm Oriental và nhóm OT hybrid. Qua các nghiên cứu trước vào theo khuyến cáo của các nhà sản xuất giống Hà Lan thì các giống thuộc nhóm Oriental dễ mẫn cảm với bệnh cháy lá hơn là nhóm OT hybrid, ví dụ nhƣ có một số giống thuộc nhóm Oriental đã trồng ở Việt Nam mà bị cháy lá rất nặng nhƣ Stagazer, Solaia, Stafingter…, với điều kiện ở miền bắc nước ta trồng các giống này rất khó vì chúng bị cháy lá rất nặng, bộ lá ngọn bị cháy hoàn toàn và các nụ hoa cũng bị cháy không còn khả năng ra hoa, tỷ lệ cây bị bệnh lên đến 90%. Nhƣ vậy khi đƣa giống mới vào sản xuất ở từng vùng khí hậu cụ thể chúng ta phải khảo nghiệm đánh giá chắc chắn giống hoa đó chắc chắn không bị quá mẫn cảm với bệnh cháy lá, nếu giống bị nhiễm nặng không nên đƣa vào trồng còn nếu ở mức nhẹ mà giống lại có các đặc điểm ƣu tú khác thì chúng ta có thể khắc phục đƣa vào sản xuất đƣợc (ví dụ nhƣ giống Sorbonne cũng là giống bị cháy lá nhƣng ở mức nhẹ).
Bên cạnh bệnh cháy lá hiện nay ngoài sản xuất đang xuất hiện hiện tượng nụ hoa thường bị biến thái, một phần nụ hoa biến thành lá hoặc nụ hoa bị quăn queo và vỡ ra trước khi nở (hiện tượng này thường xuất hiện nhiều nhất ở các nụ trên cùng của cành hoa với việc một cánh hoa tách ra chuyển thành màu xanh và có khi hình thành hình dáng giống nhƣ lá, các nụ hoa này bình thường phải nhỏ hơn nụ phía dưới nhưng khi bị bệnh nó thường to hơn một số nụ liền kề phía dưới nó), khi bị mắc triệu chứng này thì chất lượng của
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cành hoa giảm đi rất nhiều. Theo đánh giá sơ bộ của các nhà chuyên môn thì đây có thể là do giống bị thoài hóa và một phần là do trồng trọt chăm sóc kém.
Bảng 3.8: Tình hình sâu, bệnh hại chính trên các giống hoa lily
Chỉ tiêu
Giống
Bệnh Cháy lá (Leaf scorch)
Thối thân
(Phytophthora) Lở cổ rễ Sâu hại Rệp(con/m2) Tỷ lệ
cây bị bệnh
(%)
Mức độ hại
Tỷ lệ cây bị
bệnh (%)
Mức độ hại
Tỷ lệ cây bị
bệnh (%)
Mức
độ hại Mức độ hại
Concador 0 + 0,53 + 0,27 + *
**
*
**
**
Yelloween 0 + 0,8 + 0,53 +
Marlon 0 + 0,53 + 0,53 +
Tiber 12,66 ++ 2,1 + 2,4 +
Sorbonne
(đối chứng) 2,8 + 1,6 + 1,6 +
Ghi chú:
Bệnh: + Mức độ nhẹ (tỷ lệ bệnh <10%).
++ Mức độ trung bình (tỷ lệ bệnh 10-25%).
Sâu: * Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá).
** Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá).
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy kết quả theo dõi sự phát sinh và gây hại của bệnh cháy lá trên các giống thí nghiệm ở trên cho thấy bệnh xuất hiện và gây hại nặng nhất trên giống Tiber với tỷ lệ 12,66% cây bị nhiễm, tiếp đến là giống Sorbonne đối chứng với tỷ lệ 2,8%, các giống còn lại chƣa phát hiện thấy sự xuất hiện và gây hại của bệnh này.
Về bệnh thối thân: nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phytophthora ssp, điều kiện thuận lợi để nấm bệnh này phát triển là đất trồng quá ẩm, độ ẩm không khí quá cao, tồn dư bệnh từ cây trồng vụ trước (hiện nay hoa đƣợc trồng tại Thái Nguyên chủ yếu thu hoa vào dịp Tết nguyên đán, thời
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vụ thường trồng vào thời điểm cuối tháng 9 âm lịch. Lúc này vẫn còn lượng mưa cuối vụ khá lớn nên có thể ảnh hưởng lớn tới những ruộng trồng hoa lily không đƣợc che nilon). Bệnh này xuất hiện trên cây hoa lily chủ yểu ở hai giai đoạn, giai đoạn sớm là lúc cây mọc đƣợc khoảng 10-20cm lúc này nếu điều kiện thuận lợi bệnh sẽ phát sinh gây hại làm cho các thân cây còn non bị thối và gục xuống, giai đoạn thứ hai khi cây ra nụ đƣợc 1- 3cm, đây là giai đoạn dễ mẫn cảm với bệnh. Triệu chứng cây bị bệnh giai đoạn này nhƣ sau: Đầu tiên lá cây có màu tía (giống lá tía tô), thân cây biến màu (nếu chẻ thân ra sẽ nhìn rõ vết bệnh) sau đó những đoạn bị bệnh nặng sẽ khô tóp lại làm cây mất khả năng sinh trưởng lá và nụ hoa bị vàng và rụng đi, cây không còn khả năng cho thu hoạch. Theo dõi sự xuất hiện của bệnh này trên các giống nghiên cứu trồng vụ đông năm 2012 tại Thái Nguyên chúng tôi thấy không có giống nào chƣa bị bệnh gây hại. Giống bị bệnh gây hại nặng nhất là Tiber với tỷ lệ cây bị bệnh là 2,1%, giống bị nhiễm nhƣng với tỷ lệ thấp là Concador và Marlon với tỷ lệ 0,53%.
Về bệnh lở cổ rễ: Bệnh này do nấm Pythium ssp gây ra, điều kiện thuận lợi để nấm bệnh này phát sinh phát triển là do nồng độ muối trong đất trồng quá cao, tồn dư nấm bệnh từ vụ sản xuất trước và do quá trình chăm sóc người trồng bón quá nhiều phân. Giai đoạn vừa qua ngoài sản xuất thực tiễn bệnh này đã xuất hiện và gây hại rất nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa và thu nhập của người trồng hoa. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bệnh này đến các giống khảo nghiệm ở bảng trên cho thấy bệnh xuất hiện gây hại ở tất cả các giống, trong đó giống bị gây hại nặng nhất là Tiber với tỷ lệ 2,4% cây bị nhiễm, tiếp đến là Sorbonne 1,6%, hai giống bị nhiễm nhẹ là Yelloween và Marlon 0,53%. Concador là giống bị nhiễm nhẹ nhất 0,27%
Về sâu hại:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Rệp gây hại chủ yếu vào giai đoạn ra nụ và phân cành phát sinh nhanh nhƣng do phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nên rệp không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa. Giống Yelloween, giống Tiber và giống Sorbonne có tỷ lệ bị hại cao nhất. Các giống còn lại có tỷ lệ bị hại thấp.
Như vậy qua nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của 3 đối tượng bệnh gây hại phổ biến trên các giống hoa lily, chúng tôi thấy với điều kiện thí nghiệm các giống hoa lily đã đƣợc trồng và kiểm soát khá tốt các tác động xấu của môi trường ngoại cảnh. Tuy nhiên các bệnh này vẫn phát sinh và gây hại. Vì vậy khi đưa các giống này mở rộng ra sản xuất người trồng cần tìm hiểu kỹ và có biện pháp phòng trừ sớm các bệnh để tránh bệnh gây hại ảnh hưởng đến chất lượng hoa và giá trị thương phẩm của cây hoa.