Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan hồ điệp (phalaenopsis) tại thái nguyên (Trang 21 - 24)

Trong những năm gần đây, nhờ các thành tựu khoa học và công nghệ sinh học được áp dụng rộng rãi cùng với phương tiện giao thông phát triển mạnh mẽ, việc xuất nhập khẩu hoa lan ngày càng tăng với quy mô rộng lớn.

Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lan với tổng thu nhập 68,20 triệu USD vào năm 1994 và lên đến 110,0 triệu USD năm 2003, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Thái Lan đã thu được hơn 70,0 triệu USD từ việc xuất khẩu hoa lan, diện tích trồng loại hoa này chiếm hơn 1/3 tổng diện tích các loại hoa khác [6]. Vì vậy trong suốt một thập kỷ qua, Thái lan luôn giữ vị trí dẫn đầu xuất khẩu lớn nhất thế giới. người Thái Lan đã biết đến loài hoa đẹp và khó tính này thành một nguồn lợi đáng kể đới với thu nhập Quốc gia. Hoa lan Thái Lan xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm lan Dendrobium, hơn 80% lượng hoa thuộc nhóm này trên thị trường thế giới có xuất xứ từ Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan có khoảng hơn 1.000 giống lan với chất lượng rất tốt và được xuất sang nhiều nước trên thế giới trong đó chủ yếu là Hà Lan và Hoa Kỳ. Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực để xúc tiến hoạt động quảng bá ngành lan nước này ra thị trường thế giới thông qua hội chợ triển lãm về hoa [6].

Singapore, nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn bắt đầu từ năm 1987. Nhà nước đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu loại hoa này trên thị trường thế giới nên đã mở rộng các trang trại trồng hoa phong lan. Năm 1992, xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37,0 triệu USD, chiếm 12 %

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thị trường phong lan thế giới (Phan Thúc Huân, 1989) [10]. Chính phủ Singapore đặt kế hoạch vào năm 2010, xuất khẩu đạt 100,0 triệu USD.

Ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng lan để sản xuất mỗi năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác, Ấn Độ được xem là một nước có nhiều giống lan nguyên thủy, khoảng 140 loài với hơn 1.300 giống. Mặc dù bị khai thác triệt để trước đây, nhưng tới nay nhà nước đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệ các loài lan quý để phục vụ cho ngành trồng lan thương mại.

Hoa lan là loài hoa mới được thương mại hóa ở Mỹ. Tuy nhiên, chúng đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, doanh thu của chúng đem lại đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2006 với tổng giá trị thu nhập từ một số loại lan chính đạt trên 800 triệu USD, trong đó hoa lan trong chậu là một trong những loại hoa được bán nhiều nhất (đứng thứ 2 sau hoa Trạng nguyên) đạt 144,0 triệu USD [10]. Theo thống kê từ năm 1996 đến năm 2006 giá trị lan chậu bán gia tăng 206,4%, hoa Trạng nguyên chỉ tăng 12,6% trong khi đó nhiều loại hoa chủ lực trước đó lại không tăng, đặc biệt nhiều chủng loại còn đạt giá trị -37,20% như hoa Hồng, Violet là -32,90%, Cúc là -18,60%...[10].

Hà Lan đã đầu tư 20,0 triệu USD vào Ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy móc… tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hoa tại thị trường này.

Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hoa lan cắt cành trên thế giới năm 2002 đạt 150,0 triệu USD, trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành nhiều nhất thế giới, sau đó đến Ý, tiếp theo là Pháp, Đức đứng thứ tư và thứ năm là Mỹ (Griesbach, R.J, 2002) [24].

Vì có giá trị kinh tế cao nên rất nhiều nước đã tập trung vào việc nghiên cứu hoa lan chất lượng cao để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Inđônêsia, Hà Lan đã đầu tư mạnh cho các trang trại, công ty để sản xuất hoa lan chậu và hoa cắt cành. Họ tập

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung chủ yếu vào việc nhân nhanh lan sạch bệnh, hoa đẹp, có mùi thơm, đa dạng về màu sắc và hình dạng, tươi lâu để cung cấp cho hơn 50 nước trên thế giới. Do đó, chúng ta có thể nói rằng sản xuất lan đã đem lại lợi nhuận rất cao cho các nước đang phát triển và phát triển.

1.3.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam

Theo thống kê năm 1993 tổng cộng diện tích trồng hoa của Việt Nam là 1.585ha. Tuy nhiên, diện tích sản xuất hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10,0%. Riêng hoa lan nhiệt đới, qua các năm từ 2003-2005 đã tăng từ 20,0ha lên 50ha (tăng 150%). Xu hướng tiêu dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ tăng mạnh trong các thập niên tiếp theo do Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO sẽ là yếu tố tăng mạnh đầu tư nước ngoài làm tăng các dịch vụ du lịch, tổ chức hội nghị Quốc tế.

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập hoa lan từ các nước láng giềng cho nhu cầu nội địa. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hoa lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 01/2007 vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu hoa lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan gần 100% lượng lan cắt cành. Chính vì vậy, không chỉ thị trường trong nước cũng rất tiềm năng cho người trồng lan.

Trong những năm gần đây xuất khẩu hoa lan Việt Nam tăng mạnh.

Chín tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan lại tăng lên 218% so với tháng 8/2008, đạt 61,0 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hoa lan tiềm năng của chúng ta [10].

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan. Nhưng một thực tế hiện nay là: Trong khi nhu cầu hoa lan nội địa và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập khẩu hoa lan. Vậy nên, tìm giải pháp phát

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là một trong những vấn đề được quan tâm trong Đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau, hoa quả mà Bộ Thương mại đã và đang triển khai hiện nay.

Phong lan là giống cây trồng có đặc điểm sinh trưởng rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của Việt Nam. Với khoảng hơn 755 loài lan hiện có cùng nhiều giống lan mới được lai tạo từ công nghệ nuôi cấy mô, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành nước sản xuất lan lớn trong khu vực. Theo thống kê, hiện nay nhu cầu tiêu thụ hoa lan của Việt Nam là khá cao. Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 doanh thu từ kinh doanh hoa lan và cây cảnh mới chỉ đạt 200-300 tỷ đồng thì đến quý I năm 2006, con số này đã tăng lên mức 400 tỷ đồng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây lan cảnh cũng tăng từ 264 cơ sở năm 2003 lên trên 1.000 cơ sở, với lượng phong lan tiêu thụ trung bình mỗi năm lên tới 1 triệu cây.

Trên thực tế, tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng. Qua khảo sát, hiện mới chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích khoảng 50 - 60 ha/doanh nghiệp. Một vài địa phương khác cũng tiến hành trồng phong lan nhưng mới dừng ở quy mô gia đình, trên diện tích từ vài m2 đến vài nghìn m2, cá biệt vài hộ trồng trên 1 - 2 ha chứ chưa có các vùng quy hoạch trồng lan tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan hồ điệp (phalaenopsis) tại thái nguyên (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)