Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng và ra
Tăng trưởng và ra hoa của hoa lan Hồ Điệp là các chỉ tiêu qua trọng phán ánh khả năng sinh trưởng phát triển của cây lan Hồ Điệp và giá trị kinh tế của loài hoa này. Tuy nhiên, để sinh trưởng phát triển tốt trước hết cây phải hấp thu mạnh nhất chất dinh dưỡng để nuôi cây và bên cạnh đó phải có bộ rễ khỏe mạnh trong giá thể phù hợp nhất mới có thể cho hiệu quả cao.
Giá thể trồng lan Hồ Điệp phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như rong biển, vỏ thông, vỏ sò, than hoạt tính, rêu đá...
Với những loại giá thể khác nhau thì phương pháp chăm sóc cũng khác nhau.
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ ra lá của cây lan Hồ Điệp
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ ra lá của cây lan Hồ Điệp Đơn vị tính: lá
Công thức Sau khi trồng ... ngày
14 28 42 56 70 84
Rong biển 0,35 0,69 0,82 1,19 1,37 1,51
Vỏ thông 0,50 0,74 0,91 1,23 1,33 1,41
Vỏ sò 0,46 0,73 0,86 1,12 1,31 1,47
Than hoạt tính (đ/c) 0,45 0,76 0,96 1,25 1,32 1,42
CV% 6,5
LSD0,05 0,1
Qua bảng 3.8 trên cho thấy:
Trong giai đoạn 42 đến 56 ngày là khoảng thời gian xuất hiện một lá lan hoàn chỉnh đánh dấu sự hoàn thiện về khả năng quang hợp và hấp thụ được tối đa các loại phân bón qua lá. Kết quả thí nghiệm trên cho thấy số lá
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mới phát sinh tại thời điểm này không nhiều và ít khác biệt. Sau 84 ngày theo dõi kết quả tốt nhất đạt 1,51 lá ở công thức sử dụng Rong biển, tiếp theo là giá thể Vỏ sò 1,47 lá, giá thể là Than hoạt tính đạt 1,42 lá và thấp nhất với giá thể Vỏ thông đạt 1,41 lá. Như vậy, trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, đối với giá thể là Rong biển động thái tăng số lá là cao nhất đạt 1,51 lá.
Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức không có sự sai khác về tốc độ ra lá của cây lan Hồ Điệp.
Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tốc độ ra lá mới của lan Hồ Điệp được thể hiện qua hình 3.7:
Hình 3.7: Đồ thị ảnh hưởng của các loại giá thể đến động thái ra lá của cây lan Hồ Điệp
Ảnh hưởng của loại giá thể đến động thái ra lá mới của cây lan Hồ Điệp
0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 1,60
14 28 42 56 70 84
Số ngày theo dõi (ngày)
Số lá mới phát sinh (lá)
Rong biển Vỏ thông Than hoạt tính Vỏ sò
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài, chiều rộng lá của hoa lan Hồ Điệp
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài, chiều rộng lá của hoa lan Hồ Điệp
Đơn vị: Cm
CT
Chiều dài (D) và chiều rộng (R) lá (sau….ngày)
14 28 42 56 70 84
D R D R D R D R D R D R
Rong biển 5,33 2,45 7,68 3,23 14,22 4,72 18,3
5 5,37 19,56 6,24 22,35 7,63 Vỏ thông 4,8 2,13 6,35 2,57 13,25 4,58 16,8
3 5,54 18,42 6,29 19,65 6,98 Vỏ sò 3,2 2,20 5,44 3,53 13,36 4,22 16,3
6 5,31 17,08 5,65 17,57 6,22 Than hoạt
tính (đ/c) 3,45 2,31 6,44 3,15 13,64 4,43 16,3
8 5,41 18,57 6,49 19,38 6,35
CV % 4,0 7,2
LSD0,05 0,93 0,39
Ghi chú: D (dài), R (rộng)
Từ kết quả bảng 3.9 ta thấy: Giá thể có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chều dài,chiều rộng lá của hoa lan Hồ Điệp. Sau 84 ngày theo dõi chiều dài lá dao động ở các thí nghiệm từ 17,57cm đến 22,35cm và chiều rộng dao động từ 6,22cm đến 7,63cm. Cụ thể như sau:
Tăng trưởng chiều dài lá trong thí nghiệm đạt mức cao nhất trong công thức có sử dụng giá thể Rong biển đạt 22,35cm, thấp nhất trong các thí nghiệm là kết quả với công thức sử dụng giá thể là Vỏ sò đạt 17,57cm. công thức sử dụng Than hoạt tính và Vỏ thông làm giá thể sự tăng trưởng chiều dài lần lượt là 19,38cm và 19,65cm. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy công thức 1 (Rong biển) có chiều dài lá (22,35cm) cao hơn chắc chắn so với đối
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chứng (19,38cm) và công thức 3 (Vỏ sò) có chiều dài lá (17,57cm) thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức ý nghĩa 95%.
Tăng trưởng chiều rộng lá lan biến động từ 6,22cm đến 7,63cm. Trong đó thí nghiệm cho giá trị cao nhất là khi sử dụng giá thể Rong biển đạt 7,63cm, thấp nhất đối với giá thể vỏ sò đạt kết quả là 6,22cm. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy công thức 1 (Rong biển) có chiều rộng lá (7,63cm) cao hơn chắc chắn so với đối chứng (6,35cm) và công thức 3 (Vỏ sò) có chiều rộng lá (6,22cm) thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức ý nghĩa 95%.. Qua đó ta có đồ thị 3.8 và 3.9 biểu hiện ảnh hưởng của các loại giá thể đến tăng trưởng chiều dài và chiều rộng lá cây lan Hồ Điệp như sau:
Hình 3.8: Đồ thị ảnh hưởng của các giá thể đến tăng trưởng chiều dài lá cây lan Hồ Điệp
Ảnh hưởng của loại giá thể đến tăng trưởng chiều dài lá cây lan Hồ Điệp
0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00
14 28 42 56 70 84
Số ngày theo dõi (ngày)
Chiều dài lá (cm)
Rong biển Vỏ thông Than hoạt tínhVỏ sò
Ảnh hưởng của loại giá thể đến tăng trưởng chiều rộng lá cây lan Hồ Điệp
0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00
14 28 42 56 70 84
Số ngày theo dõi (ngày)
Chiều rộng lá (cm)
Rong biển Vỏ thông Than hoạt tính Vỏ sò
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.9: Đồ thị ảnh hưởng của các giá thể đến tăng trưởng chiều rộng lá cây lan Hồ Điệp
3.2.3. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tăng trưởng kích thước mầm hoa của lan Hồ Điệp
Tăng trưởng kích thước mầm hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng phát triển của lan Hồ Điệp. Trong quá trình thực hiện và theo dõi các thí nghiệm tôi thấy sự tăng trưởng kích thước mầm hoa đối với từng công thức là khác nhau.
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tăng trưởng kích thước mầm hoa của lan Hồ Điệp
Công
thức Loại giá thể Chiều cao mầm hoa (cm)
Đường kính mầm hoa (cm)
1 Rong biển 30,63 0,63
2 Vỏ thông 29,03 0,58
3 Vỏ sò 26,62 0,44
4 Than hoạt tính (đ/c) 27,73 0,53
CV% 3,0 13,4
LSD0,05 0,98 0,19
Kết quả bảng 3.10 cho ta thấy:
Tăng trưởng chiều cao mầm hoa: chiều cao mầm hoa ở các công thức thí nghiệm dao động từ 26,62cm tới cao nhất là 30,63cm. Trong đó, công thức 1 (Rong biển) có chiều cao mầm hoa (30,63cm) cao hơn chắc chắn so với công thức 4 (27,73cm) sử dụng Than hoạt tính (đối chứng). Công thức 3 (Vỏ sò) có chiều cao mầm hoa (26,62cm) thấp hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tăng trưởng đường kính mầm hoa ở các công thức thí nghiệm biến động từ 0,44cm đến 0,63cm. Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy các công thức giá thể khác nhau không có sai khác về đường kính mầm hoa.
3.2.4. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa của lan Hồ Điệp
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa của cây lan Hồ Điệp
Công
thức Loại giá thể
Số nụ/cành
(nụ)
Số hoa/cành
(hoa)
Tỷ lệ nở hoa
(%)
Độ bền hoa tự nhiên
(ngày)
1 Rong biển 8,67 6,00 70 38,00
2 Vỏ thông 8,30 5,67 68 37,00
3 Vỏ sò 7,00 4,00 57 31,00
4 Than hoạt tính (đ/c) 7,67 5,00 66 35,00
CV% 2,7 3,6 4,0 2,8
LSD0,05 1,6 2,8 5,77 2,0
Qua bảng số liệu 3.11 cho thấy:
Số nụ trên cành của các loại giá thể ở các công thức thí nghiệm biến động từ 7,0 nụ đến 8,67 nụ. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức thí nghiệm giá thể khác nhau không có sự sai khác về số nụ trên cành hoa lan Hồ Điệp.
Số hoa trên cành ở các công thức thí nghiệm biến động từ 4 hoa đến 6 hoa. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức thí nghiệm giá thể khác nhau không có sự sai khác về số hoa trên cành.
Tỷ lệ nở hoa của các công thức thí nghiệm biến động từ 57% đến 70%.
Cụ thể:
Công thức sử dụng Rong biển cho tỷ lệ nở hoa cao nhất đạt 70%, qua xử lý thống kê thì công thức 3 (Vỏ sò) có tỷ lệ nở hoa (57%) thấp hơn chắc
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chắn so với đối chứng (66%) ở mức ý nghĩa 95%, các công thức sử dụng giá thể Rong biển và Vỏ thông có tỷ lệ nở hoa tương đương đối chứng.
Độ bền hoa tự nhiên của các công thức thí nghiệm dao động từ 31 đến 38 ngày. Trong đó, công thức 1 (Rong biển) có độ bền hoa tự nhiên cao nhất (38 ngày) và cao hơn chắc chắn công thức 4 (đối chứng) ở mức tin cậy 95%.
Công thức 3 (Vỏ sò) có độ bền hoa tự nhiên (31 ngày) thấp hơn chắc chắn so với đối chứng (35 ngày) ở mức độ tin cậy 95%.
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng và ra hoa của lan Hồ Điệp
3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây lan Hồ Điệp Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của
cây lan Hồ Điệp STT Công thức
Số cây thí nghiệm
(cây)
Số cây sống (cây)
Tỷ lệ sống (%)
1 A/s tự nhiên (Đ/c) 30 27,9 93,3
2 1 lớp lưới đen mỏng 30 29,0 96,7
3 1 lớp lưới đen dày 30 30,0 100,0
4 2 lớp lưới đen dày 30 26,0 86,7
CV% 10,0 4,1
LSD0,05 1,45 2,99
Qua bảng 3.12 cho thấy với các công thức thí nghiệm có chế độ che sáng khác nhau cho số cây sống và tỷ lệ sống là có sai khác. Cụ thể:
Số cây sống của các công thức thí nghiệm với chế độ che sáng khác nhau dao động từ 26 đến 30 cây.Trong đó, công thức 3 (1 lớp lưới đen dày) có số cây sống (30 cây) cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (27,9 cây) và công thức 4 (2 lớp lưới đen dày) có số cây sống (26 cây) thấp hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỷ lệ cây sống của các công thức thí nghiệm biến động từ 86,7 đến 100%. Qua xử lý thống kê cho thấy, tỷ lệ cây sống cao nhất là công thức 3 có sử dụng một lớp lưới đen dày đạt 100% số cây thí nghiệm cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (93,3%). Tỷ lệ sống thấp nhất khi sử dụng hai lớp lưới đen dày hạn chế rất lớn độ che sáng nên tỷ lệ sống đạt thấp 86,67% thấp hơn chắc chắn so với đối chứng. Do vậy, chế độ che sáng hiệu quả đối với tỷ lệ sống cho cây lan Hồ Điệp nên sử dụng công thức 3 (01 lớp lưới đen dày).
3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sự tăng trưởng kích thước bộ lá của cây lan Hồ Điệp
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sự tăng trưởng kích thước bộ lá của cây lan Hồ Điệp
STT Công thức) Chiều dài lá (cm)
Chiều rộng lá (cm)
1 A/s tự nhiên (Đ/c) 18,17 4,87
2 1 lớp lưới đen mỏng 21,13 7,70
3 1 lớp lưới đen dày 20,40 7,30
4 2 lớp lưới đen dày 19,37 6,63
CV% 5,1 6,5
LSD0,05 2,3 1,9
Tăng trưởng kích thước bộ lá cây lan Hồ Điệp thể hiện ở các chỉ tiêu về sự tăng trưởng chiều dài lá và chiều rộng lá. Kết quả bảng 3.13 cho thấy:
Sự tăng trưởng chiều dài lá của các công thức thí nghiệm biến động từ 18,17 (đ/c) đến 21,13cm. Trong đó, công thức 3 (che một lớp lưới đen dày) có chiều dài lá (21,13cm) cao hơn kết quả công thức đối chứng (18,17cm) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2 (che 1 lớp lưới đen mỏng) và công thức 4 (che 2 lớp lưới đen dày) có chiều dài lá tương đương đối chứng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tăng trưởng chiều rộng lá của các công thức thí nghiệm biến động từ 4,87 đến 7,7cm. Trong đó, công thức 3 có chiều rộng lá (7,70cm) cao hơn công thức đối chứng (4,87cm) chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Như vậy khi sử dụng một lớp lưới đen dày để kiểm soát lượng ánh sáng phù hợp cho kết quả tăng chiều dài lá và chiều rộng lá cao nhất cho cây lan.
3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sự tăng trưởng kích thước mầm hoa của cây lan Hồ Điệp
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sự tăng trưởng kích thước mầm hoa của cây lan Hồ Điệp
STT Công thức Chiều cao mầm hoa (cm)
Đường kính mầm hoa (cm)
1 A/s tự nhiên (Đ/c) 27,73 0,39
2 1 lớp lưới đen mỏng 26,47 0,48
3 1 lớp lưới đen dày 28,53 0,60
4 2 lớp lưới đen dày 24,75 0,42
CV% 5,6 12,2
LSD0,05 0,679 0,11
Qua bảng 3.14 cho thấy:
Sự tăng trưởng chiều cao mầm hoa của các công thức thí nghiệm biến độngtừ 24,75cm đến 28,53cm. Trong đó, công thức 3 (che một lớp lưới đen dày) có chiều cao mầm hoa (28,53cm) cao nhất và cao hơn chắc chắn kết quả công thức đối chứng (18,17cm). Công thức 4 (Che 2 lớp lưới đen dày) cho kết quả thấp nhất (24,75cm) thấp hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (27,73cm) ở mức độ tin cậy 95%.
Tăng trưởng đường kính mầm hoa của các công thức thí nghiệm biến động từ 0,39cm đến 0,6cm. Trong đó, công thức 3 có đường kính mầm hoa
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(0,6cm) cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (0,39cm) ở mức tin cậy 95%. Các công thức sử dụng 1 lớp lưới đen mỏng và 2 lớp lưới đen dày cho kết quả tương đương so với công thức đối chứng.
Tóm lại: Khi che sáng với một lớp lưới đen mỏng thì tăng trưởng kích thước mầm hoa đạt giá trị cao nhất, chiều dài mầm hoa đạt 28,53cm và đường kích mầm hoa đạt 0,6cm.
3.3.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa của lan Hồ Điệp
Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa của hoa lan Hồ Điệp, thí nghiệm được thực hiện với 4 công thức: Sử dụng ánh sáng tự nhiên, che sáng bằng một lớp lưới đen mỏng, một lớp lưới đen dày và 2 lớp lưới đen dày. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng đến tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa của lan Hồ Điệp
Công
thức Chế độ che ánh sáng (%)
Tổng số nụ/cây
Số nụ nở thành hoa/cây
Tỷ lệ nở hoa (%)
Độ bền hoa (ngày)
1 A/s tự nhiên (đ/c) 4,5 2,5 61 26,00
2 1 lớp lưới đen mỏng 6,5 3,6 53 31,33
3 1 lớp lưới đen dày 8,6 5,5 65 32,00
4 2 lớp lưới đen dày 5,2 2,3 47 28,33
CV% 6,3 2,3 8,5
LSD0,05 8,1 5,7 0,8
Qua bảng 3.15 cho thấy một số kết quả như sau:
Số nụ nở thành hoa của các công thức thí nghiệm về độ che sáng biến động từ 23,33 đến 55 hoa. Trong đó, Số nụ nở thành hoa của công thức 3 (1
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lớp lưới đen dày) có số nụ nở thành hoa (55 hoa) cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.
Tỷ lệ nở hoa của các công thức thí nghiệm về độ che sáng biến động từ 47 đến 65%. Trong đó, công thức 3 (che 1 lớp lưới đen dày) cho tỷ lệ nở hoa cao nhất đạt 65%. Qua kết quả xử lý số liệu thống kê cho thấy các công thức che sáng không có sự sai khác nhau về tỷ lệ nở hoa của hoa lan Hồ Điệp.
Độ bền hoa của các công thức thí nghiệm về độ che sáng biến động từ 26 đến 32 ngày. Trong đó, công thức 3 (che 1 lớp lưới đen dày) cho độ bền hoa cao nhất đạt 32 ngày. Qua kết quả xử lý số liệu thống kê cho thấy công thức 3 cho kết quả cao nhất và cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (26 ngày) ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ