1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới
1.4.1.1. Các nghiên cứu về phân bón
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng nông nghiệp. Đặc biệt phân bón lá chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong nền nông nghiệp sạch nhất là rau, hoa, quả. Cây hoa lan cũng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
không ngoại trừ ảnh hưởng này. Nhiều người cho rằng cây hoa lan trong thiên nhiên mọc hoang dại được tận hưởng nguồn nước, nguồn dinh dưỡng từ nước mưa, vỏ lá mục, rêu, dương xỉ ở các hộc cây khe núi. Vì thế khi mang cây lan về trồng, nguồn nước, muối khoáng bị cắt đứt nên việc bón thêm phân là cần thiết nhất là trong sản xuất kinh doanh hiện nay.
Theo các tác giả Ajchara - Boonrote (1987) [21]; Richard - HW (1985) [20]; Soebijanto và CS (1988) [19], dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng, nó không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây lan mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Theo BFC (Bangkok Flower Centre) chế độ dinh dưỡng cho cây, khi cây con còn nhỏ thì phun NPK dạng 10:10:10, khi cây ở giai đoạn sinh trưởng mạnh thì phun NPK dạng 20:20:20, để cây ra hoa thì phun NPK dạng 10:20:10 hoặc 10:20:20. Như vậy, quy trình trồng hoa lan của họ đạt đến mức hoàn hảo.
Nhiều tác giả của các nước có ngành lan phát triển đều có chung một nhận xét: Để cây lan sinh trưởng tốt ra hoa đúng lúc, hoa bền thì việc nghiên cứu từng yếu tố ảnh hưởng cho từng loài lan là cả một vấn đề công phu và nghệ thuật.
Theo Keithly (1991), ở giai đoạn cây con (bồn mạ) lan Dendrobium và Phalaenopsis phun 50 ppm N tổng số + 4,5 ppm P + 8,2 ppm K+ Chelat Sắt + vi lượng là tốt nhất.
Poole và Seeleing (1978) cho biết nồng độ 100 ppm N + 50 - 100 ppm PK + 25 ppm Mg là tốt nhất cho lan Kiếm và Hồ điệp phát triển.
Theo Way và Lee 1994, cây con Hồ Điệp phun loại NPK tỷ lệ 20:20:20 là tốt nhất.
Theo Hãng G&B orchid Laboratory & NurseryInc, cây con lan Hồ điệp
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sinh trưởng tốt nhất khi phun loại NPK tỷ lệ 20:20:20 kết hợp với phun phân hữu cơ ngâm từ xác bã động vật.
+ Theo các nhà vườn Thái Lan, họ đã chế phân hữu cơ như sau: 3 kg rác thực vật (rau, củ, quả, hoa, lá) + 1kg đường đen. Để trong bình không rỉ, đậy nắp nhưng không cần kín, để chỗ râm mát. Sau 1 tháng chắt lấy nước để sử dụng: hoà 1/1000 tưới cho rau, 1/5000 tưới cho hoa lan rất tốt.
Cách tốt nhất để bón phân cho lan là dùng phân bón lá (phân lỏng).
Phân bón khô khó sử dụng đồng đều, nếu nó dễ hoà tan có thể gây hại cho các rễ non. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân được phân tán khắp trong chậu mau chóng thấm xuống rễ, lá. Phân bón bọc nhựa, giải phóng chậm, cũng có thể dùng được cho lan.
Theo tác giả Bốc Kim Chấn (Đài Loan): lấy một lon sữa bột than củi ngâm trong 10 lít nước trong 2 tuần, mỗi ngày khuấy trộn một lần, sau khi lắng trong thì cho 4 phần nước, tưới định kỳ mỗi tuần 1 lần sẽ làm tăng độ dày của lá.
Vai trò của các nguyên tố đối với cây lan:
Nhóm 1: gồm các nguyên tố cacbon (C), Hyđrô (H), Oxy (O) những nguyên tố này thường có sẵn trong không khí và nước mà cây sử dụng trong quá trình quang hợp.
Nhóm 2: các nguyên tố đa lượng:
N, P, K. vai trò của nitơ (N): là một trong 3 nguyên tố cần thiết cho cây lan, giúp cho sự tăng trưởng của lá, làm cho cây xanh tốt, mặt khác N còn giúp cho quá trình điều hoà P, nếu thiếu N lá nhỏ hơi vàng, mầm yếu ít hoa.
Vai trò của P: là nguyên tố quan trọng thứ hai sau N, dùng kết hợp với N giúp cho cây nẩy mầm khoẻ, ra hoa nhanh, ra rễ nhiều. P còn giúp cho quá trình thụ phấn dễ dàng hơn, đậu quả nhiều, quả mập, hạt chắc tỷ lệ nẩy mầm cao. Nếu tỷ lệ P quá lớn kích thích cho sự ra hoa sớm lá ngắn, cứng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vai trò của K: giúp cho cây hấp thụ N một cách dễ dàng giúp cho sự phát triển của chồi mới, K còn giúp cho sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây. K giúp cho cây cứng, thúc đẩy sự ra hoa, hoa có mầu sắc tươi hơn, cây đề kháng với bệnh tốt hơn. Nếu thiếu K cây cằn cỗi, khô đầu lá đậu quả ít hạt lép, tỷ lệ nẩy mầm thấp, khả năng chịu hạn kém.
Nhóm 3: bao gồm các nhân tố Ca, Mg, S
Vai trò của Ca: là nhân tố cần thiết để tạo lập vách tế bào, giúp cho tế bào hoạt động một cách điều hoà trong việc tạo lớp prôtêin, giúp cây hấp thụ nhiều đạm bộ rễ phát triển khoẻ. Nếu cây hấp thụ quá nhiều Ca, cây không hấp thụ được Fe nhưng lại hấp thụ nhiều N dẫn đến cây có mầu xanh khác thường, thiếu Ca rễ lan chậm phát triển, lá nhỏ.
Vai trò của Mg: là một trong những nguyên tố tạo nên diệp lục, giúp cây phát triển cân đối, hài hoà. Phân bón có nhiều Mg, lá lan to xanh nhưng quá nhiều mầu sắc lá lại nhạt đi, ngọn lá sẽ bị héo, thiếu Mg thì biểu hiện ngay ở rễ, rễ phát triển rất tốt, nhưng thân lá lại không phát triển, tỷ lệ rễ, thân, lá không cân đối.
Vai trò của S: là nguyên tố không kém phần quan trọng là thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào. Thiếu S cây cằn cỗi, lá vàng, mép lá đen kích thước lá nhỏ.
Các nguyên tố vi lượng: bao gồm Fe, Cu, Zn, Mn, Bo, Mo… Cây lan cần các nguyên tố vi lượng với lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu được.
Thường chúng có sẵn trong nước tưới, trong phân bón, nhưng cũng cần bổ sung thêm các nguyên tố này miễn sao không gây độc cho cây.
1.4.1.2. Các nghiên cứu về chậu trồng và giá thể
Tuỳ theo loài lan, độ tuổi của cây mà lựa chọn chậu trồng sao cho phù hợp. Có thể trồng bằng chậu đất nung, chậu nhựa. Chậu nhựa hay dùng hơn cả vì rẻ tiền, bền. Chậu đất nung thấm nước, mau khô và thoáng khí cho nên
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cần tưới thường xuyên hơn chậu nhựa. Ngoài ra, còn trồng vào chậu gỗ, thân cây, phù hợp với những loài lan cần thoáng gió như: Vanda, Aerides, Rhynchostylis… Đặc biệt, với lan Hồ điệp, do bộ rễ thuộc loại rễ thịt nên chậu trồng tốt nhất là chậu nhựa có lỗ thoát nước ở đáy và đường kính chậu chỉ được phép bằng 1/2 đường kính tán lá. Thông thường, những cây lan con thường được trồng chung vào một chậu, sau 3 - 4 tháng thì trồng chuyển sang chậu lớn hơn, sau 1 - 2 lần chuyển chậu thì giữ nguyên cho đến khi ra hoa.
Các giá thể được sử dụng hiện nay gồm: than củi, gạch nung, rêu, xơ dừa, rễ bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ.
Than củi: dùng để giữ ẩm. Là một giá thể tốt vì không chứa mầm bệnh, không mục nát và có khả năng giữ nước, hấp thụ dinh dưỡng tốt. Phù hợp với rất nhiều loại lan như Cattleya, Rhychostylis, Oncidium.
Gạch nung: trồng lan rất tốt nhưng phải nung già, ngăn rêu mọc, luôn tạo độ thoáng thích hợp cho bề mặt rễ bám, nhược điểm là nặng chỉ phù hợp trồng chậu thích hợp với nhiều loài lan thuộc chi Cymbidium.
Rêu: có dạng sợi, dai, thoáng xốp giữ ẩm rất tốt, hấp thụ dinh dưỡng tốt rất phù hợp với nhiều loài lan khác nhau, nhất là lan Hồ điệp, nhưng giá thành rất cao, đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm.
Xơ dừa: là giá thể rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm thoát nước nhanh, chóng mục, vì vậy dễ bị sâu bệnh. Đối với giá thể này cần phải thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Rễ bèo tây (lục bình): giữ ẩm tốt, dễ kiếm, rẻ tiền, trong rễ bèo có chứa một phần dinh dưỡng. Chính vì vậy, từ xa xưa con người đã dùng để bó bầu cành chiết nhanh ra rễ, nhưng chóng mục, dễ bị sâu bệnh vì vậy cũng phải thường xuyên phun phòng trừ sâu bệnh.
Mút xốp: dễ kiếm, giữ nước rất nhanh nhưng thoát cũng nhanh vì vậy khi sử dụng giá thể này cần chú ý đến chế độ tưới nước, phân.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.4.1.3. Các nghiên cứu về chế độ chiếu sáng
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị khô dần rồi chết. Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaennopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30%
nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan.
Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc - Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.