KET QUA THI HANH VE VIEC

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự. thực tiễn áp dụng tại huyện anh sơn, tỉnh nghệ an khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 53)

Don vi tinh : viéc

Số việc thụ lý Có điều kiện thi hành Chưa có điều kiện thi hành

Số

Năm | Thụ VIẾC Ch T Lý

. am lụ ` ua ‘am

Téng ủy Dinh | | | Dé . Tr | Ở

¡ trước lý Tông _Xong Đêu 4 thí | Tong | Hoan | dinh 4 do

` so : thá Chỉ lan; lơn

Năm chuyển | mới | 2 ' eT hanh chi khác

2007| 489 | 298 | 191} 2 | 253 | 151 | 12 | 32 | 38 | 20 | 234 177 | 0 | 46 | 11 2008 | 577 | 278 | 299 10 | 356 284 | 9 16 | 37.) 28 | 211 | 157 | 0 | 16 | 38 2009 | 572. 300 | 272) 14 | 420 | 311 | 13 | 14 | 62 | 20 | 138) 79 0 | 26 | 33 2010 | 455 | 182 |273| 17. 321. 248 4 7 19 | 43 | 117 | 86 2 | 17) 12 2011 | 486 | 170 | 316) 9 | 421 346 | 24 | l6 | 6 29 | 56 | 38 0 | 18, 0

( Nguồn thống kê cúa Chỉ cục thi hành án dân sự huyện Anh Sơn, tính

Nghệ An tính đến cuối tháng 12 năm 2011 )

e Về án tồn đọng:

Án tồn đọng là một thuật ngữ chuyên ngành được sử được sử dụng khá phổ biến trong công tác thi hành án, nhưng ngay cả trong Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng không có một khái niệm cụ thể nào.

Chúng ta chỉ có thể hiểu “ án tồn đọng” là “ việc tổ chức thi hành các

quyết định thi hành án dân sự theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nhưng chưa thể thi hành được còn phải kéo dài hoặc không thi hành được”.

Theo kết quả thống kê của Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Anh Sơn thì trong những năm gần đây, số án tồn đọng ngày càng tăng. Cụ thể:

- Án tồn đọng theo việc

Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo tình hình tội phạm, các vụ tranh chấp càng nhiều.Trong năm năm trở lại đây Chi cục thi hành án dân sự huyện Anh Sơn phải thụ lý mới hàng trăm việc.Điều đáng quan tâm nhất là số việc từ năm này chuyền qua năm khác vẫn còn nhiều :

- Số việc tồn từ năm 2007 chuyền sang năm 2008 là 336 việc, chiếm 69%

trong tông số 487 việc phải thi hành.

- Số việc tồn từ năm 2008 chuyền sang năm 2009 là 283 việc, chiếm 50%

trong tông số 567 việc phải thi hành.

- Số việc tồn từ năm 2009 chuyền sang năm 2010 là 247 việc, chiếm 44,3% trong tổng số 558 việc phải thi hành.

- Số việc tồn từ năm 2010 chuyền sang nam 2011 là 190 việc, chiếm 43,4% trong tổng số 438 việc phải thi hành.

- Số việc tồn từ năm 2011 chuyển sang năm 2012 là 131 việc, chiếm

27,5% trong tống số 477 việc phải thi hành.

Trong số lượng lớn các án tồn từ năm trước chuyển sang có những việc đang thi hành nhưng chưa xong và cũng có những việc chưa có điều kiện thi hành. Theo thống kê báo cáo các bản tổng kết qua các năm của Chỉ cục thi hành

án dân sự huyện Anh Sơn thì lượng án chưa có điều kiện thi hành chiếm số

lượng lớn.Cụ thể :

- Năm 2007 án chưa có điều kiện thi hành là 234 việc, chiếm 69,6% trên

tổng số 336 việc còn tồn lại, trong đó:

+ Quyết định dân sự trong hình sự : 175 việc + Quyết định dân sự : 28 việc + Quyết định hôn nhân và gia đình : 31 việc

- Năm 2008 án chưa có điều kiện thi hành là 211 viêc, chiếm 74,6% trên

tổng số 283 việc còn tồn lại, trong đó :

+ Quyết định dân sự trong hình sự : 156 việc + Quyết định dân sự : 29 việc + Quyết định hôn nhân và gia đình : 23 việc

- Năm 2009 án chưa có điều kiện thi hành là 138 việc, chiếm 55,6%

trên tổng số 247 việc còn tồn lại, trong đó :

+ Quyết định dân sự trong hình sự :1 13 việc + Quyết định dân sự : 16 việc + Quyết định hôn nhân và gia đình : 9 việc

- Năm 2010 án chưa có điều kiện thi hành là 117 việc, chiếm 61,6% trên

tổng số 190 việc còn tồn lại, trong đó :

+ Quyết định dân sự trong hình sự : 95 việc + Quyết định dân sự : 12 việc + Quyết định hôn nhân và gia đình : 10 việc

- Năm 2011 án chưa có điều kiện thi hành là 56 việc, chiếm 42,7% trên tổng số 131 việc còn tồn lại, trong đó :

+ Quyết định dân sự trong hình sự : 44 việc + Quyết định dân sự : 10 việc + Quyết định hôn nhân và gia đình : 2 việc

- An ton đọng về giá trị

-Năm 2007 tổng giá trị phải thi hành là 1.132.595.000đ, đã giải quyết xong 319.137.000đ, còn tồn phải thụ lý 813.458.000đ.

- Nam 2008 tổng giả trị phải thi hành là 1.284.028.000đ, đã giải quyết

xong 312.620.000đ, còn tồn 971.908.000đ.

- Nam 2009 tổng giả trị phải thi hành là 1.516.141.000đ, đã giải quyết

xong 727.069.000đ, còn tồn 789.072.000đ.

- Nam 2010 tổng giá trị phải thi hành là 1,380.204.000đ, đã giải quyết xong 623.254.000đ, còn tồn 756.950.000đ.

- Nam 2011 tong gid tri phải thi hành là 1.639.024.000đ, đã giải quyết xong 1.092.040.000đ, còn tồn 546.984.000đ.

( Nguồn thống kê từ Chỉ cục thi hành án dân sự huyện Anh Sơn, tính

nghệ An tính đến cuỗi tháng 12 năm 2011)

- Nhận xét, đánh giá

Thông qua kết quả thi hành án về việc và tiền ta thấy trong những năm gần đây một thành tựu đáng ghi nhận trong công tác tô chức thi hành án dân sự huyện Anh Sơn là số việc thi hành án xong và số tiền thu được năm sau cao hơn năm trước rõ rệt. Riêng năm 2007, Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn đã thi hành xong 151 việc trên tong số 253 việc có điều kiện thi hành, đạt tỉ lệ 59,7%

trên số việc có điều kiện thi hành; số tiền thực thu 219.137.000đ, đạt tỉ lệ 55,2%

trên số tiền có điều kiện thi hành, vượt chỉ tiêu mà ngành đề ra.Sang năm 2008,đã thi hành xong là 284/356 việc có điều kiện thi hành, đạt tỉ lệ thi hành xong hoàn toàn về việc là 79,8%, đạt giá trị thực thu là 63,2%. So với năm 2007 và chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 thì tỉ lệ thi hành xong về việc tăng 20,1% (79,8%

/59,7% ); về giá trị tăng 8% (63,2% /55,2% ). Bước sang năm 2009, kết quả thi

hành xong là 311 việc vượt so với năm 2008 là 27 việc, đạt tỉ lệ 80,5% trên số việc có điều kiện thi hành ; giá trị thí hành xong là 727.069.000đ, vượt so với

năm 2008 là 414.449.000đ, đạt tỉ lệ 68,4% trên số tiền có điều kiện thi hành.

Năm 2010, số việc phải thi hành 1a 438 việc, giảm 120 việc so với năm 2009, số

thụ lý mới 273 việc. Trong số việc có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 248 việc, đạt 77,3% giảm 3,2% so với năm 2009, với thực thu là 623.254.000đ, chiếm 70.7% tăng so với năm 2009 2,3%. Năm 2011, đã thi hành xong 346/421 việc có điều kiện thi hành, đạt 82,2% tăng so với năm 2010 là 98 việc với giá trị

thực thu 1.092.040.000đ đạt 80,8% trên số tiền có điều kiện thi hành, tăng

468.786.000đ so với năm 2010.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó thì số lượng các vụ việc cũng như giá trị tồn đọng vẫn còn cao, mặc dù trong năm năm trở lại đây có xu hướng giảm dần; đây cũng là vấn đề đáng quan tâm của Chỉ cục thi hành án dân sự huyện Anh sơn nói riêng và cả nước nói chung. Một điều đáng lưu ý là trong số án tồn này có những việc tồn đã được thụ lý từ năm 1993 ( thời điểm chuyến giao công tác thi hành án từ Tòa án sang cho cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ) đến nay vẫn chưa giải quyết đứt điểm.

Trong cơ cấu án tồn chuyển sang kỳ sau bao gồm: Án thi hành đở dang, án chưa thi hành được, án hoãn, tạm đình chỉ, lý do khác. Trong đó, điều đáng

chú ý là số vụ việc dở đang và số án chưa thi hành được còn tồn khối lượng lớn.

Đây cũng là những vụ việc có điều kiện về tài sản nhưng cơ quan thi hành vụ việc chưa tổ chức thi hành được.

Qua số liệu trên tôi thấy, so với sự phát triển kinh tế ở huyện Anh Sơn thì số lượng án phải thi hành cũng như án tồn đọng vẫn còn cao, mặc đù trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần. Đây cũng là vấn đề mà các cấp, chính quyền đang rất quan tâm đề đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết tình trạng đó.

b) Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự

Do hoạt động thi hành án dân sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân nên công tác này được Chỉ cục thi hành án huyện Anh Sơn đặc biệt xem trọng, nhất là chú trọng kĩ năng dân vận trong công tác tiếp

dân nhằm đảm bảo giải quyết thỏa đáng, hài hòa các yêu cầu của tổ chức, cá

nhân. Đơn vị tiếp tục duy trì đều việc lãnh đạo tiếp công dân hàng tuần, hàng

tháng và bố trí công chức giỏi nghiệp vụ có kinh nghiệm và phâm chất đạo đức tốt tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo về thi hành án dân sự.

Về giải quyết khiếu nại tố cáo, Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn đã tập trung giải quyết đứt điểm ngay từ giai đoạn đơn thư mới phát sinh, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Luật khiếu nại tố cáo. Đơn vị đã chủ động giải quyết kịp thời các vụ việc nên trong năm 2011 không có đơn thư khiếu nại tố cáo. Đây là một trong những kết quả đáng tự hào trong công tác tổ chức thi hành án dân sự huyện Anh Sơn. Điều này thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của toàn đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra hàng năm.

2.2.2. Công tác quan ly, chi dao thi hành án

- Hoạt động cua Ban chỉ đạo: Ban chỉ dao Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn hàng năm được kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả. Họp thường kỳ

đều đặn 3 tháng/ Ilần và tiến hành họp đột xuất khi cần thiết dé giải quyết việc

khó khăn, phức tạp. Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự huyện giải quyết xong những vụ khó khăn, vướng mắc, những vụ việc liên quan đến tô chức, tập thê phải thi hành án như : năm 2008 và 2009 đơn vị đã giải quyết xong 2 việc thi hành án đối với tập thể Uỷ ban nhân dân xã Lĩnh Sơn trá cho ông Nguyễn Bá Thi 13.452.000 đồng và Uỷ ban nhân dân xã Cao Sơn trả cho Doanh nghiệp tư nhân Dung Cơ 129.000.000 đồng; Ngoài ra, Ban chỉ đạo huy động lực lượng áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng không chấp hành án như: năm 2009 tham gia cưỡng chế đối với ông Nguyễn Văn Thắng ở Hùng Sơn

— Anh Sơn với tổng số tiền và tài sản kê biên đến 66.300.000 đồng 2.2.3. Công tác quán lý tài chính, tài san, đầu tư xây dựng cơ bản

a) Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách

Căn cứ vào biên chế được giao và tổng mức lương của công chức, Cục Thi hành án dân sự kịp thời lập dự toán ngân sách theo quy định hàng năm, Cục Thi hành án dân sự đã giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 cho các đơn vị trực thuộc kip thoi va dam bảo đúng quy định.

b) Quan ly kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thi hành án dân sự

Quản lý tài chính, tài sản: Luôn được Chỉ cục thực hiện tốt, đúng nguyên tắc tài chính, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí đúng mục đích và quy chế chỉ tiêu nội bộ

2.2.4. Tình hình phối hợp giữa cơ quan Thỉ hành án dân sự với các cơ quan, ban, ngành hữu quan trong công tác thi hành án dân sự

Công tác phối hợp với các ngành hữu quan nhìn chung tiếp tục được tăng cường và hiệu quả, luôn được sự hỗ trợ, phối hợp tích cực của các ngành, nhất là

Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong năm, Chỉ cục thi hành án huyệnđã chủ động mời

liên ngành họp bàn hướng giải quyết các vụ việc thi hành án dân sự gặp khó khăn, vướng mắc và được các ngành hỗ trợ tích cực, cho ý kiến về hướng xử lý đối với các vụ việc này hay đề xuất họp Ban chỉ đạo thi hành án dân sự đối với những vụ việc các ngành chưa thống nhất hướng xử lý, cùng với việc tham gia phối hợp tốt các vụ việc cưỡng chế do cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức và các đơn vị cũng đã phối hợp tốt với các Trại giam, Trại tạm giam, Công an tỉnh động viên, thuyết phục người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, thân nhân của họ tự nguyện thi hành phần trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự, xác nhận kết quả thi hành án dân sự để làm cơ sở cho việc xét miễn, giảm thi hành án.

2.2.5. Tuyên truyền, phố biến pháp luật thi hành án dân sự

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân luôn được cơ quan thi hành án dân sự quan tâm đúng mức và xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để đây mạnh, nâng cao hiệu quả công tác. Trong năm, đơn vị đã chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền pháp luật về thi hành án dân sự, phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tư vấn pháp luật cho người dân và kịp thời đưa tin về hoạt động thi hành án dân sự hay trực

tiếp hướng dẫn, giải thích pháp luật khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu nhằm tác

động tích cực đến nhận thức của mọi người đối với công tác thi hành án dân sự,

từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn huyện.

Cùng với những thành tựu to lớn đó thì công tác thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định ảnh hưởng

tới kết quả thi hành án. Đòi hỏi cần phải có những biện pháp kịp thời khắc phục.

2.3. Những khó khăn vướng mắc trong thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân của các bên

đương sự và những người có liên quan. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định

cúa Tòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của các bên đương sự. Do vậy, ít người tự nguyện thi hành án trừ khi không thể trồn tránh được và những khó khăn rào cản trong thi hành án vì thế luôn xuất hiện với muôn hình vạn trạng.

Thứ nhát, điều kiện thi hành án của đương sự không có. Qua rà soát tính đến ngày 01/04/2011 của Chỉ cục thi hành án dân sự Anh Sơn cho thấy, hầu hết đương sự đang chấp hành hình phạt tù giam, gia đình không có điều kiện dé thi

hành án chiếm tới 29 việc, tội phạm ma tuý có 07 việc; không rõ địa chỉ cư trú hoặc đi khỏi địa phương mà không có tài sản để lại có tới 45 việc; đương sự có mặt tại địa phương nhưng không có tài sản và thu nhập để thi hành án 11 việc;

thu nhập thi hành dan 20 việc, nuôi con hang tháng 21 việc.

Ví dụ: Điển hình vụ án sau đây áp dụng đối với người phải thi hành đi khỏi nơi cư trú nhằm trốn nợ, lần tránh cơ quan thi hành pháp luật. Đó là trường hợp của Phạm Kim Đạo sinh ngày 1/10/1988 tại Lĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An

phạm tội tại Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Chi cục THADS quận Gò

Vấp, TP. Hồ Chí Minh đã uỷ thác về cho Chi cục THADS huyện Anh sơn về tổng số tiền án phí mà Phạm Kim Đạo phải thi hành đó là 925.000đồng. Nhưng

Chấp hành viên Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn xác minh và cho biết Phạm

Kim Đạo có hộ khẩu thường trú tại Lĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An nhưng đã bỏ

đi, đến nay không biết đang ở đâu.

Thứ hai, trong quá trình tổ chức thi hành án, nhiều đương sự có điều kiện thi hành án nhưng vẫn có tình chây ỳ, không tự nguyện thi hành án, thậm chí còn có trường hợp chống đối quyết liệt, nhiều trường hợp không hiểu trình tự , thủ tục thi hành án hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân làm đơn

khiếu nại, tố cáo không đúng với quy định của pháp luật nhằm trì hoãn việc thi

hành án.

Thứ ba, tình trạng án dân sự ton dong van con chiếm tỉ lệ đáng kế. Mặc đù cơ quan thi hành án huyện Anh Sơn đã có sự tập trung cao và có nhiều biện pháp giải quyết án tồn đọng nhưng đến nay trên địa bàn huyện vẫn chiếm tới

trên 30% so với tổng số việc cần phải thụ lý. Ngày càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống xã hội, ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của Nhà

nước, công dân...

Ví dụ: Theo Quyết định Thi hành án s6 330/ QD — THA ngay 06/12/2008

của Cơ quan THADS huyện Anh Sơn về việc thi hành đối với Phạm Hải Ninh (sinh ngày 12/7/1981); cư trú tại xã Phúc Sơn — Anh Sơn - Nghệ an đã bị TAND huyện Anh Sơn xử về tội “giết người” và “cướp tài sản” của công dân. Tuyên phạt Phạm Hải Ninh 24 năm tù (tổng hợp hình phạt cả hai tội danh), thời hạn tù tính từ ngày 05/08/2008.

Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Phạm Hải Ninh và người giám hộ cho Ninh là (ông Phạm Hải Đông) phải bồi thường cho gia đình nạn nhân là 35.400.000 đồng (trích Bản án số 59 ngày 15/5/2008 của TAND huyện Anh Sơn).

Tuy nhiên, tại biên bản xác minh về điều kiện thi hành án của Chỉ cục thi hành án huyện Anh Sơn vào ngày 5/2/2009 về việc xác minh tài sản của Phạm Hải Ninh (tại gia đình bố mẹ đẻ là ông Phạm Hải Đông và Bà Nguyễn Thị Nguyệt ) ở xã Phúc Sơn cho thấy:

Hiện tại, Phạm Hải Ninh đang chấp hành hình phạt tù, trước khi phạm tội Ninh được bố mẹ cho đi học văn hoá sau đó nghỉ học nên chưa có công việc làm ăn, sống phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình. Phạm Hải Ninh không có tài sản

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự. thực tiễn áp dụng tại huyện anh sơn, tỉnh nghệ an khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)