- Đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động cho cơ quan thi hành án, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, đặc biệt là xây dựng trụ sở, hệ thống kho tang vật, tài sản của các cơ quan thi hành án.
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống các công cụ hỗ trợ về tài chính mang
tính chất đặc thù nhằm kịp thời hỗ trợ những khu vực có khó khăn hoặc hỗ trợ
thực hiện các vụ án lớn, có ảnh hướng lớn đến trật tự, an toàn xã hội.
- Về lâu đài cần nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính linh động, hướng
tới tăng cường cơ sở vật chất, nguồn tài chính để tổ chức thi hành án dân sự.
Trong đó có phần cứng đề đảm bảo hoạt động của cơ cấu bộ máy, ưu tiên đầu tư cho con người và những khoản chi cứng cần thiết khác. Phần còn lại được điều hành linh hoạt trên cơ sở khối lượng vụ việc, tính chất vụ việc tại mỗi một địa
điểm, thời điểm khác nhau.
3.8. Xã hội hóa thi hành ân dân sự
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, việc xã hội hóa từng bước thi hành
án dân sự là cần thiết vì nó mang lại những lợi ích như: giảm tải khối lượng
công việc của Cơ quan thi hành án dân sự đang ngày càng tăng lên, góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng, tạo điều kiện cho co quan thi hành án tinh lọc kiện toàn, tính giảm biên chế, làm gọn nhẹ bộ máy, tiết kiệm một cách đáng kể cho ngân sách Nhà nước; giúp cho việc nâng cao chất lượng thi hành án dân sự nhờ có sự cạnh tranh giữa cơ quan , tổ chức thi hành án; làm thay đổi phong cách làm việc, thái độ phục vụ, khắc phục tệ quan liêu cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân, tạo thêm khả năng lựa chọn cho người dân phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của mình.
Vấn đề đặt ra là phải xác định đúng phạm vi những nội dung hoạt động thi hành án dân sự có thể và cần được xã hội hóa. Việc xã hội hóa phải phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử cụ thể của từng giai đoạn phát triển xã hội. Ngoài ra, phải tính đến yếu tố tâm lý, tập quán, truyền thống, môi trường pháp lý ở từng vùng khác nhau.
Theo quy định của pháp luật có hai loại việc được đem ra thi hành theo phương thức khác nhau. 7# nhát, loại việc do Cơ quan thi hành án chủ động thi hành, không phụ thuộc vào ý chí của đương sự, bao gồm: các bản án, quyết định
về trả lại tài sản hoặc không bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt
tiền... 7# hai, là tất cả các việc còn lại mà Cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi đương sự có đơn yêu cầu. Đây là căn cứ quan trọng để phân định phạm vi những việc xã hội hóa.
Đối với loại việc thứ nhất nhằm bảo vệ “ lợi ích công” thì chỉ phí tiền bac,
phương tiện đều do ngân sách Nhà nước gánh chịu. Cơ quan thực hiện công việc này cũng phải là cơ quan công quyền với đội ngũ công chức hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước. Đối với loại việc thứ hai, có thể coi là “ lợi ích ” tư của công đân, nên để bảo vệ quyền lợi đó do đó họ phải chịu các chi phi cần thiết.
Nhà nước không nên làm cả những việc này và nên xem đó là một loại hình dịch vụ pháp lý đặc biệt và giao cho các tổ chức, cá nhân đảm nhiệm trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của đương sự và nhằm giảm bớt gánh nặng cho bộ máy công quyền, tăng nhanh tốc độ và hiệu quả giải quyết việc thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, việc xã hội hóa công tác thi hành án cũng phải thực hiện từng bước với hình thức tổ chức thích hợp. Qua nghiên cứu tổ chức thi hành án một
số nước trên thế giới, chúng ta thấy có ba hình thức tổ chức thi hành án dân sự:
thi hành án công, do công chức nhà nước thực hiện, hình thức bán công vừa do công chức thực hiện vừa do viên chức thi hành đảm nhiệm và thi hành án tư
nhân. Mỗi mô hình đều có những ưu khuyết điểm. Mô hình công đảm bảo hiệu
lực cưỡng chế của Nhà nước, tạo tâm lý tin tưởng, an toàn về phía người dân, nhất là người dân nghèo; nhưng mặt trái của nó là tốn kém kinh phí Nhà nước và dễ phát sinh tệ quan liêu, sách nhiễu; mô hình tư nhân thì mức độ xã hội rất cao,
ngân sách Nhà nước đỡ tốn kém nhưng đòi hỏi phải có những điều kiện như:
nền kinh tế - xã hội phát triển ở mức độ nhất định, môi trường pháp lý, văn hóa
pháp lý phát triển, đặc biệt ý thức pháp luật của người dân và cơ quan, tổ chức phải rất cao; hệ thống pháp luật phải đồng bộ.
Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta cần phải từng bước xã hội hóa thi hành án theo chủ trương của Đảng, bước đầu có thể xã hội hóa việc tống đạt các văn bản, giấy tờ thi hành án dân sự và xác minh tài sản của người phải thi hành án...nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án tập trung vào những công việc thi hành án chủ yếu, giảm gánh nặng cho các cơ quan này do tình trạng quá tải về công việc, đồng thời nâng cao tính chất xã hội, làm cho thi hành án trở thành mối quan tâm chung của xã hội, là trách nhiệm của xã hội.
Tiếu kết chương 3
Tom lại, công tác thi hành án dân sự có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố, trong đó quan trọng là phải đưa ra những giải pháp phù hợp, đúng đắn mang tính thực tế để áp dụng vào thực tiễn của từng vùng khác nhau nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của thi hành án.