Để góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự thì việc đổi mới thủ tục
thi hành là rất quan trọng. Cần phải có những giải pháp đúng đắn, kịp thời để ngày
càng hoàn thiện hơn pháp luật thi hành án dân sự:
- Cần phải quy định rõ trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản khác về quyền hạn cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, phải triệt để áp dụng các biện pháp kê biên tài sản của người phạm pháp hoặc của người phải thực hiện nghĩa vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này.
- Cần sớm có văn bản quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường đo sai phạm trong quá trình thi hành án, theo đó xác định cụ thé trách nhiệm của cá nhân
Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát, các tô chức và cá
nhân có liên quan đến quá trình thi hành án.
- Các cơ quan tư pháp, đặc biệt là các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án cần kiên quyết và xét xử nghiêm những trưởng hợp cản trở, chống đối và không chịu chấp hành án nhằm lập lại kỉ cương thi hành án, góp phần tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan, tổ chức, kế cả cơ quan Nhà nước phải tự nguyện thi hành án, nếu không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp tô chức thi hành án theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tình cản trở hoạt động thi hành án cần được xử lý nghiêm minh theo quy
định của pháp luật. Đối với những cá nhân cản trở, chống đối việc thi hành án mà có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, thì phải kiên quyết truy cứu trách nhiệm
hình sự, tổ chức xét xử lưu động một số vụ điển hình để tuyên truyền rộng rãi, làm gương cho những đối tượng khác.
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ thông tin thường xuyên giữa cơ quan thi hành án, người được thi hành án với cơ quan đăng kí quyền sở hữu, cơ quan đăng kí giao
dịch bảo đảm, cơ quan công chứng...nhằm tao điều kiện thuận lợi cho Cơ quan thi hành án thực thi nhiệm vụ.
Tăng thêm thâm quyền cho Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên như: cho
phép cơ quan thi hành án được áp dụng các biện pháp khân cấp tạm thời trước khi
Tòa án thụ lý vụ án theo yêu cầu của đương sự trong trường hợp có dấu hiệu tấu tán tài sản với điều kiện người yêu cầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của sự
kiện, phải thanh toán các chi phi can thiết cũng như bồi thường thiệt hại xảy ra do
yêu cầu không đúng: cho phép Chấp hành viên được quyền ra lệnh dẫn giải trong trường hợp giấy báo hợp lệ nhiều lần mà vẫn không có mặt; được áp dụng biện
pháp chế tài với người thứ ba, trong trường hợp không thực hiện yêu cầu của Chấp
hành viên; được khám xét và áp dụng các biện pháp truy tìm tài sản của người phải thi hành án khi có căn cứ cho rằng họ có tình che dấu, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa chức danh Chấp hành viên với Chấp hành viên trưởng.
Cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành án thực hiện
nghĩa vụ lao động bắt buộc để lấy tiền thực hiện nghĩa vụ đối với người được thi
hành án.
3.4. Công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong tổ chức thi hành án
- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác thi hành án dân sự theo hướng sâu sát, cụ thé, quyét liệt, rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự trong chỉ đạo, điều hành công tác thi hành án dân sự, nhằm tạo sự tập trung, thống nhất, thông suốt trong hệ thống cơ quan quản lý thi hành án dân sự với các cơ quan thi hành án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc t6 chức thi hành án.
- Thường xuyên thống kê, tổng rà soát, phân loại án theo qui định, từ đó
lập kế hoạch tổ chức thi hành án cụ thể phù hợp với từng địa phương, từng giai
đoạn; chỉ đạo thực hiện các đợt thi hành án cao điểm nhằm thi hành dứt điểm
các vụ việc có điều kiện thi hành, làm giảm đến mức thấp nhất số việc thi hành án có điều kiện tồn đọng.
- Thường xuyên thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu được giao đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, từ đó phát hiện những điển hình để nhân rộng và hạn chế những yếu kém, khuyết điểm trong thi hành án dân sự.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác thi hành án nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các sai phạm. Có cơ chế kiểm soát cũng như mở rộng sự giám sát của nhân dân, nhất là của người được thi hành án, người phải thi hành và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để hạn chế thấp nhất những sai phạm và tiêu cực trong thi hành án. Kết hợp kiểm tra về thống kê phân loại án với nghiệp vụ thi hành án với kiểm tra về công tác tô chức cán bộ, công tác tài chính, quản lý tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong công tác kiểm tra cần chú trọng việc công tác hậu kiểm nhằm đánh giá việc thực hiện kết luận kiểm tra, nhất là biện pháp khắc phục những sai sót trong các kết luận kiểm tra. Bên cạnh đó, cần quan tâm đánh giá, tổng kết về những mặt mạnh, yếu phát hiện được trong quá trình kiểm tra, từ đó nghiên cứu, tổng hợp để thực hiện ban hành mới hoặc sửa đổi những quy định của pháp luật không còn phù hợp thực tiễn hoặc ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện chung trong toàn quốc nhằm tạo sự thống nhất trong tổ chức thi hành án dân sự.
- Tăng cường công tác phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ để cơ quan thi hành án hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể thuộc cơ quan Thi hành án như: Chi bộ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Công đoàn, Nữ công... nhằm thu hút sức mạnh và trí tuệ của tập thể vào công tác tổ chức thi hành án dân sự.
- Chủ động phối hợp trại giam, trại tạm giam nơi có người phải thi hành đang chấp hành hình phạt tù, trực tiếp hoặc có văn bản yêu cầu Ban giám thị trại
hỗ trợ, phối hợp thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành và ghi
lời khai về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho Cơ quan thi
hành án dân sự.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Cơ quan thi hành án với Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan khác trong công tác thi hành án dân sự; tố chức họp bàn giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo và những vướng mắc theo qui chế phối hợp.