VI. THONG TIN BO SUNG CHO CÁC KHOAN MUC TRINH BAY TRONG BAO CAO KET QUA KINH DOANH
9. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Năm 2008 Năm 2007
VND VND
Lương và phụ cấp lương 235.831.653.916 174.594.141.616
Chỉ ăn ca 8.283.587.348 7.405.702. 108
BHXH, BHYT, KPCD 12.017.485.605 9.079.246.859
Bảo quản sửa chữa thường xuyên 25.391.042.247 25.858.776.936
Sửa chửa lớn TSCĐ 353.197.946 254.567.818
Chỉ phí nhiên liệu, động lực 12. 118.300.208 10.636.602.491 Chỉ bảo đảm hoạt động 38.433.555.871 29.752.186.471
Khấu hao TSCD 91.790.972.950 117.476.404.858
Chỉ phí công cụ. dụng cụ 3.486.337.248 3.016.116.065 Chỉ đào tạo ứng dụng KHKT 11.274.616.416 11.213.548.163 Bảo hiểm TSCĐ và trách nhiệm ĐHB 11.836.510.661 9.189.691.298 Chi dich vụ bồ sung điều hành bay 198.450.646.189 170.970.454.855
Bay hiệu chuẩn 4.570.348.905 3.429.950.503
Thuê kênh vệ tỉnh, điện thoại 13.787.687.866 12.434.902.078
Thuế GTGT đầu vào 21.238.988.580 30.390.806.610 Dự phòng phải thu khó đòi 494.405.893 72.092.425
Cộng 689.359.337.849 (615.775.191.154
VILNHUNG THONG TIN KHAC 1. Chuyén déi loai hinh doanh nghiép:
Ngày 19 tháng 06 năm 2008, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 1789/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoạt động trong lĩnh vực công ích, theo đó Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam đã được tô chức lại thành Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam.
2. Số liệu so sánh:
Số liệu so sánh là số liệu trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/2007 đã được kiểm toán bởi Chi nhánh Công ty Kiểm toan va Dich vu tin hoc TP.
Hồ Chí Minh (AISC), sau đó tiếp tục điều chỉnh theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước và kiểm tra quyết toán liên ngành của Bộ Tài chính và Cục Hàng không Việt Nam. Một số chỉ tiêu của Báo cáo tài chính đã được phân loại lại cho phù hợp với mục đích so sánh của Báo cáo tài chính này.
2.3. BANH GIA VE HE THONG BCTC CUA TONG CONG TY BAO DAM HOAT DONG BAY VIET NAM:
2.3.1 Những ưu điểm:
Trước hết Tổng công ty và các đơn vị thành viên đã chấp hành đúng chế độ BCTC áp dụng cho các doanh nghiệp. Cụ thể, Tổng công ty đã tuân thủ tương đối tốt các nguyên tắc, chế độ và các chuẩn mực kế toán đã và đang được thừa nhận tại Việt Nam. Đặc biệt, thực hiện lập và nộp BCTC riêng, BCTC hợp nhất, BCTC bộ phận đầy đủ theo đúng chuẩn mực kế toán. Ngày 20/03/2006 Bộ tài chính đã ban
hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC quy định về chế độ kế toán mới áp dụng cho
các doanh nghiệp, trong đó có quy định về hệ thống báo cáo tài chính. Tổng công ty đã áp dụng toàn ngành tuân thủ theo chế độ mới, và chương trình kế toán máy áp
dụng phù hợp với yêu cầu của việc thay đổi báo cáo. Việc áp dụng phù hợp chuẩn mực với chế độ kế toán rất đặc thù của Tổng công ty, phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh và hoạt động quản lý tại Tổng công ty. Nhờ đó BCTC đã được lập
tương đối đầy đủ đáp ứng phần nào nhu cầu về thông tin cho các đối tượng sử dụng.
Chất lượng thông tin trên các BCTC đã dần được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi
cho các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định phù hợp.
*Với báo cáo riêng tại các công ty và văn phòng tổng công ty:
Cuối niên độ kế toán các công ty hạch toán phụ thuộc và văn phòng tổng công ty đã lập và nộp đầy đủ đúng hạn các báo cáo theo quy định của Tổng công ty, tuân thủ theo mẫu biểu của chế độ kế toán
Tại tổng công ty cũng có hệ thống báo cáo riêng phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại tổng công ty như: thu tiền điều hành bay, đầu tư xây dựng cơ bản
* Với báo cáo tài chính tông hợp:
BCTC tổng hợp tại Tổng công ty được lập trên cơ sở hợp nhất các BCTC
riêng của các công ty hạch toán phụ thuộc, văn phòng tổng công ty và bản thân Tổng công ty. Báo cáo tổng hợp đã phản ánh trung thực, hợp lý các khía cạnh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của Tổng công ty; đồng thời phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán ban hành của doanh nghiệp hiện hành và các quy định pháp lý liên quan.
-Về phương pháp lập BCTC tổng hợp:
Tổng công ty bảo đảm hoat động bay Viêt Nam đã lập BCTC tổng hợp theo từng khoản mục của BCTC bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu chỉ phí... Trước khi lập BCTC tổng hợp
Tổng công ty đã thực hiện khá tôt và đầy đủ việc điều chỉnh loại trừ chỉ tiêu bảo
không trùng lắp sự phản ánh.
Đối với Bảng cân đối kế toán:
+Loại trừ phần số dư các tài khoán phải thu và phải trả nội bộ giữa tông công ty và các công ty bên dưới.
Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
+Không tiến hành lập tại các đơn vị, mà tại Tổng công ty, sau khi đã tông hop tat cả phần doanh thu chỉ phí, kêt số và lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho toàn Tổng công ty. Đây là sự áp dụng mềm dẻo linh hoạt đối với SỰ đặc thù của toàn ngành quản lý bay. Và vẫn phù hợp với chuẩn mực kế toán, các quy định của cơ quan quản lý.
Đối với báo cáo lưu chuyền tiền tệ:
+Tại các đơn vị khi thao tác ban đầu các nghiệp vụ phát sinh, kế toán đã thực hiện thống kê dòng tiền lưu chuyền. Cuối kỳ in ra báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp,và tại Tổng công ty tổng hợp theo phương pháp cộng dòng từng chỉ tiêu trên
bảng báo cáo lưu chuyền tiền tệ, lập thành báo cáo lưu chuyền của Tổng công ty.
Thứ hai: Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay đang trong quá trình hoàn thiện chuyên đổi sang mô hình tổng công ty bao gồm cả công ty hạch toán phụ thuộc, công ty kinh doanh độc lập, công ty thương mai, và có cả đơn vị sự nghiệp..
Chính vì vậy quan tâm hàng đầu đó là việc đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật nhằm đáp ứng với việc đổi mới đó. Năm 2006 Tổng công ty bắt tay thực hiện chuẩn hoá chương trình kế toán máy áp dụng cho toàn ngành, phù hợp với quá trình đổi mời về cơ chế và quản lý của Tổng công ty. Máy móc trang thiết bị hiện đại, công nghệ kết nối và truyền nhận số liệu giúp cho việc tổng hợp báo cáo kịp thời và nhanh chóng. Đáp ứng được việc chuẩn hoá nghiệp vụ cho toàn ngành, các mẫu biểu báo cáo dùng chung và dùng riêng của từng công ty và tông công ty.
Thứ ba: với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù, đó là cung cấp
các dịch vụ điều hành bay bảo đảm, các dịch vụ tốt và đồng nghĩa với nó là công tác đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Việc công khai minh bạch báo cáo tài chính là đòi hỏi cấp thiết đối với các cơ quan quản lý, nhằm xét tình hình tài
chính, nguồn vốn có đủ đề đáp ứng cho các dự án đầu tư trong tương lai hay không?
Từ năm 2005 đến nay, Tổng công ty luôn lựa chọn các công ty kiểm toán độc lập có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao: Công ty kiểm toán Vaco, Công ty kiểm toán AFC, công ty kiểm toán UHY... Báo cáo tài chính được kiểm toán là cơ sở quan trọng giúp cho việc thông qua và công khai báo cáo tài chính.
2.3.2 Một số hạn chế còn tôn tại:
Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở trên, việc lập và nộp BCTC của Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay còn tồn tại một số vấn để cần hoàn thiện hơn nữa nhằm phát huy vai trò và hiệu quả của thông tin trình bày trên BCTC của Tổng công ty:
* Đối với báo cáo của các công ty:
Hệ thống báo cáo của các công ty bao gồm:
+Báo cáo tài chính của các công ty phụ thuộc +Báo cáo tài chính của văn phòng tổng công ty
+Báo cáo tài chính của riêng Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay.
Nhìn chung là các mẫu biểu đã đúng so với chuẩn mực 21 trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên trên bảng cân đối nhìn vào chỉ tiêu đự phòng các khoản phải
thu khó đòi ta thấy:
Trên bảng cân đối riêng của Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam
khoản phải thu của khách hàng là rất lớn, và khoản phải thu này bản chất là tiền
điều hành bay phải thu trong nhiều năm của các hãng hàng không. Trong khi chỉ tiêu dự phòng phải thu quá ít, như vậy cho thấy Tổng công ty chưa quan tâm đến việc lập dự phòng các khoản nợ phải thu đã quá hạn vào trong năm tài chính.
- Bảng cân đối thiếu các chỉ tiêu ngoài bảng, các chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu nợ khó đòi đã xử lý, và ngoại tệ các loại. Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay có rất nhiều khoản phải thu của các khách hàng là các hàng hàng không trong và ngoài nước. Một số khoản nợ quá hạn và khi có quyết định thoái thu thì cần thiết phải theo dõi TK ngoài bảng đối với các khoản này.
- Tổng công ty chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tại các
công ty TK hàng tồn kho có dư nợ rất lớn, các vật tư dùng để thay thế có giá trị rất lớn, nhưng trên Tk 159(dự phòng giảm giá hàng tồn kho) công ty không tiến hành trích lập hàng năm.
* Đối với báo cáo tổng hợp của Tổng công ty
- Về hệ thống các loại báo biêu: hiện nay Tổng công ty đã lập day đủ 4 loại báo cáo tông hợp theo quy định tuy nhiên báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp không phản ánh được đầy đủ tính chất và ý nghĩa của luồng tiên. Hơn thế là, báo cáo lưu chuyền tiền tệ trực tiếp tổng hợp lập theo phương pháp cộng ròng các chỉ tiêu từ các báo cáo lưu chuyên tiền tệ trực tiếp của các đơn vị, chính vì vậy chỉ tiêu lưu chuyên của luồng tiền thông qua 336, 136 bị đội lên ảo so với thực tế. Đây là nhược điểm của việc tổng hợp, tuy nhiên đề loại trừ nó khỏi báo
cáo này là rất khó nguyên nhân là do báo cáo được in tự động từ chương trình, và nếu cộng trừ bằng tay thì không được chính xác.
- Với mô hình của Tổng công ty hiện nay thì việc lập báo cáo tổng hợp như hiện nay là rất hợp lý bởi vì Tổng công ty chỉ bao gồm các đơn vị hạch toán phụ
thuộc, vì vậy hệ thống báo cáo tổng hợp là sự hợp cộng và điều chỉnh phù hợp với thực tế tại Tổng công ty. Tuy nhiên tiến tới năm 2010, khi mà Tổng công ty xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức bao gồm công ty hạch toán phụ thuộc, công ty hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, công ty thương mại, công ty TNHH... Việc đổi mới mô hình Tổng công ty theo mô hình tập đoàn khiến cho việc lập báo cáo tài chính tổng hợp như hiện nay không còn phù hợp. Chuẩn mực số 25 “báo cáo tài
chính hợp nhất” quy định bắt buộc đối với Tổng công ty có mô hình tập đoàn, hay
công ty mẹ con phải tiến hành hợp nhất báo cáo tài chính.