CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Cơ sở lý luận về Doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính sách hỗ trợ
1.1.2. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chính sách hỗ trợ DNVVN thường được hiểu là các trợ giúp của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN. Các chính sách này thường chú trọng vào khoảng cách giữa các DN lớn và các DNVVN về năng suất, tiền lương, nguồn nhân lực, nguồn quản lý… Thông thường sự hỗ trợ hướng tới tạo nguồn lực cho tăng trưởng (thông qua hỗ trợ tiếp cận vốn, lao động, thị trường,…) và hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý. Các mức độ hỗ trợ DNVVN sẽ dựa trên căn cứ xem xét các nhóm yếu tố: năng lực công nghệ (technological capabilities), năng lực tài chính (financial capabilities), năng lực nguồn nhân lực (human resourecs capabilities)… (Hoàng Đình Phi,
16
2008)2. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp không can thiệp quá sâu vào quá trình vận động phát triển của doanh nghiệp mà chủ yếu tác động tích cực gián tiếp thông qua việc cải cách môi trường kinh doanh, trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực nhƣ tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực. Mỗi quốc gia khác nhau có những chính sách và biện pháp hỗ trợ riêng biệt về phạm vi, nội dung và thời gian thực hiện.
Cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ:
Hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chúng là nguồn tạo việc làm, cạnh tranh, động lực phát triển kinh tế và đổi mới; chúng khuyến khích tinh thần kinh doanh và phổ biến các kỹ năng. Do DNVVN hiện diện ở nhiều vùng địa lý hơn so với các doanh nghiệp (DN) lớn, chúng cũng góp phần vào việc phân bố thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp này vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhƣ:
- Thiếu nguồn lực cho tăng trưởng: vốn kỹ thuật, tri thức lao động hầu nhƣ khó gia nhập vào các DNVVN, môt phần do qui mô quá nhỏ, những đầu tƣ công nghệ hiện đại, kể cả công nghệ sản xuất lẫn công nghệ quản trị, không thể thích nghi, mặc khác chủ sở hữu thiếu tầm nhìn và thiếu cả nguồn lực tài chánh để đầu tƣ.
- Khả năng tiếp cận với những định chế tài chính trung gian khó khăn3 (ƣu đãi, hỗ trợ lãi suất,…)
- Không thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô.
Những biến động của lãi suất ngân hàng, lạm phát, tỷ giá hối đoái đã
2 Hoàng Đình Phi (2011), Quản trị công nghệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
3 Theo điều tra của VCCI, tại Việt Nam có đến 66% doanh nghiệp bị khó khăn về tài chính
17
tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhóm DNVVN sẽ chịu tác động lớn.
- Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi hoạt động trong môi trường không tạo điều kiện thuận lợi về việc thực thi pháp lý. Do đó muốn khu vực DNVVN phát triển bền vững, cần có một hệ thống pháp luật, quy định phạm vi hoạt động cho các DNVVN phát huy, phát triển sát với điều kiện, yếu tố hoàn cảnh của họ.
- Bên cạnh những khó khăn nêu trên, DNVVN còn gặp khó khăn về trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu mặt bằng để phát triển sản xuất kinh doanh, đại bộ phận chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, khó liên kết để tạo thế mạnh chung...
Vấn đề này không thể để các DNVVN tự thân vận động mà cần có một sự hỗ trợ thiết thực từ môi trường bên ngoài (chính phủ và các hiệp hội ngành hàng). Hơn nữa có nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp không thể tự giải quyết được như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, đào tạo nhân lực... Cũng vì lẽ đó, hệ thống DNVVN đang là mục tiêu trọng tâm của các chính sách hỗ trợ kinh tế của các quốc gia.
Hỗ trợ phát triển các DNVVN hiện nay cũng là xu hướng chung của các nước trên thế giới. Nhiều chương trình và chính sách đã được chính phủ các nước triển khai thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN. Các chính sách và chương trình này được thực hiện thông qua các hoạt động của nhà nước nhằm giúp hệ thống DNVVN khắc phục những hạn chế tồn tại của mình trong quá trình phát triển.
Sự hỗ trợ DNVVN không chỉ có lợi đối với các doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội. Lợi ích đó thể hiện trên các mặt: Trước hết,
18
sự hỗ trợ các doanh nghiệp là cách thức để nuôi dƣỡng các nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hỗ trợ doanh nghiệp là một cách thức đầu tư gián tiếp của nhà nước. Thay vì Nhà nước phải đầu tư trực tiếp để thành lập mới các doanh nghiệp nhà nước (như mô hình kinh tế hiện vật trước đây) bằng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đã thành lập từ trước, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Thông qua chính sách hỗ trợ của Nhà nước, việc đầu tư phát triển sản xuất sẽ hiệu quả hơn vì nó vừa huy động đƣợc tiềm năng sáng tạo trong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Bằng việc hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước cũng có thể giải quyết được những vấn đề xã hội như thất nghiệp (bất kỳ đất nước nào cũng phải đương đầu), tạo việc làm rất hiệu quả với nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước (thay vì thành lập mới các DNNN, thì với số vốn đó có thể hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp đã có sẵn). Ngoài ra, Nhà nước có thể thông qua chính sách hỗ trợ để định hướng phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tóm lại, việc Nhà nước có những chính sách hỗ trợ cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cần thiết đối với khối doanh nghiệp này cũng nhƣ chính Nhà nước.
1.1.2.2. Các mục tiêu và cơ chế hỗ trợ phát triển DNVVN
Hỗ trợ các DNVVN chủ yếu là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát huy đƣợc vai trò, tiềm năng vốn có của chúng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội mà nếu chỉ riêng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không thể giải quyết nổi.
Các nhóm chính sách hỗ trợ có thể đƣợc phân loại theo 2 loại chính:
các chính sách hỗ trợ nguồn lực cho tăng trưởng (lao động, vốn, công nghệ, thị trường…), và các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về môi trường pháp lý. Tùy thuộc vào các mục đích hỗ trợ khác nhau mà nhà
19
nước sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác nhau. Nhà nước có thể bằng phương pháp hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Phương pháp hỗ trợ trực tiếp: Đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép, cấp vốn trực tiếp, cung cấp mặt bằng sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin, cơ sở hạ tầng...
- Phương pháp gián tiếp: Chủ yếu là hỗ trợ gián tiếp thông qua cơ chế chính sách tác động vào môi trường kinh doanh để điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp: ổn định chính trị xã hội, tạo lập thị trường, khuyến khích thành lập các hội nghề nghiệp, các trung tâm hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, miễn giảm thuế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập đƣợc vay vốn, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hợp tác liên doanh với nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước...
- Hỗ trợ dẫn đường: Nhà nước có vai trò đi tiên phong trong những lĩnh vực hỗ trợ các công ty tƣ vấn, các viên nghiên cứu ...
Hiện nay, cơ chế và mô hình hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều nước theo các hướng chính sau:
- Hỗ trợ theo cơ chế kinh doanh (có vay có trả) hơn là cho không, vì việc bao cấp cho không thường gây ra tâm lý trông chờ, ỷ lại và đặc biệt là dùng các nguồn vốn đó kém hiệu quả. Chẳng hạn, áp dụng cho vay vốn lãi suất thấp hoặc trợ cấp lãi suất thay cho việc cấp vốn không lãi suất, hoặc cấp vốn không hoàn lại.
- Hỗ trợ gián tiếp nhiều hơn trực tiếp: Nhằm tạo lập cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng xử theo cơ chế thị trường.
- Hỗ trợ công khai và rõ ràng, tránh độc đoán, sách nhiễu, hối lộ.
20
- Phân quyền công khai cho địa phương nhiều hơn là tập trung vào nhà nước trung ương, tăng cường các tổ chức phi chính phủ (hội nghề nghiệp, các công ty tƣ vấn tƣ nhân) v.v...
- Bao quát tất cả nền kinh tế hơn là chính sách theo thành phần, nhóm doanh nghiệp. Chỉ nên có một số chính sách riêng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhƣng đặt trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
- Đề cao vai trò của cộng đồng và chính sách đào tạo nguồn nhân lực.
1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ DNVVN
Hiện nay tại tại nhiều quốc gia trên thế giới chƣa xây dựng cá tiêu chí để đánh giá hiệu quả cũng nhƣ các tác động của chính sách hỗ trợ DNVVN.
Tại Việt Nam, theo đánh giá của Cục phát triển doanh nghiệp Việt Nam (Bộ KH&ĐT) có đến 80% các chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) không có đánh giá kết quả4. Cũng theo đề xuất của Cục Phát triển DN, cần xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ các DNVVN4 tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ DNVVN, bao gồm: sự bình đẳng, tính hiệu quả, tính tối ưu của chính sách, chính sách đó hướng đến lợi ích công cộng hay đặc thù cho một nhóm đối tượng thiểu số.
Việc đánh giá này cần đƣợc thực hiện trong cả quá trình từ nội dung ban hành của chính sách đến công tác triển khai trên thực tế.