CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH
2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ DNNVN trên địa bàn Hà Tĩnh
2.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007-2013
Tại Việt Nam, các chính sách, chương trình hỗ trợ DNVVN được lồng ghép vào các chính sách, chương trình ngành, lĩnh vực của các Bộ, ngành và địa phương. Trong đó, một số nhóm chính sách trợ giúp có quy định cụ thể cho đối tượng DNVVN như tín dụng, đào tạo, tư vấn, xúc tiến thương mại, đổi mới công nghệ… Tại cấp cơ sở, việc hỗ trợ DNVVN đƣợc thực hiện dựa trên chỉ đạo, và các chính sách cụ thể từ cấp trung ƣơng, đồng thời, mỗi tỉnh thành tùy thuộc vào tình hình và điều kiện phát triển sẽ có những chính sách hỗ trợ riêng, phù hợp với đặc điểm phát triển của lực lƣợng DNVVN trên địa bàn.
Đối với Hà Tĩnh, nhóm chính sách hỗ trợ DNVVN trên địa bàn tỉnh cũng bao gồm những chính sách của cấp trung ƣơng và những chính sách riêng mà tỉnh ban hành để thúc đẩy sự phát triển của khối DN tại địa phương.
Do đó, để có thể rút ra những đánh giá về hệ thống chính sách hỗ trợ DNVVN trên địa bàn Hà Tĩnh, cần dựa trên tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ
34
theo quy định chung của chính phủ và những chính sách riêng đƣợc do tỉnh quy định và thực thi nhằm phát triển các DN tại địa phương.
Nhóm chính sách hỗ trợ DNVVN được thực hiện theo quy định của chính phủ5, bao gồm:
(i) Trợ giúp tài chính
- Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thành lập và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp
5 Theo quy định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/9/2009 về hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chính sách hỗ trợ DNVVN trên địa bàn Hà Tĩnh
Chính sách hỗ trợ của tỉnh trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phát triển (tài chính, lao động, thị trường…)
Chính sách hỗ trợ đƣợc thực hiện theo quy định của cấp Trung ƣơng
Chính sách của tỉnh tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp về hành lang pháp lý
35
các dịch vụ hỗ trợ về tƣ vấn tài chính, quản lý đầu tƣ và các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng là đối tƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(ii) Thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mục đích hoạt động: tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Nguồn vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (gọi tắt là Quỹ): vốn cấp từ ngân sách nhà nước; vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Các hoạt động chính:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật.
- Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện sau khi đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.
36
- Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ƣu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án đầu tƣ khả thi thuộc lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan xây dựng đề án thành lập Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm Quỹ hoạt động đúng mục đích.
Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Quỹ.
(iii) Mặt bằng sản xuất: Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnh quan môi trường.
(iv) Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật: Thông qua các chương trình trợ giúp, Chính phủ thực hiện chính sách trợ giúp phù hợp với chiến lƣợc và lĩnh vực ƣu tiên phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn nhƣ sau:
- Khuyến khích đầu tƣ đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lƣợc phát triển và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các
37
sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.
Quỹ phát triển Khoa học công nghệ quốc gia hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
(v) Xúc tiến mở rộng thị trường: Hàng năm, các Bộ, ngành và địa phươngxây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm dành một phần ngân sách xúc tiến thương mại quốc gia cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định tại Điều 15 Nghị định này.
(vi) Tham gia kế hoạch mua sắm, cưng ứng dịch vụ công
Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng dành tỉ lệ nhất định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng để cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ công.
Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công theo đề nghị của Bộ Tài chính.
38
(vii) Về thông tin và tư vấn
Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thông qua cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chậm nhất 30 ngày làm việc trước khi triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi thông tin về chính sách và chương trình đó tới Cổng thông tin doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định tại Điều 15 của Nghị định này để công bố ra công chúng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động nguồn lực trong và ngoài nước để nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp nhằm cung cấp và kết nối thông tin về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(viii) Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp.
Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các Bộ, ngành và địa phương được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, tổng hợp nhu cầu trợ giúp đào tạo cho các doanh
39
nghiệp vừa và nhỏ làm cơ sở để Bộ Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
(ix) Vườn ươm doanh nghiệp
Nhà nước khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách ƣu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các “cơ sở ƣơm tạo công nghệ” và “cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ”.
Nhóm chính sách do tỉnh ban hành nhằm hỗ trợ DNVVN
Các chính sách hỗ trợ DNVVN trên địa bàn thực ra là các chính sách có đối tƣợng đƣợc hỗ trợ không chỉ dành cho DNVVN mà nó là chính sách hỗ trợ chung nhiều đối tƣợng là cá nhân, tổ chức, là DN theo luật DN, HTX…
Gồm chủ yếu là những chính sách dựa trên việc triển khai các quy định, thông tư, hướng dẫn của Trung ương, chưa có sự chủ động đưa ra các chủ trương phù hợp đặc thù DNVVN ở địa phương. Các chính sách đưa ra cũng chưa nhấn mạnh được tính đặc thù địa phương Hà Tĩnh, về sự phù hợp với các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, quản lý… các chính sách cũng không cụ thể nên cũng chƣa có căn cứ đánh giá nội dung này. Nội dung chủ yếu của chính sách đề cập đến các bước cắt giảm trong trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ tƣ vấn pháp lý, và một số hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp thành lập mới, các chính sách tuy đã đƣợc thiết kế dựa trên các văn bản có sẵn của Trung ƣơng để đảm bảo độ
40
pháp lý và chủ trương chung của quốc gia, của ngành nhưng một số văn bản đang thiết kế chồng chéo.
Nhóm chính sách hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp về hành lang pháp lý. Tuy nhiên, các chính sách này cũng là những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung không riêng gì khối DNVVN
Hỗ trợ pháp lý liên ngành nhằm giải đáp thắc mắc nâng cao kiến thức về pháp luật cho các DNVVN (Quyết định về hỗ trợ pháp lý cho DN trên địa bàn Hà Tĩnh (quyết định số 05/2011/QĐ-UBND);
Kiện toàn hệ thống tổ chức trợ giúp DNVVN đƣợc quy định tại Kế hoạch 298/KH-UBND ngày 10/11/2010 của UBND tỉnh về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015.
UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách nhƣ Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 và Quyết định số 40/2013/QĐ- UBND ngày 13/9/2014 quy định trình tự, thủ tục đầu tƣ các dự án có sử dụng đất; ban hành bộ thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, ngoài ra các thủ tục hành chính đƣợc công bố công khai trên cổng thông tin điện tử UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương và được công bố công khai tại bộ phận giao dịch 1 cửa; các hồ sơ của doanh nghiệp đều đƣợc xử lý thông qua bộ phận 1 cửa, có phiếu hẹn trả kết quả theo đúng thời gian quy định của UBND tỉnh.
Hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh. Tiếp tục những kết quả tích cực của công tác cải cách đăng ký kinh doanh, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở ban ngành, chính quyền địa phương theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc thành lập, giải thể, thực hiện các dự án đầu
41
tƣ và cụ thể hóa các giải pháp chính sách cho doanh nghiệp trong quá trình sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ trong năm 2014. Bên cạnh đó có một số quy định riêng nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về hành lang pháp lý.
Chính sách hỗ trợ đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh theo quyết định số 63/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2014
- Hỗ trợ 100% lệ phí đăng ký doanh nghiệp và 100% phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Hỗ trợ 100% phí khắc dấu doanh nghiệp: Khi đến đăng ký khắc dấu doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức không phải nộp lệ phí khắc dấu.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện phần mềm kế toán doanh nghiệp (2.000.000 đồng/doanh nghiệp), biển hiệu cho các doanh nghiệp (500.000 đồng/doanh nghiệp)
- Hỗ trợ 100% thuế môn bài cho các doanh nghiệp thành lập mới trong năm đầu hoạt động. Riêng các doanh nghiệp thành lập mới tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (các huyện: Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang) hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, môi trường, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giáo dục đào tạo, dạy nghề thì đƣợc hỗ trợ 100% thuế môn bài thêm 02 năm (năm thứ hai và năm thứ ba).
- Hỗ trợ vốn đối ứng ban đầu cho doanh nghiệp sau đăng ký thành lập mới thông qua hỗ trợ lãi suất khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng; Trong 02 năm đầu sau khi doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và đi vào hoạt động, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nếu có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đƣợc ngân sách tỉnh hỗ
42
trợ vốn đối ứng ban đầu tối đa không quá 15.000.000 đồng, thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng.
Hỗ trợ lãi suất
Từ đầu 2012, với quy mô ban đầu là hỗ trợ 4%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, tới cuối năm, nhận định tình hình khó khăn kéo dài, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tăng lên 1 năm. Năm 2014, sau khi soát xét kết quả đạt được và căn cứ yêu cầu thực tiễn, UBND tỉnh đã có sự điều chỉnh theo hướng nới rộng về mức hỗ trợ và đối tƣợng đƣợc hỗ trợ bằng Quyết định số 07/QĐ- UBND ngày 17/2/2014.
Các DN giải quyết việc làm cho số đông lao động sẽ đƣợc hạ chuẩn cho vay (đơn vị có từ 200 lao động trở lên đƣợc đóng BHXH sẽ đƣợc vay vốn HTLS thay vì 300 lao động như trước đây). Đặc biệt, UBND tỉnh quyết định tăng số tiền HTLS cho các khoản vay trung và dài hạn lên 5%/năm (các khoản vay ngắn hạn vẫn giữ mức hỗ trợ 4%/năm).
Các chính sách dành riêng cho DNVVN
Đề án thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng6 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mục tiêu: Thúc đẩy các DNVVN phát triển bằng bảo lãnh cho các doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp nhƣng có các dự án đầu tƣ, phương án sản xuất kinh doanh khả thi có thể tiếp cận được nguồn vốn chính thức và vay được vốn ở các tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra; Tăng nhu câu vay vốn của các DNVVN để phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa góp phần tăng trưởng và phát triển KTXH của tỉnh; và
6 Bảo lãnh tín dụng là cam kết bằng văn bản của Quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức tín dụng về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bên đƣợc bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã đƣợc trả thay.