CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG
2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH MTV Smartdoor
168
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho a. Chỉ tiêu hệ số quay vòng hàng tồn kho:
Bảng 2.11. Hệ số quay vòng hàng tồn kho của công ty TNHH MTV Smartdoor 168 Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Công thức Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2011 – 2012
Chênh lệch 2012 – 2013 (A) (B) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) Hệ số quay vòng
hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Giá trị tồn kho 6 7 2 1 (5)
(Nguồn: Tính toán của tác giả) Hệ số quay vòng hàng tồn kho cho biết trong một năm hàng tồn kho quay vòng được bao nhiêu lần. Hệ số này năm 2011 là 6 lần, có nghĩa là trong một năm hàng tồn kho tại công ty quay vòng được 6 lần, tốc độ luân chuyển này là khá chậm. Với tốc độ luận chuyển như vậy thì vốn ở hàng tồn kho dễ bị ứ đọng, tuy nhiên lượng hàng được dự trữ sẽ luôn ở mức cao nên mặt khác sẽ làm giảm rủi ro không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường do thiếu hụt hàng hoá. Đến năm 2012, hệ số quay vòng hàng tồn kho là 7, điều đó có nghĩa là hàng tồn kho luân chuyển được 7 lần trong năm 2012,
tăng thêm 1 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (161,05%) lớn hơn tốc độ tăng giá trị hàng tồn kho (110,73%) nên tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đã tăng lên so với năm trước. Năm 2013, chỉ tiêu tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm mạnh, từ 7 lần xuống còn 2 lần, có nghĩa là trong năm 2013, hàng tồn kho chỉ quay vòng được 2 lần, giảm 5 lần so với năm 2012. Sự giảm mạnh của chỉ tiêu này là do trong năm 2013, giá vốn hàng bán giảm mạnh (65,29%) trong khi giá trị hàng tồn kho lại tiếp tục tăng (27,74%). Điều này cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp, lượng hàng mua vào tiếp tục tăng dù hàng hoá không thể tiêu thụ hết nên vốn sẽ ứ đọng ngày càng nhiều tại hàng tồn kho – một tài sản có tính thanh khoản thấp. Bên cạnh đó, mức dự trữ kho lớn còn khiến chi phí lưu kho tăng lên, tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Có thể thấy rằng chi phí cho hàng tồn kho còn cao và chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty, chứng tỏ công ty chưa có cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
b. Chỉ tiêu thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình
Bảng 2.12. Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình của công ty TNHH MTV Smartdoor 168
Đơn vị tính: ngày Chỉ tiêu Công thức Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2011 – 2012
Chênh lệch 2012 – 2013 (A) (B) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) Thời gian quay
vòng hàng tồn kho trung bình
365
Hệ số quay vòng hàng tồn kho
61 52 183 (9) 131
(Nguồn: Tính toán của tác giả) Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình là số ngày cần thiết để hàng tồn kho luân chuyển một vòng. Năm 2011, chỉ tiêu này là 61, tức là để hàng tồn kho luân chuyển hết một vòng thì cần 61 ngày, thời gian này là tương đối dài, nên vốn có thể bị ứ đọng tại hàng tồn kho. Đến năm 2012, thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình là 52 ngày, điều đó có nghĩa là cần 52 ngày để luân chuyển xong một vòng hàng tồn kho trong năm 2012, giảm 9 ngày so với năm 2011. Do chỉ tiêu thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình tỷ lệ nghịch với hệ số quay vòng hàng tồn kho nên trong năm 2012, hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng lên khiến thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm xuống so với năm 2011, đây là tín hiệu tốt vì thời gian luân chuyển nhanh hơn thì doanh nghiệp cũng sớm thu hồi vốn hơn. Năm 2013, thời gian quay vòng hàng tồn kho là 183 ngày, tức là trong năm nay doanh nghiệp phải mất đến 183 ngày mới có thể luân chuyển xong một vòng hàng tồn
kho, số ngày tăng lên so với năm 2012 là 131 ngày. Do hệ số quay vòng hàng tồn kho năm 2013 giảm mạnh so với 2012 nên thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình cũng tăng mạnh so với năm 2012. Chứng tỏ trong năm 2013, doanh nghiệp thu hồi vốn rất chậm, phần lớn vốn bị ứ đọng tại hàng tồn kho, khiến lợi nhuận của công ty giảm xuống.
2.3.2. Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho
Bảng 2.13. Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho của công ty TNHH MTV Smartdoor 168 Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Công thức Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2011 – 2012
Chênh lệch 2012 – 2013 (A) (B) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) Hệ số đảm nhiệm
hàng tồn kho
Giá trị tồn kho
ầ 0,13 0,12 0,47 (0,01) 0,35 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thần thì cần công ty cần phải sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng giá trị hàng tồn kho. Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 2013 thì hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ việc đầu tư vào hàng tồn kho của công ty đem lại hiệu quả. Cụ thể, hệ số này năm 2011 là 0,13 lần, có nghĩa là cứ 0,13 đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho thì tạo được 1 đồng doanh thu thuần. Trong năm 2012, chỉ tiêu này là 0,12 lần, chứng tỏ khi công ty cần bỏ ra 0,12 đồng đầu tư vào hàng tồn kho khi muốn thu về 1 đồng doanh thu thuần trong năm 2012, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 0,01 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, cả chỉ tiêu giá trị hàng tồn kho và doanh thu thuần đều tăng so với năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng giá trị hàng tồn kho (110,73%) nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần (133,17%) nên hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho năm 2012 giảm đi, nhưng mức giảm không đáng kể. Dù mức giảm ít, nhưng đây vẫn là tín hiệut ích cực với doanh nghiệp, có chứng tỏ việc đầu tư vào hàng tồn kho trong kỳ có hiệu quả hơn so với kỳ kinh doanh trước. Năm 2013, hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho của công ty là 0,47 lần, có nghĩa là khi đầu tư 0,47 đồng vào hàng tồn kho thì doanh nghiệp mới thu về được 1 đồng doanh thu thuần, tương ứng tăng thêm 0,35 đồng so với năm 2012. Chỉ tiêu này tăng lên chứng tỏ công ty ngày càng phải đầu tư vào hàng tồn kho nhiều hơn để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, cũng có nghĩa là việc sử dụng vốn của công ty đang kém hiệu quả đi. Nguyên nhân là do trong năm 2013, giá trị hàng tồn kho tiếp tục tăng thêm (27,74%) cho dù doanh thu thuần trong năm này giảm mạnh (66.76%) nên hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho trong năm 2013 tăng mạnh so với năm 2011. Dễ thấy, việc ra quyết
thông thường khi doanh thu thuần của một doanh nghiệp giảm đi thì lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét việc giảm mức tồn kho cho phù hợp để giảm gánh nặng chi phí lưu kho và tránh tình trạng ứ đọng vốn tại hàng tồn kho. Tuy nhiên quyết định của lãnh đạo trong giai đoạn này lại đi ngược lại điều đó, tức là vẫn quyết định tăng lượng hàng tồn kho dù doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm. Tuy việc đặt hàng số lượng lớn sẽ giúp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại và giảm chi phí đặt hàng, nhưng đổi lại chi phí lưu kho sẽ tăng lên. Tuy lượng tồn kho lớn giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ thiếu hụt hàng hoá nhưng cũng khiến chi phí cơ hội của nguồn vốn bị ứ đọng ở hàng tồn kho tăng lên. Chính do gánh nặng lớn của hàng tồn kho nên năm 2013 việc đầu tư vào hàng tồn kho kém hiệu quả hơn hẳn giai đoạn trước. Trong tương lai, nhà lãnh đạo cần nỗ lực tìm ra phương pháp quản lý kho thích hợp hơn để tiết kiệm các chi phí liên quan đến kho và nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp.
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của hàng tồn kho
Bảng 2.14. Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho tại công ty TNHH MTV Smartdoor 168
Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Công thức Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2011 – 2012
Chênh lệch 2012 – 2013 (A) (B) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) Khả năng sinh
lợi của hàng tồn kho
Lợi nhuận sau thuế
Giá trị tồn kho 0,25 0,22 0,04 (0,03) (0,17) (Nguồn: Tính toán của tác giả) Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho cho biết một đồng giá trị hàng tồn kho dùng vào sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong giai đoạn 2011 – 2013, chỉ tiêu này đều lớn hơn 0, chứng tỏ việc đầu tư vào hàng tồn kho mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong cả ba năm trên, chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1, cũng có nghĩa là việc sử dụng hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả . Năm 2011, khả năng sinh lợi của hàng tồn kho là 0,25 lần, chứng tỏ là 1 đồng giá trị hàng tồn kho tạo ra 0,25 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, chỉ tiêu này là 0,22 lần, tức là 1 giá trị hàng tồn kho năm nay đem về cho doanh nghiệp 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế, mức giảm đi so với năm 2011 là 0,03 đồng. Do trong năm 2012, doanh nghiệp ký được hợp đồng lớn nên doanh thu tăng mạnh và giá trị hàng tồn kho cũng tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu này, tuy nhiên do chi phí phát sinh trong năm 2012 cũng lớn, nên tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của giá trị hàng tồn kho, vì vậy chỉ tiêu khả năng sinh lợi của hàng tồn kho năm 2012 giảm nhẹ
so với năm 2011. Năm tiếp theo là 2013, khả năng sinh lợi của hàng tồn kho năm tiếp tục giảm so với năm trước đó, cụ thể là giảm chỉ còn 0,04 lần, nghĩa là 1 đồng giá trị hàng tồn kho chỉ tạo được 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do sự giảm đi của lợi nhuận sau thuế kết hợp với sự tăng lên của giá trị hàng tồn kho. Việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho khiến nguồn vốn bị ứ đọng tăng lên, làm giảm lợi nhuận thu về. Có thể nhận thấy qua cả ba năm, chỉ tiêu khả năng sinh lợi của hàng tồn kho liên tục giảm, chứng tỏ việc sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày càng kém hiệu quả. Vì vậy, việc mà nhà quản trị cần làm trong kỳ kinh doanh tới là đưa ra phương án giúp gia tăng phần lợi nhuận sau thuế và tìm ra cách thức quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn để nâng cao khả năng sinh lợi của hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
2.3.4. Những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH MTV Smartdoor 168
a. Ưu điểm
Bộ máy hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp, tạo được uy tín với khách hàng, quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng như các đối tác kinh doanh, thu nhập của nhân viên ổn định, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Với uy tín cao và một bộ máy hoạt động ổn định thì doanh nghiệp có thể thuận lợi hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp để tiết kiệm chi phí đầu vào, cũng như mở rộng phạm vi thị trường đầu ra để tăng doanh thu cũng như tăng lợi nhuận, giúp cho việc đầu tư vào hàng tồn kho hiệu quả hơn.
Lao động trong công ty chủ yếu thuộc độ tuổi từ 22 đến 35, đây là nhóm tuổi năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới và sẵn sàng học hỏi để hoàn thiện kỹ năng của bản thân, cũng như khao khát tiến thân và cống hiến cho doanh nghiệp. Họ là động lực phát triển cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, vượt qua những khó khăn, thu hút khách hàng và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Lực lượng lao động là một trong những nhân tố quan trọng giúp đẩy nhanh tốc độ quay vòng hàng tồn kho, cũng như làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của hàng tồn kho.
Nguồn hàng mà công ty nhập có chất lượng tốt, kiểu dáng tinh tế, mức giá mà công ty đưa ra hợp lý và hấp dẫn, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng nên đã giúp công ty xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành, tạo ra vị thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường.
Hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 chủ yếu là cửa nhựa uPVC, điều này giúp cho việc quản lý hàng tồn kho trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và các chi phí liên quan như chi phí phân loại, sắp xếp mã hàng hoá,…
b. Tồn tại
Khả năng thanh toán tức thời ở mức thấp, không đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty.
Chưa tính toán lượng tồn kho dự trữ tối ưu, dẫn đến giá trị hàng tồn kho lớn vì đây là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, dễ gây ứ đọng vốn và tốn nhiều chi phí cất trữ.
Chưa tính toán được lượng đặt hàng tối ưu, dẫn đến lượng mua vào lớn, vượt quá nhu cầu sử dụng thực tế của công ty gây lãng phí nguồn lực, làm tăng gánh nặng chi phí và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bộ phận kinh doanh chưa đưa ra những chiến lược cụ thể nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị trường và tăng doanh số hàng bán. Lợi nhuận của công ty biến động thất thường, tuy lợi nhuận vẫn dương nhưng tỷ suất sinh lời của hàng tồn kho ngày càng giảm.
Về hệ số quay vòng hàng tồn kho: Chỉ tiêu này của công ty ở mức thấp chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm do công ty dự trữ hàng tồn kho vượt quá nhu cầu sử dụng thực tế. Tuy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2012 nhưng lại giảm mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013, cho thấy vốn đang bị ứ đọng ở hàng tồn kho, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của công ty, đồng thời cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý hàng tồn kho.
Về thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình: Sự biến động của hệ số quay vòng hàng tồn tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của thời gian quay vòng hàng tồn kho, do đó, thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2012 và tăng mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013. Điều này cho thấy trong giai đoạn sau, công ty thu hồi vốn chậm hơn và lợi nhuận của công ty bị giảm xuống.
Về hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho: Chỉ tiêu này giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2012 và tăng mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013, chứng tỏ trong giai đoạn sau, công ty phải đầu tư nhiều hơn vào hàng tồn kho để tạo ra được 1 đồng doanh thu như cũ, tức là gánh nặng chi phí của hàng tồn kho tăng lên, gây áp lực lớn đến chi phí của doanh nghiệp, việc đầu tư vào hàng tồn kho cũng trở nên kém hiệu quả hơn.
Về khả năng sinh lợi của hàng tồn kho: Chỉ tiêu này giảm dần quan các năm, chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng hàng tồn kho ngày càng giảm xuống. Chỉ tiêu này cho thấy rõ nhất sự yếu kém trong công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, cũng như sự cần thiết phải đưa ra biện pháp để cải thiện khả năng sinh lợi của hàng tồn kho.