CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV
2.2. Thực trạng thanh toán của Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179
2.2.1. Khái quát khả năng thanh toán của Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179 Hk = Tổng tài sản / Tổng nợ
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 So sánh
2012 - 2013
So sánh 2013 - 2014
Hk Lần 2,33 1,67 1,62 (0,63) (0,05)
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính 2012 – 2014) Hệ số thanh toán khái quát của Công ty qua các năm đều lớn hơn 1có nghĩa là tổng tài sản lớn hơn tổng nợ, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán. Năm 2012 hệ số khả năng thanh toán khái quát của Công ty là 2,33 tức là tổng tài sản lớn hơn tổng nợ là 2,33 lần. Từ năm 2013 chỉ tiêu này giảm dần xuống còn 1,67 năm 2013 và 1,62 năm 2014. Điều đó có nghĩa việc đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty đã giảm so với các năm trước. Nguyên nhân là do các khoản nợ phải trả hằng năm tăng khá mạnh mặc dù tổng tài sản qua các năm có tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản nợ phải trả còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tài sản.
2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn
Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch (%) 2012 -
2013
2013 - 2014 Vốn lưu
động ròng Đồng (1.687.720.934) (1.769.754.820) (7.279.881.919) (0,05) (3,11) Khả năng
thanh thanh toán hiện hành
Lần 0,91 0,96 0,84 0,05 (0,12)
Khả năng thanh toán nhanh
Lần 0,69 0,77 0,61 0,12 (0,20)
Khả năng thanh toán tức thời
Lần 0,05 0,09 0,13 0,80 0,50
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính 2012 – 2014)
38
Qua bảng 2.8 có thể thấy vốn lưu động ròng của Công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 đều âm, chứng tỏ tài sản lưu động luôn nhỏ hơn nợ phải trả hay tài sản lưu động không đủ để đảm bảo cho chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Đặc biệt vốn lưu động ròng của năm sau so với năm trước ngày cảng giảm, cụ thể năm 2013 là âm 1.769.754.820 đồng, giảm 0,05% so với năm 2012 là âm 1.687.720.934 đồng, và tiếp tục giảm 3,11% vào năm 2014 xuống là âm 7.279.881.919 đồng. Có thể nói Công ty lấy nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là từ nguồn vay nợ. Tuy có thể chiếm dụng một lượng lớn vốn kinh doanh từ bên ngoài nhưng Công ty cũng nên điều chỉnh các khoản nợ phải trả cho hợp lý tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ dẫn đến nguy cơ phá sản.
Khả năng thanh toán hiện hành cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2013 tăng không đáng kể. Năm 2013 là 0,96 lần, tăng 0,05 lần so với năm 2012 là 0,91 lần. Tuy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong 2 năm 2012 – 2013 dương nhưng vẫn nhỏ hơn 1. Nếu không cẩn thận, Công ty có thể rơi vào tình trạng tình trạng không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Đến năm 2014 chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn giảm 0,12% xuống còn 0,84 lần. Nguyên nhân là năm 2014 tài sản ngắn hạn của Công ty giảm trong khi các khoản nợ ngắn hạn lại tăng. Trong thời gian này Công ty mua nhiều hàng hóa về tích trữ nhưng lại chưa thanh toán cho người bán khiến cho phần nợ ngắn hạn tăng cao.
Vì vậy công ty cần có những chiến lược sử dụng vốn hiệu quả để hạn chế rủi ro các khoản vay ngắn hạn trong những năm tiếp theo.
Khả năng thanh toán nhanh cho ta biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ mà không dựa vào việc bán các loại thành phẩm hàng hóa. Năm 2012 khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,69 lần thì sang năm 2013 tăng lên 0,12% thành 0,77 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của hàng tồn kho và tài sản lưu động là cao nhưng cũng không bằng sự tăng mạnh của nợ ngắn hạn. Chỉ số này có tăng nhưng vẫn nhỏ hơn chỉ tiêu của ngành là 1,95 lần chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty chưa được tốt lắm.
Năm 2014 chỉ tiêu này không những không khả quan hơn mà còn có xu hướng giảm. Năm 2014 khả năng thanh toán nhanh còn 0,61 lần (giảm 0,20%) do trong năm này lượng hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tiếp tục gia tăng nhưng các tài sản ngắn hạn dễ chuyển đổi thành tiền lại giảm đồng loạt.
Chỉ số khả năng thanh toán tức thời đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng tiền mặt. Tức là với mỗi đồng nợ ngắn hạn
Thang Long University Library
39
mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Khả năng thanh toán tức thời của Công ty tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2012 là 0,05 lần thì năm 2013 tăng 0,8% thành 0,09 lần và năm 2014 tăng 0,5% thành 0,13 lần. Sự gia tăng này là do lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tăng một cách đáng kể những năm gần đây (tăng 329,88% năm 2013 và 62,29% năm 2014). Tuy nhiên tốc độ tăng của các khoản tiền vẫn không bù lại được tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn nên mặc dù chỉ số khả năng thanh toán tức thời có tăng nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu trung bình của ngành là 0,5 lần.
2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán trong dài hạn
(Đơn vị: lần)
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch (%) 2012 - 2013 2013 -
2014 Khả năng thanh toán
lãi vay 17,46 217,07 639,50 11,43 1,95
Khả năng thanh toán
nợ dài hạn 0 0 45,66 0 100
Hệ số nợ 0,43 0,60 0,62 0,39 0,03
Hệ số nợ phải
trả/VCSH 0,75 1,49 1,61 0,98 0,08
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính 2012 – 2014) Khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng sinh lời của các tài sản có đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán tiền lãi vay dài hạn hay không. Chỉ tiêu này của Công ty khá cao và tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2012 là 17,46 lần, năm 2013 tăng 11,43% thành 217,07 lần và năm 2014 tăng 1,95% thành 639,50 lần.
Điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của Công ty là tốt, và không những doanh nghiệp có khả năng thanh toán phí lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có hiệu quả.
Khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2012, 2013 bằng 0 do trong 2 năm đó Công ty không có bất kỳ khoản nợ dài hạn nào nên cũng không phải chịu áp lực thanh toán nợ dài hạn. Đến năm 2014 Công ty bắt đầu phát sinh khoản nợ dài hạn là 1.475.968.090 đồng nên hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn cũng tăng thành 45,66 lần. Chỉ tiêu này khá cao, chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp, tài sản dài hạn đủ để đảm bảo cho những khoản nợ dài hạn, nhưng doanh nghiệp phải có kế hoạch thanh toán cho những kỳ tới.
40
Hệ số nợ của Công ty trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng. Năm 2012 là 0,43 lần, năm 2013 tăng lên thành 0,60 lần, năm 2014 tăng nhẹ thành 0,62 lần.
Chỉ tiêu này ở năm 2012 thể hiện cứ 100 đồng tài sản được đầu tư thì có 43 đồng vốn được tài trợ từ bên ngoài thì đến năm 2014 chỉ tiêu này đã tăng rất cao thành 62 đồng tài trợ từ bên ngoài. Có thể thấy nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của Công ty đa phần là xuất phát từ vay nợ bên ngoài và các khoản nợ phải trả hằng năm vẫn được Công ty gia tăng để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Nguyên nhân chính của việc tăng khoản nợ phải trả là để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn khi vốn chủ sở hữu không đủ để đầu tư, trang trải những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Tuy nguồn nợ vay bên ngoài có thể làm lá chắn thuế cho Công ty nhưng với cơ cấu nợ ở mức cao như vậy Công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính rất lớn.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu: Hệ số này phản ảnh khả năng trả nợ bằng vốn chủ sở hữu. Năm 2012 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ đảm bảo thanh toán cho 0,75 đồng nợ, nghĩa là vốn chủ sở hữu đủ để thanh toán cho khoản vay nợ bên ngoài. Từ năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên thành 1,49 lần và tiếp tục tăng vào năm 2014 là 1,61 lần. Tức là đến năm 2014, 1 đồng vốn chủ sở hữu phải đảm bảo thanh toán cho 1,61 đồng nợ. Tuy vốn chủ sở hữu tăng qua các năm nhưng vẫn không mạnh bằng sự gia tăng của các khoản nợ phải trả khiến cho chỉ tiêu này tăng. Hệ số nợ phải trả/VCSH > 1 cũng có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ, việc nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu chứng tỏ sự phụ thuộc tài chính của Công ty vào bên ngoài. Tóm lại Công ty cần phải có các biện pháp nỗ lực rất lớn để cải thiện tình hình tài chính của Công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ta có thể xét đến các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán như tình hình công nợ hay tác động của độ dài chu kỳ vận động của vốn tới khả năng thanh toán dưới đây:
Thang Long University Library
41 Các khoản phải thu
(Đơn vị: Đồng) Bảng 2.7. Các khoản phải thu
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch 2012 - 2013 Chênh lệch 2013 - 2014 Tuyệt đối Tương
đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Các khoản
phải thu ngắn hạn
11.879.795.589 20.676.704.741 19.687.734.762 8.796.909.152 74,05 (988.969.979) (4,78) Phải thu khách
hàng 11.871.715.504 19.278.958.731 13.451.389.239 7.407.243.226 62,39 (5.827.569.491) (30,23) Trả trước cho
người bán 322.117.117 1.787.448.993 7.454.437.576 1.465.331.877 454,91 5.666.988.583 317,04 Các khoản phải
thu khác 190.686.366 223.093.684 44.852.351 32.407.319 17 (178.241.333) (79,90) Dự phòng phải
thu ngắn hạn khó đòi
(504.723.398) (612.796.667) (1.262.944.405) (108.073.269) 21,41 (650.147.738) 106,10
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2012, 2013, 2014)
42
Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn là 11.879.795.589 đồng thì đến năm 2013 con số này tăng khá mạnh thành 20.676.704.741 đồng (tương ứng tăng 74,05%).
Nhưng đến năm 2014 các khoản phải thu ngắn hạn giảm còn 19.687.734.762 đồng (giảm 4,78%). Chứng tỏ Công ty đã vận dụng rất linh hoạt chính sách thu tiền để phù hợp với nền kinh tế và điều kiện tài chính của Công ty.
Trong đó khoản phải thu khách hàng chiếm phần lớn trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn với năm 2012 là 11.871.715.504 đồng, đến năm 2013 tăng 62,39% lên thành 19.278.958.731 đồng. Con số tăng thêm được này nói lên được phần nào khả năng vận dụng linh hoạt của chính sách nới lỏng tín dụng và sự tăng lên của doanh thu kinh doanh sản phẩm và cung cấp dịch vụ của công ty. Nhưng đến năm 2014 nhận thấy việc nới lỏng chính sách tín dụng, cho khách thanh toán chậm nhưng lượng hàng không bán được vẫn còn tồn đọng nhiều, các khoản tiền khách thanh toán thì chưa nhận được, rủi ro từ đấy cũng tăng cao nên đã thanh đổi chính sách tín dụng cho phù hợp bởi vậy các khoản phải thu khách hàng trong năm này giảm đi tương đối còn 13.451.389.239 đồng (tương ứng giảm 30,23%).
Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán lại tăng khá mạnh. Nếu năm 2012 chỉ là 322.117.117 đồng thì năm 2013 và 2014 lần lượt tăng thêm 454,91% và 317,04%. Có thể thấy Công ty đang mở rộng kinh doanh thêm một số sản phẩm mới, vì thế để khẳng định uy tín của mình, Công ty đã buộc phải tăng thêm khoản trả trước cho người bán so với năm trước. Khoản trả trước cho người bán tăng góp phần làm tăng uy tín của Công ty và giúp Công ty có thể tranh thủ lúc giá rẻ để trả cho người bán, sẽ giảm được chi phí đầu vào.
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi hằng năm cũng tăng tương đối: Năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên đến 612.796.667 đồng tương ứng với mức tăng 108.073.269 đồng (21,41%), tiếp đến năm 2014 tăng thêm 106,10% tương ứng 650.147.738 đồng.
Việc tăng các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi cũng dẫn đến nguy cơ bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn và làm giảm khả năng thanh toán của Công ty.
Đồng thời việc tăng các khoản dự phòng phải thu khó đòi khiến Công ty cũng phải phát sinh thêm chi phí trong việc quản lý doanh nghiệp đặc biệt là các khoản nợ. Như vậy doanh nghiệp phải tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp để đòi lại những khoản nợ này. Nếu không doanh nghiệp sẽ phải đi vay vốn để đầu tư vào hàng hóa sẽ làm chi phí tăng lên.
Thang Long University Library
43
Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch
2013 – 2012 2014 - 2013 Hệ số lưu kho Lần 8,88 3,96 5,06 (55,38) 27,63 Thời gian lưu
kho bình quân Ngày 41 92 72 124,11 (21,65)
Vòng quay các
khoản phải thu Lần 3,84 2,60 4,66 (32,25) 79,41 Thời gian thu
nợ trung bình Ngày 95 140 78 47,60 (44,26)
Tỷ lệ các khoản phải thu/Tài sản lưu động
% 67,61 48,58 35,36 (28,14) (27,22)
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Báo cáo tài chính 2012 – 2014) Hệ số lưu kho: Năm 2012 hệ số lưu kho của Công ty là 8.88 lần, đến năm 2013 giảm còn 3,96 lần (tương ứng giảm 55,38%) so với năm 2012. Vì hệ số lưu kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho mà hệ số lưu kho lại giảm trong khi giá vồn hàng bán và hàng tồn kho vẫn tiếp tục tăng chứng tỏ tốc độ tăng của hàng tồn kho mạnh hơn giá vốn hàng bán. Thực tế cho thấy năm 2013 lượng hàng tồn kho tăng rất mạnh: 79,74%
so với năm 2012 trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 6,26%. Sang năm 2014 hệ số lưu kho bắt đầu tăng trở lại thành 5,06 lần (tăng khoảng 27,63%).
Thời gian lưu kho bình quân: Thời gian lưu kho bình quân ngắn hay dài sẽ tỷ lệ nghịch với hệ số lưu kho cao hay thấp. Hệ số lưu kho càng giảm thì thời gian lưu kho bình quân càng dài. Tương ứng với hệ số lưu kho năm 2013 giảm từ 8,88 lần xuống còn 3,96 lần thì thời gian lưu kho lại tăng từ 41 ngày lên đến 92 ngày (tăng khoảng 124,11%). Đây là dấu hiệu không tốt đối với Công ty vì thời gian hàng lưu trong kho càng lâu chứng tỏ mức độ tiêu thụ hàng hóa càng thấp, đồng nghĩa với việc thu hồi vốn của Công ty chậm lại. Đến năm 2014 tình hình lưu kho có cải thiện hơn nhưng không đáng kể, thời gian lưu kho đã giảm được 21,65% xuống còn 72 ngày.
Vòng quay các khoản phải thu (Hệ số thu nợ): cho biết cứ trung bình được bao nhiêu đồng doanh thu thì cho khách hàng nợ 1 đồng [4] để phản ánh tốc độ chuyển đổi của các khoản phải thu thành tiền. Năm 2012 vòng quay các khoản phải thu là 3,84 lần, sang năm 2013 giảm xuống còn 2,60 lần tức là giảm khoảng 32,25% trong khi doanh thu cùng kỳ lại tăng chứng tỏ số tiền bán hàng của Công ty tăng nhưng lượng tiền thực tế thu về lại ít. Giai đoạn này Công ty đang sử dụng chính sách nới lỏng tín dụng, cho khách hàng trả chậm, trả sau khá nhiều khiến các khoản phải thu tăng. Đến
44
năm 2014 hệ số thu nợ tăng một cách mạnh mẽ (79,41%) lên thành 4,66 lần. Do năm 2014 tình hình kinh doanh của Công ty khá thuận lợi, lượng hàng bán được nhiều hơn nên Công ty đã dừng sử dụng các chính sách bán hàng của năm trước, các khoản phải thu ngắn hạn đặc biệt là phải thu khách hàng cũng giảm 30,23% so với năm 2013.
Thời gian thu nợ trung bình: Thời gian thu nợ trung bình tỷ lệ nghịch với vòng quay các khoản phải thu. Năm 2013 hệ số thu nợ giảm 32,25% thì thời gian thu nợ tăng 47,60% (từ 95 ngày lên đến 140 ngày). Với mỗi doanh nghiệp đều mong thời gian thu nợ càng ngắn càng tốt bởi ít khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên đến năm 2014 Công ty đã điều chỉnh được các chính sách bán hàng cũng như thanh toán được các khoản phải thu từ năm 2013 khiến cho thời gian thu nợ rút ngắn lại còn 78 ngày.
Tỷ lệ các khoản phải thu/Tài sản lưu động: Năm 2012 các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn 67,61% trên tổng tài sản lưu động chứng tỏ tài sản lưu động của Công ty chịu sự chi phối phần lớn là các khoản phải thu. Đến năm 2013 các khoản phải thu giảm còn 48,53% (giảm khoảng 28,14%) và năm 2014 tiếp tục giảm còn 35,36% (tương ứng 27,22%).
Các khoản phải trả
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu khoản phải trả Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch
2013 - 2012 2014 - 2013 Vòng quay các
khoản phải trả Lần 3,83 2,54 4,72 (0,34) 0,86 Thời gian trả nợ
trung bình Ngày 95 144 77 0,51 (0,46)
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Báo cáo tài chính 2012 – 2014) Vòng quay các khoản phải trả (Hệ số trả nợ) của Công ty khá thấp. Năm 2013 hệ số trả nợ là 2,54 lần, giảm 0,34% so với năm 2012 là 3,83 lần. Hệ số trả nợ giảm càng chứng tỏ Công ty chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp ngày càng nhiều.
Nguyên nhân của sự sụt giảm hệ số trả nợ này là do giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, quản lý cùng tăng tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán và chi phí quản lý chậm hơn so với tốc độ tăng của khoản phải trả bình quân khiến cho hệ số trả nợ giảm.
Đến năm 2014 hệ số trả nợ tăng nhẹ lên thanh 4,72 lần. Tuy nhiên chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Thời gian trả nợ trung bình: Đối lập với thời gian thu nợ trung bình, chỉ số trả nợ trung bình càng cao có nghĩa doanh nghiệp càng được chậm trả nợ hay hệ số trả
Thang Long University Library