Đánh giá thực trạng khả năng thanh toán của Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ Z179 (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV

2.3. Đánh giá thực trạng khả năng thanh toán của Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179

2.3.1. Kết quả đạt được

Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179 là một trong những doanh nghiệp cơ khí được thành lập đầu tiên nên có rất nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, đặc biệt là cơ khí chế tạo. Từ ngày thành lập đến nay Công đã lớn mạnh không ngừng cả quy mô lẫn chất lượng sản phẩm hàng bán.

Trải qua hơn 40 năm hoạt động cùng với những bước thăng trầm của lịch sử và nền kinh tế, Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179 tuy gặp phải không ít những khó khăn nhưng ngày càng phát triển và đạt được những kết quả nhất định. Giai đoạn 2012 – 2014 tuy khả năng thanh toán của Công ty chưa được tốt nhưng cũng đã đạt được một số kết quả sau:

Qua 3 năm, Công ty luôn nỗ lực không ngừng xây dựng, quy trì và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tế là tổng tài sản của Công ty năm 2012 là 44.773.506.674 đồng, đến năm 2013 lượng tài sản đã tăng lên thành 69.281.720.945 đồng và đạt mức 75.909.246.054 đồng vào năm 2014.

Nhờ sự gia tăng mạnh của tài sản mà khả năng thanh toán khái quát của Công ty qua các năm đều lớn hơn 1 (2,33 lần năm 2012, 1,67 lần năm 2013 vs 1,62 lần năm 2014).

Mặc dù những năm gần đây chỉ tiêu này có giảm nhưng vẫn lớn hơn khá nhiều so với chỉ tiêu chung của toàn nghành là 1,1.

Trong giai đoạn 2012 – 2013, mặc dù phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung và các khó khăn của ngành Cơ khí trong giai đoạn hội nhập nói riêng nhưng các nhà lãnh đạo Công ty TNHH Cơ khí Z179 đã có những chính sách kinh doanh khá hợp lý để phát triển Công ty cũng như đem lại doanh thu và lợi nhuận tương đối lớn. Cụ thể năm 2013, doanh thu tăng thêm 10,05% và lợi nhuận sau thuế tăng 28,86% so với năm 2011. Năm 2014 doanh thu tiếp tục tăng 24,92% còn lợi nhuận tăng thêm 17,97% so với năm 2013.

Nhờ sự cố gắng và nỗ lực của Công ty trong việc tăng hiệu quả kinh doanh và giải quyết các khoản vay nợ (sang năm 2014 Công ty đã thanh toán hết các khoản vay ngắn hạn Ngân hàng) mà khả năng thanh toán lãi vay của Công ty rất tốt, thể hiện qua sự tăng trưởng rất lớn của chỉ tiêu thanh toán lãi vay (từ 17,46 lần năm 2012 lên tới 639,50 lần năm 2014). Mặc dù các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty không tốt lắm nhưng trước mắt Công ty vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ trả lãi đúng hạn bằng nguồn lợi nhuận trước thuế và lãi thể hiện tình hình tín dụng tốt với các nhà cung cấp tín dụng.

Công ty luôn tranh thủ tận dụng các cơ hội để được hưởng những chính sách ưu đãi từ nhà cung cấp. Bằng chứng là sự gia tăng khá mạnh các khoản trả trước cho

Thang Long University Library

47

người bán (năm 2012 là 322.117.117 đồng đến năm 2014 tăng thành 7.454.437.576 đồng). Đồng thời các khoản phải thu sang năm 2014 đang có xu hướng giảm (30,23%

so với năm trước đó), điều này chứng minh rằng uy tín bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đang ngày một cải thiện và nó cũng góp phần làm giảm chi phí vào việc quản lý các khoản phải thu phần nào chứng tỏ hiệu quả trong công tác quản lý vốn của Công ty.

Thời gian lưu kho bình quân, thời gian thu nợ và thời gian trả nợ có xu hướng giảm dần vào năm 2014 cũng đồng nghĩa với việc thời gian quay vòng vốn giảm, điều này giúp cho hoạt động luân chuyển vốn hiệu quả hơn thể hiện sự cố gắng và nỗ lực trong việc cải thiện tình hình thanh toán của Công ty.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế

Tuy vậy hạn chế về khả năng thanh toán của công ty là không nhỏ, nó ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tài chính cũng như uy tín của công ty. Cụ thể là:

Vốn lưu động ròng của Công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 đều âm và ngày càng giảm cụ thể năm 2013 là âm 1.769.754.820 đồng, giảm 0,05% so với năm 2012 là âm 1.687.720.934 đồng, và tiếp tục giảm 3,11% vào năm 2014 xuống là âm 7.279.881.919 đồng, chứng tỏ tài sản lưu động luôn nhỏ hơn nợ phải trả hay tài sản lưu động không đủ để đảm bảo cho chi trả các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời đều thấp hơn so với chỉ tiêu chung của ngành và không có dấu hiệu tích cực ở các năm sau. Cụ thể với khả năng thanh toán hiện hành của ngành cơ khí là 2,53 lần thì của Công ty lại thấp hơn rất nhiều (cao nhất là 0,96 lần vào năm 2013 và tiếp tục có xu hướng giảm dần 0,84 năm 2014). Khả năng thanh toán nhanh của ngành cơ khí là 1,89 lần trong khi của Công ty lần lượt qua các năm 2012, 2013, 2014 là 0,69 lần, 0,77 lần và 0,61 lần. Cùng tình trạng như vậy, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,05 (2012), 0,09 (2013) và 0,13 (2014), thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu chung của ngành là 0,5. Có thể nói đây là những con số rất đáng lo ngại cho khả năng thanh toán của Công ty.

Hệ số nợ của Công ty khá cao 0,43 lần năm 2012, năm 2013 tăng lên thành 0,60 lần, năm 2014 tăng nhẹ thành 0,62 lần, có nghĩa là đến năm 2014 thì có đến 62% tài sản của Công ty được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài, điều này có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Do Công ty sử dụng một lượng lớn nợ vay từ bên ngoài cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh nên đồng thời cũng phải chịu một khoản chi phí lãi vay tương ứng. Nếu không có các biện pháp cải thiện tình trạng vay vợ, phụ thuộc khá lớn vào nguồn vốn bên ngoài thì Công ty có thể phải đối mặt với các rủi ro tài chính trong thời gian tới.

48

Các khoản phải thu cũng chiếm một tỉ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản của Công ty: 26,53% (năm 2012), 29,84% (năm 2013), 25,94% (năm 2014) và đa phần là khoản phải thu khách hàng. Phần lớn tài sản của Công ty là tài sản có tính thanh khoản kém và các khoản nợ mà Công ty chưa thu hồi được luôn đi kèm với các rủi ro tài chính tiềm tàng. Mặc dù đã cố giảm khoản vốn bị chiếm dụng này vào năm 2014 nhưng chưa thực sự đem lại kết quả như mong đợi. Cũng chính bởi các khoản phải thu tăng khiến thời gian thu nợ tăng, kết hợp với thời gian lưu kho bình quân tăng làm chu kỳ vận động của tiền ngày càng tăng. Bên cạnh đó các khoản phải thu khó đòi tăng khá mạnh: Từ 1,13% năm 2012 tăng thêm 21,41% vào năm 2013 và tăng những 106,1%

năm 2014. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tài chính, chu kỳ vận động của dòng tiền để thanh toán các khoản nợ và đầu tư của Công ty trong trường hợp Công ty không thu hồi được nợ.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan (Thuộc Công ty)

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp, bằng chứng là nguồn vốn lưu động ròng của Công ty trong 3 năm liên tiếp đều âm cụ thể năm 2013 là âm 1.769.754.820 đồng, giảm 0,05% so với năm 2012 là âm 1.687.720.934 đồng, và tiếp tục giảm 3,11% vào năm 2014 xuống là âm 7.279.881.919 đồng. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu được dùng để tài trợ một phần cho tài sản cố định, phần còn lại và tài sản lưu động được đầu tư chủ yếu là nguồn vốn vay ngắn hạn nhưng hiệu quả sử dụng vốn vay lại ở mức thấp trong khi mất chi phí sử dụng khiến cho tài sản lưu động luôn không đủ để đáp ứng cho các khoản nợ ngắn hạn (vốn lưu động ròng âm). Điều này còn thể hiện sự mất cân đối tài chính do tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu dài trong khi các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải đáo hạn trong thời gian ngắn, tức là sự mất cân đối giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nguồn nợ vay.

Các khoản phải thu tương đối lớn là do chính sách tín dụng của Công ty đang nới lỏng, khoảng thời gian từ lúc bán hàng cho tới lúc thu tiền về năm 2014 là 78 ngày . Trong năm 2013, việc đầu tư vào hàng hóa, mở rộng sản xuất kinh doanh khiến số lượng bán ra nhiều hơn so với năm 2012 trong khi Công ty vẫn giữ nguyên chính sách tín dụng khiến các khoản phải thu tăng lên đáng kể (29,84% so với năm 2012). Sang năm 2014 Công ty đã thay đổi chính sách tín dụng, thu hẹp lại phạm vi khách hàng áp dụng chính sách, đồng thời không áp dụng các chính sách ưu đãi như chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại để kích thích mua hàng đã khiến cho các khoản phải thu giảm tương đối (4,78%) so với năm 2013.

Mối quan hệ với nhà cung cấp và với khách hàng: Khoảng thời gian từ lúc mua hàng tới lúc trả nợ của Công ty là 77 ngày tương đương với khảng thời gian từ lúc mua hàng tới lúc thu được tiền hàng là 78 ngày và tương đối dài do Công ty muốn thu

Thang Long University Library

49

hút được nhiều khách hàng để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô và tăng doanh thu. Có được khoảng thời gian trả nợ dài như vậy cũng là nhờ uy tín của Công ty với nhà cung cấp rất tốt, tuy nhiên với khoảng thời gian thu nợ và trả nợ tương đương nhau như vậy sẽ khiến Công ty chịu áp lực rất lớn với khi đến hạn trả nợ trong khi các khoản phải thu khó đòi đang có chiều hướng gia tăng. Bởi vậy, Công ty cũng cần xem xét việc rút ngắn thời gian thu nợ để đảm bảo cho việc thu hồi vốn và làm giảm áp lực của các khoản nợ phải trả.

Việc sử dụng nợ là chủ yếu trong cơ cấu vốn đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (>50%) là nguyên nhân khiến cho hệ số thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời đều nhỏ hơn 1. Giai đoạn 2012 – 2014 là giai đoạn mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng vì quá tập trung vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận mà Công ty tranh thủ mọi nguồn vốn chiếm dụng từ bên ngoài mà không để ý đến khả năng thanh toán đang có chiều hướng đi xuống. Sử dụng nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn có ưu điểm là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp cho Công ty tiết kiệm thuế nhưng việc sử dụng nợ ngắn hạn là chủ yếu trong khi hiệu quả sử dụng vốn lưu động không tốt dẫn tới khó khăn trong khả năng thanh toán của Công ty buộc Công ty phải thay đổi chính sách bán hàng nhằm chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn không được trì hoãn.

b. Nguyên nhân khách quan (Ngoài Công ty)

Môi trường kinh tế không ổn định cùng với việc khủng hoảng kinh tế, lạm phát, đồng tiền mất giá theo từng ngày, việc dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền là không khả thi, lượng tiền dự trữ hiện tại không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiền tương lai.

Tuy nhiên mặt trái của việc dự trữ quá ít tiền mặt sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán, tính thanh khoản giảm. Bên cạnh đó sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh cùng các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho Công ty không có khả năng thích ứng kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Sự cạnh tranh khốc liệt với đối thủ không chỉ về doanh số bán hàng, số lượng khách hàng mà Công ty còn phải cạnh tranh để có được nhà cung cấp có chi phí rẻ, thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu ưu đãi.

Chính nền kinh tế bất ổn đã tác động đến cơ chế chính sách của nhà nước. Sự thay đổi chính sách tiền tệ thông qua Ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị đồng tiền, tỷ giá và các yếu tố khác. Trong năm 2012, ngân hàng Nhà nước đã có 6 lần liên tục điều chỉnh lãi suất và nó có chiều hướng giảm. Điều này đã làm ảnh hưởng đến các khoản phải thu và các khoản phải trả của Công ty.

Ngoài ra công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh, nó chứa đựng nhiều cơ hội và cũng đem lại không ít thách thức đối với Công ty Cơ khí Z179 cũng như các doanh nghiệp khác. Sự bùng nổ của công nghệ làm cho Công nghệ

50

hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi Công ty phải đồi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Mặt khác sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng làm cho vòng đời của công nghệ rút ngắn lại và áp lực từ việc rút ngắn thời hạn khấu hao tăng lên. Tuy nghiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tài chính và nguồn lực để chạy theo sự thay đổi của công nghệ khi mà rủi ro cũng như chi phí để thay thế chúng là không nhỏ.

Thang Long University Library

51 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ Z179 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)