Đánh giá các thang đo

Một phần của tài liệu Các nhân tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ thiết kế phần mềm của công ty giải pháp phần mềm việt hà (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.2. Đánh giá các thang đo

Như đã trình bày trong chương 3, thang đo các yếu tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng trong việc mua phần mềm tại công ty giải pháp phần mềm Việt Hà bao gồm 12 thành phần: giá cả, chức năng phần mềm, khả năng song ngữ của phần mềm, vị trí của công ty phần mềm, chất lượng phần mềm, sự truyền thông, hiểu khách hàng, sự tin tưởng, mối quan hệ, dịch vụ, sự chuyên nghiệp, chuyên môn nhân viên.

Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hai công cụ chính:

 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.

 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước để loại các biến quan sát không phù hợp, các biến có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally và Bernstein, 1994).

Tiếp theo phương pháp phân tích khám phá EFA được sử dụng. Khi tiến hành phân tích nhân tố, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. (Hair và cộng sự, 2006)

- Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loadings) ≥ 0.5. Biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. (Hair và cộng sự, 2006)

- Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.

(Anderson và Gerbing, 1988)

- Thứ tư, hệ số Eigenvalue có giá trị ≥ 1. (Anderson và Gerbing, 1988) - Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân

tố ≥ 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

4.2.1 Đánh giá các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho thấy các thang đo của các thành phần giá trị cảm nhận của khách hàng của công ty phần mềm đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Bronbach’s alpha. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4-3.

Bảng 4-3: Cronbach’s alpha của các khái niệm nghiên cứu Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Alpha nếu loại biến này Giá cả (PR): Alpha = 0.7412

PR_1 13.61 6.233 0.471 0.710

PR_2 13.48 6.510 0.476 0.706

PR_3 13.72 6.109 0.533 0.685

PR_4 13.69 6.599 0.494 0.701

PR_5 13.60 5.925 0.551 0.677

Chức năng (Functionality - FU): Alpha = 0.7311

FU_1 6.87 2.408 0.575 0.618

FU_2 7.00 2.671 0.506 0.699

FU_3 6.92 2.481 0.582 0.611

Song ngữ của phần mềm (Bilingual Capability - BC): Alpha = 0.6304

BC_1 3.96 1.829 0.413 0.570

BC_2 3.95 1.979 0.393 0.594

BC_3 4.06 1.695 0.517 0.418

Quan hệ (Relationship - RE): Alpha = 0.7259

RE_1 10.25 3.671 0.519 0.663

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Alpha nếu loại biến này

RE_2 10.27 3.852 0.521 0.662

RE_3 10.32 4.174 0.443 0.705

RE_4 10.15 3.585 0.580 0.625

Vị trí (Location - LO): Alpha = 0.8543

LO_1 5.33 4.111 0.671 0.851

LO_2 5.28 4.108 0.760 0.765

LO_3 5.44 4.078 0.751 0.773

Truyền thông (Communication - CO): Alpha = 0.6174

CO_1 6.75 1.796 0.458 0.471

CO_2 6.77 2.031 0.394 0.562

CO_3 6.72 1.852 0.428 0.516

Tin tưởng (Trust - TR): Alpha = 0.6213

TR_1 16.63 5.956 0.468 0.531

TR_2 16.63 6.124 0.444 0.542

TR_3 16.68 6.081 0.477 0.530

TR_4 17.00 7.219 0.045 0.719

TR_5 16.66 6.390 0.411 0.557

TR_6 16.72 6.321 0.399 0.560

Dịch vụ (Service - SE): Alpha = 0.6445

SE_1 6.89 1.750 0.473 0.521

SE_2 6.91 1.994 0.421 0.592

SE_3 6.77 1.674 0.473 0.522

Chuyên môn nhân viên (Employee Expertise - EE): Alpha = 0.6946

EE_1 13.97 5.241 0.522 0.614

EE_2 13.88 5.295 0.510 0.619

EE_3 13.90 5.285 0.499 0.624

EE_4 13.89 5.951 0.290 0.711

EE_5 13.92 5.439 0.440 0.649

Hiểu khách hàng (Understanding of the Customer - UC ): Alpha = 0.6461

UC_1 6.90 1.504 0.529 0.440

UC_2 6.78 1.894 0.414 0.604

UC_3 6.69 1.821 0.431 0.582

Chất lượng phần mềm (Software Quality - SQ): Alpha = 0.6594

SQ_1 10.14 2.881 0.475 0.567

SQ_2 10.12 3.259 0.387 0.626

SQ_3 10.05 3.071 0.452 0.585

SQ_4 10.05 2.886 0.447 0.587

Chuyên nghiệp (Professionalism - PRO) : Alpha = 0.7176

PRO_1 10.25 3.125 0.577 0.610

PRO_2 10.33 3.692 0.472 0.676

PRO_3 10.41 3.653 0.459 0.682

PRO_4 10.27 3.210 0.519 0.648

Giá trị cảm nhận (Perceived Value -PW) : Alpha = 0.7793

PW_1 7.13 2.453 0.654 0.661

PW_2 7.12 3.070 0.574 0.747

PW_3 7.16 2.754 0.629 0.687

Kết quả bảng 4.3 cho thấy tất cả các thang đo trên đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6. Tuy nhiên, trong đó hệ số tương quan biến – tổng của hai biến đo lường nhỏ hơn 0.3 là TR_4 = 0.045, EE_4 = 0.290. Vì vậy, TR_4 bị loại ra khỏi thang đo Tin tưởng và EE_4 bị loại ra khỏi thang đo Chuyên môn nhân viên.

Tác giả tiến hành đánh giá lại độ tin cậy của thang đo sau khi loại 2 biến TR_4 và EE_4.

Bảng 4-4: Kết quả Cronbach’s alpha của hai thang đo tin tưởng và chuyên môn của nhân viên sau khi loại biến

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Alpha nếu loại biến này Tin tưởng (Trust - TR): Alpha = 0.7192

TR_1 13.57 4.803 0.486 0.669

TR_2 13.57 4.903 0.480 0.671

TR_3 13.62 4.880 0.510 0.659

TR_5 13.60 5.081 0.470 0.675

TR_6 13.66 5.056 0.442 0.686

Chuyên môn nhân viên (Employee Expertise - EE): Alpha = 0.7114

EE_1 10.47 3.583 0.539 0.624

EE_2 10.38 3.633 0.525 0.633

EE_3 10.40 3.716 0.477 0.661

EE_5 10.42 3.747 0.452 0.677

Qua bảng 4.4 cho thấy, sau khi loại biến TR_4 và EE_4 các thang đo Tin tưởng và Chuyên môn nhân viên đều đạt các chỉ số cần thiết về Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3.

Tất cả các biến quan sát còn lại đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập Đặt giả thuyết H0 là 47 biến quan sát của Thang đo Giá trị cảm nhận của khách hàng của công ty phần mềm không có mối tương quan với nhau.

Kết quả kiểm định KMO là 0.888 > 0.5 và kiểm định Bartlett cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (Sig. = 0.000), điều này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy ở mức Eigenvalue bằng 1.001, với phương pháp rút trích nhân tố Principal Component, sử dụng phép quay Varimax cho phép 12 nhân tố được rút trích từ 47 biến quan sát và phương sai trích được là 57.856%, các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5, mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều ≥ 0.3 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố.

Bảng 4-5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập

Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

PR_3 0.704

PR_4 0.682

PR_5 0.654

PR_2 0.640

PR_1 0.598

TR_1 0.708

TR_2 0.637

TR_3 0.634

TR_5 0.595

TR_6 0.534

LO_2 0.892

LO_3 0.879

LO_1 0.837

RE_4 0.662

RE_3 0.657

RE_1 0.628

RE_2 0.623

PRO_1 0.709

PRO_2 0.648

PRO_4 0.623

PRO_3 0.568

EE_2 0.654

EE_1 0.646

EE_5 0.591

EE_3 0.574

SQ_1 0.701

SQ_4 0.625

SQ_3 0.558

SQ_2 0.527

FU_3 0.788

FU_1 0.761

FU_2 0.687

SE_1 0.696

SE_3 0.668

SE_2 0.553

UC_2 0.725

UC_1 0.698

UC_3 0.552

BC_3 0.791

BC_1 0.728

BC_2 0.705

Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

CO_2 0.695

CO_1 0.687

CO_3 0.565

Eigenvalue 9.346 2.405 2.011 1.790 1.563 1.371 1.332 1.273 1.207 1.134 1.022 1.001 Phương sai

trích 21.24 26.71 31.28 35.35 38.90 42.02 45.04 47.94 50.68 53.26 55.58 57.86 Cronbach

alpha 0.741 0.719 0.854 0.725 0.717 0.711 0.659 0.731 0.644 0.646 0.630 0.617

Các nhân tố lần lượt được đặt tên là: Giá cả của phần mềm; Sự tin tưởng;

Khoảng cách địa lý; Mối quan hệ của 2 doanh nghiệp; Mức độ chuyên nghiệp của nhà cung cấp; Mức độ chuyên nghiệp của nhân viên; Chất lượng phần mềm; Chức năng phần mềm; Chất lượng dịch vụ của công ty phần mềm; Mức độ thông hiểu khách hàng; Khả năng song ngữ của phần mềm; Truyền thông.

4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc

Phân tích nhân tố khám phá EFA cho 3 biến quan sát trong thành phần thang đo giá trị cảm nhận vẫn giữ nguyên một nhân tố. Hệ KMO = 0.689 nên phân tích EFA phù hợp với tập dữ liệu, thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 368.603 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000, do vậy, các biến quan sát có tương quan với nhau trên phạm vi tổng thể. Ở Eigenvalue là 2.084, phương sai trích được là 69.464% thể hiện là nhân tố rút trích ra giải thích được 69,464% sự biến thiên của dữ liệu.

Bảng 4-6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc

Nhân tố 1

PW_1 0.857

PW_3 0.840

PW_2 0.803

Eigenvalue 2.084

Phương sai trích 69.464

Cronbach’s alpha 0.7793

Nhân tố được đặt tên là Giá trị cảm nhận.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ thiết kế phần mềm của công ty giải pháp phần mềm việt hà (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)