1.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau hay nói cách khác là từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Để có thể tổ chức và
lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và hiệu quả thì việc phân loại nguồn vốn là vô cùng cần thiết. Tùy theo yêu cầu quản lý mà nguồn VKD của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
1.1.2.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu là vốn nhà nước, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp. Đặc điểm của nguồn vốn chủ sở hữu là không có thời gian đáo hạn, có độ an toàn cao, lợi nhuận chi trả không ổn định, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nợ phải trả là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp… Nợ phải trả có thể là nợ phải trả ngắn hạn (có thời gian đáo hạn dưới một năm) hoặc nợ phải trả dài hạn (có thời gian đáo hạn trên một năm).
Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, và quyết định của nhà quản lí. Nhận thức được từng lọai vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được biện pháp tổ chức quản lí, sử dụng vốn hợp lý, đồng thời có thể tính toán để tìm ra kết cấu vốn hợp lí với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn - Nguồn vốn thường xuyên:
Là tổng thể các nguồn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn này thường dùng để mua sắm, hình
thành TSCĐ và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại 1 thời điểm có thể xác định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc:
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời:
Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.
Phương pháp phân loại này giúp cho các nhà quản lí xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh đáp ứng đầy đủ kịp thời VKD và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
* Nguồn vốn bên trong:
Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản than doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
Nguồn vốn từ bên trong của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
Khoản khấu hao tài sản cố định
Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có nhiều điểm lợi và bất lợi như sau:
- Những điểm lợi:
+ Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời
các thời cơ trong kinh doanh.
+ Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.
+ Giữ được quyền kiểm soát doanh nghiệp.
+ Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn.
- Những hạn chế:
+ Hiệu quả sử dụng thường không cao.
+ Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các DN đang trong quá trình tăng trưởng, điều đó đòi hỏi các DN phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài.
* Nguồn vốn từ bên ngoài:
Việc huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với 1 doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho phép doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài.
Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau:
Vay người thân
Vay ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính khác.
Gọi góp vốn liên doanh liên kết.
Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.
Thuê tài sản.
Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán...
Việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ làm khuếch đại lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận trên VKD lớn hơn chi phí sử dụng vốn; ngược lại sẽ có thể làm cho DN lâm vào
tình trạng khó khăn về tài chính.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sản xuất nào nói chung và mối quan tâm của doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt nó đang là vấn đề cấp bách mang tính thời sự đối với các doanh nghiệp nhà nước Việt nam hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa là câu hỏi, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng có thể hiển thị bằng hàm số thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với vốn và lao động.
Q = f (K, L) trong đó:
K: là vốn.
L: là lao động.
Vì vậy, kết quả SXKD của các DN có quan hệ số hàm với các yếu tố tài nguyên, vốn, công nghệ... Xét trong tầm vi mô, với một DN trong ngắn hạn thì các nguồn lực đầu vào này bị giới hạn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp nhằm khai thác và sử dụng vốn, sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có của mình, trên cơ sở đó so sánh và lựa chọn phương án SXKD tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
Vậy hiệu quả sử dụng vốn là gì ? Để hiểu được ta phải hiểu được hiệu quả là gì?
Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối quan hệ giữa “kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”.
Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí đầu vào
- Về mặt đinh lượng: Hiệu quả kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Người ta chỉ thu được hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào. Hiệu quả càng lớn chênh lệch này càng cao.
- Về mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh cao biểu hiện sự cố gắng nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp, sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội.
Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh khác nhau, nhưng ở đây tác giả chỉ đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Như vậy, ta có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn của DN: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất.