Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần ACC 244 (Trang 29 - 35)

1.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong kỳ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.

Hoặc

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.

- Hệ số huy động VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của DN.

Số VCĐ được tính trong công thức trên được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐHH và TSCĐVH của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá phân tích.

- Hệ số hàm lượng VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ. Hàm lượng vốn cố định càng thấp, hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

- Tỷ suất sinh lời của TSCĐ:

Tỷ suất sinh lời của TSCĐ

=

Lợi nhuận sau thuế

Giá trị còn lại TSCĐ bình quân

x 100 Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố hấp dẫn của các nhà đầu tư

- Cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, từng loại TSCĐ trong tổng số giá trị tài sản cố định của doanh

nghiệp tại thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hợp lý trong cơ cấu tài sản cố định được trang bị ở DN.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ VLĐ

Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

- Tốc độ luân chuyển VLĐ:

Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.

Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ của DN cao hay thấp.

Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ.

- Số lần luân chuyển VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay vòng quay của VLĐ thực hiện được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Hiện nay tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.

- Kỳ luân chuyển VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được 1 lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ.

- Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn:

VTK (±) = M1 × (K1 – K0) hoặc = L1 − L0

Trong đó:

VTK : Số VLĐ có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh so với kỳ gốc.

M1 : Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) K1, K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc

L1, L0 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).

- Chỉ tiêu hàm lượng VLĐ (mức đảm nhiệm VLĐ):

Chỉ tiêu này phản ánh để có 1 đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu đồng VLĐ.

- Vòng quay nợ phải thu:

Chỉ tiêu này cho biết để có được doanh thu trong kỳ thì các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của DN càng nhanh, khả năng chuyển đổi nợ phải thu sang tiền mặt càng cao, tạo sự chủ động cho việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.

- Kỳ thu tiền trung bình:

Chỉ tiêu này cho biết để có được doanh thu của một ngày cần mất bao nhiêu ngày để thu tiền. Chỉ tiêu này cảng nhỏ thì khả năng thu tiền từ hoạt động bán hàng càng đạt hiệu quả.

- Vòng quay hàng tồn kho:

Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong một kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.

- Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho:

Cho biết cứ 1 ngày giá vốn hàng bán bình quân thì mất bao nhiêu ngày để giải phóng hàng tồn kho. Số ngày càng ngắn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn khocàng cao.

1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ VKD

Để đánh giá đầy đủ hiệu quả sử dụng VKD cần phải xem xết hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá mức sinh lời của đồng VKD. Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

- Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, vốn kinh doanh của doanh nghiệp chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn càng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD:

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD mà không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của VKD.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh :

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu một mặt phụ thuộc hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay trình độ sử dụng vốn; mặt khác phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:

Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thu được trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần ACC 244 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w