1.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của DN
Cơ chế quản lý và chính sách quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà nước : cơ chế giao vốn ,đánh giá tài sản cố định, thuế lợi tức,...đến chính sách cho vay bảo hộ và khuyến khích nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện trong nền kinh tế vĩ mô. Nếu cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế phù hợp, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; ngược lại, chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ của Nhà nước trong cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế cũng có thể gây ra tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các yếu tố như lạm phát, giá cả, tỷ giá, điều kiện nền kinh tế :
Các yếu tố lạm phát, sự biến động của giá cả trên thị trường, lãi suất ngân hàng, tình trạng của nền kinh tế,... đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp dự đoán biến động thị trường, chủ động ứng phó với những thay đổi của điều kiện kinh tế thị trường nhằm bảo toàn và phát huy sức mạnh vốn kinh doanh, đem lại hiệu sử dụng vốn cao nhất.
- Tác động của khoa học công nghệ :
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã làm cho các loại tài sản của doanh nghiệp nhanh chóng bị lỗi thời, đặc biệt là sự hao mòn vô hình của tài sản cố định. Khoa học công nghệ càng phát triển thì
việc nghiên cứu, phát minh ra các máy móc hiện đại càng được rút ngắn, những máy móc này sẽ nhanh chóng thay thế các máy móc vừa được mua mới và làm cho chúng nhanh mất đi giá trị của mình, dẫn đến nguy cơ mất vốn kinh doanh. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
- Môi trường chính trị -văn hoá- xã hội:
Chế độ chính trị quyết định đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội như phong tục tập quán, thói quen, sở thích,.... là những đặc trưng của đối tượng phục vụ của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
- Yếu tố cạnh tranh :
Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để tiêu thụ được sản phẩm đòi hỏi các sản phẩm của doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng thêm tính năng cho sản phẩm ; đồng thời doanh nghiệp cần phải có những chính sách hỗ trợ, kích thích tiêu thụ sản phẩm. Có thể doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận bị chiếm dụng vốn để qui đổi về một mức doanh thu kỳ vọng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa mục tiêu lợi nhuận và quyết định các chính sách bán hàng hợp lý đảm bảo lợi ích và hiệu quả quản lí vốn.
- Những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp gặp phải như sự thay đổi môi trường chính trị, thiên tai, địch hoạ, điều kiện thị trường không ổn định, thị hiếu tiêu dùng của dân cư…. Tất cả những yếu tố trên đều có những ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan
- Cơ cấu vốn: Bố chí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng được nâng cao. Bố trí cơ cấu vốn không phù hợp làm mất cân
đối giữa tài sản lưu động và tài sản cố định dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Việc huy động vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Huy động vốn là để sử dụng vốn, do vậy nhu cầu sử dụng vốn đến đâu, doanh nghiệp huy động vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn.
Việc huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn. Mặt khác sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất huy động và thời gian huy động vốn. Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợ thích hợp là nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí kinh doanh: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sức tiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp luôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp: Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tích chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là do thị trường quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ là những nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong kinh doanh.
Vì vậy, việc lựa chọn đúng phương án kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Các phương án kinh doanh phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường. Có như vậy sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp mới có khả năng tiêu thụ được, vốn lưu động luân chuyển đều đặn, tài sản cố định mới có khả năng phát huy hết công suất, hiệu quả sử dụng vốn cao.
- Các mối quan hệ của DN: Những mối quan hệ này thể hiện trên hai phương diện là quan hệ giữa DN với khách hàng và giữa DN với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất kinh
doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hoá tiêu thụ và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tạo được mối quan hệ này doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể trong việc củng cố các bạn hàng truyền thống và tìm kiếm thêm bạn hàng mới. Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng như mở rộng mạng lưới giao dịch, tìm nguồn hàng, tiến hành các chính sách tín dụng khách hàng, đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, tăng cường công tác xúc tiến, quảng cáo, khuyến mại...
- Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của DN: đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanh của DN. Một bộ máy quản lý tốt có trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đạt kết quả cao và ngược lại. Do đó DN phải nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là đối với cán bộ quản lý tài chính về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn về tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Kết luận Chương 1
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vốn kinh doanh là yếu tố cơ bản, là điều kiện tiên quyết để cho các DN tiến hành hoạt động SXKD. Sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao là yêu cầu quan trọng, điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Do yêu cầu quản lý, vốn kinh doanh cần thiết phải được phân loại theo những tiêu thức nhất định, như: phân loại theo đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình SXKD; theo quan hệ sở hữu vốn; theo thời gian huy động sử dụng vốn; theo phạm vi huy động. Việc phân loại vốn và nội dung biểu hiện của vốn cũng khác nhau đối với mỗi loại hình DN; song để có thể bảo toàn, phát triển nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đều được các DN đặc biệt quan tâm.
Để có cơ sở xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, bước đầu luận văn đã xác định khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VKD. Những nội dung trên là cơ sở để luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng VKD của Công ty cổ phẩn ACC-244.
Chương 2