2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 30
2.1.1 Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
BLTTDS năm 2015 đã mở rộng đối tƣợng đƣợc bảo vệ trong BPKCTT này. Theo BLTTDS năm 2004 quy định “Biện pháp giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” thì đối tượng được bảo vệ của BPKCTT này là “người chưa thành niên”.
31
Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm đối tƣợng đƣợc bảo vệ bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Hai đối tượng là “người chưa thành niên” và “người mất năng lực hành vi dân sự” đã đƣợc quy định rõ trong BLDS năm 2005 còn đối tượng “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” lần đầu tiên mới đƣợc ghi nhận là đối tƣợng cần đƣợc bảo vệ và quy định tại Điều 23 BLDS năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017).
“Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
Theo quy định này, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người gặp những khuyết tật nhất định về mặt thể chất hoặc có những vấn đề về mặt tinh thần tác động trực tiếp đến việc biểu đạt ý chí chính xác của họ ra bên ngoài. Những người này không rơi vào tình trạng “mất hoàn toàn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi” nên không thể xếp họ vào nhóm chủ thể
“mất năng lực hành vi dân sự” theo Điều 22 BLDS năm 2015. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thường tập trung vào nhóm người cao tuổi chủ yếu liên quan đến lý do về tinh thần và người khuyết tật do tình trạng thể chất.
32
Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là việc chuyển người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho người khác hoặc một tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong trường hợp cha mẹ đứa trẻ, thân nhân của người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có điều kiện trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục để họ phát triển bình thường.
Trước đây, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, biện pháp này được quy định tại khoản 2 Điều 41 nhưng chỉ là “giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom”. Khoản 1 Điều 102 BLTTDS năm 2004 đã bổ sung và BLTTDS năm 2015 tiếp tục ghi nhận:
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không chỉ đƣợc giao để “trông nom” mà còn phải đƣợc “nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục”. Biện pháp đƣợc áp dụng nhằm bảo vệ khẩn cấp một đối tƣợng đặc biệt mà cả xã hội quan tâm bảo vệ, đó là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong tình thế khẩn cấp,những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người giám hộ, tòa án cần phải giao ngay những người này cho một chủ thể có đủ điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục nhằm bảo đảm cho họ có cuộc sống và phát triển bình thường cho đến khi tòa án có quyết định chính thức giải quyết nội dung vụ án.
Theo quy định tại Điều 114 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT này đƣợc Tòa án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình có liên quan đến người chưa thành niên chưa có người giám hộ phù hợp với quy định của các Điều 68, 69,70,71,72 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Điều 61 BLDS.
33
Việc áp dụng BPKCTT này có thể xuất phát từ bên khởi kiện có đơn yêu cầuTòa án áp dụng và cũng có thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà Tòa án thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp để bảo vệ, chăm sóc. Trong trường hợp này thì Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT không cần có đơn yêu cầu của đương sự.
Điều kiện áp dụng biện pháp này đƣợc quy định tại Điều 115 BLTTDS năm 2015, theo đó biện pháp này sẽ đƣợc áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ. Đồng thời đối với việc giao người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người đó.
Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC hướng dẫn BLTTDS năm 2004 quy định: người chưa thành niên chưa có người giám hộ được hiểu là trường hợp người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên nhưng những người thân thích của người chưa thành niên chưa cử được ai trong số họ hoặc một người khác làm giám hộ và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng các tổ chức xã hội tại cơ sở cũng chưa cử được ai trong số họ hoặc tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ. Trường hợp có cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định tự nguyện đảm nhận việc giám hộ thì tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục. Trong trường hợp không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào tự nguyện đảm nhận việc giám hộ thì tòa án quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên cho một trong số những người thân thích của người chƣa thành niên có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Nếu không có người thân thích hoặc không có ai trong số người thân thích có đủ điều kiện giám hộ thì tòa án quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên cho một người khác có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định hoặc cho một tổ chức từ thiện trông nom,
34
nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục TANDTC (2005), Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS ngày 27/4/2005, Hà Nội.
BLTTDS năm 2015 chưa có văn bản hướng dẫn, tuy nhiên căn cứ theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP nêu trên thấy rằng so với quy định tại Điều 115 BLTTDS năm 2015, hướng dẫn này tạo nhiều thuận lợi hơn cho tòa án khi áp dụng, tuy nhiên nếu hiểu “người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người giám hộ” chỉ là trường hợp đối tượng trên không có người giám hộ đương nhiên thì chưa thực sự đầy đủ. Trong thực tiễn tố tụng có trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong vụ án dân sự đã có người giám hộ nhưng người giám hộ đó lại đang chấp hành hình phạt tù, đang trong tình trạng bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên, hoặc một bên cha, mẹ đang chấp hành hình phạt tù còn bên kia rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhƣ ốm nặng, nghèo túng không thể trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên. Với những trường hợp này tòa án cũng cần phải quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục.