Công nghệ dạy học hiện đại

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy môn tin học văn phòng ở trung tâm ngoại ngữ tin học trường cao đẳng công nghiệp vĩnh phúc (Trang 21 - 25)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1.3. Công nghệ dạy học hiện đại

Theo nghĩa hẹp, công nghệ dạy học là quá trình sử dụng các phương pháp, phương tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ vào việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của SV.

Theo nghĩa rộng, công nghệ dạy học là hệ thống những phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào người học tạo lên một nhân cách xác định [9.tr4]

Từ khái niệm trên có thể thấy rõ dạy học được xem là một công nghệ, trước hết là vì bản chất của nó tương ứng với nội hàm của khái niệm công nghệ, không phải vì hiện tượng những quy trình công nghệ hay những ứng dụng CNTT hoặc phương tiện kỹ thuật khác… trong dạy học.

Quá trình dạy học có thể xem như quá trình công nghệ đặc biệt, một quá trình sản xuất những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người). Nét độc đáo của quá trình này là ở chỗ SV không còn là đối tượng thụ động của quá trình tác động của GV mà họ vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình dạy học.[13]

Công nghệ dạy học hiện đại được hiểu là công nghệ dạy học với phương tiện, phương pháp, kỹ năng trong thời đại này - thời đại của CNTT&TT. Một cách vắn tắt, công nghệ dạy học là công nghệ dạy học bằng máy tính.[9]

1.3.2. Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại

* Đặc điểm:

Công nghệ dạy học hiện đại có những đặc điểm sau [13]:

- Tính hiện đại: Thường xuyên áp dụng cập nhật vào thực tiễn dạy học những đổi mới về giáo dục một cách có căn cứ khoa học.

- Tính tối ưu: chi phí ít nhất về thời gian và sức lực.

- Tính tích hợp: Sử dụng thành tựu của nhiều khoa học vào việc đào tạo.

- Tính bền vững: Cùng một quá trình đào tạo phải đạt được những kết quả mong muốn giống nhau (trình độ SV ra trường phải đạt được một ngưỡng nào đó gần như nhau).

- Tính phương tiện: Sử dụng phương tiện truyền thông và đồ dùng dạy học.

- Tính khách quan: Có các tiêu chí đánh giá kết quả học tập rõ ràng, khách quan, kịp thời về định lượng và cả định tính.

- Tính hệ thống: Chương trình hóa hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xã hội, tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình.

1.3.3. Các thành phần của công nghệ dạy học

Công nghệ dạy học được cấu thành bởi các thành phần cơ bản sau: Thiết bị, con người, thông tin, quản lý.

Hình 1.3. Các thành phần của CNDH

- Phần thiết bị: đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ dạy học, giúp tăng cường năng lực hoạt động giáo dục, bao gồm các phương tiện vật chất như thiết bị trường học, đồ dùng dạy học, xưởng thực hành…

Thiết bị Thông tin

Con người Quản lý

CNDH

- Phần con người: bao gồm năng lực công nghệ dạy học của người quản lý, người thực hành, GV và HS. Cụ thể là các kỹ năng, kinh nghiệp, sáng tạo, khả năng lãnh đạo…

- Phần thông tin: bao gồm tri thức giáo khoa đã được thể thức hoá thành tri thức dạy học nghĩa là được sắp xếp theo một quy trình có thể diễn tả lý thuyết toát lên phương pháp nhận thức và thang thao tác. Thông tin giúp cho con người rút ngắn thời gian tiếp nhận, xử lý và tái tạo hiệu quả. Thông tin phải luôn được bổ xung và cập nhật trong quá trình nhận thức.

- Phần quản lý: Bao gồm các hoạt động thể chế, quyền han và mối liên hệ trong qúa trình điều khiển. Chức năng của tổ chức là phối hợp tốt các khâu trên của công nghệ dạy học.

1.3.4. Những điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại

Một công nghệ (phương tiện, phương pháp, kỹ năng) dạy học chỉ có tác dụng tốt khi được sử dụng theo quan điểm công nghệ và quan điểm hệ thống [9.tr16]:

* Theo quan điểm công nghệ

- Phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu,…) thích hợp và điều kiện vận hành tương ứng.

- Người dạy có kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học cũng như chuyên môn,… đủ để làm chủ quá trình dạy học như ứng tác linh hoạt khi phát hiện thiếu hoặc thừa thời gian dạy học so với kế hoạch đã định.

- Người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những thuận lợi do công nghệ hiện đại đem lại.

* Theo quan điểm hệ thống

Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công nghệ dạy học nói chung, vì thế phải được sử dụng trong mối tương quan với công nghệ dạy học truyền thống, theo phương châm đúng lúc, đúng chỗ và đúng độ (mức độ, trình độ,…), để đảm bảo cho cho việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu quả.

1.3.5. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại

Một bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại (công nghệ dạy học bằng máy tính) còn gọi là BGĐT, cần đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản sau:

- Là một bài giảng giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm.

- Là một bài giảng từ xa qua mạng (LAN, WAN,…) người học có thể tái hiện đầy đủ những gì GV cung cấp.

Chuẩn mực sư phạm được hiểu là những tiêu chí, yêu cầu cơ bản, đảm bảo cho quá trình dạy học khả thi (dạy được và học được) và hiệu quả (dạy tốt và học tốt).

Khi soạn bài trên máy tính (PC) để dạy học giáp mặt hoặc từ xa qua mạng, bài soạn của GV phải ở dạng sẵn sàng cho việc trình chiếu trên lớp và tải lên mạng, vì thế mỗi GV ít nhất phải làm được các việc sau:

* Phần chữ:

Tùy theo khả năng, GV có thể sáng tác một phần gõ thành file văn bản trong PC, dưới dạng các trang web có đặc trưng của bài giảng giáp mặt, nhờ Ms FrontPage (dùng font Unicode) hoặc các phần mềm khác, như Macromedia Dreamweaver MX… Phần còn lại được biên soạn theo tài liệu tham khảo.

- Nếu tài liệu tham khảo là ấn phẩm, thường dùng máy quét (scanner) và lưu dưới dạng file .pdf. Nếu muốn biến thành file văn bản biên soạn được thì phải dùng các phần mềm nhận dạng (OCR), ví dụ: VnDOCR (Vietnamese Document Optical Character Recognition), OmniPage,…(thực hành phòng thí nghiệm công nghệ dạy học).

- Nếu tài liệu tham khảo là các CDROM: với các file văn bản không hỗ trợ copy vào PC phải chụp (capture) bằng phần mềm thích hợp. Kinh nghiệm cho thấy có thể dùng Snaglt, HyperSnap,…rồi chuyển ảnh thành file văn bản bằng OCR (OmniPage,…).

* Phần hình tĩnh:

GV tùy khả năng có thể sáng tác một phần bằng công cụ Drawing trong Ms Office, Paint trong Windows hoặc các phần mềm đồ họa khác như Ms visio, Mathcad, Multisim, SolidWorks,… lưu dưới dạng ảnh thích hợp cho web như .gif hoặc .jpeg.

- Nếu tài liệu tham khảo là các ấn phẩm: sử dụng máy quét ảnh.

- Nếu tài liệu tham khảo là CDROM, copy vào PC nếu có thể, nếu không thì chụp bằng các phần mềm như Snaglt,…(thực hành PTN CNDH).

* Phần hình động:

GV tùy khả năng có thể sáng tác một phần bằng các phần mềm hoạt hình sẵn có trong PC như PowerPoint, hoặc cài đặt thêm như Mathcad, Flash, SolidWorks,…Các file hoạt hình có thể chuyển thành file .gif, .avi, hoặc .mpg bằng các phần mềm GIF MovieGear, MPEG Encoder,… (thực hành PTNCNDH). Phần còn lại biên soạn theo tài liệu tham khảo.

- Nếu tài liệu tham khảo là CDROM: copy vào PC nếu được hỗ trợ, nếu không thì cho chạy và chớp thành phim AVI bằng các phần mềm như Snaglt, HyperSnagDX, ScreenCam,… sau đó tách phim thành chuỗi frames bằng phần mềm thích hợp, để biên soạn lại hình ảnh và văn bản theo ý muốn (thực hành PTNCNDH).

- Nếu tài liệu tham khảo là băng hình,…thì cần cài đặt bản mạch chuyển đổi tương tự - số như VideoMagic chẳng hạn và các phần mềm tương ứng.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy môn tin học văn phòng ở trung tâm ngoại ngữ tin học trường cao đẳng công nghiệp vĩnh phúc (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)