Đặc điểm bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy môn tin học văn phòng ở trung tâm ngoại ngữ tin học trường cao đẳng công nghiệp vĩnh phúc (Trang 32 - 54)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1.4. Bài giảng điện tử

1.4.7. Đặc điểm bài giảng điện tử

- Ở mỗi tiết học có sử dụng BGĐT, SV được tiếp thu một lượng lớn kiến thức và hình ảnh trực quan sinh động.

- Sử dụng BGĐT, GV có thể thực hiện đầy đủ các kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng trong quá trình dạy học, qua đó không chỉ rèn luyện cho SV các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn quan sát và cảm nhận được các sự kiện, hiện tượng.

- Các tiết học có sử dụng BGĐT trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động hơn. SV hứng thú, tích cực hơn trong giờ học.

- Sử dụng BGĐT, GV có thể tiết kiệm được thời gian lên lớp, thay vì trước đây GV phải mất nhiều thời gian viết bảng hay mất thời gian để treo tranh, ảnh hay các thao tác hoạt động thí nghiệm,...thì nay chỉ bằng một cái click chuột, bài giảng đã hiện ra và SV có thể theo dõi bài giảng bằng những hình ảnh sống động và những đoạn phim minh họa ngắn gọn, xúc tích. SV có nhiều thời gian hơn để thảo luận về những vấn đề liên quan đến bài học.

- BGĐT có thể lưu lại giúp cho việc chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật hoá kiến thức ở bất kì đoạn nào, mục nào một cách dễ dàng, thuận lợi cho HS trong việc tương tác qua hình ảnh, đoạn video, nội dung bài giảng.

1.4.7.2. Hạn chế

- Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là cơ sở vật chất, trang thiết bị nghe nhìn, PTDH. Hiện nay, phòng học dành cho multimedia, kinh phí đầu tư lại luôn thiếu. Để có 1 phòng học multimedia đơn giản, cũng phải tốn kém nhiều kinh phí . Chưa kể việc nếu cả trường chỉ có một phòng multimadia thì việc thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhiều khi chỉ mang tính hình thức.

- Để việc thiết kế và giảng dạy BGĐT có hiệu quả, đòi hỏi GV phải có kiến thức sâu về tin học, ứng dụng tốt hơn các phần mềm công cụ. Điều này là quá mới mẻ với đại đa số GV hiện nay.

- Hơn nữa, muốn "click" chuột trong một tiết học thì GV phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành

thạo các phần mềm, người GV cần phải có niềm đam mê thực sự với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.

- Một hạn chế nữa trong việc sử dụng BGĐT là: để một BGĐT thực sự có hiệu quả, người GV cần phải đảm bảo sao cho BGĐT đó vừa là một giáo án vừa là một loại hình thiết bị dạy học hiện đại, sao cho BGĐT đó vừa sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn nhưng lại không được lạm dụng CNTT trong quá trình dạy học. Để làm được điều này là rất khó đối với mỗi GV hiện nay.

Vì vậy, vấn đề được đặt ra đối với các chuyên gia, các cấp quản lí giáo dục hiện nay là phải xây dựng được tiêu chí đánh giá một BGĐT như thế nào cho có hiệu quả để đạt được là tiết dạy học tích cực có ứng dụng CNTT.

Nhìn chung, BGĐT không thể thay thế việc soạn giáo án truyền thống hay thay thế hẳn thao tác sử dụng phấn trắng, bảng đen, trình bày miệng của GV trong quá trình lên lớp. BGĐT được quan niệm như là phương tiện kĩ thuật hỗ trợ, giúp GV tổ chức các hình thức giảng dạy.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Không thể phủ nhận những tiện ích từ việc ứng dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Khi sử dụng BGĐT với những môn học, tiết dạy phù hợp, bài giảng của GV có tính trực quan hơn. Dạy học bằng BGĐT phát huy tính hứng thú, tích cực tự học, tìm tòi, tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc,...để lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, có khả năng cuốn hút, tạo hứng thú cho người học. Do vậy đây là xu thế dạy học ở nhiều nước trong đó có Việt Nam đang áp dụng.

Tuy nhiên, nếu sử dụng các phương tiện không phù hợp, lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới phản tác dụng. Trong quá trình giáo dục, HS là nhân tố trung tâm, GV đóng vai trò khơi gợi, dẫn dắt. Muốn làm được điều này, quá trình tiếp xúc, tương tác giữa thầy và trò là không thể thiếu. Quá trình này không chỉ giúp HS dễ dàng tiếp cận với kiến thức mà còn giúp HS cảm nhận được tình cảm, sự khích lệ, động viên của thầy cô.

Cũng thông qua quá trình tương tác này, sự uốn nắn của GV đối với HS. Với vai trò quan trọng này của người GV, máy móc, thiết bị dù hiện đại tới đâu cũng không thể thay thế được. Việc đưa BGĐT và CNTT vào giảng dạy đã góp phần “làm mới” tiết học. Nhưng thực tế, có những tiết dạy, GV trình chiếu cho HS quá nhiều thông tin, hình ảnh, số liệu, khiến HS bị “quá tải” với những gì nghe và nhìn thấy. Kết quả là, chuyển từ hình thức đọc - chép trước đây sang nhìn - chép, chiếu - chép, hiệu quả của tiết dạy vì thế không được cải thiện nhiều.

Có nhiều dạng BGĐT. Tuy nhiên để ứng dụng CNTT và BGĐT trong giảng dạy cho HS - SV, cần thiết kế sao cho phù hợp với nội dung dạy học, cơ sở vật chất sẵn có và phù hợp với đổi tượng HS. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng đào tạo.

Chương 2

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO MÔN HỌC TIN HỌC VĂN PHÒNG 2.1. Thực trạng dạy học môn Tin văn phòng.

2.1.1. Chương trình môn học

Hiện nay môn Quản trị mạng đang giảng dạy tại trường được áp áp dụng theo chương trình khung của tổng cục dạy nghề với 90h trong đó có 30h lý thuyết và 54h thực hành với nội dung chính được phân phối như sau:

Nội dung Số

tiết

thuyết

Thực hành

Kiểm tra Chương 1. Trình diễn điện tử với Powerpoint 2003

1.1. Thực hành tạo bài thuyết trình cơ bản 1.2. Xây dựng nội dung bài thuyết trình 1.3. Tuỳ biến, hiệu chỉnh bài thuyết trình 1.4. Làm việc với các hiệu ứng, hoạt cảnh 1.5. Chuẩn bị thuyết trình

1.6. Bài thực hành tổng hợp

18 6 10 2

Chương 2. Tạo lập bảng tính với MS Excel 2003 2.1. Làm việc với dữ liệu trong Excel

2.2. Giới thiệu và sử dụng các hàm 2.3. Khai thác cơ sở dữ liệu

2.4. Đồ thị trong Excel

2.5. Định dạng trang và in bảng tính 2.6. Làm việc với Macro, Templates 2.7. Bài thực hành tổng hợp

42 14 26 2

Chương 3. Soạn thảo văn bản với MS Word 2003 3.1. Các thao tác hiệu chỉnh văn bản

3.2. Thực hành chèn các đối tượng 3.3. Thao tác với biểu bảng

3.4. Định dạng văn bản 3.5. Thực hành tổng hợp

30 10 18 2

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

* Mục tiêu của môn học: Kiến thức HS cần đạt được:

- Hệ thống được các kiến thức về Hệ soạn thảo Microsoft Word và bảng tính điện tử Excel, phần mềm trình chiếu PowerPoint.

- Soạn thảo được một văn bản theo mẫu, định dạng, trang trí được một bảng tính điện tử theo mẫu, thiết kế được các file trình chiếu theo ý tưởng đề ra.

- Sử dụng thành thạo các hàm trong Excel để giải quyết các yêu cầu trong một bài toán cụ thể, các hiệu ứng trong PowerPoint để thực hiện các biểu diễn động theo ý đồ.

2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên khoa CNTT 2.1.2.1. Cơ sở vật chất

Trong những năm gần đây CNTT được coi là ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất, vì đây là một ngành khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho tất cả các ngành nghề trong xã hội. Tại Việt Nam, tiềm năng mà CNTT mang lại cho giáo dục là rất lớn, có thể kể ra như: sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học, các chương trình đào tạo từ xa, hợp tác đào tạo quốc tế, phổ cập kiến thức thông qua mạng Internet… và đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học.

Trường đã từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin. Được sự quan tâm của nhà trường, khoa CNTT đã được trang bị các thiết bị phầm mềm như sau:

- Máy chiếu đa chức năng (Projector): 2 chiếc

- Phòng thực hành: 05 phòng mỗi phòng 38 máy được nối mạng LAN với một máy chủ chạy Window server 2003 phục vụ học tập độc lập.

- Máy quét (Scanner): 01 chiếc - Máy in: 02 chiếc

2.1.2.2. Giáo viên

Nói đến trình độ chuyên môn là nói đến kiến thức và kỹ năng kỹ thuật chuyên ngành và biết vận dụng để giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong thực tiễn giảng dạy.

GV khoa CNTT ngoài trình độ hiểu biết chung họ phải còn am hiểu thực tiễn về bộ môn mình đang giảng dạy.

Các giáo trình, tài liệu tham khảo về CNTT nói chung được khoa CNTT sử dụng rất đa dạng, đặc biệt là tài liệu trên Internet. Hiện nay, khoa đã xây dựng thành công một số bài giảng nội bộ và tiến tới tất các tổ bộ môn đều yêu cầu GV phải có bài giảng nội bộ của môn mình đảm nhiệm. Muốn thế GV biết chọn lọc, nghiên cứu tài liệu để không ngừng cập nhật kiến thức cho bài giảng của mình để hình thành kiến thức, kỹ năng cho HS.

Số lượng, trình độ chuyên môn của GV khoa CNTT trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc ở Bảng 2.1. và Hình 2.1.

Bảng 2.1. Số lượng, trình độ chuyên môn của GV khoa CNTT

STT Trình độ chuyên môn Số lượng (người)

1. Cử nhân tin học 14

2. Kỹ sư tin học 02

3. Thạc sỹ Toán tin 02

Tổng số: 18

77.8%

11.1% 11.1%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

Cử nhân tin học Kỹ sư tin học Thạc sỹ Toán tin

b. Về trình độ nghiệp vụ sư phạm

Bảng 2.2. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV khoa CNTT

Hình 2.2. Biểu đồ trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV khoa CNTT

* Nhận xét:

Nhìn vào số liệu Bảng 2.1. số lượng, chất lượng trình độ chuyên môn của giáo viên khoa CNTT trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc về cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Số liệu Bảng 2.2 cho thấy tất cả các giáo viên bộ môn đều đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận dạy học. Tuy nhiên, giữa trình độ được đào tạo về sư phạm và năng lực hoạt động sư phạm còn là một khoảng cách. Điểm hạn chế trong năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bộ môn là một nửa GV bộ môn chưa được đào tạo về hoạt động nghiệp vụ sư phạm một cách chính quy có hệ thống, mà chỉ tham gia các lớp học bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm. Do đó vẫn còn lúng túng trong việc ứng

STT Trình độ nghiệp vụ sư phạm Số lượng

1. Sư phạm bậc 2 8

2. Đại học 8

3. Sư phạm dạy nghề 2

Tổng số: 18

11.2%

44.4% 44.4%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

Sư phạm dạy nghề Đại học

Sự phạm bậc 2

dụng phương pháp dạy học tích cực và khai thác công nghệ dạy học hiện đại vào thực tế hoạt động giảng dạy hàng ngày của mình.

Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên khoa CNTT trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc được biểu thị qua thâm niên giảng dạy như ở Bảng 2.3.

c. Về thâm niên dạy học

Bảng 2.3. Thâm niên dạy học của GV khoa CNTT .

Hình 2.3. Biểu đồ thâm niên dạy học của GV khoa CNTT Nhận xét:

Dựa vào số liệu Bảng 2.3 và biểu đồ hình 2.3 cho thấy phần lớn giáo viên trong khoa có thâm niên giảng dạy dưới 10 năm trở xuống, chỉ có 11.1 % có thâm niên giảng dạy trên 10 năm.

d. Cơ cấu theo độ tuổi

Nhìn chung, ta thấy đội ngũ giáo viên ở độ tuổi 30-40 chiếm tỷ trọng cao nhất, ở độ tuổi này đa số các giáo viên có ít nhât từ 5 năm kinh nghiệm giảng dạy trở

STT Thâm niên giảng dạy Số lượng (người)

1. Dưới 5 năm 9

2. Từ 5 - 9 năm 7

3. Từ 10 - 15 năm 2

11.1%

38.9%

50%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

10 -15 năm 5 – 9 năm Dưới 5 năm

năm thì chất lượng giảng dạy sẽ được nâng cao. Tuy số lượng giáo viên dưới 30 tuổi cũng khá nhiều, đây cũng là khó khăn nhất định của trường vì kinh nghiệm chưa có nhiều. Tuy nhiên thâm niên trong nghề chưa cao nhưng với tuổi đời còn rất trẻ và khẳ năng tiếp cận khoa học công nghệ mới, đây cũng là một lợi thế trong quá trình đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT và áp dụng BGĐT trong giảng dạy.

2.1.3. Thực trạng về tạo động lực thúc đẩy 2.1.3.1. Về công tác tiền lương

Bảng 2.4. Thống kê tổng tiền lương/tháng của GV khoa CNTT

Chỉ tiêu

Năm 2011 (triệu đồng/người)

Năm 2013 (triệu đồng/người)

So sánh Mức tương

đối (%) Mức tuyệt đối (triệu đồng/người)

Tiền lương/tháng 3,0 3,5 +16,7% +0,5

Ta thấy, tình hình chung về thu nhập của đội ngũ GV có tăng so với các năm trước, đây chính là điều kiện cơ bản để người lao động ổn định thu nhập, cải thiện cuộc sống. Mặc dù trường đã có chế độ thưởng mức thu nhập tăng thêm thông qua xếp loại thu đua A, B, C hàng tháng (A: 1, B: 0,8, C: 0,6). Tiền lương bình quân tháng các GV... từ 3,0 – 3,5 triệu đồng/GV. Tuy nhiên, so với các trường trên địa bàn thì mức lương của GV còn thấp.

2.1.3.2. Về chế độ khen thưởng, đãi ngộ

Hàng năm trường có đánh giá xếp loại cho từng đơn vị và cá nhân từ đó có chế độ khen thưởng như: Đơn vị lao động suất sắc , chiến sĩ thi đua nhưng chưa cao, chưa tạo được động lực cho nhân viên phấn đấu. Các chính sách và chế độ đãi ngộ của trường đối với giáo viên hướng dẫn học sinh giỏi đạt kết quả cao và các giáo viên có thành tích cao trong các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và quốc gia có quan tâm nhưng chưa thực sự khuyến khích giáo viên có động lực làm việc. Trường cần có chế độ ưu đãi thích hợp hơn để thu hút và giữ chân giáo viên sau khi đào tạo.

2.1.4. Nhu cầu phát triển của đội ngũ giáo viên 2.1.4.1. Nhu cầu được đào tạo của đội ngũ giáo viên

Kết quả điều tra về nhu cầu đào tạo của đội ngũ giáo viên được thể hiện như sau: Mức độ nhu cầu được tham gia đào tạo

Hình 2.4. Mức độ nhu cầu được tham gia đào tạo

2.1.4.2. Động cơ muốn được đào tạo của đội ngũ giáo viên

Đa số động cơ muốn đào tạo của đội ngũ muốn nâng cao trình độ chuyên môn chiếm 56%, tiếp theo là động cơ muốn tăng thu nhập và thăng tiến là 24% và 16%.

2.1.4.3. Phương pháp và hình thức đào tạo

Về phương pháp: Khoảng 58% đội ngũ GV muốn đào tạo tại nơi làm việc và 42% còn lại muốn đào tạo ngoài nơi làm việc.

Về hình thức đào tạo: Phần lớn là muốn hướng dẫn trực tiếp, sau đó là học các chương trình dài hạn.

2.1.4.4. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên của khoa

Theo kế hoạch, đến năm 2020 số lượng GV của khoa trình độ tiến sĩ đạt 5 người, thạc sĩ chiếm hơn 80%..

2.1.4. Thực trạng về vận dụng các phương pháp dạy học ở khoa CNTT

Để có những cơ sở cho việc vận dụng dạy học tương tác vào quá trình dạy học môn Tin học văn phòng nói riêng, các môn tin học nói chung. Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tại khoa CNTT theo phương

pháp điều tra trực tiếp qua phiếu thăm dò với toàn thể 18 giáo viên của khoa. Từ 18 phiếu phản hồi, chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 2.5 và sơ đồ Hình 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng về vận dụng các PPDG

TT PPDH Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không thực hiện 1. Phương pháp thuyết trình 94,4% 5,6% 0

2. Phương pháp trực quan 65,5% 34,5% 0

3. Phương pháp đàm thoại gợi mở 62,5% 37,5% 0

4. Phương pháp nêu vấn đề 85% 15% 0

5. Phương pháp dạy học theo nhóm 30% 70% 0

6. Phương pháp angorit hoá 0 0 100%

7. Phương pháp chương trình hoá 0 0 100%

8. Phương pháp mô phỏng 0 0 100%

9. Ứng dụng CNTT trong dạy học 32,5% 67,5% 0 10. Dạy học có sử dụng Powerpoint 100% 0 0

11. Dạy học theo BGĐT 0 0 100%

Nhận xét:

Qua bảng khảo sát và biểu đồ cho thấy kết quả khảo sát ta thấy hiện nay giáo viên của trường chỉ mới vận dụng 7 phương pháp giảng dạy là chính. Trong đó 100%

giáo viên vận dụng phương pháp thuyết trình truyền thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Những phương pháp khác chưa hề được vận dụng trong dạy học tại trường như dạy học theo bài giảng điện tử.

2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử

Quy trình xây dựng bài giảng điện tử gồm sáu bước:

- Xác định mục tiêu bài học.

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm.

- Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức.

- Xây dựng thư viện tư liệu.

- Lựa chọn các ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể.

- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.

Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước xây dựng bài giảng điện tử:

2.2.1. Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học, do chính GV đề ra để định hướng hoạt động dạy học.

Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quả dạy học. Trong dạy học, hướng tập trung vào người học, thông thường mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài người học đạt được cái gì.

Mục tiêu được đề ra nhằm vào việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Liên quan với ba nhiệm vụ cơ bản của lí luận dạy học, bài học thường có các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Theo Bloom, nhóm mục tiêu nhận thức có sáu mức độ từ thấp đến cao:

- Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy môn tin học văn phòng ở trung tâm ngoại ngữ tin học trường cao đẳng công nghiệp vĩnh phúc (Trang 32 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)