Cấu trúc của Modul đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình theo cấu trúc modul cho đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt nam (Trang 24 - 49)

1.4.1 . Khái nim v cu trúc modul đào to.

Xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo theo cấu trúc modul dựa trên quan điểm về đáp ứng chương trình đào tạo: có nghĩa là chương trình lấy việc giải quyết vấn đề học tập của người học làm trọng tâm, hướng vào người học.Vì vậy, chương trình cấu trúc theo các vấn đề học tập, các modul đào tạo là các đơn vị học tập trọn vẹn và tích hợp. Hoàn thành một modul là người học thành công một nhiệm vụ mà họ cần cho công việc.

Cấu trúc khoá học và các yếu tố tổ chức của khái niệm này cung cấp cho người học những cơ hội cho việc thực hành và luyện tập dần dần từ đơn giản đến phức tạp. Nhiều kỹ năng trong "thế giới thực" đạt được phản ánh qua nguyên lí này và được xây dựng dần dần từ các kiến thức cơ bản. Bruner (1971)[17] cho rằng hiệu suất học tập sẽ đạt được nhiều nhất đối với người học nghề khi có một số lần được

Trình độ đầu vào

Modul bao gồm:

• Học - Lý thuyết.

- Thực hành.

- Thí nghiệm.

• Thực tập xưởng.

• Kiểm tra-Kết thúc

Trình độ đầu ra

Hình 1.2 - Mô hình cu trúc modul đào to

dạy các kỹ năng cơ bản giống như sự phát triển của các học viên thông qua một khoá học hay một chương trình đào tạo .

Mỗi quá trình đều rất phù hợp với các nghiên cứu và lý thuyết với sự nêu rõ các giới hạn mức độ kiến thức của những người học nghề. Độ phức tạp của kiến thức được cấu trúc tăng dần từ thấp đến cao và các kỹ năng được thuần thục thông qua các thực hành và phản hồi.Mô hình cấu trúc modul đào tạo trên hình 1.2.

Nguồn:Viện chiến lược và Chương trình giáo dục

Có thể phân chia nội dung một khoá học thành các modul theo yêu cầu quản trị, tuy nhiên cần phải lưu ý xem các module đó có xung đột với nhau hay không?

dễ hiểu hay không? có mạch lạc hay không và có tích hợp thành một thể thống nhất hay không? Việc lập kế hoạch một cách chi tiết về việc ôn tập và tích hợp kiến thức là một vấn đề lớn đối với các khoá học modul bởi vì các modul thường được chia nhỏ hơn nữa theo thời gian. Điều này đưa ra thủ tục học tập và sự tự động hoá kĩ năng, loại bỏ nhiều yếu tố không cần thiết sau khi đã thực hành đáng kể.

- Mỗi modul đào tạo bao gồm nhiều thành phần từ mục tiêu, nội dung đến cách thức thực hiện trong quá trình đào tạo. Có thể tóm tắt bằng sơ đồ hình1.3 [10]:

Do đó, cần có sự kết nối các kiến thức đã học trong quá khứ với lý thuyết đang học để giúp người học liên hệ các thông tin cũ và mới nhằm dễ dàng phát triển kiến thức cũng như các kĩ năng giải quyết vấn đề.

1.4.2. Các kiu cu trúc chương trình đào to ngh 1.4.2.1. Kiu chương trình đào to ngh theo môn hc.

™ Đặc đim kiu chương trình đào to ngh theo môn hc:

- Kiểu chương trình đào tạo truyền thống, theo thời gian, lớp bài, khóa học.

- Chương trình xây dựng theo các môn học, chương, mục do dó ít bám sát với nghề đào tạo mà theo một trình tự đã ấn định sẵn.

- Hoạt động đào tạo theo chu trình đã lập sẵn theo kế hoạch đầu khóa học.

- Giáo viên chủ đạo trong giờ lên lớp và tập chung vào nội dung cần truyền đạt cho người học và bao quát vào tài liệu .

- Người học không chủ động lượng kiến thức sẽ học trong mỗi chương, phần, họ không biết chính xác sẽ được học những gì.

- Cơ hội kiểm tra đánh giá và không gian giờ học của người học ít.

- Kết thúc khóa học sẽ có tỷ lệ học viên hoàn thành chương trình và học viên không hoàn thành chương trình đào tạo.

Hệ vào Thân Hệ ra

Các mục tiêu

Test vào

Các hướng dẫn và khuyến cáo

Các mục tiêu

Kiến thức, KN

Con đường lĩnh hội

Đ.v học

tập (1) Test Trung

gian

Đ.v học tập (2)

Tổng kết

Test k.thúc Khuyến

cáo

Hình 1.3- Cu trúc ca Modul đào to.

Các môn chung Các môn hc k thut cơ s Các môn lý thuyết chuyên môn

Thc hành ngh

Hình 1.4- Kiu chương trình đào to theo cu trúc môn hc

“Lát cắt ngang”

Vỡ vy đào to theo cu trỳc này dn đến nhng hn chế như thiếu tớnh linh hot và tính mm do ca chương trình đào to.

™ Cu trúc mô hình[11]

- Các môn học trong chương trình đào tạo được sắp xếp theo trật tự quy định.

- Tiến trình thực hiện các môn học theo theo các quỹ thời gian định sẵn.

- Cơ bản được chia thành các khối như hình 1.4 và thứ tự thực hiện từ dưới lên trên.

Nguồn:Viện chiến lược và Chương trình giáo dục

™ Nhng hn chế ca đào to theo cu trúc môn hc

- Kỹ năng hành nghề chỉ được hình thành sau một quá trình và thời gian học tập chung dài tại trường ( thường là kết thúc khóa học)

- Không tạo điều kiện cho người học tự lựa chọn cho phù hợp với các điều kiện cá nhân (về học vấn, tài chính, thời gian…)

- Khó khăn khi cần phải thay đổi chương trình học khi mà xu hướng luôn phải cải tiến, bổ xung chương trình đào tạo trong xu thế toàn cầu hóa nghành nghề.

- Khó khăn cho quá trình đào tạo liên thông và phương thức học khác (như học theo yêu cầu công nghệ)

1.4.2.2. Kiu chương trình đào to theo module.

Đặc đim kiu chương trình đào to theo modul

- Các đơn vị kiến thức được chia nhỏ theo các gói, các modul .

- Người học được tự lựa chọn cho mình những modul kiến thức cần học.

- Xác định được trọng tâm kiến thức, tích hợp được nội dung của các modul riêng rẽ.

- Người học đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Người học tự kiểm tra đánh giá nhờ các hướng dẫn tại mỗi modul.

- Cung cấp cơ hội cho việc thực hành và luyện tập dần dần từ đơn giản đến phức tạp - Độ phức tạp của kiến thức được cấu trúc tăng dần từ thấp đến cao .

- Kỹ năng được thuần thục thông qua các thực hành và phản hồi .

Các module của khoá học có liên quan đến sự sắp xếp nội dung, cả lý thuyết và thực hành thành các đơn vị độc lập, ngắn gọn hơn. các đơn vị này chứa đựng kiến thức và được liên kết với nhau bởi một khoá học đầy đủ, mỗi module được xác định bởi mục đích kĩ năng tiên quyết phải có, nội dung và độ dài thời gian.

Cũng cần thiết phải công nhận rằng modul, do đặc tính cơ bản của nó là chia thành các đơn vị nhỏ, có nhược đim c hu là phân đoạn các thông tin có liên quan với nhau. Một điều hạn chế nữa đối với các chương trình giáo dục nghề nghiệp chạy theo nhu cầu của thị trường là có thể dẫn đến "sự thiếu hụt về các kiến thức lý thuyết do chú trọng trang bị các kiến thức chỉ sử dụng cho các yêu cầu nghề nghiệp nhất định không liên quan đến các kiến thức khác"

- Việc module hoá có chiều hướng phân đoạn kiến thức, để khắc phục xu hướng này những người thiết kế khoá học phải: Dành thời gian thích hợp đủ để người học ôn lại kiến thức nhằm tránh hiện tượng quên. Lập kế hoạch để tích hợp kiến thức trong modul vào trong các hoạt động thực hành cụ thể. Đặc biệt chú ý thiết kế modul theo mục tiêu tích hợp lý thuyết và kỹ phát triển kỹ năng giải quyết tình huống.

- Ở các khoá học truyền thống, khi một học sinh không đạt yêu cầu, họ không phải mất thời gian để học lại những đơn vị mà họ đã vượt qua, thay vào đó học sinh đó chỉ phải tập trung vào những module không đạt yêu cầu.

™ Cu trúc mô hình theo Module và mô hình modul hóa theo ngh nghip Trong cuốn “Curriculum Development in Higher Education” của Tiến sỹ Hoàng Ngọc Vinh - MOET giới thiệu 2 mô hình cơ sở về modul: Mô hình modul hóa (modularized occupation model) - nguyên tắc cấu trúc và đánh giá tốt nghiệp;

mô hình module (modular model) định rõ ranh giới các module và có thể được đánh giá riêng rẽ và xếp với nhau để hình thành toàn thể bên trái là mô hình nghề nghiệp modul hóa (nguyên lí cấu trúc cộng với đánh giá cuối cùng), bên phải là mô hình modul, với các đơn vị (module ) có thể được đánh giá một cách độc lập và ghép lại với nhau nhằm tạo được nhiều mục tiêu khác nhau (nguyên lí cấu tạo cộng thêm các kiểm tra đơn lẻ)[13]

Cu trúc mô hình

Ngun: MOET

Mô hình modul

Đánh giá kết thúc .…..

Đánh giá/thi cho mi modul

Chứng chỉ -

bằng cấp Điểm tín chỉ

Các modul là các yếu t được tích hp thành mt ngh

Các modul chi tiết theo đặc tính lĩnh vc làm vic, là các đơn v độc lp vi mt vài

kết hp tùy chn Mô hình modul hóa theo

nghề nghiệp

1 2 3

4 5 6

7 8 9

1 2 3 4 5

1 2 3 4

5 6 7

9 10 11

8

Hình 1.5. Kiu chương trình đào to theo cu trúc modul và modul hóa

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu có một số mục đích sau khi thiết ké nội dung CTĐT theo hướng module hóa như: Sự đòi hỏi kinh tế: CTĐT thay đổi và cập nhật thường xuyên đáp ứng với thay đổ nhu cầu kỹ năng những modul thường dễ thay đổi và dễ cập nhật hơn là một CTĐT tron vẹn (full course), sự thay đổi phương pháp giảng dạy: thay đổi phương pháp hướng việc lấy người học làm trung tâm, modul dựa trên những nhiệm vụ để khuyến khích “học để biết cách học” ‘learning to learn’ và để phát triển kỹ năng “chuyển đổi” như tự chủ, chịu trách nhiệm, ra quyết định và khả năng để phát huy sáng tạo; tích hợp và phối hợp: nhằm tích hợp học tại trường và học tại doanh nghiệp nhằm khuyến kích sự kế thừa và mềm dẻo của hệ thống giáo dục- đào tạo nghề.

Modul tự chọn được thiết kế, theo cách này người ta sử dụng khả năng chuyên môn cộng thêm nhằm đảm bảo các đặc tính lao động mà công ty cần hoặc để cải thiện cơ hội của các cá nhân trong thị trường lao động. Thêm vào đó, ‘khả năng chuyên môn cộng thêm’ là cơ hội để xây dựng năng lực của mỗi cá nhân, làm nhẹ bớt việc liên thông trong đào tạo nghề nghiệp. Khả năng chuyên môn cộng thêm là một yếu tố quan trọng và tích cực thể hiện sự khác biệt và linh hoạt của mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với nền công nghiệp, các cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo khác cũng như với các cá nhân nó giúp thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động đặc biệt là trong các quốc gia chịu sự cạnh trang quốc tế quyết liệt.

1.4.2.3. Kiu chương trình đào to modul k năng hành ngh

Đặc đim kiu chương trình đào to modul k năng hành ngh

- Phương thức đào tạo này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, hành vi thái độ với một nghề nghiệp nào đó trong xã hội ở các cấp trình độ khác nhau.

- Mỗi modul tích hợp của nhiều lĩnh vực khoa học nhiều mức độ khác nhau và hướng tới một mục tiêu rõ rệt. Nội dung của các modul được soạn thảo đảm bảo tính lắp lẫn (dùng chung cho nhiều nghề) và tính xếp chồng (theo các trình độ khác nhau)

- Trong cấu trúc này toàn bộ nội dung kiến thức khoa học đã tích hợp lý thuyết và thực hành, giúp người học nhanh chóng hình thành được các năng lực hoạt động nghề nghiệp. Có thể mô tả lối cấu trúc chương trình theo MKH bằng sơ đồ hình 1.3.

Các “lát cắt dọc” thay thế cho “lát cắt ngang”. Chương trình được xây dựng trên các vấn đề trọn vẹn của các modul.

Cu trúc mô hình[11]

Ưu đim ca chương trình đào to theo k năng hành ngh:

Mục tiêu đào tạo và cấu trúc nội dung MKH đa dạng, thời gian đào tạo ngắn, phù hợp với nhu cầu của người học cũng như người sử dụng lao động. Nội dung đào tạo được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề, thực hiện tốt nguyên lý

“học đi đôi với hành” nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nhanh chóng và kịp thời bổ xung được những kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp với sự biến đổi của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, có điều kiện để đào tạo bám sát được yêu cầu của sản xuất. Vì đây là hệ thống mở, có thể bổ xung hoặc thay đổi các đơn nguyên học tập một cách dễ dàng.

Các môn chung Các môn hc k thut cơ s Các môn lý thuyết chuyên môn

Thc hành ngh

Hình: 1.6 - Kiu chương trình đào to modul k năng hành ngh Modul

1 Modul

2 Modul

3

Modul n-1

Modul n

“Lát cắt dọc”

Nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của quá trình đào tạo nghề, tạo điều kiện liên thông giữa một nghề, đặc biệt đối với những nghề cùng một lĩnh vực kỹ thuật nhờ vào việc sử dụng chung một số modul đơn vị. Hiệu quả kinh tế và đào tạo cao, vì hầu hết các kiến thức và kỹ năng đều có thể được sử dụng ngay để hành nghề sau khi học xong mỗi kỹ năng hành nghề. Người học có thể tự học, tự đánh giá nhờ vào các hướng dẫn, các bài tập kiểm tra, trắc nghiệm sau khi học xong mỗi đơn nguyên, mỗi modul. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học nhờ vào những quy định và hướng dẫn cụ thể.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng việc lựa chọn một cách cẩn thận các nhiệm vụ đánh giá nhằm đảm bảo tích hợp kiến thức từ các modul khác nhau với thời gian thực hiên khác nhau không được coi là sự thay thế cho việc đánh giá cho mỗi modul, cũng không được coi đó là một modul nhằm tích hợp lý thuyết và phát triển các kỹ năng giải quyết tình huống.

Hn chế ca chương trình đào to theo k năng hành ngh

Đó là thiếu tính hệ thống chặt chẽ của từng bộ môn khoa học, kỹ thuật, cấu trúc nội dung đào tạo hoàn chỉnh cho toàn khoá của một nghề kém phần logic.

Việc trang bị những kiến thức kỹ thuật cơ bản cho một nghề diện rộng để tạo khả năng phát triển lâu dài cũng như tạo nên tính thích ứng cao của học sinh với sự biến đổi của khoa học và công nghệ bị hạn chế bởi thời gian đào tạo và cấu trúc logic của quá trình đào tạo. Mặt khác, kiến thức lý thuyết chỉ dừng ở mức thấp.

Người học khó có thể đạt được trình độ phân tích, đánh giá các vấn đề.

Đào tạo theo Kỹ năng hành nghề có thể kém hiệu quả đối với những kỹ năng hành nghề mà phần thực hành chiếm quá ít, hoặc khi các chuẩn đánh giá không được quy định rõ ràng.

Đào tạo theo Kỹ năng hành nghề tốn kém hơn phương thức đào tạo truyền thống vì biên soạn tài liệu giảng dạy phức tạp, phương tiện và thiết bị giảng dạy cần hoàn chỉnh theo quy định. Giáo viên cần có trình độ cao và phải được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo Kỹ năng hành nghề

Bởi vậy, đào tạo nghề theo kỹ năng hành nghề sẽ rất thuận lợi cho các loại hình đào tạo ngắn hạn, còn đối với hệ đào tạo dài hạn thì cần được vận dụng từng bước và phối hợp giữa phương thức đào tạo theo Kỹ năng hành nghề với phương thức đào tạo truyền thống hiện nay.

1.4.2.4. Kiu chương trình đào to kết hp

Đặc đim kiu chương trình đào to kết hp

Theo kiểu chương trình này, khối kiến thức các môn chung, các môn kỹ thuật cơ sở là một thành phần của chương trình đào tạo theo modul và được modul hoá thành các học phần. Phần lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề được tích hợp thành các Modul (modul kỹ năng).

Cu trúc mô hình[11]

Nguồn:Viện chiến lược và Chương trình giáo dục

Các giai đoạn của phát triển chuyên môn đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển các kỹ năng phức hợp liên đới với các nghề nghiệp cụ thể, trong khi các giai đoạn trong lý thuyết học tập kỹ năng chỉ rõ quá trình học tập kỹ năng đối với mỗi cá nhân được tích hợp một cách cơ bản để tạo ra cách giải quyết vấn đề về chuyên môn.

Các môn chung Các môn hc k thut cơ s Các môn lý thuyết chuyên môn

Thc hành ngh

Hình: 1.7- Mô hình kiu chương trình đào to kết hp Modul

1

Modul

2 Modul 3

Modul n-1

Modul

“Lát ct dc” n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình theo cấu trúc modul cho đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt nam (Trang 24 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)